Bảng
đối chiếu phát âm về Nhân danh và Địa danh
Vi
tính: Diệu Tánh - Diệu An
Tu
Viện Quảng Đức
Tựa ấn
bản lần thứ nhất
Khi
Thiền luận Bộ Thượng được xuất bản năm 1927, tác giả
có ý định viết luôn Bộ Trung ngay sau đó; nhưng bấy giờ
tác giả thấy cần khảo cứu kinh Lăng già (Lankàvatàra Sùtra),
một bản văn hệ trọng của Phật giáo Thiền tông. Kết quả
này được ra mắt với tác phẩm Studies in Lankàvatara Sùtra
(1930), và một bản dịch Anh ngữ của Kinh này từ Sanskrit
(1932), và một bản Sách dẫn Phạm Hán Tạng của Kinh (1933).
Trong
Thiền luận Bộ Trung này, điểm cốt yếu là trình bày về
lối “Thực hành Công án”, vốn là điểm thủy chung chí
yếu của pháp môn Thiền, nhất là được hành trì nơi phái
Thiền Lâm Tế. Thủ thuật công án dẫy đầy những hiểm
trở, nhưng sự phát triển của nó là lý đương nhiên; nếu
không, Thiền đã chẳng tồn tại. Việc khảo cứu về thực
hành công án của tôi trong Tập này chưa phải là đầy đủ
lắm, nhưng tôi hy vọng mang đến cho độc giả một ý tưởng
đại quan về tinh thể của nó. Tôi cũng mong rằng nhà tâm
lý học và triết học sẽ coi khảo cứu này như những sự
kiện của kinh nghiệm được khai triển riêng biệt nơi các
tâm hồn Viễn Đông.
“Mật
chỉ của Bồ Đề Đạt Ma”, “Hai tác phẩm Thiền” và
“Tính kham nhẫn trong đời sống Phật tử” đã được in
trong Eastern Buddhist. Nhưng mỗi bài đều có sửa chữa và thêm
nhiều tài liệu mới.
Từ
khi một số tài liệu có giá trị của Thiền bị vùi lấp
ở Đôn hoàng trên một nghìn năm vừa được khám phá, chúng
ta có ánh sáng vô cùng mới mẻ soi sáng cho lịch sử Phật
giáo Thiền tông ở Trung Hoa, nhất là chung quanh thời đại
Huệ Năng (637-713). Sau các Bộ Thiền luận, tôi có ý viết
lại một bộ sử nói về Thiền tông Trung Hoa, với những
tài liệu có thể thâu thập được. Bộ Hạ của Thiền luận
đã sửa soạn xong, và tôi hy vọng chẳng bao lâu sẽ được
ra mắt.
Trong
sách này, tôi cho phụ bản những họa phẩm thủy mặc do các
họa sĩ Nhật Bản và Trung Hoa. Đối với những người quen
với các đối tượng nghệ thuật của phương Tây, một vài
họa phẩm trong đây có vẻ như những điển hình quái dị
của nghệ thuật phương Đông. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng
Tâm có rất nhiều đường lối để đạt và diễn Thực tại.
Ngay ở những độc giả phương Tây, đối với tập sách này,
cũng có một số có thể vươn tới các bức tranh ấy bằng
lề lối thẩm định nghệ thuật.
Tên
họ người bạn tốt của tôi, Yakichi Ataka, mong được khắc
đậm trong lòng độc giả, nếu thấy thích thú sách này, dù
với mục đích nào; vì không có ông thì có lẽ sách không
bao giờ thành hình để ra mắt công chúng.
Cũng
vậy, tác giả nhờ cậy người bạn đường của mình, Beatrice
Lane Suzuki, rất nhiều; bà đã đọc kỹ qua trọn bản thảo
và sửa chữa ấn bản.
Trong
thời đại duy lý cùng cực của khoa học và cơ khí, một
chút triết lý nhân sinh của Đông phương há dễ không chứng
tỏ một Phúc âm hóa giải và đồng thời mở ra một thế
giới của những nghịch lý tâm linh?
Daisetz
Taitaro Suzuki
Kyoto,
February 1933
04-12-2007
03:23:14