Chương
9 : Sự Phục vụ
Ước
muốn của các người (sẽ được) hoàn tất
Trong
tuần này, nhiều người trong chúng ta xem chương trình tài
liệu từ truyền hình về đời sống và việc làm của mẹ
Teresa. Vài người gọi bà là thánh. Tôi không chắc
rằng cái tước hiệu như thế kia có ý nghĩa nhiều gì đối
với bà; nhưng những gì tôi thấy ra đáng quan tâm nhất là
bà chỉ làm việc kế tiếp, rồi kế tiếp, rồi lại kế
tiếp, hoàn toàn cuốn hút bản thân bà vào trong mổi việc
— đó là những gì chúng ta cần nên học. Đời sống
của bà là công việc của bà, làm mỗi việc một cách hết
lòng, từng phút giây.
Chúng
ta, những người Mỹ sành điệu có khó khăn thấu hiểu lối
sống như thế; nó thật là khó, nhưng nó là sự tu tập của
chúng ta. Nó không phải ước muốn của tôi mà là của
anh chị được toại. Đây không có nghĩa là “của anh
chị” thì khác biệt so với của tôi, nhưng nó thì khác hơn
theo cảm giác là: đời sống của tôi là một hình thức cá
biệt theo thời gian và không gian, còn ước muốn của anh chị
thì không theo thời gian và không gian nhưng sự vận hành của
chúng: móng tay vẫn mọc, lá gan vẫn lọc trong thân thể, sự
nổ tung của một vì sao — nổi thống khổ và kỳ diệu của
vũ trụ. Chủ nhân ông.
Vấn
đề với sự tu tập của vài tôn giáo là sự cố gắng vội
vàng của cá nhân để tu tập một đời sống theo “Ước
muốn của anh chị được toại” trước khi có bất kỳ sự
hiểu biết thâm sâu gì để nhận lãnh. Trước khi tôi
có thể hiểu “Ước muốn của anh chị”, tôi phải bắt
đầu thấy cái ảo tưởng của “Ước muốn của tôi”:
Tôi phải biết càng thâm sâu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu
rằng cuộc đời của tôi bao gồm “Tôi muốn” và “Tôi
muốn” và “Tôi muốn.” Tôi muốn cái gì? Dường như
mọi thứ, có khi nó tầm thường, đôi khi “thuộc về tinh
thần,” và thông thường nhất cho chúng ta là “lề lối
mà chúng ta nghĩ nó nên là thế nào.”
Khó
khăn trong đời sống phát sinh bởi vì những gì “Tôi muốn”
sẽ luôn luôn va chạm chỉ là sớm hay muộn với những gì
“Anh chị muốn.” Đau đớn và khổ đau thì không thể
tránh khỏi theo đến sau. Khi xem mẹ Teresa thì rất rõ
ràng là, nơi nào không có “tôi muốn” tồn tại thì có
hạnh phúc hiện hữu; hạnh phúc của làm những gì cần phải
hoàn tất với quá trình không có tư tưởng của “tôi muốn.”
Một
điểm mà bà đã biểu hiện được là sự khác biệt giữa
công việc của một người và công tác của một người.
Mỗi người trong chúng ta có vài hình thức của công việc
— chẳng hạn như một bác sĩ, luật sư, học sinh, nội trợ,
thợ sửa nhà — nhưng những hình thức này không phải là
công tác của chúng ta. Tại sao? Trong tự điển ghi
là, “công tác” bắt nguồn từ từ ngữ Latin “vocatio”,
nghĩa là kêu gọi hay mời gọi. Mỗi người chúng ta (dù cho
chúng ta có lưu ý hay không) thì được mời gọi hay kêu gọi
bởi bản thể (của anh chị); chúng ta sẽ không có mặt ở
trung tâm thiền nếu cái gì đó không khuấy động. Đời
sống của mẹ Teresa thì không giúp đỡ người nghèo, nhưng
để đáp lời lại tiếng kêu và sự mời gọi. Giúp
đỡ người nghèo không phải là công việc của bà, nó là
công tác của bà. Truyền đạt kiến thức không phải
là công việc của tôi, nó là công tác của tôi. Bạn cũng
thế.
Thật
ra công việc và công tác của chúng ta vốn là một. Ví
dụ, hôn nhân là nhiều dạng của công việc (kiếm tiền,
chăm sóc con cái và nhà cửa, giúp đỡ người hôn phối và
cộng đồng), nhưng công tác của hôn nhân vẫn luôn là tâm
điểm. Nó là bản thể của chúng ta, kêu gọi, mời gọi
chính mình. Khi chúng ta rõ ràng về ai là chủ nhân ông,
thì công việc trôi chảy một cách dễ dàng. Khi chúng
ta không rõ ràng về công việc của mình thì sẽ có sai lầm,
mối quan hệ của chúng ta có rạn nứt, bất kỳ hoàn cảnh
nào có chúng ta dự phần đều có thiếu sót.
Tất
cả chúng ta quay cuồng một cách vui vẻ về phía trước, làm
việc làm của mình, nhưng chúng ta có thể mù quáng về công
tác của mình. Vậy thì làm thế nào để chúng ta bớt
đi mù quáng, làm thế nào chúng ta có thể nhận thức ra công
tác của mình, chủ nhân ông của mình? Làm thế nào chúng
ta hiểu “Ước muốn của các anh chị được toại”?
Hai
giai đoạn tu tập thì đòi hỏi nơi chúng ta (và chúng ta luôn
do dự giữa chúng). Giai đoạn một là nhận thức ra một
cách thành thật rằng, tôi không muốn làm “Ước muốn của
anh chị” — mà thực tế, quên hẳn nó đi, tôi không có
thích thú gì cả trong việc làm ấy. Tôi muốn luôn luôn
làm những gì tôi muốn thôi: tôi muốn được cái tôi muốn;
tôi không muốn những thứ làm cho tôi khó chịu; tôi muốn
thành công, lạc thú, sức khỏe, không phải là những thứ
khác. Cảm nhận này về “tôi muốn” tỏa khắp từng
tế bào của thân thể tôi; đó là điều không thể nào cho
chúng ta để diễn giải tường tận về đời sống nếu không
có nó.
Tuy
nhiên, khi chúng ta ngồi một cách kiên nhẫn qua nhiều năm
với sự chú tâm cao độ, chúng ta có thể tập trung, thì giai
đoạn thứ hai hình thành: kiến thức được gầy dựng trong
tế bào của chúng ta về chúng ta thật sự là ai, đồng thời,
niềm tin trên khái niệm của chúng ta (ước muốn của tôi)
từ từ yếu đi. Vài người thích nhìn thấy tu thiền
như là một cái gì bí ẩn, xa vời, tách biệt hẳn từ thực
tế. Không! Hoàn toàn không đúng như thế cả. Thay
vì một sự chuyển đổi chậm ở mức độ vi tế dạy cho
chúng ta theo thời gian từ năm này sang năm khác. Với
sự vắng mặt của tình trạng cân nhắc triết lý, chúng ta
bắt đầu thấy ra ai là Chủ nhân ông. Ước muốn của
anh chị và ước muốn của tôi thì càng trở nên giống như
nhau.
Tôi
không cảm thấy buồn gì cả cho mẹ Teresa. Bà đã làm
những gì đã mang đến cho bà những niềm hoan hỉ lớn lao.
Tôi ngược lại cảm thấy buồn cho tất cả chúng ta, những
người đang bị kẹt cứng một cách mù quáng trong lao tù đời
sống của “ước muốn của tôi sẽ được thành”, kẹt
trong sự bồn chồn và hỗn loạn.
Tất
cả đời sống của chúng ta đều mang lại những vấn đề
— hoặc là, có phải chúng ta đã được cho những cơ hội?
Chỉ khi nào chúng ta học cách tu tập và có thể chọn (cho
mình một cách ứng phó) không trốn chạy những cơ hội của
mình, mà chỉ ngồi qua cơn giận, sự kháng cự, nỗi buồn
và thất vọng của mình, thì chúng ta có thể nhìn thấy bề
mặt phía bên kia. Mặt kia thì luôn luôn: không phải là
ước muốn của tôi mà là của anh chị được toại — một
đời sống chúng ta thật sự muốn. Những gì cần thiết?
Một đời sống dài
cho
tu tập
Không
đổi chác
Sự
phân biệt giữa một đời sống có thao tác và một đời
sống không bị lôi kéo là gì? Là một thiền sinh, chúng
ta có lẽ không nghĩ về bản thân mình như một kẻ thao tác.
Hãy thừa nhận sự thật, chúng ta đâu phải đang đánh cướp
phi cơ đâu. Nhưng ở mức độ vi tế, tất cả chúng
ta đều là người thao tác, và chúng ta thật ra không muốn
như vậy.
Hãy
xem xét hai lối mà chúng ta hành xử trong đời sống. Một
mặt, hành động có thể bị điều khiển bởi “vọng tâm”
của ta: sự ước đoán của tâm, tưởng tượng, tham vọng
— cái tâm bé nhỏ mà chúng ta đối mặc trong khi ta tọa thiền.
Ví dụ, chúng ta có vài lý do để không thích một người,
và đã đối xử với người đó theo một cách có thành kiến.
Mặt khác, hành động có thể bắt nguồn từ cảm xúc giác
quan vào đời sống của mình. Giả sử là, khi đi ngang
qua nhà bếp, tôi làm rơi một quả nho xuống sàn nhà.
Tôi nhận ra đó, cúi xuống, nhặt nó lên. Đó là hành
động bị điều khiển bởi cảm xúc giác quan; nó là hành
động không bị thao tác.
Nhưng
giả sử rằng, tôi có một khái niệm: nhà bếp thì phải
thật sạch sẽ. Có cái khái niệm này, tôi luôn luôn
tìm cách lau chùi và giữ cho nó thật sạch. Giờ đây,
có cái khái niệm này thì không thành vấn đề; nó cũng tốt
khi có một nhà bếp sạch sẽ. Nhưng khi cái khái niệm
chừng như không còn được xem như là một khái niệm nữa
— ví dụ, nếu chúng ta sống trong một gia đình mà căn nhà
sạch sẽ là điều quan trọng nhất trong đời sống gia đình
— chúng ta có một khái niệm để phát sinh ra hành động,
thay vì hành động bắt nguồn từ cái nhu cầu do nhận thức
được. Ví dụ cụ thể, mức độ sạch sẽ của sàng
nhà bếp có thể được áp chế tùy vào ta có trẻ nhỏ hay
là không. Nếu bạn có ba hay bốn đứa con vào khoảng
sáu tuổi hay nhỏ hơn, cái sàng nhà bếp của bạn sẽ không
bao giờ sạch bóng — ngoại trừ khi bạn là mẩu người mẹ
nghĩ rằng cái nhà bếp bóng loáng thì quan trọng hơn gia đình.
Vài người trong chúng ta đã lớn lên trong những gia đình
như thế. Trong trường hợp này, thì mọi thứ bị trở
ngược. Một khái niệm thì chừng như không chỉ còn
là một khái niệm nữa — nó được xem như là một chân
lý rồi. “Nhà bếp nên thật sạch. Đó là một điều
tội lỗi nếu nhà bếp thì không sạch sẽ.”
Để
thành toàn cái khái niệm của chúng ta, chúng ta sẽ tàn phá
gia đình, đất nước, mọi thứ. Tất cả chiến tranh
đều dựa vào những khái niệm, vài ý thức hệ mà một quốc
gia nói là sự thật (chân lý, đúng). Cái vọng tâm thì
luôn luôn độc tài, luôn luôn muốn sửa chửa cái thế giới
để ép buộc thi hành cái khái niệm, thay vì cởi mở để
nhận thức ra những nhu cầu. Cho nên khi hành động trái
ngược (đi ngược chiều) thì nó trở nên có tính thao tác.
Chúng ta phải có những khái niệm để vận hành; chúng thì
không phải là vấn đề. Vấn đề được tạo ra khi
chúng ta tin rằng những khái niệm này là chân lý. Nghĩ là
một nhà bếp phải sạch sẽ, thì không phải là một sự
thật — nó là một khái niệm. Vọng tâm thích thú đổi
chác chứ không thích kinh nghiệm. Đó có nghĩa là gì?
Nỗi
khổ đau của chúng ta đã bám rễ trong cảm giác không thật
của bản ngã, một cái ngã cấu thành từ khái niệm.
Nếu chúng ta nghĩ cái ngã này thực sự tồn tại, và tin tưởng
vào những khái niệm của nó là chân lý, kể từ đó chúng
ta bắt đầu cảm thấy chúng ta phải bảo vệ cái ngã đó,
phải thỏa mãn tham vọng của nó. Nếu chúng ta nghĩ,
một nhà bếp phải sạch sẽ, rồi chúng ta áp dụng bản thân
để tiến hành mệnh lệnh này, ngay cả áp bức kẻ khác để
đạt đến mục đích. Một cái “Ngã” đơn giản là
một cá nhân mà người ấy tin tưởng khái niệm của mình
là một sự thật, và bị ám ảnh bởi bất cứ việc gì có
thể thực hiện được để bảo vệ cái ngã với những khái
niệm để khích lệ lạc thú và tiện lợi của nó.
Khi
chúng ta sống ở trong vũ trụ của mình bằng phương cách
hai chữ: “Tôi muốn”. Nếu chúng ta thật sự nhìn,
chúng ta sẽ thấy rằng, Tôi muốn đang điều khiển cuộc
sống của chúng ta. Chúng ta có thể muốn được ủng
hộ, muốn thành công, muốn được giác ngộ, muốn được
yên tỉnh, muốn được khỏe mạnh, muốn được kích thích,
muốn được yêu đương. “Tôi muốn, tôi muốn, tôi
muốn, tôi muốn.” Luôn luôn chúng ta muốn bởi vì chúng
ta cố gắng chăm sóc cái khái niệm này, cái mà chúng ta nghĩ
là “Bản ngã” của ta. Chúng ta muốn uốn nắn đời
sống ăn khớp với cái khái niệm về nó (cuộc sống) của
chúng ta.
Ví
dụ, nếu chúng ta muốn xuất hiện như một người không ích
kỷ, chúng ta sẽ sắp đặt mọi thứ để cho chúng ta trông
có nét vị tha. (Nó có lẽ không dính dấp gì với nhân cách
thật của ta.) Để được thế, trong sự đánh đổi,
thì không được cử chỉ, không được hành động, không
có thứ nào thuộc tư cách của chính mình được tự do thoải
mái do sự kỳ vọng (có nét vị tha). Khi chúng ta làm
một hành động chúng ta kỳ vọng điều gì đó trở về;
giống như trong sự trao đổi cho những gì chúng ta kỳ vọng
có lại thứ khác. Trong nghĩa trao đổi thông thường,
nếu bạn bán chuối, tôi trả tiền nhiều thì tôi sẽ có
nhiều chuối; đó là trao đổi công bằng. Nhưng cái trò
chơi mà chúng ta đang chơi về kỳ vọng có được những gì
từ sự trao đổi cách xử thế của chúng ta thì không giống
như vậy.
Ví
dụ, nếu tôi cho ra một món quà (thời gian, hay tiền bạc,
hay sự phấn đấu), tôi kỳ vọng những gì? Bạn kỳ
vọng những gì? Có lẽ tôi cảm thấy tôi nên có được sự
biết ơn. Nếu chúng ta cho ra bất kỳ thứ gì chúng ta
kỳ vọng trao đổi cho một thứ khác. Chúng ta muốn người
đó thỏa mãn khái niệm cá nhân của chúng ta. Khi chúng
ta cho ra một món quà thì chúng ta là cao thượng phải không?
Chúng ta đang cho hắn gì đó; anh ta ít nhất phải nên biết
phải không? Chúng ta kỳ vọng sự trao đổi cho cái đó.
Nó là một sự đổi chác; chúng ta biến đời sống “ngoài
kia” thành những gì mà chúng ta đang trao đổi, mua bán.
Nếu
chúng ta làm việc cho một tổ chức, chúng ta kỳ vọng sự
đổi chác cho đó. Nếu chúng ta làm một điều gì cho
tổ chức, nửa phần kia thì ở đâu, sự trao đổi thì ở
đâu? Nếu chúng ta tham gia vào một hội đoàn, chúng ta
kỳ vọng một thứ gì đó: có thể sự thừa nhận, sự quan
trọng, tiếp đãi đặt biệt.
Nếu
chúng ta kiên nhẫn trong một hoàn cảnh khó khăn, và giữ êm
lặng (“Bạn biết, bất cứ ai khác sẽ nổi cơn, nhưng tôi
thì kiên nhẫn”), chúng ta kỳ vọng gì trong sự trao đổi
này sau đó? Có ai đó nên nhận ra chúng ta kiên nhẫn
ra sao! Luôn luôn chúng ta tìm kiếm sự trao đổi; chúng
ta thậm chí đặt dấu hiệu đồng tiền lên nó. Hoặc
là nếu chúng ta là người hiểu biết và tha thứ (“Rốt
ráo thì mọi người đều biết cô ta là người khó tính như
thế nào rồi”) chúng ta kỳ vọng gì? Nếu chúng ta hy
sinh bản thân, chúng ta nên có được những gì trong sự trao
đổi? Nhiều trò giữa bậc cha mẹ và con cái thì nằm
trong phạm vi này. “Ta đã làm mọi thứ cho con — con thật
không biết ơn và ..!” Đây là “sự đổi trao” một cách
tâm lý: thao túng, một hình thức cướp đoạt một cách tế
nhị cao cấp.
Những
gì chúng ta kỳ vọng thì thường rất ít khi có được.
Nếu chúng ta tu tập đủ lâu thì sẽ thấy rằng, bất cứ
sự kỳ vọng nào qua cách trao đổi đều là sai lầm. Thế
gian không bao gồm những đối tượng “ngoài kia”, nhằm
mục đích để thỏa mãn những khái niệm của tôi. Vào lúc
chúng ta thấy rõ ràng rằng, phần lớn mọi thứ chúng ta làm
đều không ngoài sự kỳ vọng qua sự trao đổi — một nhận
thức đau lòng nhất.
Khi
sự kỳ vọng không thành — khi chúng ta không có được những
gì chúng ta đeo đuổi — chính phút giây đó thì sự tu tập
có thể khởi đầu. Sư trưởng Trungpa đã từng viết
rằng “Sự thất vọng là một chiến xa tốt nhất để dùng
trên con đường phật pháp.” Sự thất vọng là người
bạn chân chính, cẩm nang có thể tin cậy của chúng ta; nhưng
dĩ nhiên không một ai thích loại bạn như thế.
Khi
chúng ta khước từ làm việc với sự thất vọng của mình,
thì chúng ta đã vi phạm lời dạy: thay vì kinh nghiệm cơn
thất vọng, chúng ta lại dùng tới giận dữ, tham lam, tán
gẫu, chỉ trích. Nhưng phút giây của trạng thái thất
vọng thì rất lợi ích; nếu chúng ta không vui lòng kinh nghiệm
nó, thì ít nhất chúng ta nên nhận ra là chúng ta không sẳn
lòng để làm thế. Phút giây thất vọng trong đời là
một món quà không gì sánh bằng mà chúng ta nhận nhiều lần
trong một ngày nếu chúng ta cảnh giác. Món quà này thì
luôn luôn phơi bày ra trong đời sống của mọi người, ở
trong phút giây “Đó không phải là cách tôi muốn nó xảy
ra!”
Bởi
vì đời sống hàng ngày trôi qua lẹ quá, chúng ta không luôn
luôn có sự tỉnh giác rõ ràng về những gì đang xảy ra cho
ta. Nhưng khi chúng ta ngồi yên thì chúng ta có thể quan
sát và kinh nghiệm nỗi thất vọng của mình. Tọa thiền
mỗi ngày là việc cơ bản của chúng ta, chất liệu căn bản
của pháp; không có nó chúng ta có khuynh hướng bị lầm lẫn.
Ngay
cả sau một khóa tu ngắn hạn như khóa vào tuần rồi của
chúng ta, tôi thấy vui lòng khi nhìn thấy nét mềm dẽo, cởi
mở ở mọi người. Khóa tu thì đơn giản chỉ là một
lời từ chối đối với những kỳ vọng của chúng ta.
Từ khi bắt đầu cho đến phút cuối của một khóa tu đã
được trù tính để làm cho ta thất vọng! Không thể
tránh khỏi là nó làm cho ta đau đớn từ thể xác cho đến
tinh thần. Nó kéo dài cái kinh nghiệm về “Đó không
phải là cách thức mà tôi muốn nó!” Khi chúng ta ngồi
với những cảm giác đó, luôn luôn có những chuyển biến
thặng dư trong chúng ta. Trong vài trường hợp nó thì
rất rõ ràng. Nhưng người mà đạt được kết quả
tốt nhất thì thường là người không hay dự nhiều khóa
tu. Những người kỳ cựu có thể tránh khóa tu ngay cả
khi họ dự nó! Họ biết cách để tránh cơn đau đớn ở
chân cho nên nó không đến nổi quá tệ; họ biết nhiều mánh
khóe tế nhị để tránh mọi thứ. Bởi vì người mới
có ít kỹ năng cho nên khóa tu ảnh hưởng nặng nề hơn và
thông thường có những thay đổi rõ rệt.
Chúng
ta cảnh giác những kỳ vọng của mình càng nhiều, thì chúng
ta thấy nhiều hơn sự khao khát của ta muốn thao túng cuộc
sống hơn là sống với như-nó-là. Những thiền sinh vững
vàng không còn giận dữ thường xuyên nữa bởi vì họ thấy
kỳ vọng, tham muốn của họ trước khi họ phát khởi cơn
giận. Nhưng nếu thời kỳ của cơn giận đã đến thì
nó là sự tu tập. Tín hiệu của chúng ta để tu tập,
“đèn đỏ” của mình, là ở phút giây đảo lộn, thất
vọng. “Đó không phải là cách thức mà tôi muốn nó!”
Vài kỳ vọng không được hoàn thành và chúng ta cảm nhận
sự cáu bẳn, sự chán nản, cái tham vọng để được nó,
thì hoàn toàn trái ngược. “Tôi muốn” thật là thất
vọng. Ở phút giây này, khi mà “Tôi muốn” thì thật
là thất vọng, chính là cổng “Vô Môn” — bởi vì con đường
duy nhất để thay đổi hoàn toàn “Tôi muốn” trở thành
“Tôi là” là quá trình kinh nghiệm bản chất của nỗi thất
vọng và tình trạng chán nản.
Hành
động phát xuất từ kinh nghiệm — nhặt quả nho lên từ
sàng nhà bếp — là hành động bắt nguồn từ nhu cầu mà
mình nhận thức ra; nó thì không bị thao túng. Hành động
xuất phát từ vọng tâm của sự kỳ vọng, “Tôi muốn”
là chuyên chế, từ tâm của kẻ cướp. Khi chúng ta tin
tư tưởng và khái niệm của mình về người khác và sự
kiện, chúng ta có khuynh hướng thao tác, và đời sống của
chúng ta có rất ít cảm thông. Nhưng một đời sống
của lòng bi mẫn thì không thao tác — đời sống không có
sự đổi chác.
Dụ
ngôn về Mushin
Ngày
xưa trong một phố nhỏ có tên là Hy Vọng, có một người
trai trẻ tên là Joe. Joe học khá sâu Phật pháp, và anh
có một pháp danh là Mushin.
Joe
sống một cuộc sống bình thường như mọi người khác.
Anh đi làm và có một người vợ tử tế; nhưng mặc dù Joe
hứng thú với Phật pháp, Joe vẫn là một người cộc cằn,
tự cao, và cay cú. Rồi cũng chính vì cá tính đó cho
nên một ngày kia, sau khi anh tạo ra mọi sự hỗn loạn trong
sở làm, người xếp của anh nói, “Tôi chịu đựng anh đủ
rồi, Joe. Tôi đuổi anh!” Thế rồi Joe rời sở
làm. Thất nghiệp. Nhưng khi anh về đến nhà, anh
tìm thấy một lá thư từ vợ của anh, và trong thư có viết,
“Tôi chịu đựng anh đủ rồi, Joe. Tôi rời xa anh.”
Vậy thì Joe chỉ còn có cái phòng thuê, bản thân mình, và
không còn gì khác.
Nhưng
Joe, Mushin, không phải là người đầu hàng một cách dễ dàng.
Anh nguyện rằng, dù cho anh không còn có việc làm và người
vợ, anh sẽ có một thứ trong cuộc đời mà thật sự quan
trọng — sự giác ngộ. Anh vội vã chạy đến một tiệm
sách gần nhất. Joe nhìn qua loạt sách cuối cùng về
phương thức đạt đến giác ngộ. Và có một cuốn mà
anh tìm thấy đặt biệt thích thú. Nó có tựa đề “Phương
pháp để bắt kịp con tàu giác ngộ” Cho nên anh mua
cuốn sách và nghiền ngẫm nó thật kỹ càng. Khi anh nghiên
cứu nó một cách hoàn toàn, anh về nhà và trả lại căn phòng
đang thuê, bỏ tất cả vật dụng của mình trong túi ba lô
và bỏ đi tới trạm xe lửa ở ngoại ô của phố nhỏ.
Quyển sách nói rằng, nếu bạn theo tất cả chỉ dẫn của
nó — bạn làm cái này, và cái kia, và cái nọ — rồi khi
đoàn xe lửa đến, bạn sẽ có thể bắt được nó.
Và anh nghĩ, “Rất tốt!”
Joe
tới trạm xe lửa, vốn là một nơi vắng vẻ, và anh đọc
lại cuốn sách một lần nữa, ghi nhớ mọi lời chỉ dẫn,
và rồi ngồi yên đó để chờ đợi. Anh đợi và đợi
và đợi. Hai, ba, bốn ngày, anh đợi chờ “Con tàu Giác
ngộ” đến, bởi vì trong sách có nói, chắc chắn nó sẽ
đến. Và anh có lòng tin mãnh liệt với cuốn sách của
anh. Quả thật, vào ngày thứ tư, anh nghe tiếng gầm lớn
từ xa, tiếng gầm này thật là to lớn kinh khủng. Và
anh biết đây phải là con tàu. Cho nên anh chuẩn bị sẳn
sàng. Anh thật quá kích động bởi vì con tàu đang đến,
anh thật khó mà tin tưởng được … và whoosh .. nó đi
qua! Nó chỉ là một cái bóng mờ lướt qua thật nhanh.
Cái gì đã xảy ra? Anh không thể nào bắt được nó!
Joe
thật là hoang mang nhưng không nản lòng. Anh lấy quyển sách
ra và một lần nữa nghiên cứu thêm những bài thực tập,
và anh làm, làm trong lúc anh ngồi trên cái nền, và đặt tất
cả mọi thứ anh có bên cạnh. Rồi ba hay bốn ngày sau,
một lần nữa anh nghe tiếng gầm to lớn từ xa, và lần này
anh chắc chắn anh sẽ bắp kịp con tàu. Rồi đột ngột,
kia nó .. whoosh .. nó biến mất. A! làm gì bây giờ?
Bởi vì rõ ràng là có con tàu, chớ đâu phải là không có.
Anh biết điều đó, nhưng anh không thể nào bắt kịp nó.
Cho nên anh nghiên cứu thêm, và anh cố gắng thêm, anh làm,
và là, và rồi sự kiện lại xảy ra lần này sang lần khác.
Rồi
thời gian trôi qua, nhiều người khác cũng đến tiệm sách
kia và mua quyển sách đó. Cho nên Joe bắt đầu có người
cùng chí hướng. Ban đầu thì có bốn hay năm người
đến trông chờ con tàu, và rồi ba-mươi hay bốn-mươi người
trông chờ con tàu. Sự kích thích thì thật là to lớn!
Đây là câu trả lời, một cách rõ ràng đến. Tất cả
họ đều có thể nghe tiếng gầm khi con tàu đi qua và dù cho
không một ai đã từng bắt kịp nó. Có một niềm tin
vĩ đại là, vì lý do gì đó, một ngày nào đó, ít nhất
một người trong họ sẽ bắt được con tàu. Ngay cả
nếu chỉ một người có thể bắt kịp, nó cũng sẽ gieo niềm
hy vọng cho những người còn lại. Vì vậy, nhóm nhỏ
kia tăng thêm dần, và niềm kích thích cũng rất kỳ diệu.
Theo
thời gian trôi đi, Mushin để ý thấy rằng một số trong những
người đến đây họ mang theo cả con cái nhỏ cả họ.
Và họ quá mãi mê trong việc tìm kiếm con tàu đến đổi
khi những đứa trẻ cần sự lưu ý của cha và mẹ, họ bảo
chúng, “Đừng có quấy rầy, đi chỗ khác chơi.” Những
đứa trẻ này thật sự bị bỏ bê. Mushin thì thật ra
không phải là một người đến nỗi tệ như vậy, anh bắt
đầu kinh ngạc, “A! Tôi rất muốn tìm thấy con tàu, nhưng
phải có người chăm sóc những đứa trẻ.” Cho nên
anh bắt đầu dành ít thời gian cho chúng. Anh tìm trong
túi ba lô của mình và mang ra những bọc đậu, nho khô, kẹo
chocolate và chuyền cho những đứa bé. Vài đứa thật
sự đang đói. Những người cha, mẹ đang tìm nhìn con
tàu chừng như không biết đói là gì; nhưng con của họ thì
đói. Chúng bị trầy gối, nên anh tìm những băng cá
nhân trong túi ba lô của mình để chăm sóc đầu gối của
chúng, và anh đọc những câu chuyện từ những cuốn sách
nhỏ của chúng cho chúng nghe.
Sự
việc khởi nguồn như thế, trong khi anh vẫn dành ít thời
giờ cho con tàu, nhưng bọn trẻ trở thành sự quan tâm chính
của anh. Rồi lại đến nhiều thêm. Trong một tháng,
có những đứa trẻ vị thành niên và với lứa tuổi này,
chúng có thật nhiều năng lực và hiếu động. Cho nên
Mushin gom những đứa vị thành niên lại và gầy dựng đội
bóng chuyền ở phía sau trạm ga. Anh khởi sự vườn trồng
trọt để giữ bọn chúng bận rộn. Ngay cả việc anh khuyến
khích vài đứa vững chạc giúp đỡ anh. Những gì sẽ
xảy ra thì tất phải xảy ra, anh có cả một kế hoạch trù
định vận hành và có ít đi thời gian cho con tàu; anh đã
giận dữ mình về vấn đề này. Vấn đề quan trọng cần
làm cho những người lớn là chờ đợi con tàu, nhưng anh phải
chăm sóc tất cả mọi công việc với bọn trẻ, và vì thế
cơn giận và niềm cay đắng của anh thật đang sôi sục.
Nhưng dù cho thế nào đi chăng nữa, anh biết anh phải chăm
sóc cho bọn nhỏ, và anh vẫn làm thế.
Trãi
qua thêm thời gian, hàng trăm và rồi ngàn người đến để
ngắm nhìn con tàu, họ mang theo con cái, người thân. Mushin
thì thật là phiền toái với tất cả những nhu cầu của
mọi người cho nên anh phải mở thêm cái trạm xe. Anh
phải làm thêm giường ngũ; anh phải xây lên nhà bưu điện,
trường học và anh rất ư là bận rộn; nhưng cơn giận và
niềm phẫn uất của anh cũng ở ngay đó. “Các người
có biết không, tôi chỉ hứng thú với sự giác ngộ. Những
người kia thì tìm ngắm con tàu, còn tôi, tôi thật sự đang
làm cái gì?” Nhưng anh vẫn tiếp tục làm những việc
này.
Nhưng
rồi một ngày kia anh chợt nhớ là, trong khi anh liệng bỏ
đi phần lớn những quyển sách trong căn phòng anh đã thuê,
vì một lý do nào đó anh vẫn còn giữ một quyển nhỏ.
Cho nên anh lục lạo trong túi ba lô của anh. Cuốn sách
có tên “Phương pháp tọa thiền.” Thế rồi Joe có
một phương pháp chỉ dẫn mới để học. Nó dường như cũng
không đến nỗi khó khăn lắm; anh ngồi xuống và học cách
tọa thiền. Thật sớm mỗi ngày trước khi mọi người
thức giấc, anh ngồi trên tọa cụ và tu tập trong một lúc.
Theo thời gian, cái thời khóa đòi hỏi luôn bận bịu mà anh
bị chìm đắm một cách miễn cưỡng kia dường không làm
cho anh căng thẳng quá mức nữa. Anh nghĩ rằng, có thể
có sự liên hệ giữa pháp tọa thiền này, thế ngồi này,
và trạng thái bình yên mà anh bắt đầu cảm nhận. Một
vài người khác ở trạm ga cũng cảm thấy nản lòng nhiều
về con tàu mà họ không thể bắt kịp; cho nên họ bắt đầu
ngồi với anh. Một nhóm tọa thiền mỗi sáng, và cùng
thời, hệ thống tìm ngắm con tàu vẫn liên tục lớn dần.
Ở trạm ga kế của lộ trình, một tập đoàn mới cho những
người tìm ngắm con tàu được hình thành. Những vấn
đề khó khăn được lập lại giống như ở đây, cho nên
thỉnh thoảng nhóm người của anh phải đến đó giúp họ
giải quyết những khó khăn của họ. Và rồi một cái
trạm ga thứ ba… công việc chừng như vô tận.
Họ
thật sự rất bận rộn. Từ sáng cho đến tối, họ
nuôi trẻ em, làm đồ gỗ, điều hành bưu cục, xây dựng
nhà y tế mới — cả một cộng đồng cần phải hoạt động
và sinh tồn. Và suốt trong những thời gian này, họ không
thể nào tìm ngắm con tàu. Nó chỉ tiếp tục chớp qua.
Họ có thể nghe tiếng gầm, nhưng những ganh tị và niềm
cay đắng thì vẫn còn đó. Tuy thế, họ phải chấp nhận
rằng, nó không còn giống ngày xưa nữa; nó còn đó và đôi
khi chừng như nó không còn đó. Cái ngã rẽ của Mushin
là khi anh ta cố thử cái điều mà trong cuốn sách nhỏ của
anh diễn tả là “khóa tu”. Anh tập hộp mọi người
trong nhóm của anh, trong một góc của cái trạm ga, họ dàn
xếp một khoảng trống riêng biệt để họ có thể tọa thiền
liên tục trong bốn hay năm ngày. Thỉnh thoảng họ có
nghe tiếng gầm của con tàu từ xa, nhưng họ làm ngơ không
chú ý đến nó và tiếp tục ngồi. Và họ cũng có giới
thiệu phương pháp tu tập khó khăn này cho những trạm ga khác.
Mushin
giờ thì đã vào trong tuổi năm mươi. Sự căng thẳng và vất
vả theo thời gian đã tác động vào người của anh biểu
lộ ra rất rõ. Trông anh có vẽ rất mệt mõi với chiếc
lưng còng. Nhưng giờ đây, anh không còn lo lắng về những
gì mà anh vẫn thường hay lo lắng trước kia. Anh đã
quên mất những câu hỏi có tính triết học vĩ đại mà thường
kẹp chặt anh: “Tôi có thật hiện hữu không?” “Đời
sống có thật không?” “Cuộc sống phải chăng là một
giấc mộng?” Anh thì quá bận rộn với tọa thiền và
làm việc cho nên mọi thứ đã phai nhạt dần theo năm tháng
ngoại trừ những gì cần phải làm trong ngày. Niềm cay
đắng cũng mờ phai. Câu hỏi đại sự cũng lu mờ.
Cuối cùng không còn gì nữa cả cho Mushin ngoại trừ những
gì cần phải làm. Nhưng anh không còn cảm thấy
phải làm cho xong, anh chỉ làm nó, thế thôi.
Giờ
đây, có cả một cộng đồng khổng lồ ở những trạm ga
xe, làm việc, mang con cái đến, cũng đồng thời là những
người chờ đợi con tàu. Một số trong nhóm người này
dần dần sát nhập vào cộng đồng và số khác vẫn là kẻ
đến qua. Mushin cuối cùng cảm thấy đồng cảm với
những người tìm ngắm con tàu nữa. Ông phục vụ họ,
giúp đỡ họ để tìm ngắm. Theo nề nếp vận hành
như thế trong nhiều năm. Mushin trở nên già hơn và mòn
mõi hơn. Những câu hỏi ngày xưa của ông đã hoàn toàn
biến mất. Không còn gì cả. Chỉ còn có một ông
già Mushin và đời sống của ông, làm những gì cần
làm trong từng giây phút.
Vào
một đêm, vì một lý do gì không biết, Mushin nghĩ, “Tôi
sẽ ngồi trọn đêm nay. Tôi không biết tại sao tôi muốn
thế. Tôi sẽ chỉ làm thế.” Đối với ông, ngồi
không còn là một câu hỏi để tìm gì, cố gắng cải thiện,
cố gắng trở nên thánh thiện. Tất cả những ý niệm
này đã phai tàn từ nhiều năm tháng xa xôi rồi. Đối
với Mushin, không có gì cả ngoại trừ sự ngồi: Nghe vài
chiếc xe chạy từ xa trong đêm. Cảm nhận không khí lạnh
về đêm. Thưởng thức sự thay đổi trong thân thể.
Mushin ngồi và ngồi qua suốt một đêm, và vào lúc bình minh,
ông nghe tiếng gầm của con tàu. Kế đó, rất là nhẹ
nhàng, con tàu đến và dừng lại ngay trước mặt của ông.
Ông nhận thức ra điều đó, từ ngay lúc ban đầu ông
đã ở trên con tàu. Sự
thật, ông chính là thực chất của con tàu.
Không cần phải bắt kịp con tàu. Không có gì cần nhận
ra. Không có nơi nào để đi. Chỉ là thực chất của
đời sống tổng thể. Tất cả những câu hỏi cổ xưa
mà chưa từng hỏi qua đã tự trả lời. Rốt cuộc, con
tàu tan biến và chỉ còn một ông già ngồi đó qua trọn một
đêm.
Mushin
duỗi thẳng và đứng lên từ tọa cụ. Ông ngồi và
pha ly cà phê buổi sáng, chia cho mọi người vừa mới đến
làm việc. Sau đó chúng ta thấy ông đi đến tiệm thợ mộc
với những người con trai, chỉ cách họ làm một bộ dụng
cụ đánh đu cho sân chơi. Đó là câu chuyện về Mushin.
Mushin thấy được những gì? Tôi sẽ để đó cho bạn nghĩ.
Notes
Preface
v.
an amazingly pure Alan Watts, "Beat Zen, Square Zen and Zen" in This Is
It and Other Essays on Zen and Spiritual Experience (New York: vintage,
1973), 106.
vii.
There is another Elihu Genmyo Smith, "Practice: Working With Everything,”
unpublished manuscript.
viii.
From the withered Compare The Record of Tung-Shan, translated by William
F. Powell (Honolulu, Hawaii: University of Hawaii Press, 1986), 63: ''The
blooming of a flower on a sear old tree, a spring outside of kalpas.”
See also lsshu Miura and Ruth Fuller Sasaki, Zen Dust: The History of the
Koan and Koan Study in Rinzai (Lin-Chi) Zen (New York: Harcourt, Brace
& World, 1966), 104: ''In the spring beyond time, the withered tree
flowers.”
The
Fire of Attention
32.
If you can Huang Po, from The Zen Teaching of Huang Po, translated by John
Blofeld (New York: Grove Press, 1959), 33.
33.
We cannot solve Compare The Recorded Sayings of Ch'an Master Un-chi Hui-chao
of Chen Prefecture, translated by Ruth Fuller Sasaki (Kyoto, Japan: The
Institute for Zen Studies, 1975), 9 ff.
33.
On no account Huang Po, in Blofeld, The Zen Teaching, 130.
No
Hope
67.
Next, you should Zen Master Dògen and Kasha Uchiyama, Refining Your Life:
From the Zen Kitchen to Enlightenment, translated by Thomas Wright (New
York, Tokyo: Weatherhill, 1983), 5.
67.
He carried a Ibid., 9 ff.
Love
71.
When, through practice ... own conditioned preconceptions. Menzan Zenji,
Shikantaza: An Introduction to Zazen, edited and translated by Shòhaku
Okumura, published by Kyoto Sòtò-Zen Center (Toyko, Japan: Tòkò Insatsu
KK, 1985), 106.
True
Suffering and False Suffering
107.
This mind is Huang Po, in Blofeld, The Zen Teaching, 33.
Renunciation
110.
Renunciation is not Shunryu Suzuki, Roshi, Wind Bell 7, no. 28, 1968.
Tragedy
119.
a man was "A parable," in Zen Flesh, Zen Bones: A Collection of Zen and
Pre-Zen Writings, compiled by Paul Reps (Garden City, New York: Anchor
Books, no date), 22 ff. Compare also Leo Tolstoy, "My Confession," in The
Complete Works of Count Tolstoy, vol. 13, translated and edited by Leo
Weiner (Boston: Dana Estes & Co., Publishers; Colonial Press, 1904),
21 ff.
The
Observing Self
122.
Who is There? in Arthur J. Deikman, M.D., The Observing Self: Mysticism
and Psychotherapy (Boston: Beacon Press, 1982), 88. See also 91-118, passim.
Great
Expectations
149.
Let go of Compare "Shòji," final paragraphs, A Complete English Tmnslation
of Dògen Zenji's Shòbògenzò, translated by Kòsen Nishiyama and John
Stevens (Toyko, Japan: Kawata Press, 1975), 22.
-Hết-