|
.
DAISETZ
TEITARO SUZUKI
THIỀN
LỤẬN
QUYỂN
TRUNG
Việt
Dịch: Tuệ Sỹ - Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản PL. 2533
- 1989
|
|
LUẬN
BA
HAI
KHÓA BẢN THIỀN
I
BÍCH
NHAM TẬP 碧 巖 集
Bích
nham tập hay Bích nham lục là một trong những tác phẩm có
giá trị nhất của phái Thiền Lâm Tế, đặc biệt ở Nhật
Bản. Sách gồm những bài bình tụng của Tuyết Đậu về
một trăm “tắc”[1] hầu hết được tuyển từ Truyền đăng
lục, và gồm những lời bình xướng của Viên Ngộ. Tuyết
Đậu là một bậc thầy cỡ lớn của dòng Thiền Vân Môn
và khai hóa khoảng đầu đời Tống (980-1052). Sư nổi danh
nhờ tài năng văn học, và khi những bài bình tụng về một
trăm tắc này ra mắt công chúng tức thì được tán thưởng
khắp nơi trong giới văn học đương thời.
Trong
khi Viên Ngộ (068-1135) cư ngụ tại Thục đô, để đáp ứng
thỉnh cầu của đám đệ tử, sư lấy tác phẩm của Tuyết
Đậu làm khóa bản giảng Thiền. Về sau, sư đến Linh Tuyền
Thiền viện Giáp Sơn, thuộc Lễ châu, suốt trong niên hiệu
Chính Hòa (1111-1118), lại được thỉnh cầu giảng sách này.
Những
lời chú do đám đệ tử ghi lại được soạn thành một tác
phầm hẳn hoi. Mỗi một tắc bắt đầu bằng lời dẫn, kế
đó là tắc với những lời bình chú theo lề lối riêng của
Thiền, và sau hết những bài tụng của Tuyết Đậu cũng được
trình bày theo cách đó.
Bởi
vì Viên Ngộ không để tâm kiểu chính và duyệt lại nhưng
ghi chú của các môn đệ, nên những lời chú này đầu
tiên
lưu hành trong đám đồ đệ dưới hmh thức lỡ cỡ. E rằng
mai sau sách khó tránh khỏi tình trạng lộn xộn, một trong
số đệ tử của Viên Ngộ là Quan Hữu Vô Đăng thấy phải
có ấn bản thẩm quyền, có thế mới ngăn chận tất cả
những sai chạy có thể có do các bản hỗn tạp. Rồi sách
được ấn hành mùa xuân năm 1925, hai mươi năm sau giảng khóa
thứ ba của Viên Ngộ. Nhưng, cả người in, quan Hữu Vô Đăng,
lẫn người viết tựa, Phổ Chiếu, không cho biết bản văn
có được tác giả thân hành đọc lại trước khi in hay không.
Về
sau, Đại Huệ, một đệ tử xuất sắc nhất và tài ba nhất
của Viên Ngộ, đối Bích nham tập, vì thấy rằng sách không
giúp gì cho việc thấu hiểu trung thực về Thiền. Thực tình
sư đã làm gì thì không rõ lắm, nhưng hình như sách bị ngưng
lưu hành. Gần một trăm năm sau (1302), Trương Minh Viễn, ở
Ngụ Trung, tìm thấy một bản Bích nham tập còn nguyên vẹn
ở Thục đô. Ông đối chiếu với những bản khác tìm được
ở Nam Hoa, và kết quả là bản lưu hành mà chúng ta có ngày
nay.
Đạo
Nguyên (Dògen), người sáng lập dòng Thiền Tào động ở Nhật,
theo truyền thuyết đây là người đầu tiên mang Bích nham
tập từ Trung Hoa về, vào năm thứ ba thời Kạroku (l127), khoảng
80 năm trước ấn bản Thanh. Người ta không biết chắc bản
Thanh được mang vào Nhật lúc nào, nhưng vì có sự trao đổi
thực sự giữa các thiền sư Nhật và Hoa thời bấy giờ,
nên đương nhiên sách nhập cảnh do một vài nhà sư Nhật
sang Hoa học Phật. Đầu thế kỷ XV chúng ta đã có một ấn
bản Nhật của Bích nham tập.
Kết
cấu của sách đại lược như sau:
(1)
Mỗi tắc mở đầu bằng lời dẫn của Viên Ngộ: Thùy thị
垂 示
(2)
Kế đó nêu lên tắc, xen kẽ những câu bình chú: Cử 舉
(3)
Rồi đến phần bình xướng về tắc;
(4)
Tiếp theo là bình tụng của Tuyết Đậu, cũng có xen kẽ những
nhận định của Viên Ngộ
(5)
Sau hết, chúng ta có nhưng bình giải về bài tụng.
Dưới
đây là đoạn dịch của Tắc 55, cố trung thành sao cho kết
cấu của nguyên bản có thể dễ đọc; chính nguyên bản thì
rất là khó hiểu đối với những ai không quen với văn học
Thiền. Độc giả sẽ nhận ra điều này khi theo dõi đoạn
dịch, dù không dịch sát.
TẮC
LV - ĐẠO NGÔ[2] VÀ TIỆM NGUYÊN ĐIẾU TANG
a)
Lời dẫn:
[Đối
với thiền sư đã triệt ngộ]. Toàn Chân được giấu kín
trong lòng, mà lại đương trường ấn chứng; lội ngang dòng
nhưng vẫn xoay chuyển vật và nhìn thẳng vào bản tính như
như của vạn hữu. Như ở giữa đá xẹt, chớp nhoáng, ngài
chặt đứt ngay những điều lếu láo. Cưỡi đầu cọp mà
lại nắm lấy đuôi cọp Sừng sững như vách cao nghìn trượng.
Hãy thử xem ngài khai thị đạo lý cho kẻ khác bằng đường
lối nào đây. Đây thử xem.
b)
Trình bày tắc:
Đạo
Ngô và Tiệm Nguyên đến một nhà nọ điếu tang.
Tiệm
Nguyên vỗ vào hòm, nói: .
- Sống
ư? Chết ư? (Nói gì thế? Tốt lắm, chẳng tỉnh táo. Gã này
còn lờ mờ giữa hai đằng)[3]
Đạo
Ngô bảo:
- Sống
ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói. (Rồng gầm thì sương
mù dậy. Cọp gừ thì gió trỗi lên. Nón đội vừa đầu Lòng
bà nội thiết tha thay!)
Tiệm
Nguyên:
Tại
sao không nói ? (Trật lất rồi! Quả nhiên, hỏng bét!)
Đạo
Ngô:
- Không
nói là không nói. (Nước dơ đổ lên đầu. Mũi tên trước
còn nhẹ. Mũi tên sau mới sâu).
Cả
hai trên đường về. (Rất tỉnh táo nhé!)
Tiệm
Nguyên nói:
Bẩm
hòa thượng, nói cho con nghe đi? Nếu hòa thượng không nói,
con quật ngã hòa thượng liền. (Có thế chứ! Ít gặp được
kẻ khôn ngoan. Đa số là bọn ngu ngơ. Bọn này vào Địa ngục
lẹ như mũi tên).
Đạo
Ngô:
- Quật
thì cứ việc quật, còn nói thì không nói đa! ( Việc hệ
trọng phải lặp lại. Bị cuớp mà không hay. Cái lão này
bết bùn cùng mình. Sơ tâm vẫn không sứơ).
Tiệm
Nguyên bèn đánh cho. (Hay lắm, đánh đi! Nhưng, hãy nói, đánh
mà làm gì? Té ra có kẻ bị ăn đòn vô cớ).
Về
sau, khi Đạo Ngô đã tịch. Tiệm Nguyên đến với Thạch Sạch
và đem chuyện trước kia kể lại. (Biết mà cố phạm. Chẳng
biết phải hay không phải. Nếu phải thì thiệt là quá kỳ)
Thạch
Sương:
- Sống
ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói. (Mới mé quá chừng.
Thứ cơm nước hằng bửa này mà lại có kẻ dùng).
Tiệm
Nguyên:
- Tại
sao không nói ? (Lời tuy một, mà ý lại hai. Thử hỏi, giống
hay khác câu hỏi trước kia?)
Thạch
Sương:
- Không
nói là không nói. (Trời đất! Sóng Tào khê cũng như vậy.
Biết bao kẻ phàm ngu bị chết đuối trên cạn).
Do
lời này mà Tiệm Nguyên tỉnh ngộ. (Cái gã mù! Đừng mà
mắt sơn tăng này nha!)
Một
hôm, Tiệm Nguyên vác xẻng vào Pháp đường, đi qua đi lại.
(Đó là gã sống lại trong cái chết. Tốt! Nhờ tiên sư mớm
hơi cho. Đừng hỏi ai hết. Hãy xem gã bẽn lẽn).
Thạch
Sương hỏi:
Làm
gì vậy? (Nhắm mắt bước càn theo chân người).
Tiệm
Nguyên:
- Tìm
linh cốt tiên sư. (Trễ rồi, treo gói thuốc sau xe tang. Hối
hận ban đầu không cần thận. Nhà người báo sao?)
Thạch
Sương:
- Sóng
sông nhấp nhô, sóng biển ồ ạt. Tìm linh cốt nào của tiên
sư? (Cái này, nên để cho ông thầy khác mới được. Thành
bè thành bọn mà làm gì?)
Đây
là lời của Tuyết Đậu: Trời ơi! Trời ơi! (Trẻ rồi. Giặc
đã bỏ chạy rồi mới giương cung. Thiệt đáng chôn chung
một chỗ).
Tiệm
Nguyên nói:
- Chính
là lúc ra sức. (Nói thử xem, rồi ra sao? Tiên sư đã từng
nói với nhà ngươi những gì? Thủy chung, gã này không làm
sao dứt mình ra khỏi).
Đây
là lời của Thái Nguyên Phù: Linh cốt của tiên sư còn đó.
(Đại chúng có thấy không? Y như làn chớp. Đấy là đôi
dép rách. Vẫn cứ lầm).
c)
Bình xướng .
Đạo
Ngô và Tiệm Nguyên một hôm đến một nhân nọ điếu tang.
Tiệm Nguyên vỗ vào hòm vào nói: “Sống ư? Chết ư? Và Đạo
Ngô bảo: “Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói. Nếu
bước thẳng ngay vào nhưng câu này thì sẽ tìm ra manh mối.
Chính đây chứ không đâu khác là chìa khóa mở ra ngục tù
của sinh tử. Nếu chưa được như vậy, hãy cứ tìm cách
thoát ra bất cứ lúc nào. Hãy xem cổ nhân hăng hái biết bao!
Dù đi đứng, hay nằm ngồi, luôn luôn các ngài chuyên tâm
vào đây. Ngay khi vừa đến tang gia, Tiệm Nguyên không chút
chần chờ, vỗ vào hòm mà hỏi Đạo Ngô: “Sống ư? Chết
ư?” Đạo Ngô lập tức trả lời: “Sống ư? Ta không nói.
Chết ư? Ta không nói”. Tức thì Tiệm Nguyên trợt ngay trên
ngôn ngữ văn tự nên mới hỏi thêm: “Tại sao không nói?”
Đạo Ngô trả lời rằng: “Không nói là không nói”. Tấm
lòng của ngài tha thiết là bao! Nhầm lẫn này nối theo nhầm
lẫn khác.
Tiệm
Nguyên chưa tỉnh táo. Trên đường trở về, lại hỏi nữa:
“Bẩm hòa thượng, nói cho con nghe đi! Nếu hòa thượng không
nói, con quật ngã hòa thượng liền”. Gã này chẳng biết
lành dữ gì hết. Cơ sự này chính là lòng tốt không được
đền bù. Nhưng Đạo Ngô, vẫn đầy lòng tha thiết như bà
nội, đáp rằng: “Quật thì cứ quật, còn nói thì không
nói”.
Rỗi
thì Tiệm Nguyên đánh. Dù có việc chẳng may như vậy, Tiệm
Nguyên cũng đã chiếm được một nước. Từ tâm để, Đạo
Ngô làm mọi điều để khai ngộ cho đệ tử của mình. Nhưng
quả tình đệ tử không nắm ngay ý nghĩa vào lúc đó. Nhưng
khi bị đệ tử đánh như vậy, Đạo Ngô bảo: “Tốt hơn,
con hãy rời khỏi chùa trong một thời gian. Nếu thầy thủ
tòa của chúng ta hay được việc này thì sẽ làm khó dễ
cho con”.
Tiệm
Nguyên bèn lặng lẽ bỏ đi. Tấm lòng của Đạo Ngô tha thiết
làm sao! Về sau, Tiệm Nguyên đến tại một ngôi chùa nhỏ,
tình cờ nghe một tục gia đệ tử tụng Kinh Phổ môn, đến
câu: “Ưng dĩ Tì khưu thân đắc độ giả, tức hiện Tì
khưu thân nhi vị thuyết pháp”. Nghe thế, Tiệm Nguyên hốt
nhiên đại ngộ và tự nhủ: “Quả ta đã lầm. Lúc ấy ta
chẳng hiểu tiên sư làm gì hết. Sự tình này thiệt chẳng
ở nơi lời Cổ nhân có nói: "Dù cho kẻ trí phi thường cũng
còn sẩy chân vì lời nói". Có kẻ mừng đem lý sự mà giãi
bày thái độ của Đạo Ngô, bảo rằng khi ngài không chịu
nói rõ sự vụ, mà kỳ thực ngài đã có nói, và rằng thái
độ như thế là một bước nhảy lùi khiến cho người ta
không biết đâu mà mò. Nếu lời giải này đúng, ta sẽ bảo
rằng: làm sao chúng ta có thể luôn luôn thưởng thức được
sự thanh bình của tâm trí ? Chỉ khi nào chúng ta đặt
chân lên đất thật, mới biết đạo lý không mảy may cách
biệt.
Hãy
xem này, khi bảy vị hiền nữ dạo chơi trong Rừng Thây Chết,
một nàng chỉ một xác chết và hỏi: "Xác chết nằm đây,
còn người thì đâu?" Nàng lớn nhất bảo: "Cái gì ? Cái gì?".
Rồi thì cả bọn thảy đều chứng được vô sinh pháp nhẫn
(anutpattikadharmaksanti) ; chứng ngộ sự thật rằng vạn hữu
nguyên lai không sinh. Ngày nay, trong chúng ta, được bao nhiêu
người đến chỗ đó? Có lẽ trong trăm nghìn chỉ được
một.
Về
sau, Tiệm Nguyên đến với Thạch Sương và thỉnh cầu ngài
soi sáng cho sự tình đã được kể trên đây. Nhưng Thạch
Sương cũng lặp lại Đạo Ngô, nói: "Sống ư ? Ta không nói.
Chết ư? Ta không nói". Khi Tiệm Nguyên hỏi: "Tại sao không
nói?" Thạch Sương lặp lại: "Không nói là không nói". Nhờ
thế tâm trí của Tiệm Nguyên bừng tỉnh.
Một
hôm, Tiệm Nguyên vác xẻng bước vào Pháp đường, đi qua
đi lại. Bản ý là để giãi bảy sở kiến với thầy. Quả
nhiên, Thạch Sương hỏi: "Làm gì vậy?" .Tiệm Nguyên nói:
“Tìm linh cốt của tiên sư". Thạch Sương bèn muốn làm cho
Tiệm Nguyên hổng chân nên nói: "Sóng sông nhấp nhô, sóng
biển ồ ạt. Linh cốt nào của tiên sư mà tìm ở đây?"
Tiệm
Nguyên đã bày tỏ là muốn tìm linh cốt của tiên sư sao Thạch
Sương lại nói thế? Nếu các ngươi hiểu ra những ẩn tàng
trong câu "Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói", các
người sẽ hiểu rằng từ thủy chí chung Thạch Sương đã
mở hết cõi lòng ra cho các ngươi xem tỏ. Nhưng ngay khi các
ngươi bắt đầu lý sự, so đo và nghiền ngẫm, chẳng bao
giờ thấy được sự tình.
|