|
.
DAISETZ
TEITARO SUZUKI
THIỀN
LỤẬN
QUYỂN
TRUNG
Việt
Dịch: Tuệ Sỹ - Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản PL. 2533
- 1989
|
|
LUẬN
HAI
MẬT
TRUYỀN CỦA BỒ ĐỀ ĐẠT MA
HAY
NỘI DUNG CỦA KINH NGHIỆM THIỀN
Tính
cách lịch sử của Bồ Đề Đạt Ma đôi khi bị nghi ngờ;
nhưng đối với Thiền, vấn đề không hệ trọng. Thiền hài
lòng với những quan điểm lịch sử cho rằng thiền quả có
khởi thủy ở Trung Hoa; bắt đầu với một vị tôn sư nào
đó ngài từ Ấn Độ mang mật chỉ tâm truyền đến cho những
Phật từ Trung Hoa đương thời; và đây không phải là một
thông điệp bình thường khả dĩ truyền trao bằng ngôn ngữ
hay văn tự. Tất cả những truyền thuyết hay ký sự về Bồ
Đề Đạt Ma trong lịch sử của thiền tông hay của Phật
giáo có thể không hẳn là những sự kiện thực tế; những
điều này có thể cho phép các sử gia khảo cứu theo phương
pháp riêng biệt của họ; nhưng vấn đề quan hệ của những
người học thiền là: thông điệp của Sơ Tổ Thiền tông
là gì? đây là chủ đề của Luận Hai này.
“Ý
chỉ của Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn sang Tàu là gì?”. Đây
là một trong những câu hỏi thường được các Thiền sư
nhắc đến và tạo thành một trong những đề tài trọng yếu
nhất học của Thiền. Tuy nhiên, câu hỏi chẳng chút dính
dáng đến biến cố lịch sử Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ
sang Trung Hoa, tức ý nghĩa lịch sử của Bồ Đề Đạt Ma
trong Phật giáo Trung Quốc.
Sử
chép, ngài cập bến Nam Hải vào niên hiệu Phổ thông nguyên
niên (520). Nhưng câu hỏi không can hệ đến sự kiện này.
Thiền vượt lên những đối đãi thời không và đương nhiên
vượt lên mọi sự kiện lịch sử. Các môn đệ Thiền tạo
thành một nhóm đơn nhất của những người chủ trương siêu
nghiệm. Khi họ hỏi về việc Bồ Đề Đạt Ma lần đầu
tiên đến Trung Hoa, bản ý là thâm nhập đạo lý nội tại,
nếu có, của pháp môn riêng biệt của ngài, vốn được coi
như là pháp môn tâm truyền. Bởi vì đâu có rất nhiều đại
sư và học giả Phật giáo từ nước ngoài đến Trung hoa trước
Bồ Đề Đạt Ma, họ thảy đều thông thái, từ tốn, và
đã phiên dịch nhiều tác phẩm Phật học sang tiếng Trung
Hoa; có người còn là tay lão luyện cỡ lớn về thiền định
và đã thực hiện những hành vi kỳ diệu gây xúc động đến
các quỷ thần vô hình vốn thường cư ngụ trên khắp xứ
Trung Hoa trong những thời đại xa xưa này. Nếu không vì mục
đích khá rõ rệt nào đó đặc cách phân biệt ngài với những
người trước ngài, có lẽ sự xuất hiện của Bồ Đề Đạt
Ma ở Trung Hoa chẳng cần thiết cho lắm. Vậy, thông điệp
của ngài là gì? Ngài mang sứ mệnh nào đối với dân tộc
Viễn Đông?
Về
điểm này, Bồ Đề Đạt Ma không hề hé môi nói rõ; ngài
chỉ có việc biến khỏi thế gian, trải qua chín năm dài theo
như truyền thuyết, hoàn toàn lánh mình trên núi Tung sơn trong
cương thổ nhà Ngụy. Nếu ngài đã mang đến cho các Phật
tử Trung Hoa một thông điệp nào đó về chân lý của đạo
Phật, đấy phải là cái độc nhất vô nhị và khác thường.
Lý do nào khiến ngài tuyệt đối ẩn thân? Ýnghĩa của pháp
môn im lặng này là gì?
Có
lẽ một khi những câu hỏi này được thấu triệt, Phật
giáo chừng như khơi mở kho tàng bị vùi lấp nào đó, vốn
dĩ không thể diễn bằng lời, luận bằng lý. Vì vậy, câu
hỏi: “Ý chỉ của Bồ Đề Đạt Ma từ Tây lại là gì?”
chỉ thẳng vào mặt mày của một chân lý nội tại và huyền
vi nằm trong thể hệ của Phật giáo. Nó đề cập đến điểm
này: tinh yếu của đạo Phật là gì trong tri kiến của Sơ
Tổ Phật giáo Thiền tông?” Trong Phật giáo, có cái vốn
không thể tỏ bày và dẫn giải ở các kinh điển được
kết tập thành Tam Tạng (Tripitaka) và được phân thành Chín
hoặc Mười hai Phần giáo? Vắn tắt đạo của Thiền là gì?
Do đó, tất cả mọi giải đáp được đưa ra cho câu hỏi
vô cùng trọng yếu này đều là nhưng đường lối rất khác
nhau trỏ vào chân lý rốt ráo.
Nếu
như theo sử truyện ghi chép còn tồn tại, câu hỏi hình như
được đề khởi lần đầu tiên vào hậu bán thế kỷ XVII,
tức khoảng 150 năm sau khi Bồ Đề Đạt Ma đến, nhưng ý
tưởng đã có trước đó một thời gian, trong hình thức rút
ngắn. Khi Lục tổ Huệ Năng thiết lập phái Thiền khả dĩ
gọi là nguyên quán Trung Hoa tương phản với Thiên ấn Độ
của Sơ Tổ, các Phật tử Trung Hoa hẳn phải nhận ra ý chỉ
truyền tâm của các Tổ sư Thiền. Rồi từ đó, câu hỏi
“Ý chỉ của Sơ Tổ từ Tây lại là gì?” đương nhiên
trở thành một trong những đề tài có ý nghĩa thất mà các
môn đệ Thiền phải thảo luận.
Những
người đầu tiên hỏi về ý chỉ của Đạt Ma Đông du ]à
Thản Nhiên và Hoài Nhượng theo Truyền đăng lục. Họ, vào
hậu bán thế kỷ VII, đến với Huệ An Quốc sư và hỏi:
“Ý
Tổ sư Tây lại là gì ?”
Sư
đáp: “Sao không hỏi ý của tự mình là gì ?”
Thưa:
“Ýcủa tự mình là gì ?”
“Nên
quán tác dụng mật”
“Tác
dụng mật là gì ?”
Sư
chỉ mở mắt và nhắm mắt, thay cho lời giảng giải.
Người
kế tiếp, theo truyện ký, có lẽ một nhà sư nào đó, đến
kiếm Huyền Tổ ở Hạc lâm, khoảng đầu thế kỷ VIII, và
câu hỏi của ông được trả lời rằng: hiểu tức chẳng
hiểu. Nghi tức chẳng nghi”. Lúc khác, câu trả lời của
ngài là: “Chẳng hiểu chẳng nghi, chẳng nghi chẳng hiểu”.
Còn
trong những trường hợp khác, những giải đáp của các Thiền
sư về câu hỏi cho thấy tính chất đa dạng vô cùng khiến
cho kẻ sơ cơ rối trí. họ chẳng biết còn có cách nào khả
dĩ nhìn thấu cái tinh yếu của nó qua trận đồ tư tưởng
này. Phiền nhất là tinh chất đa dạng của các giải đáp
cứ gia tăng trọng khi câu hỏi cứ được lặp lại thường
xuyên, bởi vì không có vị sư tổ nào cùng đưa ra một giải
đáp như nhau nếu xét theo văn tự; thực vậy, nếu họ cũng
trả lời như nhau, hẳn là Thiền tông chẳng tồn tại lâu
dài đến nay. Tuy nhiên cái đặc sắc và cá biệt, như được
chứng tỏ bởi các sư tổ, thay vì soi sáng vấn đề, gây
phức tạp kỳ cùng cho nó.
Nhưng
nếu xét kỹ các câu giải đáp, sắp xếp chúng vào một số
chủ đề; không phải là việc quá khó. Dĩ nhiên, sự phân
loại này không có nghĩa rằng cái tính chất khó hiểu nhờ
đây mà bớt khó hiểu; mà chỉ có thể giúp người học đến
một mức nào đó, tất nhiên là nhiều thận trọng, khả dĩ
tìm thấy một vài chỉ dẫn nhắm tới chiêu hướng của thông
điệp Thiền.
1.
Trường hợp lấy một vật gần đó để trả lời cho câu
hỏi. Thiền sư, khi được hỏi, có thể đang làm công việc,
hay đang nhìn ra cửa sổ, hay lặng lẽ ngồi tư duy, và rồi
giải đáp của ngài có thể nhắc đến những vật như thể
có liên hệ đến việc làm của ngài lúc bấy giờ. Vì vậy,
ngài có thể nói bất cứ điều gì, bằng những cơ duyên
như thế, cái đó không phải là một lối đoán ngôn trừu
tượng đặt vào một vật được lựa chọn tùy ý để thuyết
minh quan điểm của mình. .
Thí
dụ, Ngưỡng Sơn hỏi, và Qui Sơn đáp: “Cái lồng đèn đẹp
quá ha!” Có lẽ lúc bấy giờ ngài đang nhìn cái lồng đèn,
hay lồng đèn ở gần họ nhất nên thiền sư coi là ứng cơ
nhất đáng được dùng cho mục đích hiện tiền. Trường
hợp khác cùng câu hỏi nhưng không cùng câu trả lời, tất
nhiên ngài thấy nên khai thị Thiền theo cách khác thích hợp
hơn. Đây là chỗ Thiền khác với nhưng luận chứng thuần
lý của Triết gia.
Câu
trả lời của Triệu Châu là: “Cây bách trước sân”, và
của Phần dương Thiện Chiếu: “Cây quạt
lụa xanh mát quá chừng”. Mối tương quan giữa vịệc Đông
du của Tổ sư Thiền với những vật như lồng đèn, cây bách,
quạt lụa xern chừng rất xa vời, và những giải đáp nay
gây khả năng tưởng tượng của chúng ta làm việc đến mức
chót của nó. Nhưng đây là điều đòi hỏi kẻ học Thiền
phải tìm thấy; bởi theo các sư tổ này, một khi hiểu được
cây bách trước sân, thì hiểu được lý tánh của Phật giáo
Thiền tông, và khi hiểu được lý tánh của Phật giáo Thiền
tông, thì sẽ hiểu ra mọi cái khác, nghĩa là tất cả tính
cách đa dạng của các giải đáp được ghi lại dưới đây
sẽ được hiểu gần trọn vẹn. Một sợi dây quán xuyến
108 hạt chuỗi là đấy.
2.
Trường hợp những phán đoán đặt ngay vào chính câu hỏi
hay vị thế của người hỏi.
Đại
Mai Pháp Thường trả lời chắc nịch:
“Chẳng
có ý chỉ gì trong việc Tây lại của ngài hết.”
Mục
châu Đạo Tung: “Ta không có trả lời”.
Lương
sơn Duyên Quán: “Đừng nói bậy”.
Cửu
Phong Phổ Mãm: “Ích gì mà hỏi kẻ khác?”
Báo
Minh Đạo Thành: “Ta chưa từng đến Tây thiên”
Nam
Nhạc Tư: “Ở đây lại mọi người nữa bước theo lối
cũ”.
Bản
giác Thủ Nhất:”Như bán nước bên bờ sông”.
Bảo
Ninh Nhân Dũng: “Như thêm sương vào tuyết”.
Long
Nha Cư Tuần: “Đấy là câu hỏi rất khó trả lời”.
Thạch
Đầu Hi Thiên: “Hãy hỏi cây cột đang đứng trơ ra đấy”.
Khi thầy tăng đang ngờ hỏi này không hiểu câu trả lời
ấy, ngài bảo: “Ta còn mù tịt hơn cả ngươi”.
Kinh
Sơn Đạo Khâm: “Câu hỏi của ngươi không đúng chỗ”.
Tăng
hỏi: “Phải làm sao mới đúng chỗ?”
Cái
lối đúng chỗ của ngài là: “Sau khi chết ta sẽ nói cho
ngươi biết”.
|