LUẬN
BỐN
TÍNH
KHAM NHẪN
TRONG
ĐỜI SỐNG ĐẠO PHẬT
Dẫn
khởi
Chúa
ơi, đường của ngài, không phải của tôi
Nó
tối tăm biết bao!
Hãy
dẫn dắt tôi bằng cánh tay của ngài,
Hãy
chọn cho tôi lối bước
Dù
nó gập ghềnh hay bằng phẳng,
Mãi
mãi vẫn là con đường tuyệt diệu.
Dù
cong hay thẳng, nó đưa
Thẳng
đến chỗ nghĩ ngơi của ngài,
Hãy
chọn tôi bằng cả những bạn hữu,
Và
bệnh tật hay sức khỏe của tôi.
Hãy
chọn tôi bằng cả những lo lắng
Và
sự sang giàu hay túng quẩn.
Đừng
chọn tôi bằng cân nhắc
Những
điều hoặc lớn hoặc nhỏ;
Ngài
hãy là hướng đạo và sức mạnh của tôi
Và
sự khôn ngoan và tất cả của tôi.
(Ghi
chú của dịch giả :
Đáng
lẽ phải dịch là “tính thụ động”, nhưng xét nội dung
tác giả cố ý đề cập đến nỗ lực bằng tha lực. Như
vậy không có tính cách tiêu cực như là thụ động theo nghĩa
thường được hiểu. Chữ “kham nhẫn” vốn là dịch ý
của Passivily, có thể gợi cho chúng ta nỗ lực chủ động
khi tự phó thác sự cứu rỗi cho một tha lực. Trong thiền
luận này khi Passivily được dùng trong ý nghĩa tiêu cực, sẽ
được dịch là “Tính thụ đông”. Ngược lại, là “Tính
kham nhẫn”. Thỉnh thoảng, cả hai được dùng cùng lúc.)
Cảm
giác về tính kham nhẫn trong kinh nghiệm tôn giáo như bài thơ
trên đây diễn tả một cách điển hình, cảm giác ấy phổ
quát và tự nhiên, vì rằng ý thức tôn giáo, một đằng cốt
ở chỗ nhận ra sự bất lực của một sinh vật hữu hạn,
và đằng khác là sự che chở một thực thể vô hạn, dù
người ta quan niệm ra sao về nó. Thể tánh hữu hạn của
chúng ta có thể phản đối rằng: “Sao người bỏ ta?” nhưng
khi sự phản đối này nằm trong chúng ta thì không có kinh
nghiệm tôn giáo; và chúng ta chưa được cứu rỗi trọn vẹn.
Bởi vì sự cứu rỗi chỉ hiện đến lúc chúng ta có thể
nói: “Lạy Cha, con gởi hồn con vào đôi tay Cha” hay “Lạy
Chúa, dù ngài giết chết con, con vẫn tin Chúa”.
Đấy
là sự nhẫn nại hay vong ngã, vốn là một trạng thái thụ
động, sẵn sàng để cho “ý người” ngự trị trên thế
giới của những sinh vật hữu hạn. Đây là thái độ đặc
trưng của một tâm hồn tôn giáo bày tỏ về sự sống và
cuộn đời; và chúng ta biết rằng tất cả kinh nghiệm tôn
giáo, trên phương diện tâm lý, quan hệ chặt chẽ với cảm
giác về tính kham nhẫn. Chủ đích của Luận này là thử
xem cảm giác ấy điều hành ra sao và nó biểu lộ bằng những
hình thức nào trong đời sống của đạo Phật, kể cả Thiền
tông.
I
GIÁO
LÝ VỀ NGHIỆP
Nhìn
sơ qua, tính thụ động, hay tính kham nhẫn đường như không
phù hợp với khuynh hướng chuộng trí năng của Phật giáo,
nhất là của Thiền tông vốn thiên trọng tinh thần tự tin
như được thấy trong các đoạn văn này: “Bồ tát đại
sĩ (Bodhisattva-mahãsattva) hoàn toàn lánh mình vào nơi cô tịch.
Phải phản quan tự kỷ, bằng vào tri giác nội tại của mình,
đừng nương tựa vào ai khác”[1], hay chúng ta đọc thấy
trong kinh Pháp Cú (Dhamma-pãda):
Tự
mình làm điều ác
Tự
mình sanh nhiễm ô
Tự
mình không làm ác
Tự
mình thanh tịnh mình
Thanh
tịnh, không thanh tịnh
Đều
do tự chính mình
Ai
thanh tịnh cho ai?[2]
Ngoài
ra, bốn Diệu Đế, Mười hai nhân duyên, Tám chánh đạo, vân
vân, tất cả hướng tới giác ngộ và giải thoát, chứ không
hướng tới sự nương tựa hay chấp nhận tuyệt đối. “Nhìn
bằng đôi mắt của chính mình, không bị buộc ràng”, đấy
là cách ngôn của đạo Phật, và có vẻ như không dành chỗ
cho tính thụ động hay kham nhẫn. Bởi vì tính thụ động
chỉ xuất hiện khi người ta khứng nhận một quyền năng
bên ngoài.
Sự
thành tựu của tính kham nhẫn trong đạo Phật đặc biệt
bị cản trở bởi giáo lý về nghiệp (karma). Thuyết Karma
tung hoành qua tất cả những kiến trúc tư tưởng của Ấn
Độ, và đạo Phật như là một sản phẩm của suy tưởng
Ấn, không thể lẫn tránh không đưa vào kết cấu của mình.
Những mẫu chuyện Jãtaka, nói về lịch sử của Phật khi
còn là Bồ Tát và đang tụ tập vì sự giác ngộ cứu cánh
vô thượng, cũng chỉ là ý niệm về Nghiệp được áp dụng
cụ thể và được miêu tả bằng công hạnh của một nhân
cách toàn thiện. Đức Thích Ca không thể thành Phật nếu
ngài không tích tụ phước đức (kusalamula) trải qua nhiều
đời trong quá khứ.
Nguyên
tắc của Nghiệp là “gieo gió, gặt bão” và nguyên tắc
ấy chi phối toàn thể đời sống của Phật tử; bởi vì,
sự thực, cái dựng lên cá biệt tính của một ngươi không
gì khác hơn chính là Nghiệp của y. Chúng ta đọc thấy trong
Milandapanha: “Tất cả chúng sinh đều có tư sản là Nghiệp
của mình, chúng là những kẻ thừa tự của Nghiệp, chúng
sinh ra từ Nghiệp. Nghiệp là nơi trú ẩn của chúng, Nghiệp
ban cho chúng sinh sự sang hay hèn”. Điều này được xác nhận
trong kinh Samyuktamkãya :
Những
hành vi tốt và xấu của nó,
Kẻ
trần gian nào cũng làm khi ở đây;
Nó
có thế gọi đấy là sở hữu của mình;
Nó
mang theo cái đó khi chết,
Cái
đó đi theo nó,
Như
hình bóng không rời.
Theo
Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga), chương XIX, có thể chia
Nghiệp thành nhiều nhóm theo thời gian, thứ tự quả báo và
cộng tác; 1. Nghiệp cảm quả trong đời nay, nghiệp cảm quả
trong đời sống kế, nghiệp cảm quả không định thời, và
nghiệp không có hiệu quả; 2. Nghiệp đè nặng, nghiệp tích
lũy, nghiệp sắp chết và nghiệp tập quán ; 3. Nghiệp thác
sinh, nghiệp duy trì, nghiệp cản trở quá, nghiệp hủy diệt[3].
Như vậy, có một vòng tròn của nghiệp và một vòng tròn
của quả, chúng quay không ngớt. Nhưng kẻ quay nghiệp và quả
là ai?
Tác
nghiệp nhưng không tác giả,
Và
cũng không có thọ giả,
Chỉ
do các uẩn chuyển biến
Chính
đó là thấy biết đúng
Và
nghiệp như thế và quả như thế
Mỗi
mỗi tuần hoàn từ nguyên nhân
Như
tuần hoàn của cây và giống
Không
ai nói được đầu mối chúng
Không
có quả ở trong tác nghiệp
Không
tác nghiệp ở trong cảm quả
Mỗi
cái mỗi cái đều trống không
Nhưng
chẳng quả nào lại không nghiệp.
Cũng
như lửa không cất giữ
Trong
ngọc, phân bò, mặt trời
Cũng
không có ở ngoài đó
Không
lửa nào không nhiên liệu
Cũng
thế, chúng ta không hề nhận
Quả
chín mùi ở trong tác nghiệp
Nhưng
tác nghiệp được thấy ra
Không
phải ngoài hay trong nghiệp
Tác
nghiệp hiện hữu ngoài cảm quả
Và
cảm quả ở ngoài tác nghiệp
Nhưng
chính do tác nghiệp