Chương
8: Sự lựa chọn
Từ
Vấn đề đi đến Quyết định
Đôi
khi có người đến trung tâm — nhất là người mới — nói
rằng, những gì họ thật sự muốn tìm ở đây là đời sống
tâm linh, hay đời sống của tuyệt đối, một đời sống
mà họ cảm thấy là, họ là một thể với tất cả thay vì
có phân cách. Điều đó không có gì là sai cả; đó là
những gì chúng ta làm ở đây.
Tuy
nhiên, tôi không nghĩ bất cứ ai trong chúng ta có thể nói
ra “đời sống tâm linh” là cái gì. Cho nên chúng ta
phần lớn nói về những gì không phải là nó. Có một
câu nói trong Thiền học: “Thiên đường và Địa ngục cách
xa nhau chỉ một sợi tơ tằm.” Điều đó muốn nói
gì? Cái khác biệt cách nhau chỉ một sợi tơ tằm là gì khi
“thiên đường và địa ngục cách xa nhau”, khi đời sống
chung thì rối loạn (hay chúng ta nghĩ là nó rối loạn)?
Từ góc độ tuyệt đối, không gì có thể làm cho nó rối
loạn, nhưng từ góc nhìn tương đối, cái gì đó dường như
không ổn. Cái thực chất của đời sống chung chừng
như không dùng được cho chúng ta. Thỉnh thoảng chúng
ta có một thoáng (nhanh như cái liếc mắt) của nó — ngoài
ra thì chúng ta không có.
Cho
một ví dụ: Vào mùa Giánh sinh, là thời gian, hoặc là người
ta cảm thấy vui vẻ hay trở nên cuồng nhiệt (nỗi loạn).
Đôi khi chúng ta có thể có cả hai! Đó là mùa khi chúng ta
có chiều hướng chú tâm những xáo trộn, sự rời rạc của
mình. Nhưng cũng cùng lúc chúng ta gần kề năm mới, chúng
ta cảm nhận rằng mùa lễ là thời gian cho những chỗ ngoặt,
và không một ai có thể đón nhận sự thay đổi đó một
cách hời hợt. Chúng ta chỉ có một số nhất định
cho mỗi bức ngoặt trong một năm trên hành tinh này. Đối
với người rất nhạy cảm, ngã rẻ của năm mới thì thật
là quan trọng. Chúng ta cần thấy được cái “chỉ một
sợi tơ tằm” khác biệt này — để thấy được nó là
gì, nó liên hệ ra sao với ngả rẻ trong cuộc đời mình.
Một
câu trong Kinh thánh nói, “Như một người suy nghĩ trong tâm,
hắn là người như thế.” Trạng thái không dễ này
mà chúng ta đang nói về, sự phân cách, “chỉ một sợi tơ
tằm” khác biệt đến từ phương cách một người “tư
duy trong tâm hắn.” (Chữ “Tâm” ở đây không phải ám
chỉ vào đặc tính của cảm giác, mà nó về tâm trạng, bản
chất của vấn đề, thực chất, như trong Bát Nhã Tâm Kinh.)
“Như một người suy nghĩ trong tâm, hắn là người như thế.”
— tương tự như một người bắt đầu thấy bản thể của
đời sống — rồi hắn là đời sống. Giờ đây, chúng
ta thấy thực chất của đời sống là gì nhiều bao nhiêu,
chúng ta thấy “chỉ một sợi tơ tằm” khác biệt bấy nhiêu.
Nó sẽ dẫn ta tới hai chữ quen thuộc và ta thường hay thay
phiên nhau để dùng: quyết định và vấn đề.
Cuộc
sống từ sáng đến tối không ngoài những quyết định.
Ngay trong phút giây thức giấc chúng ta đã quyết định: Ta
nên thức dậy bây giờ hay năm phút sau? Nhất là, ta nên
thức dậy và ngồi đây! Ta nên có một tách cà phê trước
tiên không? Ta nên có gì cho điểm tâm? Ta nên làm
gì trước tiên hôm nay? Nếu hôm nay là ngày nghỉ, ta
nên đến ngân hàng không? Hay là ta chỉ nên hưởng thụ?
Ta có nên viết lá thư mà ta chưa viết? Từ sáng tới
tối chúng ta quyết định từ việc này sang việc nọ và đó
là chuyện bình thường; không có gì là lạ cả. Nhưng
chúng ta lại thấy đời sống trong hình thức của vấn đề,
chứ không phải của quyết định.
Cụ
thể như, bạn có thể nói, “Vâng! Việc đi đến ngân hàng
hay chọn lựa đi siêu thị, chỉ là một quyết định đơn
giản. Nhưng những gì tôi có trong đời sống của tôi
là một vấn đề.” Nó có thể có dính dáng với việc
làm của ta; có thể là chúng ta đang làm một công việc mà
chúng ta thật sự không thích. Hay là có lẽ chúng ta đang
bị thất nghiệp.. hay bất cứ gì khác. Chúng ta không
nghĩ đó chỉ là một quyết định, chúng ta nghĩ nó là những
khó khăn. Tất cả chúng ta đều lo lắng về phương pháp
giải quyết vấn đề đời sống của mình; tất cả chúng
ta nhìn cuộc đời như là một vấn đề khó khăn, ít nhất
là trong một đoạn thời gian nào đó. Một ví dụ khác:
“Tôi có việc làm ở San Diego, tôi có người bạn gái ở
đây và tôi rất thích khí hậu nữa — nhưng oái oăm thay,
có một việc làm dành cho tôi với mức lương cao hơn ở Kansas
City.” Chúng ta cảm thấy chúng ta không thể nào chỉ
chọn lựa một quyết định — và vậy cho nên chúng ta có
vấn đề. Đây là nguyên nhân cuộc sống loài người
tự tắt nghẽn và “chỉ một sợi tơ tằm” khác biệt bắt
đầu hiện ra.
Chúng
ta nên làm gì về những vấn đề của mình — trong khi phản
kháng lại cơn nóng nảy, phân tích, bối rối, phẫn nộ?
Tôi không đang nói về những sự kiện nhỏ; chúng ta sẽ chọn
một số quyết định và tiếp tục từ đó. Nhưng khi
chúng ta có những sự việc trọng đại trong cuộc đời —
“Tôi có nên mắc vào mối quan hệ này không?” “Tôi có
nên cắt đứt mối quan hệ này không?” “Nếu tôi muốn
chấm dứt mối quan hệ này, tôi phải làm cách nào?” —
chúng
ta lấy làm rắc rối về những gì để làm. Đó là nơi
mà đoạn trích dẫn này được dùng: “Như một người suy
nghĩ trong tâm, hắn là người như thế.” Cái gì thật
sự quyết định cho vấn đề là phải từ sự suy nghĩ phát
ra từ Tâm. Từ những gì chúng ta thấy trong đời sống
của mình như-nó-là, rồi chúng ta quyết định.
Giả
thiết chúng ta đã tọa thiền trong hai năm qua; chúng ta có
thể không biết được, nhưng chúng ta có lẽ thấy một cách
khác hơn đối với những vấn đề về phương cách chấm
dứt một mối quan hệ hơn là chúng ta đã làm trước khi chúng
ta tu tập. Bởi vì chúng ta nghĩ về mình và người đối
tượng, ai là người thay đổi. Tu tập đúng đắn sẽ
thay đổi lối nhìn của chúng ta về cuộc đời, và vì thế
những gì chúng ta làm với đời cũng bắt đầu khác đi.
Người ta muốn có một hệ thống máy móc cho việc chọn quyết
định, cho giải quyết vấn đề. Không thể nào có một
hệ thống nhất định được. Nhưng nếu chúng ta biết
nhiều hơn về chúng ta như-nó-là, rồi từ đó chúng ta có
quyết định hơn (nếu không là tốt nhất).
Cụ
thể là: giả sử chúng ta nói tới mẹ Teresa, “Vâng! Như
mẹ Teresa, bạn có thể cân nhắc để sống ở San Francisco
hơn là ở Calcutta; đời sống về đêm thì tốt hơn.
Bạn sẽ có những nơi tốt hơn để chọn ăn buổi tối.
Khí hậu dễ chịu hơn.” Nhưng bà đã quyết định như
thế nào? Làm sao bà chọn một quyết định ở nơi cực
kỳ khốn khổ nhất của Calcutta để làm việc? Cái quyết
định đó từ đâu mà bà có? “Như một người suy nghĩ
trong tâm, hắn là người như thế.” Bà có lẽ gọi
nó là lời cầu nguyện khẩn thiết: từ nhiều năm của bà
với chính tự thân, bà thấy nơi nào bà làm việc hay những
gì bà làm không giống như là một vấn đề, mà chỉ
là một quyết định.
Chúng
ta biết chúng ta là ai nhiều hơn, là những vấn đề của
chúng ta cũng thay đổi nhiều hơn, “Tôi là thế này
cho nên tôi làm thế, hay tôi có mức độ nào đó sẳn lòng
để làm việc ấy.” Thỉnh thoảng chúng ta chọn lựa
chỉ nhìn người khác rất miễn cưỡng, rất khó chịu. “Bạn
nghĩ gì mà sẽ làm cái đó? Nếu là tôi thì tôi không làm
thế.” Nhưng nếu đối với tôi, từ trong tận đáy
lòng mà đó là những gì tôi cảm nhận về tôi và cuộc đời
tôi đang biểu lộ chính nó như-nó-là, thì nó không còn
là một vấn đề nữa.
Vậy
khi điều gì đó trong cuộc đời mình dường như không thể
giải quyết được, có nghĩa là chúng ta nghĩ rằng, có một
vấn đề ngoài kia mà chúng ta nhìn vào như một vật thể,
như là một quả bưởi. Chúng ta đã không nhìn vấn đề
như là tự thân. Một cách để biến chế một vấn đề
trở thành một sự giải quyết là, ngồi xuống với nó, tọa
thiền. Cho một ví dụ cụ thể, sự quyết định về
nơi tôi sẽ làm việc: nếu tôi ngồi với nó, những tư tưởng
sẽ trôi dạt tới về tất cả những điều e ngại của tôi,
cái này hay chuyện kia về một việc làm ở tiểu bang khác.
Tôi cứ lập Niệm (đặt tên) từng tư tưởng một, rồi để
chúng bềnh bồng trôi qua; tôi lo lắng, phân tích, hay náo động
không cần thiết. Tôi duy trì để trở về lại với
kinh nghiệm trực quán trong thân thể mình là một sự thật
của vấn đề trong hiện tại. Tôi chỉ ngồi với căng
thẳng và co rút, mà thở xuyên qua chúng. Trong khi làm
việc này, tôi va chạm nhiều hơn với “tôi là ai” và sự
quyết định trở nên rõ ràng ra. Nếu tôi cảm thấy
hoàn toàn xáo trộn thì đó không phải là do có vấn đề
gì để cho tôi phải tìm một phương cách giải quyết, mà
là vì tôi chỉ không biết được “tôi là ai” trong sự
liên hệ với vấn đề đó.
Cho
một ví dụ, giả sử tôi không biết là tôi nên gã cho một
người có nhiều tiền hay cho một người khác mà không có
lý do gì — tôi chỉ thích anh ta thôi. Nếu câu hỏi đó
chưa bao giờ nảy sinh cho tôi, thì không có gì về bản thân
tôi mà tôi không biết. Vấn đề thì không phải ngoài
kia. Vấn đề thì ở đây: Tôi không biết “tôi là ai”.
Khi tôi biết được “tôi là ai”, giống như mẹ Teresa tôi
sẽ không có vấn đề gì về những gì phải làm. Trong
khi tôi biết nhiều hơn về “tôi là ai”, tôi bắt đầu
tháo gỡ bớt đời sống của mình xuống mức độ những
gì mà cuộc đời tôi thật sự cần. Tôi không còn thấy
bất ngờ là, tôi nhất định phải có cái đó, cái kia.
Đó không phải là tôi từ bỏ chúng, mà chỉ là tôi
không thật sự thấy cần chúng nhiều nữa. Nhiều
người tọa thiền qua nhiều năm thấy cuộc đời của họ
trở thành đơn giản một cách đáng kể — không phải vì
đức hạnh, mà là mong cầu ít lại, lòng tham tự nhiên bị
trôi dạt mất. Những người quen biết tôi hiện tại,
không tin rằng, nhiều năm về trước tôi không thể nào đi
làm nếu màu sơn móng tay không trùng hợp với màu son trên
môi: Tôi thật rất lấy làm khó chịu với vấn đề
này. Dù cho tôi không bao giờ có nhiều tiền, tôi vẫn
luôn luôn có áo quần thật sang trọng. Thật ra, không
có gì là sai với việc chưng diện sang trọng; tôi không nói
là thế. Tôi muốn nói rằng, khi lòng ham muốn Tự
ngã là sự quan tâm chính, thì bạn sẽ có rất nhiều khó
khăn với sự quyết định của mình. Và những
khó khăn đó sẽ trở thành vấn đề nữa. Nhưng khi bạn
tu tập, sự quan tâm chính của bạn, về những gì bạn thật
sự mong muốn cho cuộc đời mình, sẽ thay đổi; tham vọng
và sự thiếu quyết đoán dần dần mất đi.
Cho
nên chúng ta có khó khăn vào Giáng sinh, lăng xăng không ngừng
để thỏa mãn tham muốn của những người khác. Chúng
ta phải biết cho bản thân cái gì là quan trọng nhất.
Rồi sau đó, chúng ta biết chừng mực là bao nhiêu để làm
cho thích hợp. Dĩ nhiên sự hiểu biết này về “tôi
là ai” thì luôn luôn rời rạc, không trọn vẹn, thậm chí
còn rất sơ cấp. Tuy nhiên, trong khi chúng ta tu tập càng
nhiều, thì đời sống càng ít đi vấn đề hay than phiền.
Tôi
không muốn ám chỉ rằng, chúng ta không bao giờ nên vui vẻ.
Chúng ta sẽ có một khát vọng, mà khát vọng ấy thì cũng
đầy nét vui vẻ mà lại hài hòa với điều kiện hiện tại
của chình mình. Nếu chúng ta cần nhiều thời gian lẫn
tránh, đó chỉ là cách mà chúng ta nhìn bản thân và đời
sống của mình. Nhưng theo thời gian, quá trình đó sẽ
thu nhỏ lại. Bởi vì chúng ta không thể tiếp xúc được
với cái cốt lõi — tâm của chính mình — mà không có sự
thay đổi những gì chung quanh nó. T.S. Eliot đã viết về
cái điểm tựa mà vũ trụ xoay quanh. Điểm tựa đó không
phải là một cái gì cả. Trong khi chúng ta tu tập, chúng
ta biết càng nhiều về nó là cái gì. Nhưng không có
sự kiên trì liên tục, kiên nhẫn công phu, thì đối với
phần lớn trong chúng ta đều có khuynh hướng lầm lẫn về
tu thiền. Ví dụ, chúng ta có lẽ đòi hỏi tự thân rất
nhiều sự tự từ bỏ; nhưng đôi khi từ bỏ chính mình cho
người khác có thể là không tốt cho người đó. Đôi
khi chỉ là những việc để làm. Khi nào chúng ta đối
diện với một quyết định cần phải chọn lựa hoặc là
làm hay không một việc gì đó cho người, rồi cuối cùng
nói, “Không! Tôi sẽ không làm điều đó cho bạn” —
quyết định này từ đâu ra, từ khả năng để lập một
quyết định sáng suốt? Nó đến từ sự trong sáng tăng
trưởng về “chúng ta là ai” và cuộc đời của chúng ta
về cái gì. Trãi qua nhiều năm, tôi làm việc giúp người
khác càng ít hơn, theo cái ý nghĩa mà tôi thường hay nghĩ.
Cho đến khi nào bất kỳ ai có khó khăn gì đến gõ cửa,
thì tôi cảm thấy là tôi phải nói chuyện với họ lập tức.
Giờ thì tôi thường hay đặt bản thân mình trước tiên trong
nhiều lúc; đó không hẳn là vì tính ích kỹ, mà có
thể là vì đó là việc làm tốt nhất để làm thế.
Sự
hiểu biết về những gì cần làm thì từ từ rõ ràng với
quá trình tu tập. Sự quyết định trở thành bản chất
của sự quyết định (tự nó biểu thị mà không có sự đắn
đo), không có vấn đề thương tâm. Một khóa tu là một
phương thức đẩy chúng ta vượt qua giai đoạn làm cho ta hốt
hoảng về những vấn đề của mình. Bằng cái cấu trúc hướng
dẫn chúng ta, dù cho ta có muốn hay là không, trong không gian
mà có thể giúp ta thấy rõ ràng hơn. Nhưng điều quan
trọng nhất vẫn là tọa thiền mỗi ngày. Tôi không phải
nói về lối ngồi theo những lề lối cũ. Nếu cách ngồi
đó không tốt, thì nó còn tệ hơn là không ngồi gì cả.
Chúng ta phải biết chúng ta làm gì. Bằng không, chúng
ta xây dựng một thế giới tưởng tượng, mà có thể có
hại nhiều hơn là không tọa thiền gì cả.
Hỏi:
Dường như là, nếu ta có ý tưởng về đúng và sai, nó quấy
rầy liền.
Joko:
Chắc chắn là vậy! Bởi vì những thứ này là tư tưởng,
và tư tưởng trong đầu ta về cái gì đúng và sai là cái
nhìn cá nhân của ta — và thường hay dựa trên cảm giác
— nó ngăn cản với sự thấy của ta về bản thân hay người
khác một cách rõ ràng.
Hỏi:
Tôi nghĩ câu trả lời sẽ là nhìn sự thật theo chiều hướng
như-nó-là.
Joko:
Đó cũng tốt. Một lần nữa, đó có nghĩa là gì theo
thuật ngữ của tình trạng tu tập thật sự có thể không
quá đơn giản như là lúc nói. “Sự khác biệt chỉ
một sợi tơ tằm” … nó là gì?
Hỏi:
Nếu điều gì đó mà tôi dự định làm và thứ gì khác chợt
phát sinh bất ngờ, cho nên có hai thứ tôi phải chọn — trong
cái khoảng trống đó, tôi bắt đầu tức giận và có tư
tưởng vị kỷ…
Joko:
Bạn có một “vấn đề” phải không?
Hỏi:
Hơn “chỉ một sợi tơ tằm”!
Joko:
Hơn “chỉ một sợi tơ tằm”! Phải rồi!
Hỏi:
Sự khác nhau có lẽ có liên quan đến nhận thức ra những
gì đến với tôi, trách nhiệm đến với tôi.
Joko:
Bạn có luôn biết chúng là gì không?
Hỏi:
Không!
Joko:
À! Những thứ tạo ra sự khác biệt hai bên của “chỉ một
sợi tơ tằm”, đã làm cho chúng ta không thể thấy là cái
gì? Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm và bổn phận,
nhưng chúng ta lại lầm lẫn giữa chúng với nhau nữa, rồi
biến hóa (do sự lầm lẫn) chúng thành vấn đề cho mình.
Những gì chúng ta làm (sự lầm lẫn?) đã tạo ra sự khác
biệt của hai hiện tượng cách nhau chỉ một sợi tơ tằm?
Hỏi:
Chúng ta ham muốn.
Joko:
Đúng thế!
Hỏi:
Chúng ta có tư tưởng về cho những gì cho ra.
Joko:
Chúng ta chỉ có thể thật sự bố thí khi chúng ta không cần
đền trả. Đúng không? Tôi muốn, muốn, muốn.
Chỉ nhận diện là tôi muốn, muốn, muốn đời sống của
tôi thế này, không phải thế nào khác hơn — đó có nhiều
dính dấp với sự khác biệt giữa hai bên “chỉ một sợi
tơ tằm”. Tất cả chúng ta đều muốn đời sống xảy
ra theo ý của mình, thích thoải mái hơn. Thú vị. Còn gì nữa?
Tương lai đầy hy vọng? Không có tương lai! “Rồi đây
nó sẽ tốt đẹp hơn vài một ngày nào đó.” Ai đoán
biết được?
Hỏi:
Đối với tôi, đó là sự qui hàng. Nếu tôi có thể
qui phục những gì đang xảy ra, thì tôi không còn phải nuôi
dưỡng những thứ mà tôi phải đâm xầm vào.
Joko:
Nếu chúng ta có thể thật sự đầu hàng, thì cũng là điều
tốt. Nhưng những gì đứng cản trên bước đi của người
qui hàng kia? Ta. Và cái “Ta” gồm có những gì?
Hỏi:
Giận dữ. Tôi muốn nó theo cách khác! Đó không phải là những
gì mà tôi dự định.
Joko:
Đúng thế! Và những thứ này đều là tư tưởng.
Nếu chúng ta (nhận) thấy những tư tưởng này chỉ là những
tư tưởng (làm được hay không?) thì chúng ta có thể trở
về với những gì cần phải làm.
Hỏi:
Khi chúng ta thấy một vấn đề, chúng ta có nên dùng nghị
lực, ý chí của mình để thay đổi nó không?
Joko:
Bạn đang nói về sự khác biệt giữa quyết định và vấn
đề. Nếu bạn thật sự thấy ra bất cứ vấn đề như
là bản thể của mình, thay vì nhìn nó như là một vấn
đề cần phải giải quyết, bạn có thể tự hỏi,
“Cái gì đang xảy ra đây?” Những gì bạn thấy đang
xảy ra thường là cơn giận của chính mình, hay là nỗi sợ
hãi, hay chỉ là tư tưởng. Bạn càng làm quen với chúng
nhiều hơn, thì cũng quen với sự đi theo của những căng thẳng
sinh lý, dù có muốn hay là không thì sự chọn lựa muốn thay
đổi hay không của bạn trở thành tỏ rõ ra đó. Tôi
không nói là, đừng bao giờ thay đổi bất cứ gì. Nhưng
nó sẽ trở nên rõ ràng, cũng giống như là đối với mẹ
Teresa.
Hỏi:
Đó là một phương pháp giải quyết mọi vấn đề phải không?
Joko:
Giải quyết vấn đề? Không có sự giải quyết vấn đề
gì cả; nhưng cái phút giây mà bạn ôm lấy cuộc đời và
thể hợp với nó, bạn thấy được nó là gì, những gì đang
xảy ra. Rồi khoảng “cách chỉ một sợi tơ tằm”
kia biến mất, bạn có hiểu không? Bởi vì vấn đề
không có ở đó. Chỉ có bản thể của bạn. Nó không
có gì đáng sợ cả. Trong khi chúng ta tọa thiền một
cách kiên nhẫn, chúng ta có khuynh hướng thấy nhiều hơn những
gì để làm. Nó không còn gì là huyền bí cả. Chúng
ta biết khi nào để thay đổi sự việc và khi nào thì không.
Như đã nói, chúng ta thu thập thêm khả năng chấp nhận sự
việc mà chúng ta không thể thay đổi, dũng cảm thay đổi
những gì cần phải đổi và trí tuệ để biết sự khác
biệt giữa đổi hay không.
Hỏi:
Cái gì tạo cho chúng ta muốn làm sự việc thích hợp?
Joko:
Chúng ta luôn luôn muốn làm những điều thích hợp khi chúng
ta tiếp xúc với thực chất của mình. “Như một người
suy nghĩ trong tâm, hắn là người như thế.” Không chỉ
là “Hắn là người như thế.” Mà “Hắn là thế”
cho nên hắn làm thế.
Bức
Ngoặc
Tất
cả chúng ta đều muốn một đời sống tự do và thông cảm,
một đời sống trọn vẹn đầy ý nghĩa. Một đời sống
đầy ý nghĩa trọn vẹn thì không bị trói buộc vào bất
cứ gì cả, không vào sự tu tập, không vào một pháp tu, không
vào một đạo sư, thậm chí không vào Chân lý — nếu chúng
ta bị trói buộc vào Chân lý, thì chúng ta không thể thấy
nó.
Tôi
xem thấy một câu chuyện qua tin tức trên màn ảnh về một
người đàn ông, ông tìm thấy thật nhiều thùng chứa đồ
phụ tùng xe. Ông ta không có một hiểu biết gì về những
thứ này dùng vào việc gì, nhưng ông vốn là người có hứng
thú làm những việc lấp ráp đồ vật với nhau. Và cũng
chính vì cái ẩn số kia càng tạo ra nhiều nét kỳ thú hơn.
Cho nên ông bắt đầu công việc tay chân này. Ông đã
phải mất gần mười năm thời gian để lấp ráp hàng ngàn
bộ phận nhỏ, lớn lại với nhau. Khi ông hoàn thành
công việc, thì ông mới biết đó là một chiếc xe Ford kiểu
T mới toanh, bóng loáng và thật đẹp. Nhưng (rõ ràng
là ông chưa có vợ! Vì nếu có không đã không có mười năm
làm cái công việc này?) ông đã lấp ráp chiếc xe này ngay
trong căn phóng khách của ông. Cho nên, sau nhiều lúc đắn
đo suy nghĩ, ông phá vỡ vách phía trước của căn phòng và
đẩy chiếc xe ra mái hiên nhà — một sự cải tiến dứt
khoát. Mái hiên nhà thì cao đến bốn bộ tây, cho nên
ông lại phải xây một cái dốc để xuống cái sân.
Cuối cùng, ông mới có thể chạy chiếc xe ra đường lộ.
Một chiếc xe Ford kiểu T thật sự, hoạt động tốt.
Đây
là một câu chuyện tuyệt diệu, bởi vì nó giống như những
gì chúng ta muốn cuộc đời của chúng ta xảy ra tương tự
vậy. Chúng ta xây dựng lên một tác phẩm kỳ lạ mà
chúng ta gọi là “Tôi”. Thật là không may mắn, chúng
ta lại không khéo léo lắm trong việc kiến trúc cái “Tôi”
này; vì trong khi chúng ta xây dựng nó, chúng ta có cái cảm
nhận không ổn lắm rằng, cái “Tôi” (giống như chiếc
xe Ford kia) thì bị giam giữ bên trong những bức tường.
Cái “Tôi” có thể trông như thật bóng bẫy, thậm chí rất
bề thế, nhưng vẫn cảm thấy bị xiết chặt một cách khó
chịu đối với chúng ta.
Giờ
thì tới sự chọn lựa mấu chốt: có hai cách để đi, mỗi
khi chúng ta cảm thấy bị tù túng và bồn chồn về cái “Tôi”.
Một là giả bộ rằng, không gian chúng ta đang sống thì thật
sự tương đối đủ chổ cho chiếc xe và chúng ta trang trí
những bức tường hay tạo ra mánh khóe bằng những tấm kính
để làm cho ta thấy như có nhiều không gian, từ đó ta có
ảo tưởng là thoải mái và rộng rãi. Hai là nhận thức
rằng, cái “Tôi” cứng ngắt, tù túng này, bằng cách này
hay cách khác phải dời nó đi, vậy chúng ta vượt qua nó để
tới một nơi có nhiều ánh sáng và không khí hơn.
Ở
vào điểm này (khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu cái “Tôi”
(chiếc xe) mà chúng ta đã gầy dựng lên) sự tu tập của
chúng ta thật sự mới bắt đầu. Chúng ta không còn hy
vọng để sửa chữa sự kiện, hoàn cảnh chung quanh nữa;
thay vì chúng ta dời chiếc xe (cái Tôi) ra để chúng ta có
thể xem xét kỹ nó. Dĩ nhiên đây cũng không phải là
giai đoạn cuối cùng; giai đoạn cuối của đời sống đâu
phải là xem xét và phân tích cái Ngã, để tìm xem nó kêu
như thế nào; mà là đem cuộc đời của ta ra phố chợ nơi
mà nó có thể vận hành trọn vẹn.
Nỗi
đau khổ bị giam giữ trong những bức tường là sự khích
lệ tiên khởi cho phần lớn chúng ta di chuyển; chúng ta biết
chúng ta phải làm điều gì đó về những bức tường giam
kia. Nó là một bước quan trọng to lớn khi dời chiếc
xe ra mái hiên, nơi mà chúng ta có thể có một chút ánh sáng
vô nó, một chút không gian và tầm nhìn. Trong tu tập,
nó là một ngã quẹo rất quan trọng. Vậy những gì chúng
ta phải làm đây để đến được cái ngã quẹo này?
Hãy
xem xét cái quan niệm về “Nguyện từ bỏ”. Chúng ta thường
cảm thấy rằng, đời sống của chúng ta phải có một khởi
điểm mới, còn điểm cũ phải đoạn tuyệt đi. Xét
xem
chúng ta từ bỏ cái gì? Chúng ta có thể từ bỏ thế
gian vật chất, giống như quan điểm chúng ta nhận thức nó;
hay là chúng ta có thể từ bỏ thế giới cảm giác và tâm
linh.
Nhiều
truyền thống khuyến khích từ bỏ tất cả những sở hữu
vật chất. Những nhà sư theo truyền thống chỉ giữ
một hộp nhỏ đựng những thứ cần thiết. Đây là
sự tự nguyện từ bỏ không? Theo tôi thì đó là không
phải; mặc dù là nó ích lợi cho sự tu tập. Nó tương
tự như là, nếu chúng ta cảm thấy là buổi ăn tối chưa
trọn vẹn nếu không có tráng miệng; để rồi chúng ta sống
theo phương cách là buổi ăn tối không có món tráng miệng
(giống như không có tư hữu) trong một thời gian để học
cái tâm ra sao trong khi buổi ăn tối không trọn vẹn; và đó
là một cách tu tập tốt.
Kế
đó chúng ta có thể cảm thấy rằng, những gì đang diễn
tiến trong tư duy và cảm giác của chúng ta thì không ổn:
“Tôi nên có khả năng từ bỏ tất cả những cái đó; tôi
nên có khả năng dẹp bỏ nó. Tôi thật không tốt khi
suy nghĩ hay cảm giác thế này.” Nhưng đó cũng không
phải là sự nguyện từ bỏ nữa; nó là sự đùa giỡn với
quan niệm tốt và xấu.
Vài
người trong chúng ta làm một sự cố gắng tối hậu.
Bởi vì chúng ta lầm lẫn và nản lòng về đời sống hàng
ngày của mình, chúng ta cuối cùng quyết định, “Tôi phải
đi tới Chứng ngộ — tôi phải sống một đời sống tâm
linh tròn đầy và từ bỏ tất cả những thứ khác.”
Đó thật là tốt nếu chúng ta hiểu nó có ý nghĩa là gì.
Nhưng với tất cả những hiểu biết sai lầm về sự tự
nguyện từ bỏ, những tiềm ẩn nhất ở lãnh vực này được
gọi là huấn luyện tâm linh, trong đây chúng ta có những ý
niệm như là “Tôi nên trong sạch, thánh thiện, khác biệt
hơn những người khác.. có lẽ nên sống một nơi hẻo lánh,
một vùng yên tỉnh.” Và những thứ đó cũng không có
dính dấp gì với sự tự nguyện từ bỏ cả.
Vậy
cái gì là sự tự nguyện từ bỏ? Có tình trạng như thế
tồn tại không? Có lẽ chúng ta có thể làm sáng tỏ vấn
đề này tốt nhất bằng cách xem xét một từ ngữ khác, “không
ràng buộc”. Chúng ta thường nghĩ rằng nếu chúng ta
lãng phí thời gian với những sự kiện hời hợt của cuộc
sống mình, cố gắng thay đổi chúng, lo lắng về chúng hay
về bản thân, chúng ta đang thỏa thuận với tình trạng của
“sự tự nguyện từ bỏ” — nơi chốn mà thật tế chúng
ta không cần “từ bỏ” bất cứ gì, chúng ta chỉ cần nhận
thức là, sự từ bỏ chân chính là tương đương với “không
ràng buộc”.
Quá
trình của sự tu tập là nhìn xuyên thấu, chứ không phải
loại bỏ, bất cứ gì mà chúng ta chấp chặc vào. Chúng
ta có thể có nhiều tài sản và không bị nó ràng buộc, hay
là chúng ta có thể không có gì cả nhưng lại rất chấp chặc
vào tình trạng “không có” này. Thông thường, nếu
chúng ta thấy thông suốt cái thực chất của chấp thủ, chúng
ta sẽ có khuynh hướng sở hữu ít hơn, nhưng đó là một
tình trạng không cần thiết. Phần lớn sự tu tập bị
kẹt ở giai đoạn này do lãng phí thời gian cho hoàn cảnh
chung quanh và cái tâm lơ đảng. “Tâm của tôi nên yên lặng.”
Tâm của chúng ta không phải là vấn đề; vấn
đề ở đây là không bị ràng buộc bởi những hoạt động
của tâm. Những tình cảm
của chúng ta thì vô hại ngoại trừ chúng điều khiển ta
(ngay chỗ này, nếu chúng ta chấp vào chúng) — để rồi cho
chúng có cơ hội tạo ra sự bất hòa cho mọi người.
Vấn đề trước tiên trong tu tập là để thấy rằng chúng
ta đang chấp thủ. Trong khi chúng
ta kiên định, nhẫn nại tu thiền, chúng ta bắt đầu biết
rằng, chúng ta không là gì cả ngoại trừ sự chấp thủ:
chúng (sự chấp thủ) cai trị đời sống của chúng ta.
Nhưng
chúng ta chưa bao giờ dứt bỏ được dù chỉ một chấp thủ
qua lời nói, nó phải bị dứt bỏ. Chỉ khi nào chúng
ta đạt được sự tỉnh giác về thực chất của nó (chấp
thủ), thì nó sẽ lắng dịu xuống và nhỏ dần đến mức
không đáng kể, rồi héo tàn; giống như một lâu đài cát
bị những đợt sóng dập lên nhiều lần, cuối cùng nó cũng
bị xóa tan và bằng phẵng — bấy giờ ta không còn thấy
nó đâu nữa, hay nhớ nó hình dạng ra sao nữa.
Câu
hỏi được đặt ra không phải là làm thế nào để dứt
khoát hay từ bỏ những chấp thủ; mà là làm sao để nhận
thấy ra cái thực chất của nó, vô thường, thay đổi, và
trống rỗng. Chúng ta không cần phải dứt bỏ gì cả.
Điều khó nhất, ngủ ngầm nhất, là sự chấp thủ vào những
gì mà chúng ta nghĩ là sự thật “tâm linh”. Chấp thủ
vào cái mà chúng ta gọi là “tâm linh” thì rất linh động,
làm cản trở đời sống tâm linh. Nếu chúng ta bị vướng
mắc vào bất cứ gì, chúng ta không thể có tự do hay tình
cảm chân thật.
Chừng
bao lâu chúng ta có định kiến về phong cách mà chúng ta phải
ra sao hay người khác phải như thế nào, thì chúng ta còn đang
bị trói buộc; mà đời sống tâm linh chân chính thì đơn
thuần chính là sự vắng bóng của những thứ này. “Để
học hỏi về cái ngã, là phải quên đi cái Ngã.” là những
lời của thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền.
Trong
khi chúng ta tiếp tục tọa thiền hôm nay, hãy chú ý về vấn
đề trung tâm: tu tập về không ràng buộc. Hãy tiếp
tục một cách cần cù, nhận biết nó có thể là rất khó
và biết sự khó khăn đó thì không phải là điểm muốn bàn.
Mỗi người trong chúng ta có một sự lựa chọn. Nó sẽ
là cái gì? Một đời sống tự tại và sự cảm thông
— hay là gì khác?
Đóng
lại Cánh cửa
Vào
thập niên 1960, lão sư Bạch Vân An Cốc bắt đầu chuyến
viếng thăm mỗi năm để giảng pháp ở Mỹ. Trong mỗi
lần viếng thăm, ngài hướng dẫn khóa tu học trong một tuần
ở đây miền nam California. Giống như những người khác
bắt đầu tu thiền với lão sư Bạch Vân trong những lần
ghé sang, tôi tu tập một cách tập trung với ngài trong bảy
ngày mỗi năm, và cho phần còn lại trong năm thì tiếp tục
tọa thiền riêng một mình. Những khóa tu này thật là
khó khăn tột đỉnh đối với tôi, và tôi phải nói rằng,
nếu từng có một sự tu tập xáo trộn thì đó là sự tu
tập của tôi. Nhưng có cơ hội để theo học với ngài, mặc
dù chỉ một tuần cho mỗi năm, và thấy cái phong thái của
ngài — khiếm nhường, hòa nhã, đầy nghị lực, và không
gò bó — thì cũng đủ cho tôi bền lòng đi tới.
Ngài
đã quá lớn tuổi khi tôi biết ngài, ở vào tuổi tám-mươi
và có nhiều khó khăn trong sự đi lại. Khi ngài lê chân
vào trong thế tọa thiền, tôi không biết là ngài có thể
hoàn chỉnh vào bộ vị ngồi hay không. Chỉ từng chút,
ông lão lưng còng, xê dịch vào chỗ ngồi. Nhưng khi ngài
bắt đầu buổi pháp thoại, thì tôi không thể nào tin tưởng
được! Nó giống như một tia chớp chạy xuyên qua căn phòng
— đầy sức sống, tự nhiên, sự dâng hiến toàn diện.
Không cần biết ngài nói những gì, hay ngài có người thông
dịch. Sự hiện diện của ngài đã biểu lộ pháp: không
thể nào quên nếu đã có một lần đối diện.
Hai
phẩm chất ưu tú của lão sư Bạch Vân gây ấn tượng sâu
đậm trong tôi nhiều nhất. Tôi muốn nói là ngài thật
sáng ngời và lại rất bình thường ở trong cùng một lúc.
Nhìn vào đôi mắt của ngài trong buổi nói chuyện nghiêm trang,
giống như nhìn vào hố thẳm ngàn dặm — không có gì ở
đó cả. Thật là kỳ diệu. Nhưng có gì đó trong
khoảng không gian bao la, có đầy sức xoa dịu mãnh liệt.
Ngoài
buổi tọa thiền, ngài chỉ là một người đàn ông nhỏ con
bình thường, chạy lòng vòng với cây chổi trên tay và ống
quần xăn cao, ăn cà rốt. Ngài rất thích cà rốt.
Lão
sư Bạch Vân đã cho tôi kinh nghiệm đầu tiên của tôi về
những gì mà một thiền sư chân chính là thế nào, và nó
là một kinh nghiệm khiêm nhường bởi vì ngài rất ư là khiêm
nhường. Tỏa ra từ ngài là tự tại, tự nguyện, và
lòng bi mẫn, những báu vật mà tất cả chúng ta tìm kiếm
trong sự tu tập của mình. Nhưng chúng ta phải cẩn thận
là chúng ta đừng tìm kiếm những thứ quí giá này không đúng
chỗ, bên ngoài ta, lầm lẫn không thấy rằng, thực chất
cuộc sống của ta chính là phẩm vật vô giá — có lẽ chưa
đánh bóng, nhưng nó đã hoàn hão, trọn vẹn và đầy đủ.