Ngày
14 – 6 đến 20 – 6 Đinh Sửu (97).
Hỏi:
Thế
nào là pháp thế gian và xuất thế gian?
Đáp:
Pháp
thế gian và xuất thế gian không khác, vì có bệnh chấp những
sai lầm của thế gian, rồi muốn ra khỏi những sai lầm đó,
nên mới gọi là xuất thế gian. Tại sao không khác? Người
thế gian cũng là tâm này, người tu xuất thế gian cũng là
tâm này. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh sẵn sàng.
Nhưng
tâm có sự giác ngộ nên gọi là Phật tánh. Tâm là vô sở
hữu (trống rỗng), trống rỗng thì dung nạp và ứng dụng.
Như ông quỳ, nói chuyện với nhau, nhìn thấy nhau đều nhờ
trống rỗng,… Nếu không có chỗ trống rỗng, muốn nhìn
cũng chẳng được. Như có vách tường chắn ngang thì không
thể nhìn thấy bên kia.
Tương
lai, khoa học tiến bộ, từ không gian 3 chiều tiến lên 4 chiều.
Tây y khám bệnh thì đúng, nhưng trị bệnh không được; càng
trị thì bệnh càng nhiều, tức hết bệnh này tạm thời lại
sang bệnh khác. Y khoa tốt nghiệp trường đại học của Mỹ
có khán nghị chính phủ bãi công 1 tháng không trị bệnh,
mà tháng đó chết bớt lại 50%. Có chỗ bác sĩ làm việc
không sốt sắn thì bệnh nhân chết giảm 18% đến 38%.
Việt
Nam có chỗ không dùng thuốc sát trùng và phân hóa học, vì
phân bón hóa học rút hết dinh dưỡng của đất, làm hư đất.
Các côn trùng làm cho đất được tốt đều bị chết. Các
chất hóa học thấm vào đất làm cho nguồn nước bị ô nhiễm
là cho các loài động vật dưới nước phải chết. Hiện
nay là bị ô nhiễm môi trường, khắp thế giới không cách
nào giải quyết và cũng đang tìm cách để giải quyết.
Vì
chấp thế gian, ai cũng muốn tranh giành quyền lợi của mình,
chỉ cần cho mình phát tài, còn hại cho mọi người thì không
biết tới. Nhưng rốt cuộc cái hại cũng đến mình, vì mình
sống chung trong đó.
Hỏi:
Tham
thiền thấy như có vật nặng đè trên đầu, vậy tham thiền
tiếp tục hay ngưng?
Đáp:
Vật
nặng đè là nguyên do gì?
Không
có nguyên do, đang ngồi thiền được một lúc như có ai để
cái thúng nặng trên đầu.
Nếu
như vậy đừng nên ngồi.
Vậy
cần xả thiền không?
Khỏi
cần xả thiền, vì tham thiền đâu có nhập mà xả! Cứ hỏi
và nhìn, đi đứng nằm ngồi làm việc đều vậy. Do chấp
có nhập nên có xả. Thiền là trong cuộc sống hàng ngày của
mình, không phải chỉ ngồi mà có thiền. Như ăn cơm, uống
nước đều là thiền.
Tâm
trống rỗng vô sở hữu thì không có thiền, cho nên hành giả
tham thiền mà còn học thiền học đạo cũng không cho. Vậy
làm sao có thiền! Không có thể kiến lập. Không có kiến
lập nên mới trống rỗng vô sở hữu dung nạp và ứng dụng.
Hỏi:
Tham
thiền ngồi nửa tiếng và đi nửa tiếng; ngồi thấy những
cảnh vật hay nghe tiếng nói bên tai từ đâu không biết. Vậy
phải làm thế nào?
Đáp:
Hỏi
và nhìn giữ nghi tình là không hiểu không biết, nếu không
biết làm sao biết những cái ông vừa nói! Mấy cái đó là
biết, không có tham thiền mới có mấy cái đó. Tham thiền
giữ được nghi tình thì không có những cái đó.
Biết
không tác ý cũng là biết, tác ý và không tác ý đều không
biết. Vì tập thể nên quy định nửa tiếng ngồi nửa tiếng
đi. Nếu chỉ một mình tham thiền, ngồi tê chân thì đứng
dạy đi; đi đến mỏi chân thì ngồi, không nhất định thời
giờ.
Hỏi:
Trong
gia đình không được thông thả rộng rãi, ban đêm lúc thanh
tịnh, có thời giờ nhiều thì ngồi lâu hơn. Vậy như thế
nào?
Đáp:
Không
phân biệt đêm hay ngày để tham thiền. Vì người ta ham ngồi
nên muốn ngồi nhiều, nếu nằm không ngủ thì hỏi và nhìn
cũng được; hỏi đến chừng nào ngủ quên, không nhất định
phải ngồi.
Hỏi:
Trước
kia, con ngủ có chiêm bao thấy bay, thấy cảnh chùa rất thanh
tịnh, sau khi hết chiêm bao thấy thân tâm khỏe. Gần đây,
nằm mơ thấy cảnh đao binh giết chóc. Vậy những hiện tượng
đó là như thế nào?
Đáp:
Kinh
Lăng Nghiêm nói: “Tình nặng thì đọa xuống, tưởng nhiều
thì bay lên”. Tham thiền là siêu việt tình tưởng. Các thiền
dùng tưởng gọi là thiền quán tưởng, nhưng Tổ Sư thiền
không dùng thiền quán tưởng, chỉ giữ nghi tình là không
hiểu không biết. Quán tưởng là tập trung tinh thần, như
tưởng cái gì đó.
Hỏi:
Người
tham thiền không tránh khỏi chướng ngại: Bệnh thân, bệnh
tâm, bệnh Phật. Xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Do
có suy nghĩ biết, tìm hiểu biết, ghi nhớ biết thành chướng
ngại. Nếu giữ được nghi tình (không hiểu không biết) thì
tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết đều chấm dứt
được hết chướng ngại. Cuối cùng luôn cả không hiểu
không biết cũng chấm dứt, gọi là kiến tánh thành Phật.
Hỏi:
Thế
nào lửa tam muội? Ấn tam muội và ngồi kiết già của Phật
Thích Ca hay do Thiền sư nào đặt ra?
Đáp:
Tất
cả đều do người ta đặt ra, còn Phật là vô thỉ vô sanh.
Vô thỉ thì không thể đặt ra, vì có đặt ra là bắt đầu.
Vô thỉ cũng là nghĩa vô sanh, tức không có sự sanh khởi,
do có sự sanh khởi nên có sự bắt đầu. Cho nên, người
chứng quả là ngộ pháp vô sanh, gọi là chứng vô sanh pháp
nhẫn. Nếu pháp đã vô sanh thì đâu có những thứ ông nói!
Đó là bày đặt.
Tam
muội là chánh định để phân biệt tà định, quán lửa gọi
là hỏa tam muội, quán thủy gọi là thủy tam muội. Đó là
thiền quán do người ta bày đặt. Tổ Sư thiền thì không
có gì hết, do Tổ sư từ đời truyền xuống, miễn cưỡng
gọi là Tổ Sư thiền, chứ không có tên gọi. Luôn cả thiền
cũng không có, vì trống rỗng vô sở hữu không thể kiến
lập.
Hỏi:
Bổn
lai vô nhất vật, sao thấy có nhiều vật?
Đáp:
Thấy
có vật là vọng tâm kiến lập, nếu không kiến lập thì
không có; chính kiến lập sở hữu là chướng ngại. Ngài
Long Thọ lấy hư không vô sở hữu để ví dụ cho tâm. Hư
không thì trống rỗng không có gì, cho nên gọi là vô sở
hữu.
Vì
trống rỗng nên dung nạp và ứng dụng, tất cả mặt trời,
mặt trăng, đất đai, nhà cửa,… đều từ cái trống rỗng
này dung nạp và ứng dụng. Cái trống rỗng là tâm của mọi
người. Vì vậy, Phật nói: “Tất cả do tâm tạo”.
Tâm
tạo mới có sở hữu, nên có muôn ngàn thứ sai biệt; nhưng
tánh con người ham sở hữu ham tạo. Như cuộc sống hàng ngày
phải có tiền, thì cho tiền là sở hữu của tôi; phải có
nhà ở thì nhà là sở hữu của tôi, phải có đất đai, đất
đai là sở hữu của tôi. Tất cả đều là sở hữu, chính
sở hữu làm chướng ngại vô sở hữu.
Nghe
tôi nói vậy, đừng mặc quần áo và không ở nhà sao? Mình
cũng mặc quần áo, ở nhà, cầm tiền; nhưng mình không có
buồn, vui, yêu, ghét, đắc, thất, không có sự đối đãi,
tất cả đều tùy duyên. Như có tiền cũng được hay không
có tiền cũng được, ăn no cũng được hoặc ăn đói cũng
được.
Vì
kiến lập nên có sự chết, Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Vô vô
minh diệc vô vô minh tận, vô lão tử diệc vô lão tử tận”,
Phật nói không có già chết và không có sanh tử. Nhưng tại
sao mình thấy có sanh tử? Do tâm mình tạo, như thân mình xoay
nên thấy căn nhà xoay (sanh tử luân hồi), căn nhà ngưng xoay
(cứu kính Niết Bàn). Căn nhà đâu có xoay hồi nào? Tại thân
mình xoay, nên có cảm giác sai lầm thì thấy căn nhà xoay.
Tâm
tạo có sanh tử là do chấp thật, như căn nhà xoay không thật.
Tu là phá tư tưởng chấp thật, nhưng phá rất khó. Cho nên,
dùng nghi tình để chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết,
ghi nhớ biết. Kiến lập đều do biết, những cái biết chấm
dứt thì còn nghi tình; cuối cùng nghi tình chấm dứt là kiến
tánh thành Phật, chánh biến tri hiện lên khắp không gian thời
gian.
(4
bài kệ chữ tri……………… trang 66).
Tâm
của mình không biết ở ngoài và không tự biết, không phải
hoàn toàn không biết. Vì tất cả dụng tâm mình tự động,
khỏi cần nổi ý muốn biết thì mới biết.
Như
cảm giác lớp da của cơ thể, cảm giác tiếp xúc tách, bình
thì biết. Tiếp xúc nóng biết nóng, tiếp xúc lạnh biết
lạnh, đụng mạnh thì nó đau, đụng nhẹ thì ngứa. Người
ta cho rằng có tiếp xúc mới biết, còn không tiếp xúc thì
không biết. Đó là không đúng. Không tiếp xúc nó cũng biết,
tức cảm giác lớp da luôn luôn làm việc không ngưng nghĩ.
Lúc tiếp xúc thì biết có tiếp xúc, lúc không tiếp xúc thì
biết không tiếp xúc.
Cái
biết của mình cũng vậy, từ vô thỉ đến bây giờ không
ngưng; mình chết cái biết vẫn làm việc bình thường.
Có người hỏi: Nếu dùng nghi tình để quét sạch tất cả
biết, đến thoại đầu sẽ kiến tánh thì sắp biết phải
không?
Tôi
nói: Không có thể nói là sắp biết.
Người
ta ngạc nhiên hỏi: Như vậy, vĩnh viễn không biết sao?
Tôi
nói: Không phải không biết, mà đang biết. Như lớp da đang
biết, tiếp xúc nó cũng biết, không tiếp xúc nó vẫn biết.
Tâm mình cũng vậy.
Nhưng
người ta không hiểu, nên tôi phải dùng mặt trời để thí
dụ; mặt trời chiếu soi không bao giờ ngưng, mình không thấy
ánh sáng mặt trời là bị che khuất bởi mây đen và trái
đất; không phải ánh sáng mặt trời có ngưng chiếu soi, mà
nói trời gần sáng mặt trời sắp chiếu! Vậy không đúng.
Mặt
trời có ngưng chiếu rồi nói là sắp chiếu, như cái biết
của mình có ngưng biết thì mới nói sắp biết. Cái biết
của tâm mình từ hồi nào chưa ngưng, như mặt trời từ hồi
nào không ngưng chiếu.
Bây
giờ, muốn ngưng tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết
là vọng biết, không đúng với thật tế đều do kiến lập
sở hữu rồi mới có. Kiến lập sở hữu thì hạn chế cái
dụng. Mặt trăng mặt trời đều ở trong hư không vô
sở hữu (cái không trống rỗng), Phật pháp gọi là tánh không.
Nhưng
thông minh con người muốn kiến lập, đem cái không chẳng
hạn chế, rồi hạn chế cái không của tách, bình, nhà,…
Nếu tách bít hết nên không thể dùng, tách trống rỗng thì
dùng được. Kiến lập nhiều cái không khác biệt, như cái
không của tách khác cái không của bình, khác cái không của
nhà. Muôn ngàn thứ khác biệt đều do kiến lập mới có.
Kỳ
thật, chưa dựng lên nhà thì cái không đã có sẵn, chưa có
cái không của tách thì đã có cái không đã có sẵn. Vì có
cái không sẵn sàng nên có cái không của tách, bình, nhà,…
cho đến quý vị ngồi đây đều nhờ cái không sẵn sàng
đó. Nhưng mình đang dùng mà chẳng tự biết, cứ đoán mò
mấy danh từ như Bồ Đề, Niết Bàn,…
Cái
thật tế mình đang dùng lại bỏ, mà tìm những cái không
thật tế! Phật Thích Ca muốn mình trở về thật tế, nhưng
con người không chịu. Vì muốn ham sở hữu, như nhà, tiền,…
cho là sở hữu của tôi. Như mình có căn nhà chưa có quyền
sở hữu, cũng phải lo giấy tờ để có quyền sở hữu. Nếu
sở hữu nhiều chừng nào thì chướng ngại nhiều chừng nấy.
(Trừ
nghiệp chướng phiền não....trang 128).
Hỏi:
Tham
thiền là giữ chỗ không biết cho liên tục, nhưng con tham
có lúc lại biết chuyện này chuyện kia, mình muốn không biết
cũng không được, nên sanh ra phiền não. Xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Vì
do kiến lập, như có vào thiền và xả thiền; thiền cũng
không kiến lập, không có vào thiền và không xả thiền. Chấp
thiền (trụ) là kiến lập thiền, Tổ Sư thiền chỉ là hỏi
và nhìn, hỏi là kích thích niệm không biết, nhìn là giữ
cái không biết được kéo dài, gọi là nghi tình.
Ban
đầu tập tham tự nhiên vọng tưởng (biết) nổi lên quên
tham, biết thì nghịch cái không biết. Nhưng phải tập tham
dần dần. Tâm mình trống rỗng, cho nên đừng kiến lập.
Vì vậy, hành giả tham thiền không cho hiểu thiền hiểu đạo.
Đang thực hành thiền còn hiểu thiền chi nữa! Nếu tìm hiểu
thiền là trên đầu mọc thêm đầu. Một cái đầu đã đủ
dùng, thêm cái đầu phải nhờ bác sĩ cắt bỏ thì khôi phục
cái đầu có sẵn.
Mục
đích là muốn đến thoại đầu, cho nên gọi là tham thoại
đầu, khán thoại đầu. Bây giờ thực hành nhưng chưa đến
thoại đầu, thoại đầu là một niệm chưa sanh khởi, nếu
sanh khởi một niệm không biết cũng là sanh khởi. Cuối cùng
đến thoại đầu thì tất cả tìm hiểu biết, suy nghĩ biết,
ghi nhớ biết đều chấm dứt. Đến thoại đầu là công phu
ngày đêm liên tiếp, vì không có niệm nào nổi lên.
24
tiếng đồng hồ mình chỉ tham có 1 phút, nếu mỗi ngày nghi
tình tăng 1 phút thì 4 năm đến thoại đầu sẽ kiến tánh,
mỗi ngày nghi tình tăng ½ phút thì 8 năm đến thoại đầu
sẽ kiến tánh, mỗi ngày nghi tình tăng ¼ phút thì 16 năm đến
thoại đầu sẽ kiến tánh.