Chương
5: Đau khổ
Nỗi
Khổ Đau có thật và
Đau
khổ không thật.
Hôm
qua tôi có ghé thăm một người bạn; bà vừa trãi qua một
cuộc giải phẩu lớn. Trong lúc chúng tôi nói chuyện,
tôi có hỏi bà là, cái gì là một đề tài tốt cho một buổi
pháp thoại, và bà đã cười rồi nói, “Kiên nhẫn và Nỗi
đau.” Bà nhận ra rằng, nó thật là thú vị. Những
ngày ngay sau khi cuộc thủ thuật hoàn tất, nỗi đau thì rõ
ràng (nơi đau và không đau), sạch sẽ (giữa đau và không
đau), sắc bén (giữa cảm giác đau và không đau); ngoài ra
không có vấn đề gì khác. Trong khi cơ thể dần dần
phục hồi, thì tâm cũng bắt đầu hoạt động — và sự
chịu dựng bắt đầu. Tất cả sự suy nghĩ của bà,
về những gì đã xảy ra, cũng từ từ kéo nhau về.
Một
mặt của sự tu tập là, chúng ta ngồi không phải cho một
mục đích gì cả. Nhưng mặt kia thì, chúng ta muốn siêu
thoát nỗi khổ đau. Không chỉ thế, mà chúng ta còn muốn
những người khác cũng vượt thoát đau khổ. Vậy thì
quá rõ ràng là, điểm trọng yếu trong sự tu tập của chúng
ta là để tìm hiểu nỗi khổ đau là gì. Nếu chúng ta
thật sự hiểu rõ “khổ đau” thì chúng ta thấy được
cách tu tập, không chỉ lúc ngồi thiền mà là trong mọi lúc
của cuộc đời còn lại. Chúng ta có thể hiểu đời
sống hàng ngày của ta và thấy rằng, nó thật ra không phải
là vấn đề gì cả. Cách đây vài tuần, có một người
cho tôi một bài báo nói về nỗi khổ, và phần đầu của
nó cô động về ý nghĩa ngôn từ của “Khổ”. Tôi
thấy hứng thú với những ý nghĩa này; tự thân của chúng
đã có tính cách giáo dục rồi.
Người
viết bài báo này chỉ ra rằng, chữ “Khổ đau” (suffering)
thì dùng để diễn tả nhiều thứ. Phần thứ hai của
chữ, “fer” là bắt nguồn từ chữ động từ Latin “ferre”
có nghĩa là “mang mễnh”. Còn phần đầu của chữ
là “suf” thì bắt nguồn từ chữ “sub”, có nghĩa là phía
dưới. Vậy có một cảm giác trong cái từ, “ở phía
dưới”, “mang mễnh phía dưới”, “tất cả ở phía dưới”
— “chịu đựng để chống đỡ cái gì từ phía dưới.”
Ngược
lại, những từ ngữ như “sự đau đớn,” “nỗi buồn”,
và “sự chán nản” lại mang sức diễn tả gợi hình hơn,
có tính cách nặng trĩu hơn vào con người chúng ta. Sự
thật, từ ngữ “nỗi buồn” bắt nguồn từ chữ Latin “gravare”
có nghĩa là “đè xuống.”
Cho
nên có hai loại khổ. Một là loại, khi chúng ta cảm thấy
như là, chúng ta đang bị đè nén; như là nỗi khổ xâm lấn
chúng ta từ bên ngoài, như là chúng ta đang nhận một thứ
gì đó như một hình phạt, làm cho ta khổ đau. Loại
kia là loại vi tế, nó hiện hữu từ bao giờ, và chúng ta
luôn luôn cưu mang nó (một là do điều kiện tạo ra và do
ta cảm nhận ra được; loại kia thì ta mơ hồ về nó và đã
có từ bao giờ). Sự khác biệt trong hiểu biết về khổ
là điểm quan trọng thiết yếu để hiểu sự tu tập của
chúng ta.
Tôi
thỉnh thoảng phân biệt giữa “sự đau khổ” và “đau
đớn”, nhưng bây giờ tôi muốn dùng từ ngữ “sự đau
khổ” và phân biệt ra giữa cái mà tôi gọi là sự đau khổ
không thật và sự đau khổ thật có. Hiểu biết được
sự khác nhau thì rất ư là quan trọng. Nền tảng của
sự tu tập, và Diệu đế thứ nhất (Khổ Đế) trong Tứ diệu
đế, là lời của đức Phật, “Đời sống là khổ đau.”
Ngài đã không nói, nó thỉnh thoảng khổ đau — mà là, cuộc
sống là khổ. Tôi muốn phân biệt giữa hai loại khổ
này.
Thường
khi người ta nói, “Tôi chắc chắn có thể thấy rằng, đời
sống là khổ đau khi mọi thứ không tốt xảy ra và không
vui. Nhưng tôi thật sự không hiểu ra được, khi cuộc
sống đang trên đà suông sẽ và tôi cảm thấy rất là vui
vẽ (thì đâu có khổ lúc này).” Khổ có nhiều cấp
bực. Ví dụ, khi chúng ta không có được một thứ gì
mình mong muốn, chúng ta đau khổ. Nhưng khi chúng ta có
được nó rồi, chúng ta cũng khổ. Bởi vì, chúng ta biết
rằng, nếu chúng ta có được thì chúng ta cũng có thể mất
đi. Không cần biết chúng ta có sở hữu được nó hay
là không; hay là nó có xảy ra cho chúng ta hay không. Chúng
ta khổ bởi vì đời sống thì luôn luôn đổi thay (Vô thường).
Chúng ta biết được chúng ta không thể nào bắt nắm mãi
những điều tốt đẹp, và chúng ta cũng biết rằng, ngay khi
lúc những điều khổ đau của chúng ta biến mất, chúng cũng
có thể vẫn sẽ trở lại với ta.
Từ
ngữ “khổ đau” không cần thiết phải ám chỉ những kinh
nghiệm to lớn đã gây ấn tượng sâu sắc; ngay cả một ngày
tốt đẹp nhất cũng không tránh khỏi nỗi khổ đau.
Ví dụ, bạn có thể đang có một buổi ăn sáng tuyệt vời
chưa từng có bao giờ — dù cho bạn đã từng tưởng tượng,
bạn có thể vừa gặp một người bạn mà bạn hằng mong
muốn, hay bạn đi làm việc và mọi thứ xảy ra thật là trôi
chảy. Chưa từng có một ngày nào thật tốt đẹp như
ngày này; cho dù vậy, chúng ta biết rằng, trong những ngày
sắp tới sự việc có thể xảy ra hoàn toàn trái ngược.
Cuộc sống không cho chúng ta một sự bảo đãm nào cả; và
cũng vì chúng ta biết thế, chúng ta luôn luôn cảm thấy không
dễ chịu và bất an. Nếu chúng ta thật sự nghiên cứu
hoàn cảnh của chúng ta từ quan điểm chung, thì đời sống
là khổ đau, giống như là một môi trường dùng để tạo
ra đau khổ.
Bây
giờ thì bạn của tôi nhận biết được rằng, khi nào chỉ
có cơn đau vật lý thì không có vấn đề gì mà phải bận
lòng. Từ phút giây bà ấy bắt đầu có cảm nghĩ về
cơn đau, thì bà bắt đầu có cảm giác chịu đựng và tình
trạng khốn khổ phát sinh. Sự kiện này nhắc lại cho
tôi nhớ đến lời nói của thiền sư Hoàng Bá: “Cái tâm
này không phải là tâm của tư tưởng khái niệm và nó hoàn
toàn không có thể dạng gì cả. Cho nên Phật tánh và
trạng thái khả năng cảm thọ vốn không khác. Nếu bạn
có thể đưa tự thân siêu thoát tư tưởng nhị nguyên, thì
bạn có thể liễu kết đại sự. Nhưng nếu bạn vẫn
còn một tơ hào tư tưởng khái niệm, thì dù cho bạn có phấn
đấu bao nhiêu vạn kiếp, bạn cũng sẽ không bao giờ đạt
được một kết quả gì cả.”
Đó
là sự vận hành của tâm, nó gầy dựng những giá trị khái
niệm về mọi sự kiện chung quanh chúng ta, và đó cũng chính
là vấn đề. Thật ra không có gì là sai đối với thực
chất của khái niệm; nhưng khi nào chúng ta đem sự phán xét
của mình về sự việc, gán lên cho nó, rồi mang nó gần với
một mẩu mực tuyệt đối nào đó (đúng hay sai). Khi
tới đây, chúng ta lại chỉ thấy có phần giá trị đúng/sai
hay tốt/xấu mà ta gán cho, mà bỏ quên đi phần thực chất
khái niệm mà nó đã có; cho nên chúng ta đau khổ. Đó
là nỗi khổ đau không thật. “Thiên đường và địa
ngục chỉ cách xa nhau có một sợi tơ tằm.”
Cái
điểm mà tôi muốn thêm vào nơi đây là, sự việc xảy ra
như thế nào cũng không có khác biệt gì: nó có thể không
công bằng; nó có thể tàn khốc. Tất cả chúng ta đều
đã trãi qua những sự kiện không công bằng, ghê gớm, tàn
khốc; và theo chiều hướng chung, chúng ta nghĩ, “Thật là
không thể chịu đựng được!” Chúng ta phản kháng, chúng
ta chống đối lại sự việc. Chúng ta thử làm theo lời
Shakespeare nói: “Để khống chế cả hàng vạn vấn đề,
chỉ bằng cách duy nhất là phản kháng để tiêu diệt chúng.”
Dĩ
nhiên, nó thật là tốt đẹp nếu nó có thể bị tiêu diệt
“Cung và tên là những vật không lành.” Ngày qua ngày, chúng
ta chỉ gặp toàn là những sự kiện bất công, và chúng ta
cảm thấy rằng, phương pháp duy nhất để giải quyết những
công kích là phản kích; và đường lối chúng ta phản kháng
là bằng tâm của mình. Chúng ta trang bị cho mình bằng
sự giận dữ của mình, quan điểm của mình, sự tự cho mình
là đúng của mình, giống như chúng ta mặc vào một chiếc
áo chống đạn. Rồi chúng ta nghĩ, đây là phương châm
để sống cuộc đời của mình. Bằng tất cả những
thứ này, chúng ta càng tạo ra thêm sự phân cách, làm leo thang
những sân hận, tạo cho mình và những người chung quanh trở
nên khốn khổ hơn. Vậy, nếu phương pháp giải quyết
này không kết quả, chúng ta làm cách nào để đối mặt với
nỗi khổ đau của cuộc đời? Có một câu chuyện về
vấn đề này.
Vào
thưở xa xưa, có một người trai trẻ, mà cha của cậu là
một nhà giáo xuất sắc vào thời bấy giờ, ông rất
được mọi người ngưỡng mộ và kính trọng. Người trai
trẻ này luôn được dạy dỗ bởi người cha bằng những
lời dạy đầy trí tuệ, cho nên anh ta nghĩ mình đã học và
biết hết tất cả những gì mình cần biết. Nhưng cha
của anh lại nói, “Không, ta không thể dạy cho con những
gì con cần phải biết. Người mà ta muốn con đi gặp
là một vị thầy ở vùng quê, ông ta là một người mù chữ,
và chỉ là một nông phu.” Người trai trẻ này thật
không vui vẽ với sự quyết định này, nhưng anh vẫn ra đi
theo lời người cha dặn bảo. Trên bước bộ hành một
cách miễn cưỡng, anh cuối cùng rồi cũng đến ngôi làng,
nơi mà người nhà quê này đang sống. Sự kiện xảy
ra lúc đó là, người nông phu kia đang cưởi ngựa về từ
một cánh đồng khác và ông nhìn thấy người trai trẻ này
đang đi ngược chiều về hướng ông đang đi.
Khi
người trai trẻ đến gần ông và cúi đầu chào ông, người
thầy quê mùa kia nhìn xuống và nói, “Chưa được.”
Ngay
sau đó người trai kia quì gối xuống và cúi đầu chào ông
lần nữa. Thế nhưng người thầy mộc mạc kia lại vẫn
nói, “Chưa được.” Người con trai kia bèn quì xuống
và cúi chào thấp ngang tầm gối ngựa, nhưng người thầy
khó tính kia vẫn chưa hài lòng và vẫn nói, “Chưa được.”
Cho nên lần này, người trai trẻ kia quì xuống cúi chào một
lần nữa và đầu anh chạm vào móng chân ngựa. Người
thầy nông phu kia mới nói với anh bạn trẻ kia, “Anh có thể
trở về được rồi. Anh đã dụng được những gì anh
cần phải học rồi.” Có thế thôi!
Cho
nên chúng ta phải luôn ghi nhớ cái định nghĩa của từ “Khổ
đau” cho đến khi chúng ta cúi đầu xuống và mang mểnh, chịu
đựng nỗi khổ đau của cuộc đời — không phải là phản
kháng nó, mà là hấp thụ nó và sống với nó — chúng ta
không thể thấy cuộc đời của ta là gì. Điều này
không có nghĩa là thụ động hay bị bó tay, mà là hành động
từ quan điểm hoàn toàn chấp nhận nó (ngay cả từ ngữ “chấp
nhận” cũng chưa hoàn toàn đúng xác nghĩa của trạng thái
này) — nó chỉ là đơn giản thể nhập nỗi đau khổ.
Nó không phải là vấn đề bảo vệ mình hay chấp nhận những
thứ khác. Hoàn toàn mở rộng, hoàn toàn dễ cãm giác
với đời, là (ngạc nhiên lắm phải không) phương cách hoàn
hảo nhất để sống cuộc đời chúng ta.
Dĩ
nhiên, nếu bạn giống như tôi thì bạn nên tránh xa nó càng
lâu càng tốt — bởi vì đó là một vấn đề nói ra thì
dễ nhưng làm thì rất ư là khó muôn phần. Nhưng khi
chúng ta làm, chúng ta biết được — từ tận cùng sâu thẵm
tâm hồn — chúng ta là ai và người khác là ai; những cách
ngăn giữa ta và người khác không còn nữa.
Sự
tu tập suốt cuộc đời còn lại của chúng ta là vậy thôi:
Bao giờ chúng ta có những quan điểm hay nhận xét khắc khe
về đời sống (bao gồm những thứ này, loại bỏ những thứ
kia.. ). Chúng ta có thể đã chấp chặc nó qua nhiều thời
gian (khó mà thay đổi trong thời gian ngắn), nhưng nếu chúng
ta chân thành tu tập, sự tu tập có thể làm lung lay cái quan
điểm đã bắt rễ đó; nó sẽ không còn đứng vững nữa.
Khi chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi cho quan điểm của mình;
chúng ta có thể cảm nhận sự lúng túng, đảo lộn, khi chúng
ta cố gắng bào chữa, khỏa lấp, rồi dần dần đi đến
giai đoạn thiết lập một nền tảng cho sự thấu hiểu mới
để đưa vào đời sống của mình. Đó chính là phần
lớn của quá trình tu tập. Cuối cùng, chúng ta trở nên
sẳn lòng để kinh nghiệm nỗi khổ đau của mình thay vì phản
kháng nó. Khi chúng ta làm được như vậy, quan điểm
và nhân sinh quan về cuộc sống dần dần xoay chiều.
Rồi lần nữa, với nhân sinh quan mới chúng ta sống với nó
một thời gian, và sự tu tập vẫn tiến triển đều đặn
— cho đến khi một vòng chu kỳ mới bắt đầu.
Rồi
lần nữa những khó khăn mới lại phát sinh, và chúng ta lại
phải vùng vẫy, đi qua nó lần nữa. Cứ mỗi lần chúng
ta trãi qua — là mỗi lần chúng ta đi vào nỗi đau khổ và
để cho nó hiện thân — nhân sinh quan của chúng ta lại lớn
ra hơn. Tương tự như là một cuộc leo núi. Ở mỗi
vị thế chúng ta leo lên tới chúng ta thấy nhiều hơn.
Cái nhìn kia không có khắc chế hay chống đối gì với những
gì dưới kia — nó bao gồm tất cả — nhưng nó càng nới
rộng ra hơn với mỗi chu kỳ leo lên cao hơn, phấn đấu hơn.
Và chúng ta thấy càng nhiều, nhân sinh quan càng nới rộng,
chúng ta biết những gì cần phải làm, hành động nào nên
có.
Nói
chuyện với nhiều người, tôi nhận thấy rằng, điều quan
trọng nhất mà họ không hiểu là “khổ đau”. Dĩ nhiên
tôi cũng không luôn luôn hiểu; tôi cố gắng tránh xa nó mãnh
liệt
hơn bất cứ ai khác nữa. Nhưng để có được sự hiểu
biết theo lý thuyết về khổ ra sao, và tu tập với nó bằng
cách nào, thì là một vấn đề hữu ích vô cùng tận, đặc
biệt nhất là trong những kỳ tu học. Chúng ta có thể
hiểu tốt hơn về khóa tu và thế nào là cách áp dụng tốt
nhất và thật sự tu tập.
Cái
tâm tạo ra nỗi khổ không thật này, thường hay hoạt động
liên tục trong những khóa tu. Không một ai có thể ngoại lệ
cho vấn đề này. Tôi nhận ra tâm này vào đêm qua.
Tôi có thể nghe tâm tôi phàn nàn: “Cái gì! Lại một khóa
tu khác? Mình mới vừa hoàn tất một khóa vào cuối tuần
rồi mà!” Tâm của chúng ta hoạt động như thế đó.
Rồi khi thấy được sự vô lý đó, chúng ta tự nhắc nhỡ
mình, “Tôi thật sự muốn những gì cho bản thân mình hay
cho người khác?” Sau đó tâm ta êm lặng xuống lại.
Cho
nên khi chúng ta tọa thiền, chúng ta chối từ một cách kiên
nhẫn sự choáng ngợp của những tư tưởng này và quan niệm
về bản thân; về sự việc; về người khác; và chúng ta
luôn luôn quay lưng với một sự thật: Giây phút hiện
tại. Làm như thế, sự tập trung và thiền định
của chúng ta liên tục tiến sâu hơn. Cho nên trong tọa
thiền, lời tuyên bố từ bỏ của đức Phật A Di Đà cũng
là tu tập như là, ngoãnh mặt quay lưng từ những mộng tưởng
của mình, mơ ước cá nhân, để sống với sự thật trong
giây phút hiện tại. Trong khóa tu, mỗi phút
giây mà chúng ta tu tập đều như thế, nó cho ta những gì
mà những đường lối khác không thể cho ta, Tri thức hiện
tiền về tự thân. Khi chúng ta đang đối diện trực
quán với phút giây hiện tại; cũng chính là lúc chúng ta đối
diện với nỗi khổ đau. Khi chúng ta thật sự sẳn lòng
chấp nhận sống chung với nó, thể nhập với nó, thì khi
đó chúng ta biết những thứ khác là cái gì, chúng ta là gì
— mà không cần ai nói cho ta biết.
Đôi
khi có người nói, “Thật là khó khăn quá.” Nhưng sự thật,
không tu tập gì cả thì lại khó khăn hơn nhiều. Chúng
ta thật ra đang tự dối lừa mình khi chúng ta không tu tập.
Vậy hãy vui lòng làm cho sáng tỏ, rõ ràng với chính mình
về những gì chúng ta cần phải làm cho xong để chấm dứt
khổ đau; cũng từ tu tập với lòng can đãm, chúng ta mới
có thể giúp người khác không còn sợ hãi và khổ đau.
Chúng ta làm thế bằng một lối tu tập trí tuệ, kiên nhẫn,
vững bền. Chúng ta không bao giờ làm nó bằng sự phàn
nàn, cay đắng, sân hận của chúng ta. Tôi không phải có ý
là chúng ta phải đè nén chúng. Nếu chúng phát sinh, nhận
biết chúng; bạn không cần phản đàn áp chúng. Chỉ
nhận thức rồi lập tức trở về với hơi thở và thân của
mình ngay lập tức, chỉ ngồi thế thôi. Khi chúng ta làm
thế, không một ai trong chúng ta mà không nhận ra một phần
thưởng từ tọa thiền ở vào đoạn cuối của khóa tu.
Sự
Từ bỏ (Buông xả)
Thiền
sư Suzuki có nói, “Từ bỏ không phải là bỏ đi những gì
trong cuộc đời này, mà là chấp nhận rằng, chúng rời khỏi
ta.” Mọi vật đều vô thường; sớm hay muộn gì chúng cũng
sẽ ra đi. Từ bỏ là một trạng thái của tự tại, chấp
nhận mọi sự ra đi. Thật ra Vô thường là tên khác
của hoàn mỹ. Lá cây rơi, mãnh vụn và rác rến chồng
chất; từ những đống vụn vỡ xuất hiện hoa thơm, cỏ lạ,
những thứ mà chúng ta nghĩ là đáng yêu chuộng. Sự
hủy diệt thì cần thiết. Một trận cháy rừng thì cần
thiết. Phương thức chúng ta cản trở những trận cháy
rừng (do thiên nhiên) có thể không phải là một điều tốt.
Nếu không có sự hủy diệt thì sẽ không có đời sống mới;
và những kỳ diệu cuộc đời, sự thay đổi không ngừng,
có thể không xảy ra. Chúng ta phải sống và rồi sẽ
chết đi. Cái chu kỳ này, tự thân nó, đã là một sự
hoàn mỹ.
Tất
cả những thay đổi này, bằng bất cứ cách nào, không phải
là những gì chúng ta có trong tâm. Động cơ làm cho chúng
ta không đánh giá cao sự hoàn mỹ của vũ trụ, là vì tham
vọng cá nhân muốn tìm một phương cách để gìn giữ những
gì mà chúng ta cho là rực rỡ, huy hoàng sẽ mãi mãi ở lại
với mình. Nghe qua thì có vẽ là mắc tức cười, nhưng đó
là những gì chúng ta luôn đang làm. Sự kháng cự lại dòng
thay đổi thì lại không thích hợp với luật hoàn mỹ của
thế gian — chính là tính chất vô thường. Nếu thế
gian không vô thường (luôn thay đổi) thì nó không thể hoàn
mỹ như-nó-là. Mặc dù vậy, thứ cuối cùng chúng ta
thích vẫn là tính vô thường của chính mình. Ai là người
không trãi qua, một sợi tóc bạc màu và nghĩ, “ố-ồ!”
Cho nên, cuộc chiến lan rộng không ngừng trong lịch sử sinh
tồn của loài người. Chúng ta khước từ nhìn nhận
sự thật xảy ra chung quanh chúng ta. Chúng ta không thật
sự thấy đời sống chút nào cả. Mọi sự chú tâm của
chúng ta thì ở nơi khác. Chúng ta bị lôi cuốn vào trận
chiến không đoạn cuối với nỗi sợ hãi của mình, cho mình,
và sự tồn tại của mình. Nếu chúng ta muốn nhìn thấy
cuộc đời, chúng ta phải lưu ý tới nó. Nhưng kỳ lạ
thay, chúng ta không thích làm chuyện đó, chúng ta chỉ hứng
thú trong trận đấu tranh để bảo tồn chính mình mãi mãi.
Dĩ nhiên nó là một trận đấu tranh đầy vẫy âu lo và vô
hiệu quả, một trận chiến không thể nào khả thắng.
Người thắng luôn luôn là tử thần — cánh tay phải của
Vô thường.
Những
gì chúng ta muốn từ đời sống mà chúng ta đang sống là,
người khác dàn xếp và ca ngợi cho sự vinh quang của mình.
Chúng ta muốn người bạn đời bảo đãm sự an ninh của chúng
ta, tạo cho chúng ta cảm giác tuyệt vời, cho chúng ta những
gì chúng ta muốn, có thế nỗi bồn chồn của ta có thể lắng
dịu trong thời gian ngắn. Chúng ta tìm bạn, mà những
người ấy ít nhất chia cắt đi một phần nỗi lo sợ của
chúng ta, nỗi lo sợ mà chúng ta không muốn có, dù chỉ một
ngày. Chúng ta không muốn thấy nó. Điều tức cười
là, những người bạn của chúng ta không dễ bị chúng ta
gạt gẫm; họ thấy rõ ràng những gì chúng ta đang muốn từ
họ. Tại sao họ lại thấy rõ ràng thế? Bởi vì,
họ cũng làm giống như chúng ta (cùng một mánh khóe).
Họ không hứng thú về cố gắng của chúng ta đang muốn trở
thành trung tâm vũ trụ. Nhưng chúng ta lại cứ dấy động
chiến tranh không ngừng nghĩ. Chúng ta luôn luôn bận rộn
một cách hỗn loạn. Khi những mưu đồ cá nhân để
thắng trận chiến không có kết quả, chúng ta thữ tìm hòa
bình trong chiêu bài của tôn giáo. Có người hứa rằng,
phần thưởng sẽ làm bạn trở nên giàu sang. Chúng ta
đang cố vớt vát một người nào đó nói với chúng ta, “Đừng
lo, mọi việc sẽ trở nên tuyệt vời cho bạn.” Ngay
cả tu thiền, chúng ta cố gắng tìm một lối tắt để chúng
ta có thể đạt được một thắng lợi cá nhân.
Nhiều
người thường hay nói với tôi, “Joko, tại sao bà lại làm
cho sự tu tập trở thành quá khó khăn thế? Tại sao bà không
đưa ra một điều kỳ diệu nào cả?” Nhưng từ quan
điểm của cái Ngã hạn hẹp, tu tập chỉ có thể khó khăn.
Tu tập là dùng để tiêu diệt hoàn toàn cái Ngã nhỏ bé kia,
và cái Ngã kia biết thế nên nó không thích một tí nào cả.
Nó không thể nào đón chào sự tiêu diệt này với sự hoan
hỉ. Cho nên không có gì là tuyệt diệu cho cái Ngã nhỏ
nhoi kia, ngoại trừ chúng ta muốn bị phĩnh phờ.
Bề
mặt kia của sự tu tập thì trái lại: Khi cái Ngã nhỏ bé
— bao gồm sân hận, tham vọng, phàn nàn, tráo trở, thao túng
tự thân — bị tiêu diệt, thì điều kỳ diệu lại xuất
hiện: lạc thú và lòng tự tin chân chính. Chúng ta bắt đầu
hưởng được cái cảm giác quan tâm đến người khác mà
không đòi hỏi bất cứ gì đền trả. Đây là lòng từ bi
chân chánh. Chúng ta có được nó bao nhiêu tùy thuộc vào mức
độ cái Ngã nhỏ bé kia bị thu nhỏ bấy nhiêu. Khi nó
chết, vào lúc này hay khi khác, cũng là lúc chúng ta nhìn thấy
được cuộc sống là gì. Đôi khi, chúng ta có thể hành
động một cách tự nguyện và giúp đỡ người khác.
Lúc tình trạng này tiến triển hơn, nó cũng làm phát sinh
lòng hối hận, bởi vì lúc ấy chúng ta nhận diện ra rằng,
chúng ta gần như mọi lúc gây tác hại cho bản thân và người
khác. Chúng ta ân hận và bản chất của sự ân hận
này là niềm hân hoan trong sạch.
Vậy
chúng ta hãy nhận thức rằng, sự phấn đấu của chúng ta
trong khóa tu là để hoàn thiện bản thân: chúng ta muốn được
giác ngộ, chúng ta muốn sáng tỏ, chúng ta muốn trạng thái
bình thản, chúng ta muốn trí tuệ. Trong khi buổi tọa
thiền của chúng ta đi dần vào phút giây hiện tại thì ta
lại nói, “Thật rõ là chán! những xe cộ chạy qua, hai gối
của tôi đau không chịu được, bụng của tôi đang gào thét…”
Chúng ta không có hứng thú với sự hoàn mỹ của vũ trụ
vô hạn. Thật ra, sự hoàn mỹ của vũ trụ vô biên có
thể là người đang ngồi bên cạnh chúng ta, người mà đang
thở một cách ồ ề hay đang xuất hạn mồ hôi. Sự
toàn mỹ chính là điều kiện không thuận tiện này đây:
“Tôi không có được những thuận lợi gì cả.” Ở
vào bất cứ phút giây nào, sự việc luôn xảy ra theo chiều
hướng của nó. Nhưng chúng ta lại không tiếp nhận như
thế; chúng ta thấy nhàm chán. Mọi chú tâm của chúng
ta theo đuổi những thứ khác. “Bỏ qua cái sự thật gì đó
đi! Tôi đến đây để được giác ngộ thôi!”
Nhưng
thiền là một pháp tu tập tế nhị: ngay cả khi chúng ta đấu
tranh, chống đối, bóp méo vấn đề, những khái niệm của
chúng ta về vấn đề có chiều hướng hũy diệt bản thân
nó. Không cần biết chúng ta như thế nào, dần dần chúng
ta bắt đầu hứng khởi với những gì sự tu tập thật sự
như thế nào, nó trái ngược lại với ý tưởng của chúng
ta đã có về cái phương pháp mà chúng ta nghĩ nó nên ra sao.
Cái tiêu điểm mấu chốt của tu tập chính là khoảng thời
gian va chạm của những tham vọng của mình — về sự đồi
bại cá nhân, sự tự đề cao của mình, lòng ham muốn thao
túng hoàn cảnh của mình. Khi giây phút này xảy ra thường
xuyên trong đời sống của chúng ta: là những phút giây khi
chúng ta cảm thấy cau có, ganh tị, khích động — sự va chạm
giữa cách tôi muốn nó ra sao và cách nó xảy ra như thế nào.
“Tôi ghét cách thở ồn ào của cô ta. Làm sao tôi có
thể chánh niệm được về hiện tại khi cô ta làm thế?”
“Tôi phải tu tập làm sao khi những đứa trẻ hàng xóm đang
chơi nhạc ầm ĩ?” Mỗi phút giây cho chúng ta một cơ hội
quí báu. Ngay cả trong những lúc êm lặng nhất — đến
mức như không có gì xảy ra cả trong ngày — chúng ta cũng
vẫn có nhiều cơ hội để nhận thấy sự va chạm giữ những
gì ta muốn và những gì nó đang xảy ra, khác ra sao.
Sự
tu tập tốt luôn nhắm vào mục đích làm sáng tỏ những nhận
thức sai lầm của chúng ta, cho nên không có gì trong kinh nghiệm
tâm-sinh lý của ta là bí ẩn cả. Chúng ta không chỉ
muốn hiểu biết cơn giận của mình, mà chúng ta còn cần
phải biết phương cách riêng của mình để đối diện nó.
Nếu một sự phản ứng phát sinh lúc không có chánh niệm,
thì chúng ta không thể nào quan sát được cơn giận và nhìn
thấy lúc nó ra đi. Mỗi một phản ứng ngăn ngừa (và
chúng ta có ít nhất một lần trong mỗi năm phút) là thực
hành. Nếu chúng ta thực hành với tư tưởng và cảm
xúc, là những cơ nguyên tạo thành sự phản ứng đó, thì
chúng ta có thể tiếp diện với cái tuyệt đối hay sự thiêng
liêng hay bạn muốn gọi là bất cứ tên gì bạn muốn.
Trong quá trình tu tập đúng đắn chúng ta luôn luôn biến chuyển
từ thói quen tự ngã (bám víu vào phản ứng theo tiềm thức
— bản năng) sang hành động gần gũi với sự vận hành của
vũ trụ; dòng năng lượng (sự vận hành) này thay đổi vũ
trụ hàng triệu lần trong một giây. Trong đời sống
hiện tượng, những gì chúng ta thấy đều vô thường; ngoài
ra thì thuộc về lãnh vực khác; chúng ta sẽ không cho nó một
cái tên. Khi chúng ta tiến đều trong tu tập — chúng
ta càng gần nguồn năng lực của vũ trụ hơn và sự chết
cũng mất đi sức chi phối.
Một
chướng ngại vật to lớn cho sự thấy là thiếu hiểu biết
rằng, tất cả sự tu tập đều có những trở ngại to lớn
của nó. Cái giới hạn của lòng miễn cưỡng sẽ vẫn
còn tồn tại cho đến bao giờ cái tự ngã bị hoàn toàn tiêu
diệt. Chỉ có đức Phật mới không có sự đề kháng
bên trong, và tôi không nghĩ là trong loài người ngày nay có
được bao nhiêu người. Cho đến cuối cuộc đời, chúng
ta luôn luôn có những sự đề kháng tự thân mà chúng ta cần
phải học biết.
Trở
ngại to lớn thứ hai là thiếu trung thực về tự thân trong
từng phút giây (không luôn luôn đối diện với con người
thật của mình). Thật là khó nhìn nhận, “Tôi đang
bị quả báo,” hay là, “Tôi đang bị trừng phạt,” hoặc
là, “Tôi đang tự thị.” Loại trung thực này thì rất
khó làm. Chúng ta không bao giờ muốn chia sẽ với người
khác những gì chúng ta thấy về bản thân mình; nhưng không
có điều gì xảy ra mà chúng ta không nên không chú tâm.
Chúng ta phải công nhận rằng, chúng ta luôn chạy đuổi theo
lý tưởng hoàn mỹ hơn là học biết sự bất toàn của chính
mình.
Trở
ngại thứ ba chúng ta bao giờ cũng có là, chúng ta dễ bị
ảnh hưởng làm cho mất tâm tập trung khi đi đến một ngưỡng
cửa (thấy cảnh giới) trong một buổi tọa thiền. Chúng chỉ
là những pháp hữu vi cũng giống như những thiện pháp khác
— nó không bền — không thật quan trọng ngoại trừ chúng
ta biết mang nó áp dụng vào đời sống của mình.
Chướng
ngại thứ tư là chúng ta có hiểu biết quá giới hạn về
tiến trình tu tập mà chúng ta đang bắt tay vào. Chúng
ta nghĩ là chỉ cần nổ lực trong khoảng thời gian nào đó
để hoàn thành vấn đề này như là xây xong một căn nhà,
hay học xong một chương trình khoa học nào đó mà thôi.
Cái công việc mà chúng ta đang làm thì không phải vô khả
thi, mà cũng không quá khó khăn, nhưng nó thì không đoạn cuối.
Chướng
ngại thứ năm là chúng ta không có đủ Chánh tín. Phần
lớn những người bỏ nhiều thời gian ở thiền viện thì
thay thế những buổi pháp thoại, tham luận phật pháp, đọc
ngữ lục và kinh điển, cho chính sự tu tập. Chúng ta
nói càng ít về tu tập thì càng tốt hơn. Những buổi
trình pháp là lúc duy nhất tôi nói về tu thiền. Và tôi không
nói về Pháp. Tại sao lại nói về nó? Việc làm
của tôi là nhận biết ra tôi vi phạm nó ra làm
sao. Bậc cổ đức có nói, “Tri giả bất ngôn, ngôn
giả bất tri.” Có nghĩa là, “Người biết thì không
nói, còn người nói thì không thật biết.” Khi chúng
ta nói về sự tu tập trong mọi thời, sự đàm luận của
chúng ta cũng là một dạng của Chướng ngại cho sự tu tập
của mình, đang được biện hộ bởi hình thức trao đổi
và học hỏi. Nó giống như là một nhà lý thuyết suông muốn
cứu vớt nhân loại hằng đêm trong buổi ăn tối. Họ
chỉ nói, nói, và nói — nhưng những lời nói kia làm được
những gì? Đối cực lại với đó là mẹ Teresa.
Tôi không nghĩ bà nói gì nhiều bởi vì bà bận rộn với
việc đang làm.
Tu
tập trí tuệ là luôn luôn làm việc với một điều chính:
Nỗi sợ hãi ở ngay trên cái nền của sự tồn tại nhân
loại, sự sợ sệt là Tôi không là gì cả. Dĩ nhiên
tôi không là gì cả, nhưng đó là điều tối hậu tôi muốn
biết. Bản chất của tôi là vô thường trong thể nhân
sinh thay đổi không ngừng mà bề ngoài trông có vẽ thật.
Tôi sợ thấy ra tôi là cái gì: chỉ là một dạng năng lượng
luôn thay đổi. Nhưng tôi không muốn như thế. Cho
nên, tu tập đúng là đối diện với sợ hãi. Sợ hãi
có rất nhiều thể dạng phát sinh từ sự suy tư liên tục,
suy đoán, phân tích, tưởng tượng. Với tất cả các
hoạt động như thế, chúng ta tạo ra một vầng mây bao phủ
để bảo vệ an toàn cho tự thân qua sự tu tập giả vờ.
Tu tập chân chính thì không an toàn chút nào cả; nó là tất
cả những thứ khác ngoại trừ an toàn. Nhưng chúng ta
thì không thích thế, cho nên chúng ta bị ám ảnh với sự
phấn đấu một cách bồn chồn của mình để đạt đến
cái viễn ảnh mơ mộng cá nhân. Loại tu tập ám ảnh
đó, tự nó cũng là một đám mây ngăn che giữa chúng ta và
sự thật. Điều quan trọng là thấy sự việc bằng lối
nhìn Vô ngã: nhìn sự việc như-nó-là. Khi những bình
phong đang che đậy kia bị rớt xuống rồi, thì chúng ta cần
gì phải đặt tên nó. Chúng ta chỉ cần sống và kinh nghiệm
nó (cuộc sống). Và khi chúng ta từ giả cõi đời này,
thì chúng ta tự tại ra đi, không có một vấn đề gì cả.
Không
sao cả.
Giác
ngộ là phần cốt lõi của mọi tôn giáo. Nhưng chúng
ta có cái nhìn rất khác biệt về lãnh vực này. Chúng
ta đánh giá trạng thái giác ngộ đồng dạng với cảnh giới
thật là tĩnh tịch, tốt đẹp, hoàn mỹ, êm ã, thõa mãn.
Nhưng nó không phải là thế.
Tôi
sẽ đặt một số câu hỏi về trạng thái khó chịu rõ ràng.
Tôi không có nói rằng, đừng nên cố gắng ngăn ngừa những
trạng thái này, đừng nên thay đổi chúng. Tôi không
có nói, chúng ta không nên có những cảm giác mạnh hay ưa
chuộng chúng. Tuy nhiên, từ những ví dụ này, chúng ta
khởi đầu cho vài manh mối; khi chúng ta có manh nha thì chúng
ta có thể thấy rõ hơn những gì chúng ta đang làm trong tu
tập. Những câu hỏi là:
Nếu
có người cho tôi biết, “Joko, bà chỉ sống được một
ngày nữa thôi.” Tôi có chấp nhận được không? Hay
nếu ai đó nói với bạn như thế, thì bạn sẽ chấp nhận
ra sao?
Nếu
tôi bị một tai nạn khốc liệt, và mất đi hai chân hay/và
hai tay. Tôi có chấp nhận được không? Nếu xảy ra cho bạn,
bạn sẽ chấp nhận ra sao?
Nếu
tôi sẽ không bao giờ còn nhận được những lời khuyến
khích thân thiện, tử tế của một người nào nữa. Tôi có
chấp nhận được không?
Nếu
vì một lý do gì đó, tôi bị phải nằm liệt trên giường
và bị cơn đau hành hạ cho đến hết cuộc đời còn lại.
Tôi có chấp nhận được không?
Nếu
tôi làm một việc thật là ngu xuẩn trong một hoàn cảnh thật
tệ hại. Tôi có chấp nhận được không?
Nếu
mối tình mà tôi luôn hằng mơ ước sẽ không bao giờ trở
thành hiện thực. Tôi có chấp nhận được không?
Nếu
vì một lý do nào đó, tôi không còn gì cả và trở thành
một người hành khất, không có đủ ăn và không nơi chốn
ở. Tôi có chấp nhận được không? Còn bạn thì sao?
Nếu
tôi phải chia tay với những gì hay những người thân thương
nhất của tôi. Tôi có chấp nhận được không?
Bây giờ
tôi không thể trả lời “Không sao cả” cho bất kỳ một
câu hỏi trên. Nếu bạn là người thành thật, tôi không
nghĩ là bất cứ ai trong chúng ta có thể trả lời như thế.
Nhưng trả lời được “Không sao cả” là một trạng thái
chứng ngộ cao, nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa ra sao về
một vấn đề gì như thể nào mà vẫn “Không sao cả.”
Cho một điều kiện trở nên “Không sao cả”, nó không
có nghĩa là, tôi không kêu gào, hay không than khóc, hay
không phản đối, hay không căm ghét nó. Hát
ca và nhảy múa là âm giai của Pháp; và la hét cùng rên rĩ
cũng là cung điệu của Pháp. Cho những sự việc này
trở nên “Không sao cả” đối với tôi, không có nghĩa là,
tôi sẽ vui mừng về chúng. Vậy, nếu nó như thế thì
“Không sao cả” có nghĩa là gì? Trạng thái giác ngộ
là gì? Khi không còn sự phân cách tồn tại giữa bản
thân và hoàn cảnh điều kiện trong đời sống của chính
mình, bất kỳ nó có xảy ra thế nào, thì hãy như-nó-là.
Dĩ
nhiên, tôi đưa ra một nhóm vấn đề theo chiều hướng đặt
biệt khó chịu cho chúng ta. Thay vì tôi nên hỏi, “Nếu
bạn phải nhận một tỉ đô la, bạn có chấp nhận được
không?” Và bạn có thể nói, “Vâng!” Nhưng để có một
tỉ đô la cũng cho thấy mức độ khó khăn tương đương như
để trở thành một người ăn mày. Trong mỗi trường
hợp trên, câu hỏi là “Ta sẽ hành xử ra sao để sống
với hoàn cảnh mà đời sống mang đến cho ta?”
Đó không có nghĩa là một sự chấp nhận mù quáng. Nó
không có nghĩa là, nếu bạn bị bệnh, thì bạn sẽ không
tận hết khả năng để khang phục; nhưng đôi khi, sự việc
tiến triển không thể tránh khỏi thì sao — có khi ta hoàn
toàn đành phải bó tay. Thế thì đành vậy “Không sao cả”
phải không?
Có
lẽ bạn không tán đồng với quan điểm này mà tôi vừa mới
đưa ra. Một người mà có được trạng thái “Không sao cả”
thì không còn là một con người nữa. Theo cách nói đó,
thì bạn rất là đúng; loại hành xử đó không phải là con
người bình thường nữa. Hoặc chúng ta có thể nói họ là
con người thật đúng nghĩa. Chúng ta có thể nói thế
nào cũng được. Nhưng một người không có ác cảm với
hoàn cảnh và điều kiện chung quanh, thì vốn không phải là
lối hành xử dễ dàng gì, nhất là đối với loại người
mà chúng ta từng biết. Tôi có biết vài người gần
như giống như vậy. Đây là một trạng thái giác ngộ:
trạng thái của một người, mà người đó có thể cởi lòng
ra một cách chân thành, ôm lấy bất cứ biến chuyển cuộc
đời, dù cho là tốt hay xấu. Tôi không đang nói về
một vị thánh; tôi đang nói về một lãnh vực (thường là
đứng trước một thử thách to lớn) tự tại. Ví dụ,
chúng ta thường hay kinh ngạc về vấn đề chúng ta sẽ chết
như thế nào. Điểm trọng yếu là, không phải ta học
làm sao để chết một cách can đảm, mà là học: không
cần chết một cách can đảm. Chúng ta có thể
nghĩ về nó trong một chừng mực nào đó, nhưng đa phần chúng
ta mong muốn trở thành một thứ gì đó chứ không phải là
chính ta hiện tại. Có một quan điểm thú vị thật sự
là: Không nên học cách để lừa đảo những hoàn cảnh khác
nhau (có nghĩa là: trong hoàn cảnh này thì làm cách này; còn
hoàn cảnh kia thì làm cách kia, giống như là đã có kế hoạch
trù định sẵn trước), mà là học “Không cần một quan
điểm nhất định nào cho một hoàn cảnh tương ưng.”
Phần
lớn những pháp trị liệu có dự định điều chỉnh những
nhu cầu và mong muốn của tôi cho tới của bạn, để thúc
đẩy sự đồng cảm giữa chúng ta. Nhưng giả sử tôi
không có bất kỳ sự phản bác nào đối với những nhu cầu
và mong muốn của tôi hay của bạn — tất cả đều hài hòa
như nó là — thì cái gì cần phải điều chỉnh đây?
Bạn có thể muốn nói rằng, một người mà có thể trả
lời bất cứ câu hỏi trên với “Không sao cả!” là một
người quái đản. Tôi thì không nghĩ như thế. Nếu
bạn gặp một người như thế, bạn sẽ không thấy có một
điều gì là bất ổn cả. Bạn có thể cảm nhận ra
một sự bình lặng mênh mông phát ra từ con người này.
Một người có rất ít tư lợi, luôn hài lòng với những
gì trong hiện tại, với mình, với mọi người và mọi sự
kiện chung quanh một cách chân thành. Bạn sẽ tìm thấy người
như thế rất ư là hòa điệu và lân mẫn vào đúng những
tình cảnh thích hợp, hoặc không hoàn toàn đồng tình những
lúc cần thiết phải như thế. Người này biết sự khác
biệt, biết phải làm gì, bởi vì người đó sẽ là bạn.
Vậy
tôi mong bạn suy nghĩ lại: những gì là căn bản cho bạn để
có thể đáp lại những điều kiện của cuộc sống bằng
“Không sao! Tôi không phàn nàn gì cả”? Đó không có
nghĩa là bạn vĩnh viễn không còn đảo lộn nữa, mà là có
một nền tảng làm chổ dựa khi đối diện với mọi hiện
tượng đổi thay trong đời sống, và bạn vẫn có thể điềm
tỉnh, “Không sao!” Những gì chúng ta đang làm trong
sự tu tập của mình (dù cho bạn có biết hay không; hoặc
là bạn có muốn hay không) là học hỏi để biết cái nền
tảng này, sự thật này, để giúp cho chúng ta có thể nói
đúng lúc: “Không sao!” Hoặc tương tự như những lời
cầu nguyện với đức Chúa trời: Ước muốn của người
sẽ được toại.
Một
cách để đo lường sự thực hành của chúng ta là, nhận
xét xem cảm nghĩ của chúng ta có cởi mở nhiều hơn với
đời sống ra sao. Dĩ nhiên, khi nó thì bình thường thì
chúng ta không có gì để nói, nhưng nó vẫn là sự tu tập
của chúng ta. Khi việc gì khả dĩ hài lòng với ta, chúng
ta chấp nhận mọi thứ về nó; chúng ta chấp nhận sự phản
kháng, sự đấu tranh, sự bối rối của mình; thật ra chúng
ta không đi đến đâu được cả theo lối nhìn sự việc của
chúng ta như thế. Và đang lúc chúng ta vui lòng về những
thứ ấy, thì tất cả những phiền trược kia (đấu tranh,
đau đớn, mơ hồ) cũng vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Đây chính là cơ hội cho tu tập. Trong khi chúng ta tọa
thiền băng ngang qua nó, thì sự hiểu biết tăng dần hơn:
“Đúng rồi! Tôi trãi qua những thứ này và tôi không thích
chúng — mong rằng tôi có thể vượt thoát khỏi — và rồi,
nó cũng không đến đổi tệ hại lắm.” Một bước
tiến xa. Ví dụ: Bạn có thể sống hạnh phúc với người
bạn đời của bạn, và nghĩ, “À! người này đúng là người
thích hợp nhất cho tôi!” Thình lình anh ấy hay cô ấy
rời bỏ bạn; nỗi khổ đau sắt nét phát sinh và kinh nghiệm
khổ đau kia rồi cũng phôi pha đi. Suốt quá trình tu thiền,
chúng ta xây đắp một con đường đi vào công án này, nghịch
lý này và dùng nó để chống đỡ đời sống. Chúng
ta biết càng nhiều về những gì xảy ra, thì ngược lại
chúng ta càng ghét cáu chúng bấy nhiêu; và cũng chừng bấy
nhiêu ấy chúng ta phải đấm đá với chúng — để đi đến
“Không sao cả!” Tôi đang làm cho sự tu tập trở nên
khó khăn phải không? Nhưng quả thật tu tập thì thật
là khó khăn. Lạ đời thay, những người tu tập thế
này lại là những người sống rất yêu đời giống như Zorba
the Greek. Vì không kỳ vọng gì từ đời sống nên họ
có thể hưởng thụ nó. Khi những cố sự xảy ra, đa phần
người ta cho là rất thãm hại; những người này có thể
cũng vẫy vùng, tranh đấu và náo động, nhưng (có khác nhiều
người khác) họ vẫn có thể lạc quan — Không sao cả!
Trừ
khi chúng ta hoàn toàn hiểu sai về tu thiền là gì, chúng ta
càng cảm thông nhiều hơn những khó khăn, mệt mõi và đau
đớn, dù là chúng ta không thấy thích chúng. Và cũng
đừng quên những phút giây thần kỳ của khóa tu: để rồi
sự vui sướng và sự hiểu rõ giá trị của chúng ta có thể
làm cho chúng ta bàng hoàng sửng sốt. Đối với lối
tu tập như thế, sự thặng dư sẽ vung bồi cho Trí tuệ.
Tôi thì không hứng thú lắm về kinh nghiệm chứng ngộ so
với việc tăng trưởng thêm Trí tuệ trong tu tập. Bởi
vì khi nó phát triển, cuộc đời của ta sẽ thay đổi một
cách triệt để. Dù là, nó có thể không đổi thay theo
chiều hướng mà chúng ta mong muốn. Chúng ta sẽ trưởng
thành hơn trong sự hiểu biết và sự cảm kích về nét hoàn
mỹ của mỗi phút giây hiện tại trong đời sống: cơn tê
đau ở gối và lưng, sự ngứa ngáy nơi đầu mũi, sự xuất
hạn. Chúng ta trầm tĩnh đủ để nói, “Không sao!”
Sự thần diệu của tọa thiền là sự cảm biết thần kỳ
của sự hiểu rõ giá trị “phút giây hiện tại.”
Thật
là khó khăn cho tôi, nếu tôi không còn nghe nhận được những
lời lẽ chân tình và thân thương. Tôi có chấp nhận
được chăng? Dĩ nhiên là không, nhưng chính gì “không”
đó mà tôi cần phải tu tập. Nếu tôi bị bắt cóc ở
một quốc gia hoang dã và bị giam vào ngục tối, thì sự tu
tập sẽ là gì? Những sự kiện trầm trọng không thường
xảy ra cho phần lớn của chúng ta. Nhưng ở trong phạm
vi hạn hẹp hơn, thiên tai thì luôn xảy ra và chúng ta có thể
hình dung được đời sống của chúng ta có thể bị thay đổi
lớn hoặc hũy diệt hoàn toàn. Lúc ấy trên ngã rẽ cuộc
đời chúng ta bắt buộc phải lựa chọn cho mình một hướng
đi: một là chúng ta trực diện đối mặt cùng thãm họa và
biến nó thành sự tu tập cho chúng ta; hai là, chúng ta thêm
lần nữa trong cuộc đời, trốn chạy và không học được
gì từ cố sự, chỉ nối kết thêm cho những khó khăn mình
đã có trong quá khứ? Nếu chúng ta muốn một cuộc sống
hòa bình và giá trị, chúng ta cần những gì? Chúng ta
cần có một khả năng (thứ này cần học chậm
chạp và miễn cưỡng) để kinh nghiệm cuộc sống của mình
như-nó-là. Trong mọi thời, tôi không muốn làm vậy,
và tôi tin rằng bạn cũng thế. Nhưng đó là những gì
mà chúng ta đến đây để học. Ngỡ ngàng thay, chúng
ta đang học nó. Phần lớn trong chúng ta thì lạc quan
hơn sau khi khóa tu kết thúc. Có thể là “cuối cùng
thì cũng xong, mệt quá!” nhưng không chỉ có thế. Sau
khóa tu học, chỉ thả bước theo con đường cũng đủ nghe
lòng thanh thãn; nó không thanh thãn trước khóa nhưng lại có
cảm giác sau đó. Cái thái độ này có thể không kéo dài.
Ba ngày sau, chúng ta lại quay về đường mòn của tâm thức,
đi tìm những giải đáp kế tiếp. Tuy vậy chúng ta có
học một ít về những điều bất ổn của lối tìm kiếm
này. Càng kinh nghiệm nhiều hơn, cuộc sống càng nới
rộng với trạng thái “Không sao!”, chúng ta sẽ có ít khuynh
hướng lánh xa nó (cuộc đời và những hiện tượng tốt/xấu)
hơn, để mong cầu tìm một ảo ảnh của Chân, Thiện, Mỹ.
Thảm
họa
Theo
tự điển, Thảm họa là “một tác phẩm văn hoa hay nghệ
thuật sân khấu mô tả một nhân vật chính nào đó bị vướng
mắc vào sự đấu tranh có tác động lớn vào nền tảng đạo
đức nhưng kết quả đi đến điêu tàn hay sự thất vọng
sâu xa.” Từ quan điểm thông thường này thì “đời
sống” là một thảm họa — nhưng chúng ta lại bỏ phí cả
cuộc đời mình, cố gắng một cách tuyệt vọng để lẫn
trốn thảm họa (“đời sống”) này. Mỗi người chúng
ta là nhân vật chính của cái sân khấu nhỏ của mình.
Mỗi người chúng ta có cảm tưởng là mình đang đối diện
với một cuộc đấu tranh đạo đức lớn lao. Thế nhưng
không một ai chịu nhìn nhận điều này — vì cuộc chiến
này sẽ kết thúc đời ta trong điêu tàn và đổ nát không
thể nào tránh được. Bên cạnh những biến cố bất
ngờ mà chúng ta đụng độ trong cuộc đời mình, còn có một
“biến cố” ở cuối con đường đời mà không một ai có
thể tránh khỏi. Chúng ta đành chịu. Từ phút giây đời
sống hữu vi bắt đầu nó đã đi dần theo chiều hướng để
đến điểm cuối cùng rồi. Theo quan điểm cá nhân thì
rõ ràng đây là một thảm họa. Cho nên, chúng ta đã
hoang phí cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh vô nghĩa là,
cố gắng tránh cái kết cuộc đó. Chính cuộc đấu tranh
không đúng chỗ đó mới là một thảm họa thật sự.
Giả
sử chúng ta sống gần đại dương, trong một vùng khí hậu
ấm, nơi mà chúng ta có thể tắm biển quanh năm, nhưng cũng
nơi đó lại cũng là vùng có nhiều cá mập. Nếu chúng
ta là những người bơi lội thông minh, chúng ta sẽ nghiên
cứu xem nơi nào của bãi biển là nơi mà cá mập thường
hay lai vãng, rồi chúng ta tránh xa nơi ấy. Nhưng cá mập
thì luôn luôn là cá mập (nhám nhúa và láo cá), sớm muộn
gì một con trong đàn sẽ tản mạn vào nơi ta hay bơi lội
để thăm viếng chúng ta. Chúng ta thì có bao giờ ngờ
là, nếu một con cá mập không chộp được ta thì ngọn thủy
triều vẫn có thể. Chúng ta có thể đã bơi lội cả
đời mà chưa từng gặp một con cá mập, nhưng lo sợ về
chúng thì có thể làm những ngày bơi lội trở nên mất sinh
khí và vui tươi.
Mỗi
người chúng ta đều hình dung ra được con cá mập trong cuộc
đời của chúng ta ở đâu, và chúng ta đã phí gần hết năng
lực đời mình để âu lo về chúng. Thật hợp lý khi
ta cẩn thận đối với những tai nạn vật lý; chúng ta mua
bảo hiểm, chúng ta cho con cái chích ngừa, chúng ta cố gắng
giảm bớt độ mở trong máu. Tuy thế, những sai số vẫn
len lén đi vào tư tưởng của chúng ta. Những dung sai
đó là gì?
Sự
khác biệt là gì giữa sự đề phòng hợp lý và sự lo lắng
liên miên, cho tới nỗi đầu óc quay cuồng? Có một dụ
ngôn trong kinh Phật: một người đàn ông đang bị một con
cọp rượt. Trong cơn tuyệt vọng, anh ta nhảy bổ lên một
vách đá của một cái hố to và chụp lấy một chùm vây leo.
Trong khi con cọp trên cao kia đang nhe móng vuốt muốn vói tới
anh, nhìn xuống dưới vách đá; hởi ôi! một con cọp khác
(cọp đâu mà nhiều đến thế?) đang ngẩn đầu chờ cho anh
mõi mệt rồi buông tay. Trên kia bên bờ vách đá, thì
lại có đang có hai con chuột tinh nghịch đang gặm mòn dần
chùm dây leo mà anh ta đang bám víu. Trong giây phút chỉ
mành treo chuông kia, anh chợt thấy một chùm dâu (trông thật
ngon) gần đó, anh một tay giữ lấy chùm giây leo, còn tay kia
với hái chùm dâu và ăn lấy nó. Chùm dâu thật ngọn
ngào làm sao! Rồi kết cuộc của người đàn ông kia
ra sao? Dĩ nhiên chúng ta cũng biết. Những gì xảy ra cho
người ấy có là một thảm họa hay không?
Nên
nhớ rằng, người kia bị đuổi bắt bởi một con cọp, anh
ta không phải đang nằm đó và nói, “Ồ, tạo hóa thật đẹp
tuyệt vời. Chúng ta là cùng một thể, làm ơn ăn tôi
đi.” Câu chuyện không nói về nét khờ khạo — mặc
dù ở một mức độ nào đó, người kia và con cọp là một
(không phải sau khi ăn anh ta xong!). Người kia đã cố
gắng tự bảo vệ (bằng cách chạy và nhảy xuống vách đá)
với hết khả năng, cũng như tất cả chúng ta. Tuy thế,
nếu chúng ta ở trong tình trạng của người đàn ông kia,
chúng ta hoặc là hoang phí phút giây còn lại của đời mình
(để bồn chồn, hoảng sợ, kêu cứu) hay là để hưởng thụ
cái giá trị của nó (cái phút giây thời gian đó chớ không
phải chùm dâu!). Biết đâu mỗi phút giây không phải
là phút giây cuối cùng phải không? Không có phút giây
nào khác hơn là phút giây này.
Chăm
sóc Tâm và Thân của ta là điều rất ư hợp lý; vấn đề
phát sinh là chúng ta áp đặt thêm vào nó một định danh độc
đáo. Một vài cá nhân trong lịch sử nhân loại xem cái
mệnh danh tương tựa như là tất cả đời sống trong vũ trụ
này như chính là họ. Theo họ vốn không có thãm kịch,
bởi vì theo họ không có kẻ thù hiện hữu. Nếu chúng
ta và cuộc sống là một — không cần biết là ai, là cái
gì, hoặc nó làm gì — không là vai chính, không là kẻ địch,
không là bi kịch.. thì chùm dâu kia có thể thưởng thức được
rồi.
Khi
sự tu tập của chúng ta đều đặn, liên tục, có cường
độ, chúng ta bắt đầu cảm được những sai lệch về định
danh của thân và tâm. Dĩ nhiên, chúng ta thấy điều này ở
nhiều mức độ khác nhau và có số người không thấy gì
cả. Nó không phải là khả năng lãnh hội tri thức. Vật
lý học hiện đại làm sáng tỏ phương diện này là, chúng
ta là “Một”, nghĩa là chúng ta chỉ là một dạng khác của
năng lượng mà thôi, và đó thì không khó khăn gì để thấu
hiểu một cách tri thức. Nhưng là một nhân sinh với tâm,
thân, và cảm giác, chúng ta biết được bao nhiêu về những
tế bào trong cơ thể của chính mình?
Khi
những danh phù với tâm và thân của chúng ta nới rộng ra
tới một mức độ nào đó ta có thể thấy như-nó-là, chúng
ta lúc đó sẽ trở nên cởi mở hơn để nghĩ đến người
khác, mặc dù chúng ta không hoàn toàn tán đồng với họ,
thậm chí chúng ta còn phải đối kháng lại với họ.
Thay đổi thái độ có thể bao gồm cả những quan điểm đối
nghịch của người khác. Khi sự việc xảy ra như thế,
sẽ không còn một vai chính phản kháng lại kẻ địch.
Tu
tập là để thấy sâu suốt hơn vào cái định danh hư cấu
này, đây là một căn bệnh khái niệm đã cưỡng chế mọi
hành động của chúng ta từ bao đời. Trong quá trình
tu thiền, chúng ta có một cơ hội quí giá để đối diện
với chính mình, để thấy cái bản chất của tư duy sai lầm;
do sự sai lầm này đã tạo ra cái ảo tưởng của một cái
Ngã riêng biệt.
Cái
tâm xảo huyệt vô cùng tận của con người có thể hoạt
động rất năng động khi không gặp trở lực nào; nhưng dưới
sự tấn công của thiền tập, ngồi bất động trong nhiều
giờ, tính lừa đảo và trốn tránh trách nhiệm của tâm phải
bị phơi bày rõ ràng. Sự căng thẳng được tạo ra bởi
cái tâm lừa đảo kia cũng bắt đầu bị ảnh hưởng.
Sự kiện này kéo chúng ta về, để nhận thức rằng không
có gì bên ngoài ta đang công kích ta cả. Chúng ta chỉ
bị đột kích bởi tư tưởng của mình, nhu cầu của mình,
luyến đắm của mình, tất cả đều được sinh ra từ cái
định danh của chúng ta, với sự trợ giúp của cái tư duy
lệch lạch của chúng ta. Từ những hiện tượng này
thay phiên nhau tạo thành một cuộc sống gần như khốn khổ
và tơi tả (không trọn vẹn). Tọa thiền mỗi ngày, chúng
ta có thể trốn tránh (ngoài giờ ngồi) được sự nhật thức
này, nhưng nếu chúng ta tu thiền tám giờ một ngày thì thật
là khó mà trốn chạy được; càng tu tập càng nhiều thì
nó càng khó hơn.
Khi
chúng ta tu tập một cách kiên nhẫn (kinh nghiệm hơi thở của
mình, chú tâm về quá trình tư duy), sự nhận thức phát sinh,
không phải theo lề lối tri thức, mà là trong từng tế bào
của bản thân. Tư tưởng lệch lạc sẽ tan biến như
làn mây trong sức nóng của mặt trời, và chúng ta tìm thấy
ở giữa nỗi đau khổ của chúng ta một sự cởi mở, khoảng
trống và niềm vui mà chúng ta chưa từng biết trước đây.
Có
một lần một người khẳng định với tôi, “Những thứ
đó vẫn không thể nào giải quyết vấn đề của sự chết.
Chúng ta vẫn phải chết.” Tất nhiên chúng ta sẽ phải
chết. Nhưng nếu trong một giây trước ngưỡng cửa tử thần
mà chúng ta có thể nói được, “Ồ! Chùm dâu thế mà lại
thật ngon!” — như vậy thì đâu có vấn đề gì đâu.
Nếu con cá mập ăn chúng ta, thì con cá mập có được một
bữa ăn ngon. Rồi có lẽ trong lúc ấy người ngư phủ
lại đang lưới rập con cá mập. Từ quan điểm của
con cá mập thì đó là một thảm họa, nhưng từ góc độ
đời sống con người sao lại là không phải.
Tôi
không đề xuất ra một tiêu chuẩn mới nào cho chúng ta theo
đuổi. Người đàn ông chạy trối chết từ nanh vuốt
của con cọp, run rẩy trong sợ hãi, hữu vi pháp. Chúng
ta là gì cũng là hữu vi pháp. Vậy khi bạn tọa thiền,
và cũng như khi bạn đấu tranh, hay cảm thấy bất hạnh, hoặc
là bối rối, thì hãy là vậy. Nếu bạn đang hạnh phúc,
thì hãy là vậy — nhưng đừng
bám víu vào nó. Có thế,
mỗi phút giây thì chỉ hòa nhập với những gì của phút
giây đó là. Với lối tu tập kiên nhẫn như thế, chúng
ta thấy ra cái tình trạng sai lệch của định danh cá biệt
của mình buộc chặt lấy với thân và tâm ta; chúng ta bắt
đầu hiểu biết.
Thảm
họa luôn luôn cần đến một vai chính bị lôi cuốn vào một
cuộc tranh đấu. Nhưng chúng ta không bắt buộc phải
là nhân vật chính, đang bị vương vấn vào một cuộc tranh
đấu không lối thoát bằng vũ lực bên ngoài chúng ta.
Sự phân tranh là do sự diễn dịch của chính chúng ta, chấm
dứt trong hoang tàn chỉ khi nào chúng ta nhìn nó theo chiều
hướng đó. Trong Tâm Kinh có nói, “Vô vô minh diệc vô
vô minh tận. Nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận. Vô
Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Vô trí diệc vô đắc.” Người
đàn ông bị cọp rượt kia cuối cùng rồi cũng bị cọp ăn
thịt (dĩ nhiên là con chờ phía dưới kia). “Không sao
cả.” Nhứt thiết hữu vi pháp đều không bền vững…