Ngày
14 – 8 đến 20 – 8 – Đỉnh Sửu (97).
Hỏi:
“Đạo
khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh”.
Xin Sư Phụ giải thích?
Đáp:
Câu
này là Đạo Đức kinh của Lão Tử, ý nghĩa gần giống với
Phật pháp; nhưng vẫn còn tư tưởng chấp thật, Phật pháp
phá chấp thật. Vì tất cả do tâm tạo, nếu tâm tạo chẳng
phải thật; cái chân thật thì không thể tạo. Cho nên, không
có sanh khởi, không có bắt đầu; cũng là nghĩa vô sanh. Người
chứng quả là ngộ pháp vô sanh, chứng vô sanh pháp nhẫn.
Tất
cả vốn sẵn có, chứ không thể kiến lập; luôn cái biết
của mình cũng không thể kiến lập, nhưng 2 câu Đạo Đức
thì có kiến lập rồi. Họ chấp có đạo thật.
Danh
là tên gọi, nhưng thật tế là khác. Họ nói thì giống, nhưng
phải thì chẳng phải. Ai cũng biết tâm là danh từ mà ai cũng
nói được, nhưng tâm là cái gì, không có ai biết! Tâm như
hư không vô sở hữu. Mọi người cho có hư không mới dung
nạp, như nói “hư không quảng đại vô biên dung nạp tất
cả vật”. Thật tế chẳng phải vậy, không có (vô sở hữu)
hư không mới dung nạp tất cả vật.
Nếu
không có hư không thì lấy gì nói là quảng đại! Đó là
thật tế, như nhà cửa, đất đai, cây cối, mặt trời, mặt
trăng,… bất cứ cái gì đều ở trong vô sở hữu này. Bây
giờ, ngồi đây cũng phải nhờ vô sở hữu mới ngồi được.
Cuộc sống hàng ngày là ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách,
làm việc đều nhờ vô sở hữu này. Cho nên, nói đạo và
không phải đạo hay tên (danh) với không phải tên đều không
đúng.
Vì
tên chẳng phải thật, thật chẳng đúng tên; nhưng cũng phải
nhờ cái tên cho người truyền dạy để hiểu phần nào. Ngày
xưa, người Trung Quốc rất sùng bái Lão Tử, đến chừng
Phật Giáo truyền sang Trung Quốc, người ta mới biết đạo
ấy giống thì giống, nhưng chẳng phải.
Hỏi:
Thế
nào là Giáo môn và Thiền tông?
Đáp:
Giáo
môn có nghĩa lý giải thích căn cứ theo kinh điển của Phật.
Tu chứng từ cấp, như phổ thông có 52 cấp: Thập Tín, Thập
Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa (5 quả vị
này gồm có 50 cấp), Đẳng Giác và Diệu Giác.
Tổ
Sư thiền không có cấp bậc, từ địa vị phàm phu tu chứng
đến Đẳng Giác. Tuy có nói Sơ quan, Trùng quan, Mạt hậu lao
quan; nhưng có người (Lâm Tế) không cần phải qua Sơ
quan, Trùng quan, mà thấu luôn Mạt hậu lao quan. Cho nên, 3 quan
này không phải cấp bậc. Thiền môn không có nghĩa lý để
giải thích.
Giáo
môn giải thích là hiểu theo bộ óc, không phải thật tế;
Thiền môn là muốn ngộ thật tế.
Hỏi:
Tại
sao dùng cái biết để tu thì chậm kiến tánh hơn dùng cái
không biết?
Đáp:
Vì
cái biết là vọng, biết cái gì đều chẳng phải thật. Qua
lục căn tiếp xúc lục trần nhận biết được là chẳng
phải thật, không phải thật tế. Phải lìa khỏi những thứ
căn, trần, thức mới ngộ được thật tế.
Cho
nên, Bát Nhã Tâm Kinh phá ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành,
thức), dùng chữ “vô” để phá lục căn, lục tần, lục
thức; không phải không có, có nhưng không thật; tức là lục
căn, lục trần, lục thức đều không thật. Cho đến Tứ
Diệu Đế (khổ, tập, diệt, đạo) cũng không thật, đến
Thập Nhị Nhân Duyên (từ vô minh…lão tử) cũng không thật.
Bát
Nhã Tâm Kinh có 262 chữ, nhưng dùng 17 chữ “vô” để phá
hết tất cả tri kiến của bộ óc. Cuối cùng thêm 2 chữ
“viễn ly” để quét sạch tri kiến Phật. Vì không phải
thật bởi do tâm tạo, tức là tâm có kiến lập.
4
bài kệ của ngài Vĩnh Gia nói về chữ tri (biết): Cái biết
cũng không thể kiến lập, nếu kiến lập thành 2 cái biết;
như trên đầu mọc thêm đầu, phải mời bác sĩ cắt bỏ
một cái thì khôi phục lại sức khỏe.
Hỏi:
Hàng
ngày dùng bộ óc để học hỏi ghi nhận, nếu họ tu Tổ Sư
thiền là dùng cái không biết thì bị cản trở trên sự học
vấn. Vậy họ phải làm sao?
Đáp:
Ngày
đêm có 24 giờ, 8 giờ làm việc thì ngưng tham thiền; còn
lại 16 giờ tập tham thiền được thuần thục, lúc 8 giờ
làm việc thì nghi tình tự động nổi lên. Lúc đó bộ óc
không biết, nhưng vẫn làm xong công việc của bộ óc; lại
nhanh hơn và tốt hơn. Việc ấy có nhiều Phật tử đã chứng
tỏ.
Như
có thanh niên vô mực nguyên tử, trước kia dùng bộ óc để
ý vô mực, mỗi ngày hơn 40 cây nhưng mực ra không đều; sau
này y đang tham thiền, bộ óc không làm việc nhưng vô mực
hơn 80 cây, mực ra đều.
Có
người hỏi tôi: Con rất thích tham thiền, nhưng trong lu gạo
con hết làm sao tu được?
Tôi
nói: Tôi dạy tham thiền, chứ đâu bảo ông đừng kiếm gạo!
Làm nghề gì vẫn làm như cũ. Tham thiền còn giúp cho ông còn
kiếm gạo nhiều hơn.
Thật
tế là vậy, tại vì người ta đuổi theo bộ óc nên nói
như thế.
Hỏi:
Thoại
đầu không còn, công phu còn không? Đáp:
Nếu
vậy, người ấy không tin tự tâm, thoại đầu không còn là
kiến tánh thì không còn công phu. Thoại đầu cũng gọi là
vô thỉ vô minh, đầu sào trăm thước, nguồn gốc ý thức.
Sát na lìa khỏi ý thức gọi là kiến tánh thành Phật. Lúc
ấy không còn thoại đầu, nếu còn thoại đầu thì chưa kiến
tánh.
Hỏi:
Các
vị kiến tánh rồi, sao còn tu nữa?
Đáp:
Đó
không phải tu, gọi là bảo nhậm; như Lục Tổ kiến
tánh rồi, phải còn bảo nhậm 15 năm để dứt tập khí từ
lâu đời.
Hỏi:
Người
kiến tánh thì dụng khắp không gian thời gian. Vậy dụng của
tiểu ngộ và đại ngộ khác nhau thế nào?
Đáp:
Người
này hỏi còn chưa tin tự tâm, đã biết tự tâm là vô sở
hữu; ngộ được tự tâm gọi là kiến tánh. Tuy mình chưa
ngộ, nhưng tự tâm mình cũng khắp không gian thời gian. Do
kiến lập nên dụng tự tâm bị che khuất. Như mặt trời
đang chiếu soi, nhưng bị mây hay trái đất che khuất nên không
thấy ánh sáng.
Hỏi:
Chúng
sanh đều có Phật tánh đồng nhau. Tại sao là Phật? Tại
sao là chúng sanh? Các ngài kiến tánh rồi, tại sao không đủ
32 tướng tốt như Phật? Vậy phải tu cách nào để được?
Đáp:
Câu
hỏi này cũng chứng tỏ là chưa tin tự tâm. Trống rỗng vô
sở hữu thì lấy cái gì để làm tướng tốt? Lấy cái gì
để làm chúng sanh? Lấy cái gì để làm Phật? Khi kiến tánh
thành Phật thì thấy không có Phật để thành. Vì ngộ được
tự tâm vô sở hữu.
Hỏi:
Tham
“khi chưa có trời đất ta là cái gì?” cho nghi tình, hỏi
thêm câu hỏi khác được không?
Đáp:
Không
được! Hỏi câu thoại là để kích thích không hiểu không
biết, rồi nhìn chỗ không biết.
Tôi
hỏi ông: Khi chưa có trời đất ông là cái gì?
Không
biết.
Không
biết là đúng rồi, nhìn chỗ không biết; hỏi và nhìn song
song, không phải hỏi trước nhìn sau; không phải hỏi sau nhìn
trước, giữ chỗ không biết được kéo dài là được.
Có
phải cái không biết là….?
Đừng
suy nghĩ cái ấy, không hiểu không biết gọi là nghi tình.
Biết là không phải tham thiền.
Hỏi:
Các
vị nhận được bản lai diện mục, rồi khởi tu. Sao Sư Phụ
nói kiến tánh rồi khỏi tu?
Đáp:
Tất
cả Phật pháp đều hiển bày tâm của chính mình. Tâm là
danh từ mà ai cũng nói được, nhưng tâm là thế nào không
ai biết? Ngài Long Thọ nói: “Tâm như hư không vô sở hữu
dung nạp và ứng dụng tất cả vật”.
Nếu
có sở hữu thì dùng không được, ví dụ tay cầm vật gì
thì dụng của tay bị mất, nên lấy cái gì không được nữa.
Nếu không cầm cái gì hay không tự làm nắm tay thì lấy cái
gì cũng được.
Có
kiến lập sở hữu thì dụng hoạt bát vạn năng của tự
tánh bị mất. Cho nên, tham Tổ Sư thiền dùng nghi tình (không
hiểu không biết), tự động quét sạch sở hữu, khôi phục
lại dụng tự tánh được hoạt bát vạn năng. Sở hữu của
Phật đều hết, nên thần thông biến hóa có vô lượng vô
biên. Do mình có sở hữu, nên cái dụng bị hạn chế.
Kiến
tánh là tâm của mình hiện ra, tuy nói tu nhưng không tu không
chứng. Tại sao? Vì trống rỗng vô sở hữu không phải tu
mới thành, không phải chứng mới đắc! Vốn sẵn như vậy,
vô thỉ vô chung, vô sanh, vô diệt; nhưng lại dung nạp và
ứng dụng trước mắt rõ ràng.
Như
cái bàn để đầy đồ, muốn để đồ thêm cũng không được.
Có chỗ trống mới để đồ được. Chỗ các vị ngồi
cũng vậy. Đó là cái dụng thật tế trước mắt, mình đang
dùng. Phật pháp là thực dụng thật tế, chứ không phải
đuổi theo những danh từ đoán mò bậy bạ.
Vì
vô sở hữu là trống rỗng, nên gọi là tánh không; do tánh
không nên dung nạp tất cả, tánh không thì không chỗ trụ
gọi là vô sở trụ. Tánh không thì khắp không gian thời gian
không có gì chướng ngại. Khắp không gian chẳng có khứ lai,
nên gọi là Như Lai; khắp thời gian không có gián đoạn sanh
diệt, nên gọi là Niết Bàn; tâm mình có tánh giác ngộ, gọi
là Phật tánh.
Bồ
Đề, Niết Bàn, giác ngộ, giải thoát,… tất cả danh từ
khác biệt; nhưng nghĩa không khác, đều hiển bày dụng của
tâm. Những người làm tày khôn đuổi theo những danh từ đoán
mò bậy bạ, thành ra không biết được thật tế. Thật tế
mình đang dùng, dù mình đến chân trời góc biển, ngủ mê,
thật chết thì cũng đang dùng. Không giờ phút nào ngưng dùng,
vì kiến lập sở hữu nên dùng ít. Nếu sở hữu sạch hết
thì dụng không hạn chế bằng như Phật.
Hỏi:
Tụng
kinh, niệm Phật, trì chú kết hợp như vậy có đúng không?
Đáp:
Tụng
kinh là cách tu của Giáo môn, vừa tụng vừa thiền quán; tụng
đến đâu quán tới đó. Quán Tông tự của tông Thiên Thai
mỗi ngày 3 thời kinh, mỗi thời phải 2 giờ. Bây giờ các
chùa tụng kinh thường thường có 45 phút, tụng cho Phật nghe;
nhưng kinh là lời của Phật dạy mà! Ngày xưa tôi dạy học,
bắt học trò trả bài thì tôi phải nghe; mà tôi ngán quá
rồi cũng phải ráng nghe, vì tôi có lãnh lương.
Phật
dạy mình tu, chứ Phật đâu cần nghe! Mà nói tụng cho Phật
nghe là có công đức. Tụng kinh là để cho mình và khởi lên
thiền quán, đó là cách tu của Giáo môn. Như trong chùa có
20 chúng thì tụng kinh phải đủ, không phải chỉ vài người
tụng kinh rồi các người kia khỏi tụng! Tụng kinh là giờ
phút tu. Chúng của ngài Đế Nhàn, tụng kinh không đủ 2 giờ
của mỗi thời, thì bị ngài quở làm biếng.
Hỏi:
Nghi
tình là không biết thì chẳng có hình tướng, vậy làm sao
nhìn?
Đáp:
Bởi
vậy, nhìn không thấy gì vẫn còn không biết, giữ cái không
biết mới gọi là nghi tình; nếu thấy có gì là không đúng.
Hỏi:
Ở
thế gian, các Giáo chủ đều xưng mình là chánh pháp nhãn
tạng. Vậy đâu là chánh, tà?