LUẬN
MỘT
TU
TẬP CÔNG ÁN:
PHUƠNG
TIỆN CHỨNG NGỘ
Phần
I
MỘT
KINH NGHIỆM SIÊU VIỆT TRI KIẾN
Trong
THIỀN LUẬN Bộ Thượng tôi có hứa với độc giả là
sẽ thảo luận đầy đủ về đề tài “công án”[1]nơi
Bộ Trung.
Hệ
thống công án đã tạo nên một giòng phát triển độc đáo
trong Phật giáo Thiền tông, và là một cống hiến độc nhất
mà Thiền tông đã mang đến cho lịch sử của ý thức tôn
giáo. Một khi đã thấu hiểu tầm quan trọng của công án,
chúng ta có thể nói là đã hiểu hơn phân nửa của Thiền.
Chắc
chắc các Thiền sư có thể bảo cho các ngài biết rằng chính
vũ trụ là một công án vĩ đại vừa sống động, vừa hiểm
hóc, thách thức lời giải đáp của các ngài, và khi chìa
khóa mở vào công án vĩ đại này mà được khám phá một
cách thiết thực, tất cả những công án khác đều là những
cái tiểu tiết, chúng tự giải đáp lấy, và do đó, điều
chính yếu trong việc học Thiền là phải thấu hiểu chính
vũ trụ chứ không phải bám sát vào vấn đề công án như
đã được các bậc tôn túc xưa kia nêu lên. Đằng khác, chúng
ta có thể nói điều này: công án của vũ trụ được thâu
gọn vào trong từng công án một của “một nghìn bảy trăm
công án” và khi nó được lãnh hội thấu đáo thì cái công
án vĩ đại nhất cũng sẽ vén mở những bí mật của nó.
Nơi
ngón tay trỏ của Thiên Long[2] chỉ cho thấy ngay vẻ huyền
bí của toàn vũ trụ và trong tiếng hét của Lâm Tế chúng
ta nghe ra bản hòa âm thiên nhạc của những khối tinh cầu.
Dù vậy, trong những trang sau đây tôi sẽ cố gắng tìm vào
ý nghĩa lịch sử của công án ở Thiền: tìm hiểu vai trò
của nó trong việc chứng ngộ; khía cạnh tâm lý của nó,
mối quan hệ của nó đối với phép niệm Phật[3] như là
một hình thức chứng nghiệm của Phật giáo, v.v...
Còn
như mục đích tối hậu của thiền học là đạt đến điều
mà tiếng Nhật gọi là Satori, tiếng Phạn gọi là Sambodhi
hay “abhisamaya” (giác ngộ), thì đã được giải thích trong
các tác phẩm của tôi trước đây.
Kinh
Lăng già (Lankavatara Sutra), một quyển kinh của Thiền, thường
hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của Satori; ở đây kinh gọi
là “cảnh giới của Thánh Trí Tự chứng” (Svapratyatmaryajna-nagatigocara)
nghĩa là “cái tâm trạng trong đó Thánh Trí tự thể hiện
lấy bản tính nội tại của nó”. Sự tự chứng này lập
nên chân lý của thiền, chân lý ấy là giải thoát (moksa)
và tự do tự tại (vasavartin). Để giải rõ ý nghĩa tự chứng,
tôi xin phép trích dẫn kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sùtra)[4]
“Thiện
Tài Đồng Tử (Sudhana) hỏi: Môn giải thoát này làm sao để
hiện tiền[5]? Làm sao để chứng đắc?
“Diệu
Nguyệt trưởng giả (Sueandra) đáp: Một người thân chứng
hiện tiền môn giải thoát này khi nào người ấy phát khởi
tâm Bát nhã Ba La mật (Prajnaparamita)[6] và cực kỳ tương thuận:
rồi thì người ấy được chứng nhập trong tất cả những
gì mà mình thấy và hiểu.[7]
“Thiện
Tài Đồng Tử (Sudhana) lại thưa: Có phải do nghe những ngôn
thuyết và chương cú về Bát nhã Ba la mật mà được hiện
chứng?”
“Diệu
nguyệt (Sucandra) đáp: Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát
nhã Ba la mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp
mà hiện chứng vậy.
“Thiện
Tài thưa: Há không phải do nghe mà có tư duy và do tư duy và
biện luận mà được thấy Chân Như là gì [8]? và há đây
không phải là tự chứng ngộ?
“Diệu
Nguyệt đáp: Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà
được tự chứng ngộ. Này Thiện nam tử, đối với nghĩa
này ta phải lấy một thí dụ, ngươi hãy lắng nghe!
“Thí
dụ như trong một sa mạc mênh mông không có suối và giếng,
vào mùa xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách
từ Tây hướng về Đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ
phương Đông đến, liền hỏi gã rằng: tôi nay nóng và khát
nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào có suối trong
và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước, tắm mát,
nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?
“Gã
đàn ông ấy theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ cho
người khách rằng: cứ tiếp tục đi về hướng Đông, rồi
sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo trái.
Bạn nên hãy theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới chắc
chắc bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.
“Này
thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng
khát, từ Tây đến, khi nghe nói đến suối mát và những bóng
cây, liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt,
người ấy có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ
chăng?
“Thiện
Tài đáp: Dạ không; người ấy không thể làm thế được;
bởi vì người ấy chỉ trừ được cơn nóng khát và được
mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn của kẻ kia mà đi ngay đến
dòng suối rồi uống và tắm ở đó.
“Diệu
Nguyệt: Này thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy không
phải chỉ do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập
hết thảy pháp môn. Này thiện nam tử, sa mạc là chỉ cho
sinh tử; người khách đi từ Tây chỉ cho các loài hữu tình;
nóng bức là tất cả những sự tướng mê hoặc; khát tức
là tham và ái; gã đàn ông từ đông đến và biết rõ đường
lối là Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí[9],
các ngài đã thâm nhập chân tánh của các pháp và Thật nghĩa[10]
bình đẳng; giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ
uống dòng suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bởi
chính mình vậy.
“Lại
nữa, này thiện nam tử, nay ta sẽ nói thí dụ khác cho người
nghe. Giả sử đức Như Lai sống giữa thế gian đến một
kiếp nữa, ngài dùng đủ các thứ phương tiện, và những
ngôn từ thiện xảo, vì mọi người trong cõi đất này mà
nói về loại mật hoa trên thế giới, đầy đủ các phẩm
tính, hương vị ngọt ngào, xúc chạm mềm dịu; người nghĩ
sao? Những chúng sinh kia khi nghe lời nói của Phật, tư duy
về mật hoa, mà có thể nếm biết hương vị của nó chăng?
“Thiện
Tài thưa: Quả thật họ không thể.
“Diệu
Nguyệt nói: Cũng vậy. Không phải chỉ do nghe và tư duy không
thôi mà chúng ta có thể chứng nhập chân tánh của Bát nhã
ba la mật.
“Thiện
tài thưa: Vậy thì bằng những ngôn từ xảo diệu và phương
tiện khéo léo nào mà Bồ tát có thể khiến cho hết thảy
chúng sinh thấu hiểu chân thật được thực tại?
“Diệu
Nguyệt nói: Chân tánh của Bát nhã ba la mật mà Bồ tát chứng
được - đây là chính nhân quyết định, từ nơi đây khởi
lên tất cả ngôn thuyết của Bồ tát[11]. Khi Bồ tát chứng
được giải thoát này thì có thể dùng ngôn từ diễn thuyết
và phương tiện thiện xảo mà giảng nói”.
Tự
trích dẫn này chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng môn giải
thoát Bát nhã ba la mật phải được chứng ngộ bằng kinh
nghiệm cá biệt của mình; còn như chỉ có nghe và học hỏi
thôi thì chúng ta không cách gì thâm nhập vào giữa lòng chân
tánh của thực tại. Người ta có thể hỏi, tại sao không
thể vươn tới chân lý tự chứng bằng tri kiến? Câu hỏi
này được trả lời ở một đoạn khác trong kinh Hoa nghiêm
(Avatamsaka).[12]
“Chân
lý tự chứng (và bản thân của thực tại) thì không phải
một, không phải hai. Do năng lực tự chứng này mà (Thực
tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ
khác cũng như cho chính mình; hoàn toàn không thiên lệch với
ý tưởng đây kia, giống như mọi vật đều sinh trưởng từ
lòng đất. Chính thực tại hay pháp tánh, không phải hữu
tướng, cũng không phải vô tướng; thể của nó như hư không,
vượt ngoài tri kiến và liễu giải; pháp ấy vi diệu, khó
lấy văn tự mà diễn nói.
“Tại
sao thế? Bởi vì nó siêu quá hết thảy cảnh giới của văn
tự; siêu quá hết thảy cảnh giới của ngôn thuyết; siêu
quá hết thảy các cảnh giới ngữ nghiệp vận hành; siêu
quá hết thảy các cảnh giới của hí luận, phân biệt tư
lương; siêu quá hết thảy các cảnh giới sở tư của tất
cả chúng sinh ngu muội; siêu quá cảnh giới của hết thảy
phiền não tương ưng ma sự; siêu quá hết thảy cảnh giới
của tâm thức; không bĩ không thử, vô tướng, ly tưởng,
siêu quá hết thảy cảnh giới hư vọng; vì trụ nơi tịch
vô trụ xứ vốn là cảnh giới của các Thánh giả.
“Này
thiện nam tử, cảnh giới tự chứng của các Thánh giả ấy
không có sắc tướng, không có cấu tịnh, không có thủ xả,
không có trước loạn; thanh tịnh tối thắng; tánh thường
bất hoại; dù chư Phật xuất thế hay không xuất thế, ở
nơi pháp giới tánh, thể thường nhất. Này thiện nam tử,
Bồ tát vì pháp này mà hành vô số cái hành khó hành và khi
chứng được pháp thể này thì có thể làm lợi ích cho hết
thảy chúng sinh, khiến cho các loài chúng sinh rốt ráo an trụ
trong pháp này. Này thiện nam tử, đó là pháp chân thật, không
có “tướng dị biệt, thực tế[13], thể của Nhất thiết
trí, cảnh giới bất tư nghị, pháp giới (Dharmadhatu) bất
nhị và đó là môn giải thoát viên mãn ở đó tất cả các
nghệ thuật đều được diễn tả đầy đủ trọn vẹn.”
Đoạn
kế nữa của kinh Hoa Nghiêm , bản Hán dịch 40 quyển, chúng
ta đọc thấy như vầy:
“Thiện
Tài (Sudhana): Đâu là trụ xứ của Bồ tát?
“Văn
thù sư lị (Manjusri): Tối thắng đệ nhất nghĩa[14] là trụ
xứ của Bồ tát. Tại sao? Vì tối thắng đệ nhất nghĩa
thì bất sinh bất diệt, bất thất bất hoại, bất khứ bất
lai; đấy là tất cả những ngôn ngữ; nhưng đệ nhất nghĩa
(tức chân lý cứu cánh) không phải là cảnh giới của ngôn
ngữ; ngôn thuyết không với tới được, không thể ghi dấu,
không phải là sở tư của lý luận và tư biện. Bản lai không
có ngôn thuyết; thể tánh thì tịch tĩnh, chỉ chứng được
bằng nội tâm của Thánh giả”.
Sự
phân biệt một đằng là thuần kiến văn hay suy lý và một
đằng là tự chứng ngộ, phân biệt giữa cái được nói
ra và có thể giảng dạy bằng ngôn thuyết và cái hoàn toàn
siêu việt những ngôn từ diễn đạt phải được kinh nghiệm
bằng nội tâm - sự phân biệt ấy là điều căn bản mà đức
Phật đã nhấn mạnh; và tất cả đệ tử của ngài chưa
hề bỏ quên không chú trọng sự phân biệt này cho nên trạng
thái tự chứng ngộ mà họ mong mỏi chưa từng bị mất hút.
Do đó, họ đã được khuyên nhủ là luôn luôn phải tự mình
hết sức tinh tiến như lửa cháy trên đầu, hay như một mũi
tên độc đã cắm sâu vào da thịt. Họ được thúc đẩy
mãnh liệt là hãy nhẫn nhục những điều khó nhẫn, và thực
hành cái khó hành nhất trong đời sống của một kẻ hành
đạo; có như thế, rồi ra họ mới có thể chứng ngộ chân
lý tối thượng là giải phóng mình ra khỏi sự ràng buộc
của đời sống.
Dù
có những dị biệt về giáo nghĩa, Tiểu thừa hay Đại thừa,
tất cả đệ tử trung thành của đức Phật đều thừa nhận
tính cách quan trọng của tự chứng ngộ trong đời sống Phật
tử. Dù chân lý tự chứng ngộ thì không thể nói và không
thể diễn, tất cả giáo lý của đạo Phật đều đã quy
tụ quanh nó, và Thiền tông, thừa hưởng những gì chứng
được bằng nội tâm trong đạo Phật, đã truyền bá trung
thành cái truyền thống này bằng cách nâng cao giác ngộ vượt
lên nghi lễ và bác học, và tất cả những hình thức thuần
tư biện triết lý. Nếu không vì thế, sự xuất hiện của
đức Phật trong thế gian này phỏng có ích lợi gì? Tất cả
giới luật, tất cá những thực hành đạo đức và tâm linh
phỏng có nghĩa lý gì ?
Bài
thuyết pháp sau đây của Hoàng long Tử tâm Ngộ Tân Thiền
sư (1044-1145)[15] cho thấy không gì diễn ra trong lòng của một
kẻ học Thiền chân thật :
“Này
chư Thượng tọa, thân người khó được, Phật pháp họ nghe.
Thân này không nhắm đời nay độ, còn đợi đời nào độ
thân này?[16] Nay còn sống đó, các ngài hãy tham thiền đi,
tham thiền là để buông bỏ. Buông bỏ cái gì? buông bỏ bao
nhiêu nghiệp thức (karmavijnana) từ vô lượng kiếp đến nay;
hãy nhìn xuống dưới gót chân của mình[17] mà suy xét cho
thấu đáo để thấy đạo lý ấy là gì? Suy tới suy lui hốt
nhiên tâm hoa bừng nở, chiếu khắp mười phương. Sự chứng
ngộ thì không thể trao truyền dù chính các ngài biết rõ
nó là cái gì ?
“Đây
là lúc các ngài có thể biến đất lớn thành vàng ròng, quậy
sông dài thành biển sữa[18]. Há không sướng khoái bình sinh
sao! Vậy thì đừng phí thì giờ niệm ngôn niệm ngữ mà hỏi
đạo hỏi thiền nơi sách vở; bởi vì đạo thiền không ở
nơi sách vở. Dù cho thuộc lòng một bộ Đại tạng cũng
như Bách gia chư tử, chẳng qua là những lời rỗi rãi, khi
chết chẳng dùng được gì”.
Ý
NGHĨA CỦA CHỨNG NGỘ Ở THIỀN
Như
vậy, Ngộ là toàn thể của Thiền, Thiền bắt đầu từ đó
mà chấm dứt ở đó. Bao giờ không có Ngộ, bấy giờ không
có Thiền. “Ngộ là thước đo của Thiền” như một tôn
túc đã nói. Ngộ không phải là một trạng thái an tĩnh không
thôi; nó không phải là sự thanh thản mà là một kinh nghiệm
nội tâm không có dấu vết của tri thức; phải là sự thức
tỉnh nào đó phát khởi từ lãnh vực đối đãi của tâm
lý, một sự trở chiều với hình thái bình thường của kinh
nghiệm vốn là đặc tính đời sống thường nhật của chúng
ta. Thuật ngữ của Đại thừa gọi đó là chuyển y (Paravritti)[19]
“quay trở lại” hay lật ngược ra cái cơ sở của tâm ý,
ở đây toàn bộ kiến trúc tâm thức trải qua một cuộc thay
đổi toàn diện. Điều kỳ diệu là một cái thấy của Ngộ
(satori) có thể gây ra một lần tái tạo như thế trong cái
nhìn của tâm linh. Nhưng các ký lục của Thiền minh chứng
điều này có thực. Do đó sự phát khởi của Bát-nhã ba-la-mật,
một biệt danh của Ngộ (satori), là tinh yếu của Thiền.
Tuy
nhiên, có một số Thiền sư cho rằng Ngộ được dựng lên
một cách giả tạm; Thiền thực sự không liên quan gì với
thứ thêm thắt rườm rà có hại cho dưỡng chất tự nhiên
của nó; chỉ cần yên lặng mà ngồi là đủ; đức Phật
ở
nơi đây, trong cái-không-làm này; kẻ nào làm rùm lên cái
chuyện Ngộ, họ không phải là đồ đệ chân thật của Bồ
đề đạt ma.
Những
vị phản đối Ngộ ấy lại còn nói thêm rằng chân lý cứu
cánh của Thiền chính là chỗ bám sát vào Vô tâm[20]; chỉ
một chút vết tích ghi dấu những nỗ lực của ý thức, chắc
chắn nó sẽ làm tổn thương sự bộc lộ toàn diện của
chính vô tâm; và như vậy, đừng có can thiệp vào chân lý
cứu cánh, cũng đừng coi nhẹ nó; đây là lập trường của
một số Thiền gia chống lại những kẻ chủ trương chứng
ngộ. Vì họ chống đối ngộ nên họ không thể không chống
cả việc tu tập công án.
Đầu
thế kỷ XII phong trào chống đối Ngộ và công án ở Trung
Hoa đã nổi lên dữ dội giữa các đồ đệ Thiền đương
thời , và sau đây là một bức thư của Đại Huệ[21] viết
cho học trò của mình là Lữ Cơ Nghi[22], cảnh giác ông chống
lại những ai từ chối kinh nghiệm liễu đạt về Ngộ hay
tự chứng:
“Cận
thế, nơi chốn tòng lâm có một số tà thiền, chấp
bịnh làm thuốc. Bởi vì tự họ chưa từng có chỗ chứng
ngộ trong đời sống của mình, họ coi ngộ như là một thứ
bày đặt, như một phương tiện đưa đẩy, như một cái hoàn
toàn thứ yếu ở Thiền, nằm ở ngoài lề chứ không vào
giữa lòng thiền. Vì những ông thầy ấy chưa từng có chỗ
chứng ngộ, họ không chịu tin những người thực sự đã
trải qua chứng ngộ. Mục đích hướng tới của họ là để
nhận cái không tịch ngoan nhiên vô tri - tức là một cái không
chi trơ trọi mà họ coi như là vĩnh viễn vượt ngoài những
giới hạn của thời gian.
“Để
đạt đến trạng thái trống trơn không cùng này, hằng ngày
họ tiêu hóa biết bao nhiêu bát cơm và bỏ thời giờ mà ngồi
lặng lẽ ngu ngơ. Họ nghĩ rằng đây chính là ý nghĩa của
an lành tuyệt đối... Đáng thương thay họ u mê không có cơ
duyên nghe được một tiếng nổ đột nhiên (của tuệ giác
trong tâm mình)!”.
Những
chứng cớ có thẩm quyền mà các nhà mặc chiếu Thiền lấy
làm chỗ tựa cho tin tưởng của mình được đề cập đến
như sau: [23]
“Khi
đức Thích ca mâu ni ở Ma kiệt đà (Magadha), ngài đóng cửa
không lên tiếng trong ba tuần. Đây há không phải là một
điển hình về lối mặc nhiên của Phật?. Khi ba mươi hai
vị Bồ tát tại thành Ti da li (Vaisaili) bàn bạc với Duy ma
cật (Vimalakirti) về pháp môn bất nhị, cuối cùng Duy ma im
lặng không nói một lời và đức Văn thù (Manjusn) khen hay.
Đây há không phải là im lặng mặc nhiên của một vị Đại
Bồ tát?. Khi Tu bồ đề (Subhuti) ngồi không trong hang đá không
nói một lời, không thuyết một câu về Bát nhã ba la mật.
Đây há không phải là sự im lặng của một vị Đại Thanh
văn (Sravaka)?. Khi thấy Tu bồ đề ngồi lặng lẽ như thế
trong hang đá, thiên đế thích (Sakendra) bèn rải hoa trời cúng
dường, cũng không nói một lời. Đây há không phải là sự
im lặng của phàm phu?. Khi Bồ đề đạt ma dạo đến xứ
này, ngài ngồi suốt chín năm trên Thiếu lâm, lãnh đạm với
tất cả những ngôn giáo. Đây há không phải là sự im lặng
của tổ sư? Và Lỗ Tổ mỗi khi thấy có một vị tăng đến
ngài liền quay mặt vào vách ngồi lặng lẽ. Đây há không
phải là sự im lặng của tông sư?
“Trước
những sự thật lịch sử này, làm sao người ta có thể bảo
rằng tu tập ngồi im lặng mặc nhiên là tà ngụy phi pháp
đối với Thiền?”
Đây
là một chứng cứ do các thiền gia chủ trương mặc tọa nêu
lên vào thời Đại Huệ ở Trung Hoa, tức vào thế kỷ XII.
Nhưng Đại Huệ bảo rằng chỉ mặc tọa không thôi thì chẳng
được việc gì cả, vì nó chẳng đưa đến đâu, vì sự
chuyển y không khởi lên trong tâm của mình, để nhờ đó
mà người ta bước vào thế giới đa thù bằng một nhãn quan
khác hẳn bây giờ. Những thiền gia mặc tọa nào mà chân
trời tâm trí không vươn lên tới cái trình độ gọi là im
lặng tuyệt đối khôn dò, họ quờ quạng trong hang tối vĩnh
viễn. Họ không thể mở ra con mắt trí tuệ. Vì vậy, họ
cần được dẫn dắt bởi bàn tay của một thiền sư chân
chính. Rồi Đại Huệ tiếp tục nêu lên những trường hợp
chứng ngộ do một minh sư hướng dẫn; đồng thời lưu ý
sự cần thiết tham vấn một bậc đã tỏ ngộ và lật đổ
hẳn toàn bộ thủ thuật im lặng vốn cản trở sự tăng trưởng
tâm linh thiền. Sự lật đổ toàn bộ cơ cấu này ở đây
được Đại Huệ nói theo một thuật ngữ của kinh: 入流亡所
(nhập lưu vong sở) “Bước vào dòng sông và bỏ mất chỗ
trú”, ở đó mãi mãi không còn ghi dấu sự đối đãi của
động và tĩnh nữa. Ông nêu lên bốn trường hợp điển hình:
1)
Thủy đạo hòa thượng nhân khi đang tỉa cây đằng, hỏi
Mã Tổ: “Ý của Tổ từ Tây đến là gì?” Mã Tổ đáp:
“Lại gần đây ta bảo cho”. Rồi khi Thủy Lạo vừa đến
gần, Mã Tổ tống cho một đạp té nhào. Nhưng cái té này
khiến cho tâm của Thủy Lạo hoạt nhiên đại ngộ, bất giác
đứng dậy cười ha hả, tuồng như xảy ra một việc không
ngờ, nhưng rất mong mỏi.
Mã
Tổ hỏi: “Nhà ngươi thấy cái đạo lý gì đây?” Lạo
đáp: “Quả thật, trăm nghìn pháp môn, vô lượng diệu nghĩa,
chỉ trên đầu một sợi lông mà biết ngay được cả căn
nguyên”.
Rồi
Đại Huệ bàn: “Khi đã chứng ngộ như vậy Thủy Lạo không
còn chấp trước vào sự im lặng của Chánh định (Samàdhi)
nữa, và vì ngài không còn dính mắc vào đó nên vượt hẳn
lên hữu vi và vô vi; ở trên hai tướng động và tĩnh. Ngài
không còn nương tựa những cái ở ngoài chính mình nữa mà
mở ra kho tàng tự kỷ, nên nói: “Ta đã thấy suốt căn nguyên
rồi!”. Mã Tổ biết thế và không nói thêm gì nữa. Về
sau, khi được hỏi về kiến giải Thiền của mình, ngài chỉ
nói: “Từ thuở nếm cái đạp nặng nề của Tổ, cho đến
giờ ta vẫn cười hoài không thôi”[24]
2)
Vân Môn hỏi Động Sơn: “Ở đâu đến đây?” “Tra Đô”.
“Mùa hạ ở đâu?”. “Ở Báo Từ, Hồ Nam”. “Rời khỏi
núi ấy lúc nào?” “Tháng Tám, ngày hai mươi lăm”. Vân
Môn kết luận: “ Tha ngươi ba chục hèo (dù người đáng
lãnh đủ)”.
Về
cuộc thăm hỏi của Động Sơn với Vân Môn, Đại Huệ bàn
rằng:
“Động
Sơn thật là thuần phác biết bao! Ngài cứ thật mà trả lời,
nên đương nhiên là phải nghĩ rằng: mình đã thật tình mà
trả lời, thế thì có lỗi gì mà phải bị ba chục hèo?”
Ngày
hôm sau lại đến kiếm thầy mà hỏi: “Hôm qua nhờ hòa thượng
tha cho ba chục hèo, nhưng chưa hiểu là có lỗi gì ?” Vân
Môn bảo: “Ôi phường giá áo túi cơm, vì vậy mà nhà ngươi
đi từ Giang Tây đến Hồ Nam đấy!” Lời cảnh giác ấy
bỗng làm sáng mắt của Động Sơn, rồi thì chẳng có tiêu
tức nào đáng thông qua, chẳng có đạo lý nào đáng nêu lên
nữa. Ngài chỉ lạy mà thôi và nói: “Từ đây về sau, tôi
sẽ dựng thảo am ở nơi không có dấu vết người; không
cất lấy một hột cơm, không trồng đến một cọng rau, và
tiếp đãi khách mười phương lai vãng; tôi sẽ vì họ mà
nhổ hết những đinh những móc; tôi sẽ cỡi bỏ cho họ những
chiếc nón thoa dầu, nhưng chiếc áo hôi nách, khiến cho họ
được hoàn toàn sạch sẽ và thành nhưng vị tăng xứng đáng”.
Vân Môn cười và nói: “Cái thân như một trái dừa bao lớn
mà có cái miệng rộng vậy thay!”.
3.
Yến quốc sư khi còn là một học tăng qua nhiều năm học
hỏi với Tuyết Phong. Một hôm, Tuyết Phong biết cơ duyên
của ngài đã chín mùi, liền nắm chặt ngài và hỏi cộc
lốc: “Cái gì đây?”. Yến như vừa chợt tỉnh cơn mê và
được liễu ngộ. Ngài chỉ nhắc cánh tay lên đưa qua đưa
lại. Phong nói: “Nhà ngươi làm gì thế?”. Vị đệ tử
này trả lời nhanh nhẩu: “Nào có gì đâu ?”.
4)
Một hôm, Quán Khê hoà thượng thăm Lâm Tế. Lâm Tế bước
xuống ghế rơm, không nói không rằng, nắm chặt nhà sư lại;
Quán Khê liền nói : “Tôi hiểu, tôi hiểu”.
Sau
khi kể ra bốn trường hợp trên đây, Đại Huệ kết luận
rằng: cuối cùng, ở Thiền, có một cái không thể chia xẻ
cho người khác, cũng không thể học được từ người khác,
và điều rắc rối cho hầu hết mọi người là họ chết
hẳn mà chẳng muốn sống lại. Rồi thì, Đại Huệ nói kinh
nghiệm riêng tư của mình như sau:
“Kẻ
này đã trải qua mười bảy năm học Thiền rồi. Suốt trong
thời gian này tôi tỏ ngộ từng phần rải rác. Tôi đã hiểu
biết một ít về Vân môn tông, một ít về Tào động tông,
chỉ có điều băn khoăn là các chứng ngộ này chẳng rõ rệt
ở nơi nào hết để đặt mình ra khỏi hoàn toàn mọi quan
hệ của thời gian và không gian. Về sau, tôi đến kinh đô,
ở tại chùa Thiên ninh, một hôm nhân nghe thầy tôi[25]
giảng về Vân Môn.
Thầy
nói: “một vị tăng đến hỏi Vân Môn: “Đâu là chỗ xuất
thân của chư Phật?”. Vân Môn đáp: “Ngọn Đông sơn đi
trên nước. Nhưng tôi, Thiên Ninh, khác với Vân Môn: Đâu là
chỗ xuất thân của chư Phật? Một ngọn gió hiu mang hương
thơm từ phương Nam thổi đến, thì điện các trở nên mát
lạnh!”. Khi nghe thấy tôi nói thế, hốt nhiên tôi như dứt
khỏi những quan hệ thời gian và không gian, chẳng khác nào
như mang lưỡi dao bén mà cắt đứt cuộn chỉ rối. Tôi bấy
giờ toát mồ hôi cùng mình.
Khi
không còn thấy bấn loạn trong tâm nữa, tôi thấy mình ở
trong một trạng thái an tĩnh trong sáng. Một hôm, tôi vào thất
thăm Thầy; Thầy bảo tôi rằng: “Không phải ai cũng dễ
đạt đến tâm địa như con; chỉ đáng tiếc là nơi đó chết
thì có mà sống thì không. Đừng nghi ngờ ngôn cú – đó
là đại bịnh. Con đã biết rõ điều này:
懸
崖 撒 手
Huyền
nhai tát thủ
自
肯 承 當
Tự
khẳng thừa đương