LUẬN
MỘT
TU
TẬP CÔNG ÁN:
PHUƠNG
TIỆN CHỨNG NGỘ
Phần
II
1.
TU TẬP CÔNG ÁN VÀ NIỆM PHẬT
Bây
giờ là lúc chúng ta thử xem lối tu tập công án có liên hệ
gì với phép Niệm Phật. Phật giáo Trung hoa đã phát triển
theo hai đường là Thiền và Niệm Phật; đề cập đến mối
quan hệ của chứng tức là tìm hiểu một vài sự kiện tâm
lý của căn bản của đời sống Phật tử, và tôi muốn nói,
của tất cả đời sống tôn giáo.
Trong
số những trường hợp dẫn đến lối đề cập công án một
cách máy móc, chúng ta có thể bước đến ưu thế của phép
Niệm Phật trong các triều đại Nguyên và Minh; phép Niệm
Phật đặc biệt là niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà (Amitabha).
Theo
lịch sử, chúng ta có thể đánh dấu khởi nguyên của thuyết
Niệm Phật trong những thời kỳ đầu tiên của đạo Phật
ở xứ Ấn. Tại Trung Hoa, nhóm tín đồ Niệm Phật đầu tiên
là Bạch Liên Xã do Huệ Viễn (mất năm 416) lãnh đạo. Tín
ngưỡng Phật giáo được quần chúng hóa dẫn qua các triều
đại tiếp theo. Việc quần chúng hóa này đã quảng bá phép
Niệm Phật khắp xứ Trung Hoa bên cạnh Thiền tông có tính
chất thượng lưu hơn. Xét bề ngoài, phép Niệm Phật đối
lập hẳn với Thiền; vì Thiền không nương tựa vào ai ngoài
mình ra, còn Niệm Phật thì nhất thiết nương nhờ vào đức
Phật. Nhưng nếu phân tích về tâm lý của phép Niệm Phật,
vẫn có cái tương đồng giữa việc duy trì một công án ở
Thiền tông và sự tụng niệm danh hiệu của Phật như các
môn đệ của Tịnh độ tông thực hành. Do nền tảng tâm
lý chung nay mà cả hai có thể gần gũi nhau, Thiền với Niệm
Phật và Niệm Phật với Thiền.
Khởi
thủy, phép Niệm Phật không có chút tính cách cơ giới. Đầu
tiên là nghĩ tưởng đến đức Phật và sau đó là niệm danh
hiệu ngài. Nhưng, cũng như trong mọi sự vụ khác, trước
hết, nội dung quy định hình thức, sau đó, hình thức quy
định nội dung: trình tự được đảo lại. Một tín đồ
có thể đọc lên danh hiệu Phật không cần phải tưởng đến
Phật, tưởng đến những giới đức và thệ nguyện của
Ngài; nhưng khi lặp lại danh hiệu, trong y trỗi dậy tất cả
những ký ức và ảnh tượng về đức Phật, và khỏi phải
lưu tâm, y càng lúc càng đi sâu vào quán tưởng đức Thế
Tôn. Sự cầu nguyện bắt đầu một cách máy móc bây giờ
được chuyển vào một chiều hướng không tiên liệu.
Nền
tâm lý học mới mẻ được đưa vào như thế, đã bắt đầu
ảnh hưởng phái công án ở suốt đời nhà Nguyên, và đã
có một số thiền sư chống đối ráo riết. Họ thấy cái
nguy hiểm một khi công án quay sang Niệm Phật, vì trong trường
hợp này cả Thiền và cả lý do tu tập công án sẽ bị tiêu
hủy.
Ngay
cả khi phép Niệm Phật phổ biến rộng rãi ở thế kỷ XV
xâm nhập đến cả những tu viện của Thiền tông, các Thiền
sư phản kháng phương pháp này, khuyên các môn đệ mình hãy
nhìn xem kẻ khẩn cầu Đức Phật và niệm danh hiệu ngài
là AI. Thí dụ, Độc phong Bản Thiện[99], có lẽ tịch khoảng
cuối thế kỷ XV, nói: “Việc cốt yếu là phải thấu hiểu
ý nghĩa rốt ráo của đời sống; vì vậy, hãy tinh tấn đừng
luống công tìm xem kẻ niệm danh hiệu là AI. Tiếng AI hệ
trọng nhất; hãy chú tâm trên một ngày này độc nhất.”
Thiền
sư Sở Sơn Thiệu Kỳ (1404-1473) viết cho một đồ đệ: “Cái
ý của tụng niệm là để biết rằng Phật tức tâm; nhưng
tâm này là gì? Hãy xét xem TỪ ĐÂU có tư tưởng khiến các
ngươi đọc lên danh hiệu Phật; nó khởi lên ở chỗ nào?
Nhưng các ngươi còn phải tiến xa hơn nữa và hãy nghi AI là
kẻ muốn xét xem từ đâu có một nghĩ tưởng. Nó là Tâm,
là Phật hay là Vật? Các vị tôn túc bảo, không, chẳng phải
cái nào hết. Vậy, nó là cái gì ?”.
Đấy
là cái lối các Thiền sư nói về Niệm Phật, liên hệ đến
sự tu tập công án, nếu có ai muốn chứng Thiền. Những trích
dẫn sau đây từ các Thiền sư dưới các triều đại Nguyên
và Minh cho thấy nẻo đường ngọn gió thổi qua trong thế
giới tư tưởng của thế kỷ XIV và XV. Thiên Như Duy Tắc,
sống khoảng đầu thế kỷ XIV, là một khuôn mặt lớn suốt
trong triều đại nhà Nguyên và chắc chắn phong trào Niệm
Phật tiến triển rất mạnh thời bấy giờ và đang đặt
chân lên khu vực của Thiền tông. Thiên Như Duy Tắc không
thể không biết đến điều đó và muốn xác định rõ Thiền
khác Niệm Phật chỗ nào và cả hai tương thuận bao xa. Ngữ
lục quyển hai, sư viết:
“Ngày
nay, có một số người, tăng cũng như tục, mong nhờ Niệm
Phật để được thác sinh cõi Tịnh độ và tự hỏi Niệm
Phật có khác Thiền chăng. Theo ý tôi, họ không hề nhận
ra Thiền và Niệm Phật không phải đồng mà là đồng; vì
đích của Thiền là thấu hiểu ý nghĩa của sự sống, đích
của Niệm Phật thì cũng vậy. Thiền chỉ thẳng lòng người,
thấy tánh thành Phật; trong khi đó, Niệm Phật nhắm đi tới
cõi Tịnh Độ vốn dĩ không chi khác hơn chính là tự tâm,
và nhắm thấy rõ tự tính vốn dĩ chính là đức A-Di-Đà
(Amitabha).
“Nếu
thế, làm sao phân biệt Niệm Phật và Thiền? Kinh nói, như
đi vào một thành lớn mà khắp bốn phía đều có cửa; từ
những nẻo khác nhau, người ta tìm thấy lối vào riêng biệt
của mình vì cửa không chỉ có một. Nhưng, một khi vào rồi,
họ cùng ở trong một thành như nhau. Thiền và Niệm Phật
mỗi bên có một căn khí riêng; đấy là tất cả.
“Ở
Niệm Phật, các người có thể phân biệt đằng nào linh nghiệm
đằng nào không. Tại sao? Nếu việc tụng niệm của tín giả
không ra ngoài môi miệng còn tâm thì chẳng nghĩ tưởng chút
gì đến Phật, thứ tụng niệm ấy không linh nghiệm. Trái
lại, nếu miệng và tâm cùng chung hướng về Phật trong khi
tụng đọc danh hiệu Ngài, khiến cho tâm với Phật không rời
nhau từng bước một, Niệm Phật chắc chắn sẽ có kết quả.
Giả dụ đây là một người tay cầm tràng hạt, miệng niệm
danh hiệu Phật; nhưng nếu cứ vọng tưởng cuồng tâm, chạy
xuôi chạy ngược, thì là một người chỉ tụng ở miệng
chứ không ở tâm. Chỉ luống công vô ích, nhọc mà chẳng
được gì. Tốt hơn là nghĩ tưởng đến Phật trong tâm hồn
dù môi không mấp máy, vì như thế mới là đồ đệ chân
chính của Niệm Phật.
“Há
không thấy Kinh nói rằng mười phương Như lai thương nhớ
chúng sinh như mẹ thương con; chúng sinh chìm đắm trong biển
sinh tử như con trẻ lưu lạc nơi không xứ lạ quê người.
Phật như một bà mẹ từ ái thương nhớ chúng, và dù ngài
không nói đến từ tâm của mình, tấm lòng của ngài vẫn
luôn luôn nhớ tưởng những đứa con lạc mất không thôi.
Nếu con cũng nhớ tưởng mẹ như thế, tại sao mẹ con không
có ngày hội diện?
“Bởi
vậy kinh nói nếu tấm lòng của chúng sinh mong nhờ đức Phật,
nhớ tưởng ngài, chắc chắn chúng sẽ thấy ngài trong hiện
tại hay tương lai. Hiện tại là đời sống này, tương lai
là đời sống sẽ đến. Nếu thế, kẻ nào hết sức mong
mỏi Phật và nhớ tưởng ngài kẻ ấy nhất định sẽ đến
trước mặt ngài. Vậy thì, thấy Phật và tham Thiền chứng
ngộ khác nhau ở chỗ nào đâu?
“Huyền
Trụ hòa thượng có nói: Tham Thiền cốt soi sáng ý nghĩa của
sống và chết, còn Niệm Phật dạy cho thanh toán vấn đề
sống và chết; hãy chọn một trong hai đường, bởi vì chẳng
có tranh luận nào nổi lên ở đó. Đúng thế, chẳng có tranh
luận nào ở giữa hai đường, nhưng đừng có ôm lấy cả
hai. Kẻ học Thiền hãy cứ một mực theo Thiền, người Niệm
Phật hãy cứ khăng khăng niệm Phật. Nếu tâm bị phân chia
giữa hai thứ, sẽ chẳng thành được gì cả. Người xưa
đã nói có thí dụ về tình trạng phân tâm như thế với
một người cố bước vào hai con thuyền cùng một lúc nhưng
chẳng bước vào đâu được. Rồi ta, có lẽ chẳng có gì
nguy hiểm, nhưng y có thể lâm vào tình trạng bất lợi bất
cứ lúc nào, vì y có thể rơi vào khoảng giữa của hai chiếc
thuyền nếu không tự cảnh tỉnh.
“Riêng
ta, ta chẳng biết chi nhiều, nhưng có thể bảo thế này, là
trong phép Niệm Phật chỉ đề khởi bốn chữ: A-Di-Đà-phật,
vỏn vẹn chỉ có thế, không nói gì khác, ít nữa đối với
những Thiền giả sơ cơ. Dĩ nhiên họ mù mờ, không rõ phải
làm gì. Nhưng trong việc tham cứu công án, dạy rằng các ngươi
ai cũng có cái “bản lai diện mục” vốn đồng với chư
Phật chỉ vì chúng ta không nhận ra ở trong mình. Hãy cố
gắng tự mình soi xét, đừng nương tựa vào ai khác. Đấy
có thể bảo rằng các ngươi có đầu mối dẫn bước vào
Thiền”[100].
Một
trong những Thiền sư đầu tiên mang ý tưởng Niệm Phật vào
Thiền tông là Vĩnh Minh Diên Thọ (tịch năm 975). Ngài rất
chí trọng đến những hành giả Thiền chăm chỉ thực hành
phép Niệm Phật; rất chú trọng đến độ bảo rằng những
người theo học Thiền mà không có Niệm Phật trong mười
ngươi hết chín không thể đạt tới đích, còn những ai thực
hành Niệm Phật, sẽ chứng đắc hoàn toàn chẳng sót một;
nhưng tốt nhất là những người vừa hành Thiền vừa niệm
Phật vì họ sẽ như cọp có thêm cặp sừng. Muốn hiểu rõ
Vinh Minh nói gì trong câu này không phải là dễ; vì ngài không
bảo cho chúng ta biết về khía cạnh hành trì của nó; nghĩa
là làm thế nào để thực hành cả Thiền và Niệm Phật cùng
lúc. Phải chăng ngài muốn nói là thực hành niệm Phật sau
khi chứng đạt Thiền, hay ngược lại? Vấn đề hành trì
này mà chưa được giải quyết rõ ràng, chúng ta chớ vội
bài bác hay binh vực Vĩnh Minh.
Có
thể nói, phép Niệm Phật đã tạo bước tiến vững chắc
ngay giữa những môn đệ Thiền tông từ đầu thế kỷ X,
và Vĩnh Minh, được coi như một trong những tay chủ trương
tôn giáo hòa hợp vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa, đã cố
gắng gói ghém mọi tông phái Phật giáo vào hệ thống Thiền
học của mình, đương nhiên Niệm Phật cũng được pha trộn
vào đó. Ngoài ra, còn có lý do vững chắc khác cho biết tại
sao Thiền phải nghe theo tiếng gọi của Niệm Phật. Lý do
như thế này, Thiền vốn nặng chất triết lý (không phải
triết lý theo nghĩa thường tình) nhằm quên lãng hoàn toàn
khía cạnh xúc cảm của đời sống. Thiền, có thể nói, đắm
mình trong chứng ngộ quá trớn, vì thế nó thường chùi sạch
những ngấn lệ vốn dĩ phải nhỏ xuống trên vô minh, trên
những khổ não của nhân sinh, trên cõi đời đầy dẫy bất
công. Như thế Thiền chẳng lộ chút ước mơ một cõi đất
an lạc và thanh tịnh mà các môn đệ của Niệm Phật cảm
nhận một cách sống động vô cùng. Phải chăng Vĩnh Minh muốn
nói tới điều này khi ngài bảo Thiền phải kèm theo Niệm
Phật? Những nhận xét sau đây của Không Cốc Long, sống đầu
thế kỷ XV, hình như trỏ vào giải thích này, ít ra là một
phần. Ngài nói:
“Những
người hành Thiền nhất quyết đeo đuổi Thiền, nghĩ rằng
mình chăm chỉ như thế để đạt đến chỗ tịnh mặc duy
nhất mà thôi, còn đối với việc tụng đọc danh hiệu Phật
để thác sinh Tịnh độ, thờ cúng Phật và sớm chiều tụng
kinh thì họ chẳng hành trì. Những tín giả như vậy đáng
được gọi là những người có Thiền mà không Niệm Phật.
Nhưng thực tình đấy không phải là những môn đệ Thiền
chân chính; họ chỉ là những thằng mở của lối thực hành
công án, y hệt như một cây gậy, hay gạch đá. Một khi họ
bị thứ tâm bịnh này xâm phạm, thì mười người chỉ có
một là có thể được cứu thoát.
“Thiền
là một tâm linh sống động; nó như bèo trôi nổi bồng bềnh
trên mặt nước, đụng đến nó thì nó dập dìu rất ngộ
nghĩnh. Vì vậy, người ta bảo phải nhìn vào tâm linh sống
động của cổ nhân, chứ đừng nhìn vào những lời lẽ chết
cứng của các ngài. Nhưng có kẻ thi hành Thiền không coi nhẹ
giáo thuyết của Niệm Phật tông và tham dự đều đặn các
công việc sớm chiều. Thực ra, đi đâu cũng gặp đạo Thiền,
chỉ cần tìm là thấy. Tuyết Phong đi đến đâu cũng làm
việc nhọc nhằn như tên đầu bếp. Dương Kỳ thì coi sóc
việc chùa; các ngài không hề rỗi rãi trong đời sống hàng
ngày mà trong lòng vẫn chăm chỉ hành Thiền. Vĩnh Minh chứng
đắc Thiền với bổn sư là ngài Đức Thiều thế mà vẫn
hết lòng truyền giáo lý của Tịnh độ tông. Ấy chẳng là
một người trong tròn ngoài vuông sao? Bên trong ngài có đủ
đức tính của một vị Bồ tát (Bodhisattva: Nhân cách Đại
thừa) mà ngoài thì hiện hành như một vị Thanh văn (sravaka
- Nhân cách Tiểu thừa). Ngài là một người có cả Thiền
và Niệm Phật[101].
Giải
thích này có hơi hẹp hòi, nhưng sự kiện là nó không phủ
nhận rằng thời bấy giờ Niệm Phật đang len lỏi nhanh chóng
vát) những chỗ trọng yết của Thiền, và chúng ta sẽ thấy
ngay đây rằng, trên phương diện tâm lý, Niệm Phật có một
yếu tố có thể liên minh dễ dàng với lối tu tập công án
vào giai đoạn cơ giới của nó. Bởi lẽ, không kể thái độ
coi Niệm Phật như một lối thực haành của hàng Tiểu thừa
(sravaka) Thanh văn của Không Long Cốc, ngài vẫn chú trọng
coi nó như có cùng hiệu quả y như lối thực hành công án
trong việc thể hiện đời sống một Phật tử chân thật.
Trong
bức thư gửi cho một đồ đệ khác, hiển nhiên được viết
để trả lời cho nghi vấn về lối thực hành Niệm Phật,
Không Long Cốc khuyên cứ nói ngay đến Niệm Phật không cần
có khí chất triết học; tức là khỏi có nghi tình. Điểm
cốt yếu ở Niệm Phật là phải có tín tâm và tụng thầm
trong miệng, không lo lắng đến các sự việc thế gian. Không
Cốc Long nói :
"Pháp
môn Niệm Phật là con đường thể hiện Đạo Phật ngắn
nhất. Đừng tin ở hiện hữu sấc thân hư huyễn này, bởi
vì tâm trước vào những phù hư của kiếp sống thế gian
là cội gốc của luân hồi. Cõi Tịnh độ là đáng mong cầu
nhất và phép Niệm Phật là đáng trông cậy nhất. Đừng
hỏi Niệm Phật như thế nào gấp rút hay thư thả; đừng
hỏi tụng đọc danh hiệu Ngài như thế nào, cao giọng hay
thấp giọng; đừng để gò bó bới điều luật nào, mà hãy
nhất tâm bất loạn, tịch tĩnh và trầm mặc niệm tưởng.
Khi chứng đến chỗ chuyên nhất không bị ngoại cảnh quấy
nhiễu, rồi một ngày kia một biến cố sẽ bất ngờ gây
ra trong mình một thứ cải biến tâm lý và nhờ đó mà nhận
ra rằng cõi Tịch Quang Tịnh Độ là chính cõi đất này, và
Phật A Di Đà cũng chính là cái tâm này. Nhưng hãy cẩn thận
đừng phóng tâm mong chờ một cảnh tượng như thế, vì nó
sẽ trở nên chướng ngại sự chứng đắc
"Phát
tính sinh khởi đường đột vì đấy không phải là sản phẩm
của tâm tư hay ý giải. Nhưng khi ta nói thế, đừng coi
đó là một trạng thái vô tâm vốn cũng là một ngộ nhận
lớn lao nữa cần phải tránh. Nơi đây chỉ có những điều
ách yếu là phải có tín tâm và đừng để cho những tư tưởng
vô dụng và Thiền nhiễu xen tạp vào. Thực hành phép Niệm
Phật như thế, nếu như không có cơ duyên chứng ngộ trong
đời này, chắc chắn sau khi chết sẽ được thác sinh vào
cõi Tịnh độ ở đó, trải qua nhiều cấp, cuối cùng sẽ
tới chỗ bất thối chuyển.
“Ngài
Ưu Đàm khuyên nên hành trì như thế này: “Niệm Phật là
ai? Bản tánh Di-Đà của chính ta là gì?”. Đấy có thể gọi
là nhiếp tâm niệm Phật hay tham cứu Niệm Phật. Ông
không cần phải theo phương pháp này chỉ cần bình thường
Niệm Phật”.
Lời
khuyên của Không Long Cốc, theo đó Niệm Phật không cần phải
có hậu thuẫn bằng cách gia tăng nghi tình, mở ra đường
lối của phương pháp tụng đọc máy móc. Điều này khiến
cho Bạch Ẩn và môn phái của ngài chống đối kịch liệt
một vài Thiền sư Trung Hoa ở thế kỷ XIV và tiếp theo.
Châu
Hoằng, tác giả Thiền sư đời Minh, Thiền quan sách tấn,
và nhiều tác phẩm khác, và là người bị Bạch Ẩn tấn
công dữ dội, bình giải về Không Cốc Long: phần nhiều các
Thiền sư dạy người ta xét xem ai đang tụng đọc danh hiệu
Phật, nhưng Không Long Cốc cho rằng cái ấy hoàn toàn không
cần thiết. Như phương thuốc được dự liệu tùy theo căn
bịnh, cũng vậy, đạo phải được giảng, tùy theo căn cơ.
Mỗi một trong hai phương pháp đều có lý do riêng và không
có sự lựa chọn giữa hai đằng.
Phương
pháp tụng đọc này, được tán đồng bởi các thiền sư
như Không Cốc Long, và Châu Hoằng, căn cứ trên những sự
kiện tâm lý và ở đây tốt hơn là đề cập đến chủ đề
theo quan điểm Niệm Phật thay vì Thiền. Vậy chúng ta hãy
thử xem Niệm Phật đích thực muốn nói gì?
2.
NIỆM PHẬT (Nembutsu) VÀ XƯNG DANH (Shòmyò)
Nembutsu
(Niệm Phật) hay buddhanusmriti nghĩa đen là “nghĩ tưởng đến
đức Phật”, và được kể như là một trong sáu đề tài
thiền định trong Mahavytpatti. Đó là: 1) Niệm Phật (Buddhàsmriti-);
2) Niệm Pháp (Dharma-); 3) Niệm Tăng (Sangha ; 4) Niệm Giới (sila);
5) Niệm thí xá (Tygàa ) và 6) Niệm chư thiên (Devata-). Niệm
Phật cũng là một trong Ngũ đình tâm quán; là năm đề tài
suy nghĩ khiến tâm tránh khỏi những tà kiến. Đó là: 1. Quán
thân bất tịnh, trừ diệt tham ái; 2. Quán từ bi, trừ diệt
sân hận; 3. Quán nhân duyên, trừ diệt mê hoặc, si cuồng;
4. Quán lục địa (sáu thành tố), trừ diệt ngã chấp; và
5. Quán sổ tức (đếm hơi thở), trừ diệt loạn tâm. Mặc
dù tôi không thể nói rõ diễn ra như thế nào, nhưng đề
tài 4 (sáu đại: đất, nước, lửa, gió, hư không và thức)
được Trí Giả thay thế bằng “Tư duy về đức Phật”
(Niệm Phật) trong bản sớ giải kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika).
Theo một tác phẩm thuộc Thiên thai tông của Trí Giả, tư
duy này được coi như để đối trị trạng thái hôn trầm
tà tưởng và những mệt nhọc của thân thể.
Đối
với các Phật tử, tư duy về Đức Bổn Sư của họ là điều
rất tự nhiên, vì nhân cách vĩ đại của ngài ám.ảnh họ
nhiều hơn là giáo lý ngài. Một khi họ cảm thấy thiếu nghị
lực tìm cầu đạo lý hay tâm trí họ bị quấy nhiễu bởi
những thứ mê hoặc của thế gian, cách khích lệ đức tinh
tấn họ tốt nhất chắc chắn là tư duy về Đức Bổn Sư.
Khởi thủy, Niệm Phật thuần túy là một lối hành trì đạo
đức, nhưng vì uy lực kỳ bí của một danh hiệu đã kích
thích mãnh liệt trên sự tưởng tượng có tính chất tôn
giáo của các Phật tử Ấn, lối tư duy về đức Phật coi
ngài như một nhân cách có những đức tính lớn đã được
thay thế bằng lối nhắc nhở danh hiệu của ngài. Như một
triết gia nói: Nec nomen Deo quaeras ; Deus nomen est (Đừng tìm
hiểu danh hiệu của Chúa; Chúa là danh hiệu). Danh hiệu chính
là bản thể; trong một vài trường hợp, nó tác động có
hiệu quả nhiều hơn cái mà nó thay thế, vì khi chúng ta biết
danh hiệu thì có thể sai khiến được thần linh. Đấy là
điều đã từng xảy ra trong thời đại sơ khai của mọi lịch
sử tôn giáo trên khắp thế giới. Khi Phật A-Di-Đà thành
đạo, ngài muốn cho danh hiệu của ngài vang dội khắp cả
đại thiên thế giới, để ngài có thể cứu độ chúng sinh
nào nghe được danh hiệu ngài.
Nhưng
kinh điển không nói gì khác hơn là đọc lên danh hiệu của
Ngài. Những câu thường được nghe là: dasabhis citto pàdaparivartaih,
phát tâm xưng danh, “nhẫn đến mười lần” trong lời nguyện
thứ 19 của bản Phạn văn; prasannacitta mam anusmareyuh “chí
tâm nghĩ nhớ đến ta”, trong lời nguyện thứ 18 của bản
Phạn văn; hay antasa ekacittotpadamapi adhyasayena prasadasahagatena
cittam utpadayanti, "Nếu có chúng sanh phát tâm thanh tịnh, dù
chỉ một lần”. PHÁT TÂM (Cittotpada) hay TÙY NIỆM (Anusmriti),
“nghĩ nhớ (đức Phật)” không giống như “xưng dương
danh hiệu”.
Kinh
“Ban chu Tam Muội” (Pratyntpannasamadhisutra), được dịch sang
Hán văn đầu thế kỷ II do Lo-ca-lặc-xoa (Lokaraksa), trong đó
cũng có đề cập đến đức Phật A Di Đà ở Tây phương,
và thường được coi như là một trong những nguồn có thẩm
quyền về Tịnh độ tông; kinh này nhắc đến danh hiệu của
Phật, nói “Bồ tát khi nghe danh hiệu Phật A Di Đà và muốn
được thấy ngài, có thể thấy được ngài do niệm mãi quốc
độ của ngài”. Ở đây dùng chữ NIỆM chứ không phải
“xưng danh”. Lúc nào Phật trở thành một đối tượng tư
duy, Tiểu thừa hay Đại thừa. Thiền hay Tịnh, người ta nghĩ
tưởng đến ngài như một nhân cách, không chỉ riêng nhục
thể, mà cả cảm hứng tâm linh.
Tuy
nhiên, kinh Quán Vô lượng thọ dạy tín giả hãy “Quy y đức
Phật A-Di-Đà” vì khi họ xưng tán Phật hiệu này họ sẽ
thoát khỏi tội chướng trong 50 triệu kiếp. Lại nữa, nếu
một kẻ ngu si không thể nghĩ tưởng đến Đức Phật do khổ
não quá chừng, y được khuyên là cứ xưng tụng danh hiệu
Vô lượng Thọ Phật (Amitayus). Trong kinh Phật thuyết A-Di-Đà,
tác giả khuyên mọi người hãy tâm niệm (manasikara) danh hiệu
của đức A-Di-Đà Như Lai, khi lâm chung sẽ an tâm mà từ giã
cõi sống này.
Theo
những lời dạy đó trong các kinh điển, ngài Long Thọ (Nagarjuna)
viết trong luận Thập trụ Ti-ba-sa (Dasábhumikavibhasa-sastra)
(Ch.V, “Dị hành phẩm”) rằng nếu có người muốn đi nhanh
đến chỗ bất thối chuyển, y phải hết lòng cung kính tâm
niệm danh hiệu của Phật. Xét theo các lời lẽ, chúng ta thấy
một vài sai biệt giữa “tâm niệm”, “xưng tánh” và “trì
tụng” nhưng, trên phương diện hành trì, tâm niệm danh hiệu
Phật là xưng tán danh hiệu bằng đôi môi, im lặng hay thì
thầm. Sự di chuyển trọng tâm chiêm ngưỡng từ chỗ nghĩ
đến thốt ra lời, từ tâm niệm đến tụng đọc, là diễn
tiến tự nhiên.
Đạo
Xước[102] dẫn chứng một quyển kinh trong An lạc tập vốn
là một trong nhưng nguồn tài liệu chính yếu của Tịnh độ
tông. Chư Phật cứu độ chúng sanh bằng bốn phương pháp:
1. Bằng khẩu thuyết như được ký tải trong mười hai phần
giáo của nền văn học Phật giáo; 2. Bằng tướng hảo quang
minh; 3. Bằng vô lượng đức dụng thần thông đạo lực,
đủ các thứ biến hóa ; 4. Bằng các danh hiệu của các ngài,
mà, một khi chúng sanh thốt lên, sẽ trừ khử những chướng
ngại và chắc chắn sẽ vãng sinh Phật tiền.
Về
điểm này, Đạo Xước thêm: “Tôi nghĩ, thời này cách Phật
bốn năm trăm năm, chính là thời chúng ta phải sám hối tội
chướng, tu tập phúc đức, và xưng Phật danh hiệu. Kinh há
chẳng nói dù chỉ một lần nghĩ nhớ đến Phật A-Di-Đà
và xưng tụng danh hiệu ngài liền trừ được tội chướng
sinh tử của chúng ta trong 50 ức kiếp? Chỉ một niệm mà
đã thế, huống tu thường niệm, hằng sám hối?”. Tất cả
các tín đồ Niệm Phật kể từ sau Đạo Xước đều hăng
hái chấp nhận thuyết này, và Niệm Phật (nghĩ nhớ Phật)
đã được đồng hóa với XƯNG DANH (thốt lên danh hiệu).
Sự
thực, lối xưng danh bao hàm và có tác dụng tích cực hơn
lối nghĩ tưởng đến vô lượng công đức và các tướng
hảo trang nghiêm của Phật. Danh hiệu biểu trưng cho tất cả
những gì có thể có nơi đức Phật. Tưởng niệm Ngài tức
là hoài bảo hình ảnh ngài trong tâm, và tất cả mọi thứ
vọng tưởng đều có thể trưng bày trước mắt. Trong trường
hợp xưng danh, những tác động tâm lý hướng về trí năng
nhiều hơn, và ở đây mang một sắc thái tâm lý học khác.
Nơi
đây chúng ta có thể phân biệt ra hai lối trì tụng danh hiệu
Phật; tức là khi danh hiệu được đọc lên về phía tín
giả, có hai thái độ hướng tới đối tượng sùng bái của
y. Thứ nhất sự trì tụng được thi hành với ý tưởng cho
rằng danh tức thể (nomen est numen), hay được coi như một
thứ thần chú. Danh hiệu tự nó được coi là có một năng
lực thần bí nào đó tạo ra kỳ diệu. Thí dụ, chúng ta đọc
thấy trong Kinh Pháp hoa (Saddharmapundarika). ch.XXIV, “Quán Thế
Âm Bồ Tát (Avolokitesvara) Phổ môn phẩm”:
“Nhờ
xưng tụng danh hiệu Đại sĩ Quán thế âm (Bodhisattva
- Mahasattva Avalokitesvara), những Dạ xoa, La sát, hết dám đưa
mắt mà nhìn vào”. Hay, “Đừng sợ hãi, các ngươi hãy xưng
danh hiệu Đại sĩ Quán Thế Âm, ngài là vị bố thí sự vô
úy, tức là các ngươi sẽ thoát hiểm nghèo bởi đe dọa của
những tay oán tặc này”.
Trong
những trường hợp như thế, danh hiệu Quán Thế Âm (Avaloktesvara)
chắc chắn có một quyền lực thần thông không những đối
với những oán tặc, mà còn cả với những tham, sân và si
v.v... nữa. Nó lại còn khiến cho tín giả thu hoạch được
bất cứ phúc lạc nào mà y muốn. Những bài kệ (gathas) trong
chương này mó tả mọi đức tính mà ngài có, tín giả chỉ
có việc tín niệm đến ngài mà thôi; tức là xưng tụng danh
hiệu ngài. Dĩ nhiên, dưới cái ánh sáng rọi ra đây bởi
danh hiệu Quán Thế Âm, mà các học giả của Phật giáo Tịnh
độ tông đã từng bàn cãi kịch liệt về quyền năng tế
độ mầu nhiệm của đức A-Di-Đà, dĩ nhiên là hỏi xem quyền
năng ấy xuất phát từ danh hiệu hay từ bản nguyện của
ngài. Thái độ thứ hai, mà tín giả có thể chấp nhận nhắm
tới lối xưng danh, hay Niệm Phật, đặc biệt được Thiên
Như Duy Tắc, một Thiền sư ở triều Nguyên, thế kỷ XIV,
trình bày trong Tịnh độ hoặc vấn của ngài như sau:
“Niệm
Phật cốt ở chỗ chuyên niệm ba mươi hai tướng tốt của
đức Phật, bằng cách giữ 32 tướng trong tâm trong trạng
thái định, khi đó sẽ thấy Phật trong mọi thời dù nhắm
mắt hay mở mắt. Ngay trong đời sống này mà vẫn hiện thấy
đức Phật, do hệ tâm xưng tụng danh hiệu Ngài. Trong cách
hiện thấy Phật bằng lối trì danh này, phép Niệm Phật ấy
cần phải chế tâm không cho tán loạn, niệm niệm tiếp nối
nhau duyên vào Phật hiệu, lặp đi lặp lại nghe rõ A-DI-ĐÀ-PHẬT.
Mỗi tiếng mỗi tiếng phải phân minh hiển hiện nơi tâm.
Khi xưng Phật danh hiệu đừng kể bao nhiêu lần, vì điều
cốt yếu là phải nhất tâm nhất ý, tâm và miệng hoàn toàn
hợp làm một”.
Trong
trường hợp thứ nhất, danh hiệu tự nó được coi như có
một năng lực mầu nhiệm, đặc biệt là đối với những
hoạt kế nhân sinh, đấy là một câu thần chú. Khi Phật A-Di-Đà
muốn cho danh hiệu của ngài vang dội trên khắp vũ trụ, phải
chăng ngài muốn nó là một thứ phù chú, hay muốn nó là một
thế lực đạo đức; nghĩa là, tượng trưng cho cái đáng
ước mơ trong cuộc nhân sinh, khiến cho hễ lúc nào danh hiệu
ngài được nghe ra thì những công đức của ngài sẽ được
nghĩ nhớ đến, và lấy đó mà khích lệ người nghe noi theo
gương ngài? Cái ý tưởng thứ hai có lẽ là đúng nhất. Lúc
danh hiệu được xưng tụng, tất cả những gì nó thay thế
đều được khơi dậy trong tâm kẻ tụng đọc; không nhưng
thế, mà rồi cuối cùng nhờ đấy mà tâm của y vén mở ra
những căn nguyên sâu thẳm nhất và bộc lộ chân lý ẩn áo
vốn không gì khác hơn là thực tại tính của danh hiệu; nghĩa
là, tự thân Phật A-di-đà.
Trong
trường hợp thứ hai, danh hiệu được phát thanh, không cần
chỉ trỏ vào những sự vật vốn được ám chỉ nơi đây,
nhưng để tạo ra một quá trình tâm lý nào đó. Danh hiệu
của Phật bây giờ dù có được lặp đi lặp lại máy móc
không quan hệ đến cái mang danh hiệu như một thực tại khách
quan. Đây là điều đã thực sự diễn ra sau này trong lịch
sử của lối thực tập công án. Sau đây là biến cố xảy
ra trong tâm một lão già keo lận dưới sự chỉ dạy của
Bạch Ẩn, khai tổ phái Lâm Tế của Phật giáo Thiền tông
Nhật Bản cận đại, sẽ giúp chúng ta điển hình rõ rệt
về quá trình tâm lý được tạo ra bởi lối xưng tụng danh
hiệu Phật.
Một
trong vô số tục gia đệ tử của Bạch Ẩn rất phiền muộn
về cha già keo lận của mình, tâm ông chỉ chạy theo việc
làm tiền chẳng chút bận tới đạo Phật. Y muốn Bạch Ẩn
gợi cho một phương pháp nào để chuyển tư tưởng của cha
y ra khỏi sự keo lận. Bạch Ẩn gợi lên đề nghị này:
Bảo lão già keo lận cứ niệm Phật mỗi khi ông nhớ đến,
và sẽ trả cho ông mỗi lần tụng niệm là một tiền. Nếu
trong một ngày ông niệm Phật được một trăm lần, ông sẽ
có được một trăm tiền.
Lão
già nghĩ rằng đây là một cách bỏ tiền vào túi dễ nhất
trong thế gian. Mỗi ngày ông đến Bạch Ẩn để được trả
tiền do sự Niệm Phật của mình; vì ông rất siêng năng trong
vụ này và cứ tái diễn như vậy rất nhiều lần. Ông bị
mê hoặc với nhưng thủ đắc của mình. Nhưng chẳng bao lâu
ông thôi không đến Bạch Ẩn để được trả tiền hằng
ngày nữa. Bạch Ẩn sai người đi tìm hiểu xem người cha
mắc chuyện gì. Thì ra bây giờ ông bị sự Niệm Phật lung
lạc đến độ quên cả ghi nhớ. Đấy là điều mà Bạch
Ẩn lúc nào cũng chờ đợi nơi ông. Ngài dạy người con cứ
để cho cha y ở một mình trong một thời gian thử xem chuyện
gì sẽ đến với ông nữa. Lời khuyên này được tuân hành,
và trong vòng một tuần lễ người cha thân hành đến kiếm
Bạch Ẩn với cặp mắt ngời sáng, bộc lộ một kinh nghiệm
tâm linh cực lạc mà ông đã trải qua.
Lối
lặp lại máy móc của phép Niệm Phật, tức tụng đọc nhịp
nhàng, nhưng đều đều, danh hiệu của Phật “Nam Mô A Di
Đà Phật”, “Nam Mô A Di Đà Phật” cứ lặp đi lặp lại
hàng vạn lần, nó tạo ra một trạng phái ý thức có khuynh
hướng dằn xuống tất cả những tác vụ bình thường của
tâm trí. Trạng thái này có lẽ rất giống với trạng thái
hợp hoan, nhưng tự nền tảng, chúng khác nhau ở chỗ trạng
thái phát sinh từ ý thức Niệm Phật là một trực kiến vô
cùng quan trọng nhìn thấu vào bản tính của thực tại, nó
tồn tại rất lâu dài và có hiệu quả an lành trên đời
sống tâm linh của tín giả. Trong hợp hoan, không có chút gì
tương tợ, vì đấy là một tâm trạng bịnh hoạn không mang
lại hậu quả có giá trị trường cửu.
Đối
với sự sai biệt giữa tu tập công án và phép Niệm Phật,
như đã được nêu ra nhiều lần thì một đằng cốt yếu
là vắng bặt yếu tố tri thức, và đằng khác là sự hiện
diện của nghi tình.
3
GIÁ TRỊ CỦA XƯNG DANH TRONG TỊNH ĐỘ TÔNG
Sau
khi đức Phật thị tịch, khát vọng nhiệt thành nhất của
chúng đệ tử là được thấy lại ngài. Họ không thể phóng
tâm nghĩ rằng một nhân cách vĩ đại như đức Phật lại
hoàn toàn biến mất khỏi thế giới của mình. Cái ấn tượng
ngài để lại trong lòng họ rất sâu đậm, chẳng dễ gì
mà tan biến lẹ làng được. Đấy thông thường là trường
hợp đối với một tâm hồn vĩ đại. Ai lại khứng chịu
coi sự tan rã sắc thân của ngài là chấm dứt tất cả những
gì mà ngài sở chứng và sở đắc; chúng ta muốn tin rằng
ngài vẫn sống giữa thế giới này, không sống mãi bằng
cách nào đó, có lẽ trong cái cung cách mà chúng ta ưa gọi
là tâm linh. Nghĩ thế, chắc chắn chúng ta sẽ thấy ngài ở
một nơi và một lúc nào đó.
Đấy
là điều có thực đối với Chúa cũng như đối với Phật.
Nhưng đức Phật sống giữa lòng những người luyện tập
các thứ định tâm gọi là Samadhi, và họ cũng đã hoàn toàn
làm chủ tâm lý hành trì. Kết quả là sự phát sinh của những
kinh điển như Quán Kinh, hay Ban Chu tam muội (Pratyutpannasamadhi),
trong đó ghi lại tường tận những chỉ dẫn qua một cuộc
thưa hỏi riêng tư với một đức Phật hay các đức phật.
Trước tiên, phải có một tưởng nhớ nồng nàn về vị đạo
sư quá cố, và khát vọng nhiệt thành muốn thấy lại ngài,
rồi ra, mới phỏng định đường lối thực tập tâm linh
để chiếu kiến bằng nhớ tưởng; đây là trật tự đương
nhiên của mọi sự thể.
Hình
như sự chiếu kiến này đã diễn theo hai chiều hướng theo
thời gian: một duy danh[103] và một duy niệm. Điều quan trọng
là cả hai khuynh hướng đều có ghi dấu trong cùng một quyển
kinh tựa đề Sapta satika prajna paramita sutra[104], bản dịch
Hán gọi là Văn-thù vấn kinh do Phù nam quốc Mạn-đà-la-tiên,
TC. 503, triều Lương. Kinh thuộc bộ Bát nhã của nền văn
hiến Đại thừa và được coi là một trong những bản văn
tối cổ của Đại thừa. Nó chứa đựng tinh yếu của triết
lý Bát nhã (Prajnaparamita) nhưng lạ ở chỗ là cả hai khuynh
hướng tư tưởng, duy danh và duy niệm, có vẻ mâu thuẫn nhau,
cùng được trình bày song song ở đây. Tôi nghĩ rằng sự
kết nạp về sau của những đoạn đề cập đến trào lưu
tư tưởng duy danh chính do nhưng vị truyền bá giáo lý Tịnh
độ. Dù vậy, quá trình chiếu kiến của định tâm trong kinh
thường được thay thế bằng lý tưởng Phật đạo là nét
điển hình của tất cả văn hệ Bát nhã.
Mở
đầu kinh, Văn-thù (Manjusri) diễn tả ước muốn của mình
là muốn thấy chân thân của Phật như :
“Con
muốn thấy Phật chính thực để làm lợi ích hết thảy chúng
sinh. Con quán thấy đức Phật với như tướng (tathata), bất
dị tướng, bất động tướng, bất tác tướng; con quán đức
Phật là vô sinh, vô diệt tướng, bất hữu tướng, bất vô
tướng, bất tại phương, bất ly phương, phi tam thế, phi bất
tam thế, phi nhị tướng, phi bất nhị tướng, phi cấu tướng,
phi tịnh tướng. Quán như thế, là chánh quán Như lai, lợi
ích hết thảy chúng sinh. Con quán Như lai như thế, (Bồ tát)
tâm không có sở thủ, cũng không bất thủ, chẳng tích tụ
cũng chẳng không tích tụ…
“Vì
hết thảy chúng sinh mà quán thấy Như Lai như thế, tâm (của
Bồ tát) không dính mắc vào tướng chúng sinh; hướng về
Niết Bàn, Bồ tát cũng không dính mắc vào tướng Niết bàn.
Vì hết thảy chúng sinh mà phát đại trang nghiêm, mà tâm cũng
không có thấy có tướng trang nghiêm”.
Bản
dịch khác của Tăng-già-bà-là (Sanghapala), xuất hiện trễ
hơn Mạn-đà-la vài năm, chúng ta đọc như thế này:
“Phật
hỏi: Ông thật muốn thấy Phật chăng?”
“Văn
thù sư lị (Manjusri) đáp: pháp thân (Dharmakaya) của Phật vốn
thật không thể thấy. Con vì hết thảy chúng sinh mà đến
đây để thấy Phật. Còn pháp thân của Phật vốn chẳng
thể nghĩ bàn, không tướng, không hình, không đến, không
đi, chẳng hữu chẳng vô, chẳng phi thấy, chẳng phải không
thấy, như như, thật tế. Ánh sáng này (phóng ra từ đức
Phật khiến những ai thấy đến đều có thần lực) là Bát
nhã Ba-la-mật, và Bát-nhã-ba-la-mật là Như lai (Tathagata), và
Như lai là hết thảy chúng sinh; con tu Bát-nhã-ba-la-mật như
thế”.
Trong
bản dịch của Mạn-đà-la, Bát-nhã-ba-la-mật này được định
nghĩ là “vô biên, vô tế, vô danh, vô tướng, phi tư lượng,
không nương tựa, không bờ bến, không phạm, không phước,
không tối, không sáng, không thể hạn số... Nếu chứng được
như thế tức đã thành tựu chánh đẳng chánh giác”.
Tư
tưởng được diễn tả ở đây hoàn toàn phù hợp với những
đặc điểm thường thấy nơi triết lý của các kinh Bát nhã
Ba La Mật. Ở đây đức Phật được mô tả dưới những
từ ngữ rất trừu tượng bằng một chuỗi những phủ định.
Nếu như ý niệm về đức Phật không có vẻ vượt ngoài
ngôn thuyết (adhivacana) như thế, cuối cùng ngài chẳng gì
khác hơn chỉ là một danh hiệu (namadheya). Quả thực, dù có
bao nhiêu phủ định cũng không thể khiến người ta vói tới
như như tính của Phật quả nhưng dĩ nhiên điều này không
có nghĩa rằng đức Phật, hay cái gì tương tợ, Bát nhã Ba
La Mật hay vô thượng chánh đẳng chánh giác, có thể được
thực chứng chỉ bằng cách lặp lại danh hiệu của ngài.
Nếu có thể như thế, sự trì tụng danh hiệu Phật phải
được nhận xét dưới một ánh sáng khác; tức là không theo
chiều hướng của phủ định trừu tượng, mà theo quá trình
tâm lý phát khởi bằng chính sự lặp lại. Theo dõi sự di
chuyển tư tưởng từ duy niệm sang thực tại tâm lý luận,
đấy là một thể tài hứng thú. Chúng ta thử xem Văn thù
nói gì thêm về vô thượng chánh đẳng chánh giác phải thành
đạt bằng Phật hiệu (namadheya).
Nửa
phần sau của Kinh Văn thù vấn (Saptasatikà- Prajnàparamita) (Bản
dịch của Mạn-đà-la), có đề cập đến một thứ chánh
định (Samadhi) gọi là NHẤT HÀNH TAM MUỘI[105] nhờ đó mà
hành giả chứng được vô thượng chánh giác và cũng nhờ
đó mà hiện thấy chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị
lai. Đoạn văn trong bản dịch của Mạn-đà-la diễn ra như
sau:
“Lại
có NHẤT HÀNH TAM MUỘI; nếu thiện nam tín nữ tu tam muội
này thì chóng được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
“Văn
thù sư lị hỏi: Bạch Thế tôn, thế nào là nhất hành tam
muội?
"Đức
thế tôn bảo: pháp giới (Dharmadhatu), là nhất tướng, hệ
duyên pháp giới gọi là Nhất hành tam muội. Nếu có thiện
nam tín nữ muốn nhập Nhất hành tam muội này, trước hết
phải nghe thuyết về Bát nhã ba la mật rồi theo đó mà tu
tập, nhiên hậu mới có thể tập Nhất hành tam muội, nhờ
đó, họ sẽ chứng pháp giới không thối, không hoại, không
tư nghì, không quái ngại, không có tướng.