Chương
6: Lý tưởng
Trãi
qua hoàn cảnh
Tôi
nói chuyện với nhiều người và nhận thấy một điều là,
chúng ta không thấy ra được đời sống là gì và tu tập
là gì. Chúng ta luôn luôn lầm lẫn về cái cốt lõi của
sự tu tập và chúng ta bị lạc hướng bởi những quan niệm
sai lầm về nó. Chính ở góc độ sai lầm đó đã góp
phần đưa đẩy chúng ta đến những khổ đau.
Tu
tập có thể trình bày rất đơn giản là, thay đổi từ
một lối sống tự tạo đau khổ cho bản thân sang một lối
sống không còn tạo khổ đau cho chính mình và mọi người
chung quanh. Nghe qua thì rất là đơn giản — ngoại
trừ khi, chúng ta thay thế sự tu tập thật sự bằng những
quan niệm như là, chúng ta phải nên khác đi hay tốt hơn chính
mình hiện giờ; hay là cuộc sống của chúng ta nên khác hơn
so với đời sống đang vận hành trong hiện tại của mình.
Khi chúng ta hoán đổi những ý niệm về những cái “nên
là” (chẳng hạn như quan niệm “Tôi không nên giận giữ,
hay không nên bối rối, hay không nên không-bằng lòng) thế
vào cho đời sống của ta (như-nó-là), thì chúng ta đã đánh
mất đi cái tư thế thăng bằng rồi và sự tu tập của ta
sẽ không có kết quả tốt đẹp gì cả.
Giả
sử, chúng ta muốn nhận biết cảm giác của một người chạy
đua đường trường như thế nào; nếu chúng ta chạy chỉ
hai góc phố, hoặc hai dặm, hay năm dặm, thì chúng ta sẽ biết
những gì về một người chạy qua những đoạn đường này;
nhưng chúng ta vẫn chưa thể nào biết những điều tương
tợ về khoãng đường xa hơn. Chúng ta có thể thuộc
lòng những lý thuyết về chạy đường trường; chúng ta có
thể diễn giải các bảng thống kê về thể lực của những
người chạy đường trường hay nghiên cứu chồng chất tư
liệu nhiều vô tận về chạy đường dài, vẫn không có nghĩa
là chúng ta biết được nó ra sao. Chúng ta chỉ có thể
biết rõ khi chúng ta là người làm việc đó. Chúng ta
chỉ biết đời sống mình khi chúng ta kinh nghiệm trực tiếp
nó thay vì mơ mộng về nó ra sao khi chúng ta làm cái này hay
có cái kia. Cái này gọi là trãi qua giai đoạn thực nghiệm,
thể nhập với tự thân, ở đây và bây giờ.
Giai
đoạn ban đầu trong tu tập là nhận ra rằng, chúng ta không
trãi qua hoàn cảnh, chúng ta luôn nghĩ về cuộc sống của
ta ra sao (hay đã từng là thế nào). Những gì đang hiện
có trong cuộc đời mình lúc này thì chúng ta không muốn trãi
qua (hay kinh nghiệm nó). Những thứ gì mà xảy ra nhiều
lần, cùn nhụt, đau khổ, hay bất hạnh: chúng ta không muốn
thể nhập với nó. Tất nhiên! Giai đoạn đầu tiên trong
tu tập là nhận ra một điều là: chúng ta rất ít khi sống
với hiện tại; chúng ta không kinh nghiệm đời sống, chúng
ta luôn nghĩ về nó, khái niệm hóa nó, có phán xét về nó;
nhưng lại sợ kinh nghiệm nó. Bộ phận lớn của
sự tu tập là nhận ra nỗi sợ và bất mãn này, nó đã làm
choáng ngợp ta như thế nào.
Nếu
chúng ta tu tập với kiên nhẫn và bền chí, chúng ta đi vào
giai đoạn kế tiếp. Chúng ta dần dần bắt đầu nhận
ra cái Ngã làm chướng ngại cả đời sống của mình: Tư
tưởng, Cảm giác, Lẫn trốn, Thao túng, đều có thể quan
sát và cụ thể hóa dễ dàng hơn. Sự thể hiện cụ
thể này thì làm cho ta đau đớn khi nó bị phơi bày ra; và
nếu chúng ta càng tiếp tục, những đám mây mờ kia che phủ
toàn cảnh sẽ trở nên mỏng đi theo thời gian tu tập.
Tính
quyết định và khả năng chửa trị ở giai đoạn thứ ba
là gì? Nó là sự trực nghiệm của những gì mà toàn
bộ cuộc sống ở từng giây phút mà chúng ta trãi qua.
Đơn giản lắm phải không? Vâng. Dễ dàng không? Không.
Tôi
nhớ về một buổi sáng thứ bảy, khi chúng tôi bị trì hoãn
buổi tọa thiền sáng theo thời biểu trong hai-mươi phút để
cho vài người trong chúng tôi có thể đi vài góc đường để
có cơ hội tốt thấy được những người về trước tiên
trong cuộc chạy đường trường ở San Diego. Vào lúc
9:05 thì họ đến. Tôi thật lấy làm kinh ngạc bởi vận tốc
di chuyển của người dẫn đầu: mặc dù anh ta còn lại năm
dặm cuối trong cuộc đua, anh ta vẫn lướt đi theo con đường
một cách gọn gàng. Thật không khó để đánh giá cao cái
khả năng chạy của anh — nhưng ở nơi nào mới là cái mà
chúng ta phải chạy và tu tập? Chúng ta phải tu tập với
chính mình trong hiện thời. Thấy được người chạy
bộ cao cấp thì thật là hứng khởi, nhưng nghĩ là chúng ta
nên giống họ lúc này thì không có ích lợi gì cả.
Chúng ta phải chạy nơi chúng ta đang hiện diện, chúng ta phải
học ở đây và bây giờ, từ phong cách chúng ta đang ở đây
và bây giờ.
Chúng
ta không bao giờ tiến bộ bằng cách mơ mộng về một phối
cảnh huy hoàng trong tương lai hay bằng cách hồi tưởng những
thành quả trong quá khứ. Chúng ta trưởng thành bằng
cách sống trong hiện tại và kinh nghiệm những gì cuộc sống
của chúng ta là, ngay bây giờ. Chúng ta phải kinh nghiệm
cơn giận của mình, nỗi buồn, thất bại, nỗi lo sợ; tất
cả chúng đều có thể là thầy của ta, trong khi chúng ta không
phân chia giữa ta và chúng. Khi chúng ta trốn chạy từ
những gì đang có, chúng ta không thể nào học hỏi được,
thì chúng ta không thể trưởng thành được. Điều đó
không có gì là khó hiểu, mà chỉ khó làm mà thôi. Những
ai bền lòng thì chính là người sẽ trưởng thành trong hiểu
biết và có sự thương cảm. Loại tu tập như thế này
thì cần thời gian bao lâu? Vĩnh viễn.
Khát
vọng và Kỳ vọng
Niềm
khát vọng là thành phần căn bản của sự tu tập. Chúng
ta có thể nói rằng, toàn bộ của quá trình tu thiền phát
sinh từ niềm khát vọng của chúng ta; không có nó thì không
có gì xảy ra cả. Trong cùng thời gian chúng ta nghe là,
chúng ta nên tu tập với không có kỳ vọng gì. Nghe qua
có vẽ mâu thuẫn, bởi vì chúng ta thường bị lẫn lộn giữa
khát vọng và kỳ vọng.
Khát
vọng, trong bối cảnh của tu tập, thì không là gì cả, mà
là chính Chân tánh của riêng ta tìm kiếm để nhận thức
và diễn đạt chính nó. Theo bản chất, tất cả chúng
ta là Phật, nhưng Phật tánh của ta bị khuất lấp. Khát
vọng là chìa khóa đi tới tu tập, bởi vì không có nó, Phật
tánh của ta như là một chiếc xe thật đẹp: cho đến khi
nào có người nào đó ngồi vào nơi chỗ tài xế và cho máy
nổ, bằng không, nó thì vô dụng. Khi chúng ta bắt đầu
tu tập Thiền thì niềm khát vọng vẫn còn nhỏ; nhưng theo
thời gian tu tập phát triển thì niềm khát vọng cũng gia tăng.
Chỉ cần sau sáu tháng tu tập, niềm khát vọng của một thiền
sinh đã khác hẳn so với lúc mới bắt đầu, và sau mười
năm thì chắc chắn khác nhiều hơn. Nó luôn luôn thay
đổi trong thể dạng bên ngoài (mức độ cao, thấp), nhưng
bản chất thì không bao giờ khác. Bao giờ ta còn sống
nó sẽ luôn tăng trưởng.
Một
manh mối chắc chắn nhất là, hoặc là chúng ta được thúc
đẩy bởi khát vọng hay kỳ vọng là, khát vọng thì
luôn luôn cần đáp ứng; nó có thể không dễ chịu, nhưng
nó luôn luôn cần thõa mãn. Kỳ
vọng, thì khác hơn, thì luôn luôn không bao giờ thõa mãn,
bởi vì nó phát khởi từ cái
tâm hẹp hòi, cái Ngã của chúng ta. Khởi đầu từ khi
còn bé, chúng ta sống theo lề lối luôn tìm kiếm những thõa
mãn từ bên ngoài. Chúng ta tìm những phương thức để
che đậy những nỗi lo sợ tiềm ẩn, những thứ này là sự
thiếu vắng trong cuộc đời ta. Chúng ta đi từ thứ này
qua thứ khác để cố gắng lắp vá những lỗ trống mà chúng
ta nghĩ rằng chúng tồn tại.
Chúng
ta cố gắng nhiều cách để lẫn tránh sự không hài lòng.
Ví dụ, phấn đấu để đạt được một điều gì cũng là
một trong những cách đã nói. Sự thành công, bản thân
nó, là một điều tự nhiên, và điều quan trọng là chúng
ta học cách quán xuyến cuộc đời mình tốt đẹp. Nhưng
bao giờ chúng ta vẫn còn cầu tìm những phần thưởng từ
bên ngoài cho tương lai thì, chắc chắn chúng ta sẽ bị thất
vọng về những kỳ vọng của mình. Cuộc sống có đường
lối vận hành riêng của nó, và một trong những cách hay nhất
nó có thể làm hữu hiệu nhất, thường xuyên nhất là làm
cho ta thất vọng.
Thông
thường chúng ta nhìn cuộc đời dưới hai dạng câu hỏi:
“Tôi sẽ được gì từ vấn đề này?” hoặc “Cái này
sẽ gây tổn hại tôi không?” Chúng ta có thể trông
bề ngoài thì yên ổn nhưng bên dưới cái bề ngoài yên ổn
kia tàng ẩn hai câu hỏi kia luôn nung nấu và sôi sục.
Chúng ta tiếp xúc với những pháp huấn luyện tâm linh chẳng
hạn như Thiền là cố gắng tìm sự bình an và mãn nguyện
mà chúng ta không có được. Vậy chúng ta làm sao đây?
Chúng ta vẫn khư khư cái thói quen hàng ngày, mang nó vào trong
sự tu tập của mình. Vẫn gầy dựng lên hết mục tiêu
này sang qua tiêu điểm khác, vẫn giữ theo lề lối cũ là
luôn đeo đuổi theo một thứ gì đó: “Tôi tự vấn bao nhiêu
công án, tôi có thể trãi qua khóa tu này” hoặc là “Tôi
có thể ngồi lâu hơn cô kia, nhưng sao cô ta dường như tiến
bộ lẹ quá,” hay là “Thiền tọa tối qua của tôi thật
tốt — làm cách nào tôi có thể quay lại như thế lần nữa.”
Dù cách này hay cách khác, phong cách tu tập của chúng ta vẫn
đặt trên nền tảng của đấu tranh để đạt đến một
thứ gì đó: được thừa nhận bởi cái nhìn chăm chú của
ta, trở nên quan trọng trong thiền giới, tìm một hang động
kín để ẩn trốn. Chúng ta vẫn làm theo nề nếp mà
ta đã làm; chúng ta kỳ vọng thứ gì (trong trường hợp này
là có được từ tu thiền) sẽ cho ta một sự thõa mãn và
an toàn.
Thiền
sư Đạo Nguyên nói, “Tìm Phật pháp ngoài ta, thì giống như
đặt một con quỉ trên đầu mình.” Tổ Lâm Tế nói,
“Đừng để đầu lên trên đầu.” Đó là tìm chân bình
an và mãn nguyện bên ngoài mình, thì thật là vô vọng.
Thật
là quan trọng cho chúng ta liên tục nghiên cứu Tự tâm để
thấy nó ở đâu (ở trong hay ở ngoài?) và nó luôn tìm kiếm
những gì. Chúng ta luôn tìm những gì ngoài ta? Những
gì, theo ta nghĩ, sẽ làm việc ấy? Nơi chốn? Sự tương
quan? Tham công án? Vẫn là những gì các thiền sư nói,
đặt thêm đầu lên trên đầu mình. Đừng tạo thêm
những gì không cần thiết cho đời mình.
Mỗi
phút giây như-nó-là thì hoàn hảo và trọn vẹn với thực
chất của nó rồi. Nhận biết được điều đó thì
không cần biết điều gì xảy ra trong mọi thời, mọi nơi
chốn chúng ta có thể để nó tự nhiên (không muốn phán đoán
hay thay đổi nó). Ngay bây giờ, hiện tại của bạn là
gì? Hạnh phúc? Bồn chồn? Vui vẻ? Ngã lòng? Chúng ta hòa nhập
với đời sống bằng lối thể nhập với từng giây phút
như-nó-là. Sự tu tập của mình, nỗi khát vọng của
mình, là thể nhập như thế. Nếu bạn sợ sệt, thì
hòa nhập với nỗi sợ, và nơi đó bạn tìm ra an ổn, không
có sợ hải tồn tại.
Có
câu chuyện về ba người chăm chú nhìn một nhà sư đang đứng
trên đỉnh một ngọn đồi. Sau một khoãng thời gian
quan sát, một trong ba người thốt, “Ông ta phải là một
người chăn cừu đang tìm một con cừu đang bị thất lạc.”
Người thứ hai không tán thành, “Không! Ông đâu có nhình
chung quanh. Tôi nghĩ ông ta đang chờ đợi người bạn.”
Người thứ ba thì nói, “Có lẽ ông ấy là một nhà sư.
Tôi bảo đãm ông ta đang thiền định.” Thế rồi họ
tranh cãi về vấn đề vị sư kia đang làm gì. Để phân
định cuộc tranh luận vụn vặt này, họ đi lên đồi để
đến gần hơn. “Ông đang tìm kiếm một con cừu phải
không?” “Không! Tôi đâu có con cừu nào đâu mà tìm.”
“Ồ! vậy ông phải đang chờ đợi một người bạn.” “Không!
Tôi không đợi ai cả.” “À! Vậy thì ông đang thiền
định.” “Không! Tôi chỉ đứng đây thôi và không
làm gì cả.”
Thật
là khó khăn cho ta để giảng giải tường tận về một người
đang đứng và không làm gì cả, bởi vì chúng ta luôn luôn
cố gắng đến một cách rối loạn để đến một nơi nào
đó, để làm một việc gì đó. Thật là không thể thoát
ra khỏi thói quen này dù cho chúng ta luôn cố gắng thử.
Chúng ta mang cái phong cách này vào trong sự tu thiền: “Tôi
biết Phật tánh phải ở nơi nào đó ngoài kia. Nếu tôi tìm
thật kỹ và ngồi thật lâu tôi sẽ tìm ra thôi!” Nhưng
để thấy được Phật tánh, chúng ta cần phải buông xả
tất cả mọi thứ, để hoàn toàn thể nhập với từng giây
phút. Cho nên buông xả bất cứ gì ta đang làm — tìm
con cừu lạc, đợi bạn, thiền tập — chúng ta chỉ đứng
đây, bây giờ, không làm gì cả.
Nếu
chúng ta cố gắng trở nên trầm tĩnh, thông tư, và hiểu thấu
một cách thần kỳ mọi sự bằng cách tu thiền, thì chúng
ta sẽ không bao giờ hiểu đúng và hành đúng. Từng
phút giây như-nó-là, là một sự biểu thị bất ngờ của
sự thật tuyệt đối. Nếu chúng ta tu tập với nỗi
khát vọng, chỉ sống với phút giây hiện tại, cuộc đời
ta dần dần chuyển biến và thay đổi tốt đẹp. Ở
phút giây nào đó, chúng ta bất chợt có sự tự chứng, nhưng
điều quan trọng nhất vẫn là sự thực hành đều đặn trong
từng giây phút với sự mong muốn sâu xa.
Khi
chúng ta sẵn sàng sống trong giây phút hiện tại, đúng chuẫn
như-ta-đang-là, thì cuộc đời sẽ suông sẽ: cảm thấy khỏe
cũng bình thường, mà cảm thấy bất an cũng không sao cả;
nếu sự kiện xảy ra tốt hay xấu cũng không sao cả.
Sự xáo trộn cảm giác mà chúng ta kinh nghiệm có trở thành
vấn đề phiền não cho mình chỉ khi nào chúng ta không muốn
sự kiện xảy ra theo chiều hướng của chúng.
Tất cả chúng ta đều có kỳ vọng, nhưng khi sự tu tập phát
triển mạnh dần thì những kỳ vọng này sẽ teo nhỏ lại,
như những chiếc lá khô và sẽ bị gió thổi bay đi.
Rồi chúng ta chỉ còn lại trơ trọi với những gì ở đây
và bây giờ. Cảnh trạng này trông có vẻ đáng sợ bởi
vì cái tâm luôn kỳ vọng của ta bao giờ cũng muốn đời
sống trôi chảy theo một chiều hướng nhất định: chúng
ta muốn vui vẻ, chúng ta không muốn bị phân vân, không muốn
bị chao đão — mỗi người của chúng ta có một bảng kê
khai riêng cho chính mình.
Nhưng
khi chúng ta mệt mõi sau khi làm việc, thì đó là mệt mõi
chân tâm; khi chân bị đau sau buổi tọa thiền thì đó là
tê cứng chân tâm; khi bạn thất vọng về một khía cạnh
nào đó của mình, thì đó là thất vọng chân tâm. Thế
thôi!
Khi
chúng ta có khát vọng, chúng ta nhìn vào sự việc trong một
chiều hướng khác hẳn hơn so với khi chúng ta có những kỳ
vọng. Chúng ta có can đảm đối diện với hiện trạng
— thật ra, đây chỉ là hiện trạng duy nhất ta có thể có.
Nếu tâm lang bạt theo những kỳ vọng, có được nỗi
khát vọng sẽ nhẹ nhàng kéo ta về với phút giây hiện tại.
Tâm lúc nào cũng lang thang, vơ vẫn; khi nó lạc lõng như thế
ta chỉ đơn giản kéo nó trở về hiện tại mà không cần
phải lo lắng hay phấn khởi gì cả. Định, tập trung
tư tưởng, hay Thiền Định phi tưởng phi phi tưởng xứ sẽ
phát triển tự nhiên và không thể nào tránh được từ lối
tu tập này, và thực chất của nỗi khát vọng cũng sẽ bành
trướng sâu rộng và rõ ràng hơn.
Thấu
suốt thượng tầng kiến trúc
Giả
sử rằng, chúng ta nói về cuộc đời mình giống như một
cái nhà và chúng ta sống trong đó, rồi những sự việc xảy
ra chung quanh. Có những ngày đẹp trời, có khi trong ngày
có giông bảo; đôi khi ngôi nhà cần sơn phết lại. Mọi
tình tiết sôi nổi xảy ra bên trong cái nhà, giữa những người
sống trong căn nhà kia diễn tiến đều đặn. Chúng ta
cũng có khi bị bệnh, hay khi vui, khi buồn. Hầu như ai
cũng như thế. Chúng ta sống với đời sống của mình
trong căn nhà (mua hay mướn) và mọi thứ xảy ra theo chiều
hướng của nó. Nhưng — chính thứ này làm cho sự tu
tập trở nên quan trọng — chúng ta có căn nhà này, mà căn
nhà này lại nằm bên trong một căn nhà khác lớn hơn.
Nói khác hơn, căn nhà của ta là một bộ phận nhỏ của căn
nhà kia.
Nếu
đời sống của ta tốt đẹp thì không sao cả. Chúng ta lại
thường hay không nghĩ thế, chúng ta luôn nghĩ rằng có một
điều gì không ổn cho cuộc sống của mình. Nhưng thật
ra đời sống của ta không có gì là bất ổn cả, nó luôn
là thế. Nhưng chúng ta luôn dựng đứng lên một
cái khung (khái niệm) vừa dày, vừa tối lên trên cái nhà
mà ta đang sống. Cho nên cái nhà của ta càng trở nên
giống một căn tù vừa tối tăm và mờ mịt. Chính cái
không gian nửa sáng, nửa tối đó tạo ra nét huyền bí đáng
sợ, và dễ chán nãn. Cái lỗi lầm to lớn nhất trong
cuộc đời (cũng như trong tu tập) của chúng ta là: chúng ta
nghĩ rằng cuộc đời với những thăng trầm, thay đổi, mà
ta đang sống là có vấn đề. Chính vì ta nghĩ như thế,
cho nên ta luôn luôn bận rộn; và gần như trọn cuộc đời
mình, chúng ta bận rộn với công việc xây thêm cái khung kia
để bảo vệ căn nhà của mình — nhưng vô tình chung, chúng
ta đang biến căn nhà (đời sống) của mình thành một nhà
tù giam lấy chính mình.
Tu
thiền trước hết phải thấy rằng chúng ta từng làm (dựng
cái khung) như thế; rồi sau đó nhìn ra cái khung kia là gì
— nó làm việc ra sao, nó làm bằng những thứ gì, những
gì chúng ta phải làm và không phải làm đối với nó.
Chúng ta thường hay nghĩ, “Thật khó chịu, tôi phải thoát
bỏ nó.” Không phải vậy! Tôi không nghĩ đó là cách.
Thật ra, cái khung kia đang bao phủ cuộc đời chúng ta, vốn
không có thực chất. Sở dĩ nó hiện hữu là vì bởi
chúng ta xử dụng tâm của mình không đúng. Cho nên vấn
đề ở đây không phải là thoát khỏi nó, vì nó không thật
có; mà là nhận diện rõ cái thực chất của vấn đề.
Và khi chúng ta thấy được cái bản thể của vấn đề, thì
cái khung kia không còn dày và tối nữa, mà nó trở nên trong
suốt và chúng ta có thể nhìn xuyên suốt qua nó. Giác
ngộ (mang vào nhiều hơn ánh sáng) là những gì xảy ra trong
tu tập. Thật ra, chúng ta không phải bỏ đi cái khung
không thật kia, mà là nhìn thấu ra nó không thật có; khi chúng
ta nhận thức ra bản thể của nó là thế thì nó không còn
tác động mạnh mẽ được vào đời sống của ta; đồng
thời chúng ta có thể nhìn được sự việc đúng đắn hơn
những gì xảy ra trong đời sống quanh ta. Và cứ thế
mà tuần tự hoạt động thì cuộc đời của ta sẽ đâu vào
đó thôi, không có gì trở ngại cho ta cả. Ngay cả trong
trường hợp ta gặp phải vấn đề khó khăn to lớn, thì nó
cũng là một phần của đời sống. Chính vì bởi chúng
ta không chịu chấp nhận đời sống như-nó-là; chúng ta chỉ
ưa chuộng những gì vui sướng, cho nên ta lựa chọn những
thứ mình thích từ cuộc đời và tránh xa những thứ khác
(mình không thích). Nói cách khác, chúng ta không chịu
yên sống khi hoàn cảnh sống thay đổi vào giai đoạn nó không
vừa lòng mong mõi của ta.
Mỗi
người trong chúng ta ở đây đều có một bảng thống kê
những sự việc mà mình không thích có trong cuộc đời của
mình. “Nó không là thế! Nó không nên như vậy!” Ví
dụ: Khi tôi vẫn còn ở tuổi mới trưởng thành, nếu tôi
không có cuộc hẹn hò vào tối thứ bảy, thì đó là một
điều mà tôi không thể chấp nhận được. Tôi đã áp
đặt không biết bao nhiêu lý do lên trên nỗi buồn của “không
có cuộc hẹn nào”: “Có gì đó không ổn. Tôi nên thay đổi
kiểu tóc của tôi. Tôi cần nên có màu nước sơn khác
cho móng tay. Tôi cần …” Tất nhiên, đó là một
ví dụ ngớ ngẩn. Nhưng trong những cơn sốc lớn trong đời
sống chúng ta thường hay làm những hành động ngớ ngẫn
như thế. Bởi vì sự thiếu thiện ý về đời sống
của chúng ta là như thế, chúng ta luôn luôn cộng thêm biết
bao là những thứ không liên hệ và không cần thiết vào những
vấn đề đang có. Không ai ở đây mà không làm thế
cả, không loại trừ ai hết. Chừng bao giờ ta còn sống,
chúng ta sẽ luôn có ít nhất một lớp bao bọc quanh cái khung
cho đời sống của mình. Còn dày bao nhiêu thì đó vẫn
còn là câu hỏi.
Tu
thiền không phải là đạt đến một nơi hay một trạng thái
bình an đặt biệt, hay một thứ gì đó khác hơn so với cái
đời sống của ta như-nó-là. Đó là một điều khó
khăn nhất cho một người nhận thức ra: rằng sự khó khăn
đang có trong giây phút này chính là sự hoàn mỹ. “Thầy
ám chỉ gì khi nói chúng (những khó khăn) là sự hoàn mỹ?
Ta tu tập để từ bỏ chúng kia mà!” Không! Chúng ta
không phải từ bỏ chúng, mà là phải thấy cái bản chất
của chúng. Cái khung kia sẽ trụ hình trước mắt ta,
rồi ta có thể mang cái búa Trí tuệ đập vào nó để tạo
ra một lổ lớn ở chỗ này, rồi chỗ kia. Cho nên có
một điều mà tôi muốn bạn làm là, nhận diện cho mình cái
gì trong cuộc đời mình lúc này làm cho bạn không thể chấp
nhận đời mình như-nó-là. Nó có thể là cái phiền
muộn về người hôn phối; nó có thể là sự mất việc làm;
nó có thể là sự thất vọng về một mục tiêu chưa đạt
được. Ngay cả, có thể là những sự kiện xảy ra thì
rất ư là đáng sợ và căng thẵng. Đó là điều khó
khăn để nhận ra được nó. Tu tập tinh tấn thì rất
là cần thiết để có thể tạo ra một vết lõm vào trong
cái lối nhìn cuộc đời theo thói quen. Thật là khó để
hiểu thấu là chúng ta vốn không cần phải từ bỏ những
thiên tai. Thiên tai là lẽ thường. Chúng ta không
bắt buộc phải thích nó, nhưng nó là chuyện thường tình.
Bước
đầu tiên trong sự tu tập là nhận thức ra rằng, chúng ta
đã từng dựng lên một cái khung không tưởng này. Và
khi tọa thiền (nhất là trong lúc chúng ta lập Niệm) chúng
ta bắt đầu thấy rằng chúng ta không bao giờ sống với đời
mình như-nó-là. Cuộc sống của chúng ta bị lạc vào
trong luồng tư tưởng vị kỷ, bị đổi màu bởi cái khung
dày kia. (Chúng ta cho là chúng ta muốn nhìn xuyên suốt qua cái
khung này. Nhưng cũng có người không muốn thế.
Cũng không sao cả. Không phải ai ai cũng nên tu thiền.
Nó đòi hỏi làm cho vỡ mộng. Nghe qua có vẽ như hù dọa
đối với những người mới bắt đầu, nhưng rõ ràng đó
là một mặt của phương pháp tu này. Còn mặt kia thì,
đời sống sẽ trở nên hoàn hão hơn khi ta tu tập. Cả
hai luôn hỗ tương với nhau.) Vập quá trình tu tập là,
trước tiên phải có sự chú tâm, ban đầu có vẽ hơi mơ
hồ về những gì mình đã gầy dựng lên; và kế tiếp là
thực hành. Sự giải thoát là nhìn thấu suốt cái bản
chất không thật của cái khung mà mình đã dựng lên.
Không có nó, cuộc đời sẽ luân lưu trôi chảy mà không có
trở ngại. Bạn có hiểu tôi nói gì không? Nghe qua có
vẻ hơi điên phải không?
Hãy
nhận thức xem những khái niệm của chúng ta lập ra có phải
là những cái khung không? Khi chúng ta bị câu thúc bởi
lối nhìn — chúng ta phải như thế này hay là người kia phải
nên thế kia — chúng ta có thể thông cảm rất ít về đời
sống như-nó-là. Tu tập là phải làm cho tan vỡ
cái khái niệm sai lầm kia của chúng ta. Rồi chúng
ta phát biểu một sự thật mà phần lớn con người ta thì
không thể chấp nhận được (vì nó không phù hợp với những
khái niệm đã chống đỡ cái thế giới hư cấu của họ).
Bây giờ đây, nhìn vào sự tu tập của mình để xem mình
có muốn thực hành hay không. Sau một thời gian tọa thiền
thì cái gì sẽ xảy ra, “Tôi không muốn làm những thứ này!
Tôi không thích tu thiền chút nào cả!” Nhưng đó cũng
là một giai đoạn của tu tập kia mà.
Để
nhìn vào cái khung mà chúng ta đã dựng lên, là một quá trình
đòi hỏi nhiều nghị lực và tế nhị. Điều bí mật là,
chúng ta thích cái khung không thật kia nhiều hơn là cái đời
sống thật của ta. Nhiều người thà là tự giết dần
bản thân chứ không muốn phá hũy đi cái khung kia của họ.
Họ sẽ (bằng lòng) từ bỏ đi đời sống của mình, trước
hơn là từ bỏ sự chấp thủ vào cơn mơ của họ. Đó
vốn không phải là một điều lạ lùng gì. Nhưng dù
muốn hay không, chúng ta có muốn tự tử đi chăng nữa, cái
chấp thủ vào giấc mơ của ta vẫn mãi ở trong tình trạng
nghi vấn và không thể đạt đến. Chúng ta (có) đang
tự giết chết chính mình (để phản kháng lại cuộc đời)
thì đời sống thật của chúng ta vẫn trôi chảy mà chừng
như không hề hay biết đến. Chúng ta bị làm cho mất
cảm giác bởi cái quan niệm con người phải như thế này
hay thế kia, đó là một thảm họa. Cái lý do khiến chúng
ta không hiểu rằng đó là một thảm họa là vì niềm mơ
mộng kia thật là êm ái và quyến rũ. Thông thường chúng
ta nghĩ là, thảm họa là những sự kiện xảy ra như sự chìm
của chiếc tàu Titanic. Nhưng khi chúng ta lạc mất trong
khái niệm và sự hoang tưởng của mình, sự khoái lạc do
chúng mang đến, đây chính là thảm họa, sẽ dìm chết chúng
ta.
Có
một điểm khác tôi muốn nói. Con gái của tôi và tôi
đang nói về một người đàn ông, mà người này thì đang
làm một điều đồi bại, và tôi thì thầm, “Ông ta nên
ý thức về những gì ông ta đang làm.” Cô ta cười
và nói, “Mẹ, nếu ta không-ý-thức, thì bản chất của không-ý-thức
là gì? Chỉ là trạng thái không-ý-thức.” Đúng
là như vậy: trạng thái không
ý thức nghĩa là ta không thấy ra những gì ta đang làm.
Vậy có một vấn đề trong tu tập là, tất cả chúng
ta ở một mức độ nào đó “không ý thức” và không sẵn
lòng để ý thức. Mổ sẽ vấn đề này như thế
nào đây? Một phần của công việc này là của tôi,
nhưng phần lớn vẫn là của bạn. Tôi nhớ có một thiền
giả lớn tuổi ở nhiều năm trước, người cúng dường một
buổi nói chuyện thật đáng yêu về bố thí và lòng bi mẫn.
Ngày hôm sau, tôi chăm chú nhìn ông khi có người gọi để
tập hợp thành hàng để trình pháp. Ông dường như bò
lách để được vị trí phía hàng đầu — không ý thức
được tính ích kỷ của mình. Cho đến khi nào chúng
ta thấy chúng ta đang làm gì, bằng không chúng ta sẽ làm tương
tự như ông kia. Vậy trong sự tu tập của chúng
ta, một trong những nhiệm vụ của mình là luôn gìn giữ
cái khả năng để nhận thấy này. Thật là khó,
bởi vì chúng ta không có hứng thú nhiều gì về lối nhìn
thế này.
Kỷ
luật có mục đích chính giúp cho chúng ta tự ép buộc mình
làm một điều gì. Nhưng kỷ luật thì đơn thuần là,
mang mọi ánh sáng mà chúng ta có thể mời gọi, để giúp
ta có thể thấy tốt hơn trong tu tập. Kỷ luật có thể
là chính thức, như là nghi lễ trong thiền đường, hay là
không chính thức, như giới hạnh trong đời sống. Người
thiền sinh kỷ luật là người luôn luôn áp dụng học hỏi
trong mọi lãnh vực trong ngày để tiến bộ.
Câu
hỏi thì cũng vẫn là vậy: trong phút giây hiện tại, những
gì chúng ta thấy và không thấy? Nếu chúng ta tu tập
thật tốt, một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy những thứ
mà chúng ta chưa từng bao giờ thấy trước đây. Rồi
sau đó chúng ta có thể làm việc với nó. Tu tập
là để giữ cái sức ép ngũ ngầm hoạt động luôn từ sáng
cho đến tối. Trong khi chúng ta làm thế, cái khung
kia sẽ trở nên trong suốt dần để cho ta có thể thấy rõ
ràng đời sống như nó là.
Những
gì tôi nói đây là theo chiều hướng chung của sự tu tập,
buổi nói chuyện như vậy có thể nhấn mạnh vài điều và
lướt qua vài điều khác. Đó là điều không thể tránh khỏi.
Những câu hỏi có thể giúp làm sáng tỏ thêm buổi nói chuyện.
Hỏi:
Vâng! Đúng thế. Có hai người của tôi ở đây và chúng tôi
bị lẫn lộn khi thầy thuyết giảng như thế. Một người
của tôi có rất nhiều quan niệm…
Joko:
Vâng! Đó là những gì chúng ta muốn phá hũy đi.
Người
khác hỏi: Có phải chăng là thầy muốn nói, tôi không nên
dính líu với những việc của đoàn thể?
Joko:
Ồ! Dĩ nhiên là không phải.
Hỏi:
Nhưng đó là một lý tưởng.
Joko:
Không! Nó không phải là một lý tưởng, bạn chỉ làm nó
thôi. Nhưng (bạn phải) nhận được ra bất cứ tư tưởng
khái niệm nào mà bạn đã cộng thêm vào cho những gì bạn
làm mà thôi. Nếu có người sắp bị chết đi vì đói
trước sân nhà của bạn, chúng ta chắc chắn sẽ không hỏi
xem cần phải làm gì. Chúng ta đi tìm ngay thức ăn cho người
ấy. Rồi sau đó, chúng ta có thể quan tâm đến vấn
đề là: chúng ta tốt như thế nào khi làm việc (thương người?)
ấy. Đó là những gì chúng ta cộng thêm vào. Đó
là cái thượng tầng kiến trúc. Có cái bản thể của
hành động và kế đến có cái khung thượng tầng kiến trúc.
Bằng tất cả ý nghĩa của “làm”. Phương thức hữu
hiệu nhất để làm lay động cái thượng tầng kiến trúc
là, làm tất cả mọi thứ mà chúng ta vẫn thường hay làm,
nhưng làm chúng với sự chú tâm càng nhiều càng tốt
và nếu có thể cộng thêm sự tập trung. Rồi
chúng ta thấy nhiều thêm hơn.
Hỏi:
Đó chính là một phần kia của con người tôi. Nửa phần
còn lại thì thất nghiệp, chán nản, và đói khát, cộng thêm
những người đang nương tựa vào tôi. Những gì tôi
nghe thầy nói là, tôi nên thưởng thức cơn đói và tình trạng
thất nghiệp của tôi, và dường như là tôi không nên tìm
một công việc làm.
Joko:
Không phải như thế! Dù cho bằng bất cứ cách diễn giải
của ngôn từ nào! Nếu bạn thất nghiệp, hãy tận dụng khả
năng mình để tìm một việc làm. Hay là nếu bạn bị
bệnh, làm những gì bạn có thể để được khang phục lại.
Nhưng những gì bạn cộng thêm vào những hành động cơ bản
này thì là thượng tầng kiến trúc. Nó có thể là, “Tôi
là một người vô dụng, không ai muốn mướn một người
như tôi cả!” Đó là cái khung. Bị thất nghiệp
nghĩa là, nhìn vào cái sắc xuất của công việc mà bạn làm
so với nhu cầu đòi của thị trường trong giai đoạn hiện
tại và nếu cần thiết phải học hỏi thêm những kiến thức
mới để nâng cao khả năng làm việc của bạn trong nghề
nghiệp đó. Nhưng chúng ta luôn làm là cộng vào sự thật
cơ bản bằng với mọi hiện trạng cho xấu thêm.
Hỏi:
Tôi nhìn vào đời sống của cha mẹ tôi và bị ảnh hưởng.
Trong vài lãnh vực thì họ không vững vàng và tôi có vẽ
lo lắng về vấn đề này. Nhà tâm lý học nói rằng,
năm năm đầu trong cuộc đời của một người có tác động
lớn về sự hình thành cái căn bản của một đời sống.
Thầy nghĩ sao về vấn đề này?
Joko:
Có hai lối nhìn. Từ góc nhìn tương đối, chúng ta có di truyền.
Nhiều sự việc xảy ra cho mỗi người chúng ta và chúng ta
như là hôm nay bởi vì một phần của di truyền tính.
Nhưng theo góc độ khác, chúng ta không có di truyền tính.
Tu thiền là nhìn xuyên suốt sự tham đắm của chúng ta, bằng
cách bám víu vào bối cảnh và tìm nguyên do cho những gì chúng
ta hôm nay, thay vì đối diện với hiện thực của những gì
đang là chúng ta bây giờ. Có nhiều loại trị liệu.
Nhưng bất cứ phương pháp trị liệu nào đưa bạn tới cảm
giác là cuộc đời của bạn thì tàn tệ bởi vì những thứ
do người khác gây ra cho bạn, thì mang lại kết quả ít nhất.
Bởi vì mỗi người chúng ta có tác động lớn nhất cho chính
mình kia mà, phải không? Nhưng trách nhiệm của chúng
ta thì luôn luôn ở đây, bây giờ, là kinh nghiệm cái thực
chất của đời sống của mình như-nó-là (chứ không trút
trách nhiệm cho người khác.) Nếu chúng ta đổ trút trách
nhiệm vào bất kỳ một ai, thì ta nên biết rằng ta đang bị
vướng mắc; ta có thể chắc chắn điều đó.
Hỏi:
Làm sao biết được?
Joko:
Biết gì?
Hỏi:
Làm sao thầy biết được tất cả những thứ này?
Joko:
Tôi không có nói là tôi biết nó… Tôi nghĩ là nó quá rõ
ràng từ nhiều năm tọa thiền. Và tôi cũng không bảo
rằng bạn nên tin vào đó. Tôi không muốn một người
nào ở đây tin vào những gì tôi đang nói cả — Tôi muốn
bạn hãy làm việc với kinh nghiệm của chính mình. Rồi sẽ
tự thấy những sự thật cho mình. Nhưng cái cụ thể
mà bạn muốn hỏi về những gì tôi nói là gì?
Hỏi:
Có lẽ tôi muốn hỏi sự sẳn lòng của tôi để tin vào thầy.
Joko:
Nhưng tôi không muốn bạn tin vào tôi kia mà! Tôi muốn bạn
thực dụng! Chúng ta gần giống như những khoa học gia làm
việc với đời sống riêng của mình. Nếu chúng ta là
quan sát viên, thì chúng ta nhìn vào tự thân để xem là phương
pháp thí nghiệm có hữu hiệu hay không. Nếu chúng ta
tu tập với đời sống của chính mình và cái thượng tầng
kiến trúc kia mõng đi, thì chúng ta sẽ biết được tự thân.
Và sự tu tập không bao giờ quay trở lại gây tổn hại cho
bạn. Không có gì mà tôi đã khuyên bạn làm sẽ gây
thương tổn cho bạn cả.
Hỏi:
Câu hỏi của tôi thì hòa lẫn với đạo hữu kia. Chừng
như khi tu tập chúng ta phải có nhiều niềm tin trong chính
mình. Đây là theo cảm giác của tôi.
Joko:
À! Gọi nó là niềm tin nếu bạn thấy thích vậy. Tôi
nghĩ là, bạn sẽ không đến đây nếu bạn cảm thấy sự
tu tập sẽ không mang lại lợi ích gì cho mình. Đó cũng
là một dạng của niềm tin.
Hỏi:
Theo tôi suy luận, tôi cảm thấy nó thật sự quan trọng để
biết những gì xảy ra tới tôi trong thời thơ ấu…
Joko:
Tôi chưa hề nói là nó không có ích lợi gì. Nhưng kinh
nghiệm của bạn trong giây phút hiện tại thì gói trọn cả
cuộc đời của bạn, bao gồm cả quá khứ, và nó tùy thuộc
vào bạn có biết hay không cái cách kinh nghiệm những thứ
đó ra sao — thật sự kinh nghiệm nó. Thấy hay không,
chúng ta nói thật nhiều về thể nhập kinh nghiệm, nhưng làm
được thì không dễ dàng gì và chúng ta lại áp dụng nó
rất rời rạc. Một điều tôi hay thuyết giảng về kinh
nghiệm là, rất khó khăn để hành nó cho nên chúng ta hay tránh
né nó. Nhưng khi chúng ta tu tập tốt, cuộc đời mình
— quá khứ và hiện tại — sẽ tự phân tách ra lấy, từng
chút, từng chút một.
Hỏi:
Nơi nào là người cầu nguyện và sự xác định trong Tu thiền?
Joko:
Người cầu nguyện và thiền giả là giống nhau, không khác.
Còn sự xác định thì tôi tránh, bởi vì sự xác định (như
là câu “Tôi thật sự là người khỏe mạnh”) có thể tạo
ra một cảm giác khỏe mạnh tạm thời, nhưng nó lại không
biểu thị được sự thật hiện tiền — là có thể tôi
đang mang bệnh trong người.
Hỏi:
Còn về tất cả các thế lực xấu xa chung quanh chúng ta chừng
như càng trở nên lớn mạnh thêm ra?
Joko:
Tôi không nghĩ rằng có các thế lực xấu xa chung quanh chúng
ta. Tôi nghĩ là, có những hành động bất thiện đã
được tạo ra, nhưng đó thì khác hẳn. Nếu một người
đang gây hại một đứa bé, chắc chắn bạn muốn ngăn chận
ngay hành động đó; nhưng chỉ trích con người có hành động
bất nhân kia là kẻ hung tàn thì nghe có vẻ không thực tiễn
chút nào cả. Chúng ta nên chống đối những hành
động ác độc, chứ không phải chống đối con người.
Nhưng trên thực tế thì chúng ta làm trái ngược, chúng
ta đi khắp nơi để phê phán loại người này, chỉ trích
nhóm người kia, mà trong đó có cả chúng ta.
Hỏi:
Nếu như theo lý luận trên, thầy không thể gọi bất cứ
ai là người tốt cả.
Joko:
Đúng thế! Thực chất theo thiền ngữ, chúng ta “không là
gì cả”… chúng ta chỉ là “sự làm” những gì chúng ta
đang làm. Nhưng nếu chúng ta thấy được cái bản thể
không thật của cái thượng tầng kiến trúc, thì chúng ta
có chiều hướng làm những sự việc có tính chất thiện.
Khi không còn gì ngăn cách giữa chúng ta và những thứ (người
và sự kiện) khác tự nhiên chúng ta làm đúng. Bản chất
của chúng ta là làm hành động có tính chất thiện.