TÁNH
KHÔNG VÀ ĐỜI SỐNG CỦA THIỀN
“Tánh
Không” (sùnyàtà) là giáo thuyết của kinh điển Bát nhã
(Prajnàpàràmità) và cũng là nguyên lưu của những triết thuyết
và kỷ luật tu trì của Đại thừa. Quả thực, chính do tánh
Không này làm căn cơ của hiện hữu mà vũ trụ này mới mở
ngõ cho luân lý học, đạo đức học, triết học và tôn giáo.
Tánh Không không có nghĩa là tương đối tính như thường
được các học giả Phật giáo giải thích; nó siêu việt
tương đối tính và chính nó khiến cho tương đối tính và
chính nó khiến cho tương đối tính có thể có; Tánh Không
là một chân lý hiện tiền nhờ đó chúng ta có thể mô tả
hiện hữu là tương đối và đa thù. Và đời sống kham nhẫn
tính của đạo Phật phát sinh từ trực giác này mà kinh điển
Bát nhã gọi là tuệ giác (Prajnãpamitã) và kinh Lăng già (Lankavaratara)
gọi là Thánh trí tự chứng (Pratyatmajnana). Trực giác là giác
ngộ được coi như tuyệt đỉnh của Phật pháp và là khởi
điểm của đời sống Bồ tát, do đó, kinh Duy ma cật sở
thuyết (Vimalakirtinirdesa) nói rằng hết thảy các pháp được
thiết lập trong “Vô trữ”, tức là tánh Không (apratisthiti
sunyata) và kinh Kim Cang (Vajracchedika) nói là “Ưng vô sở trụ
nhi sinh kỳ tâm”: Na kvacit pratisthitam cittam utpadayitvyam.
Khi
một pháp có Sở trụ (Pratisthiti), tức là có quyết định,
đó tức thì mở đầu cho trật tự và hỗn loạn. Nếu Thượng
đế là căn cơ tối hậu của vạn hữu, chính ngài phải là
tánh Không[45]. Khi ngài được xác định rất rõ rệt, dù
thiện hay ác, chính hay tà, tịnh hay bất tịnh, tự ngài bị
chi phối bởi nguyên lý tương đối tính; tức là ngài không
phải Thượng đế nữa, mà là một thần lỉnh y như chúng
ta, có chết và có khổ. Như vậy “Vô Sở trụ” có nghĩa:
“Không”, “Vô nguyện”, “quy y tha lực .v..v...
Đời
sống Tánh Không của đạo Phật hay của Thiền tông có thể
được phác họa theo ba cách, mỗi cách có một ý nghĩa riêng
biệt khi miêu tả khía cạnh cá biệt của đời sống.
1.
Khi ngài Tu bồ đề (Subhũti) đang ngồi trầm tư trong một
hang đá, chư thiên rải các hoa trời tán thán ngài. Tu bồ
đề nói :
“Những
người tán hoa từ trên hư không là ai?”
“Chúng
tôi là chư thiên ; Thiên Đế Thích làm Thiên chủ”.
“Các
ngươi đang tán thán gì?”
“Chúng
tôi tán thán ngài đang giảng thuyết Bát nhã Ba la mật”
"Ta
chưa hề thốt một lời giảng thuyết Bát nhã Ba la mật, và
chẳng có gì hết để các ngươi tán thán”.
Nhưng
các thần linh này quả quyết: “Ngài không giảng gì hết;
cái được nói là không, cái được nghe cũng không, và đây
là chân thật Bát nhã Ba la mật”.
Ở
đây Tuyết Đậu bình tụng:
Mưa
lạnh, mây quang, nắng bừng lên
Núi
non như vẽ, vời vợi xanh
Tu
bồ đề ngồi hang, không biết,
Hoa
trời như mua đất rung rinh.
2.
Khi Duy ma cật (Vimalalữti) đang đàm đạo với ngài Văn thù
sư lị (Manji sri) và chúng hội, bấy giờ có một thiếu nữ
ở trong thất này chăm chú nghe những điều bàn luận.
Rồi
nàng hiện nguyên hình thiên nữ và rưới hoa trời trên khắp
Thánh chúng tập hội ở đây. Hoa rơi trên các vị Bồ tát
thì không dính nhưng rơi trên các vị Thanh văn thì dính luôn
và các vị này cố phủi mà không dứt ra. Thiên nữ hỏi ngài
Xá lợi Phất (sãriputra), một vị đại Thanh văn và nổi tiếng
về tài biện luận.
“Tại
sao ngài muốn phủi hoa đi?”
“Vì
không tùy thuận với Chánh pháp nên tôi phủi đi”.
“Bạch
ngài Xá lợi Phất, ngài chớ nghĩ rằng hoa không tùy thuận
Chánh pháp. Tại sao? Bởi vì, hoa không phân biệt. Những ai
sống đời sống tịnh tu theo Phật pháp mà buông lung theo phân
biệt là không trì tịnh giới. Vậy phải dứt trừ phân biệt
để đời sống mình phù hợp với Chánh pháp”.
“Ngài
hãy xem các vị Bồ tát không có hoa nào dính mắc vào họ,
vì các ngài siêu việt mọi tư duy phân biệt. Chỉ có người
hay kinh sợ mới tạo cơ hội cho tâm bất thiện xâm chiếm.
Các vị Thanh văn cũng vậy, vì họ sợ vòng sống chết nên
mới làm mồi cho các giác quan. Nhưng ai đã vượt qua sợ hãi
và lo lắng, họ không bị ngũ dục ràng buộc. Hoa chỉ dán
vào nơi nào còn chưa dứt khỏi ràng buộc, nhưng hoa sẽ rơi
đi khi đã dứt khỏi ràng buộc (Tức là, khi chúng ta chứng
ngộ tánh Không, không có gì có thể ràng buộc chúng ta nổi;
dù hoa hay bụi, không có gì để bám cả).
Như
thế, chúng ta có thể thấy rằng sinh hoạt của Tánh Không
là sinh hoạt vô phân biệt, ở đó mặt trời mặc tình mọc
trên cái tốt và cái xấu, và mưa cứ tuôn xuống trên cái
thẳng hay nghiêng. Phân biệt là thế giới của chung cá biệt,
ở đó đời sống cá biệt và tương đối của chúng ta trôi
qua, nhưng khi chúng ta muốn trụ ngoài nó, nơi đây có sự
thanh bình thực thụ, chúng ta phải giũ sạch mọi bụi bặm
của phân biệt và đối đãi, đã từng bám vào chúng ta và
gây khổ não cho chúng ta từ lâu. Đừng sợ Tánh Không, như
kinh điển Bát nhã thường hay cảnh giác :
Ngôn
ngữ đã dứt
Tâm
hành cũng xong
Thấm
nhuần an lạc
Tự
tâm tịch tĩnh.
Phải
tìm kiếm cái tâm tịch tĩnh này ở đâu, đấy là vấn đề
trọng đại của tôn giáo và câu trả lời rất quyết liệt
của Đại thừa Phật giáo là: “Trong Tánh Không”.
3.
Truyền đăng lục, tác giả là Đạo nguyên, kể rằng Pháp
Dung trước khi tham bái ngài Đạo Tín, tổ thứ tư của Thiền
tông Trung hoa, chim chóc thường thăm viếng sư trong một hang
đá nơi sư tọa thiền, và chúng ngậm hoa đến cúng dường.
Dù
sư không nói gì, nhưng truyền thuyết về sau khai triển thêm
rằng sau khi Pháp Dung đi hỏi đạo, từ đó không còn nhận
được chim chóc mang hoa cúng dường nữa. Bấy giờ một Thiền
sư hỏi: “Tại sao trước khi Pháp Dung tham bái Tứ tổ thì
có hoa cúng dường? Sau đó, tại sao không?”. Pháp Dung là
một người tinh thông Bát nhã tức giáo lý Chân Không. Phải
chăng chim chóc cúng hoa cho Sư vì người Sư là Thánh mà tâm
Sư là Không? Nhưng sau khi đi hỏi đạo, vì lý do nào đó,
sư mất Thánh và chim chóc thôi hết cung kính? Thánh và
Không há chẳng như nhau? hay chẳng có gì được gọi là Thánh
trong Chân Không? Khi đã chứng ngộ Chân Không viên mãn, thì
Thánh hay thiện hay thứ gì nữa cũng biến mất? Đây há không
phải là một trạng thái vô quang (anàbhàsa)?
Ngũ
tổ sơn Pháp Diễn được hỏi: “Tại sao trước khi hỏi
đạo Pháp Dung có hoa cúng dường?”.
“Chúng
ta thảy đều trọng vọng kê giàu sang.”
“Tại
sao sau khi hỏi đạo hết có hoa cúng dường?”
“Chúng
ta thảy đều ghét người bần tiện”
Phải
chăng Ngũ tổ muốn nói rằng trước khi hỏi đạo, Pháp Dung
là kẻ giàu, do đó được mọi loài trong thế gian này ưa
thích. Nhưng sau khi hỏi đạo thì thành ra bần cùng nên không
còn ai trên mặt đấy này kính trọng?
Nhưng
Đạo Khâm, đồ đệ của Văn ích (885-958), chỉ một câu như
nhau mà trả lời cho cả cặp câu hỏi :
“Tại
sao trước khi hỏi đạo Pháp Dung có hoa cúng dường?”
"Ngưu
đầu."
“Tại
sao sau đó hết có hoa cúng dường?”
“Ngưu
đầu.”
Ngưu
đầu là tên của một hòn núi mà Pháp Dung thường ẩn cư
và tọa thiền. Phải chăng đấy muốn nói rằng dù có chứng
nghiệm gì thì Pháp Dung vẫn là một lão Tăng ẩn dật? Phải
chăng đấy là nói rằng căn cơ tối hậu của vạn hữu vẫn
như nhiên, vẫn mãi mãi là Không, dù xuất hiện trong thiên
sai vạn biệt?
Quả
tình, Thiền rất mong mỏi chúng ta hãy đeo đuổi sinh hoạt
của thụ động tính, hay của Tánh Không vốn là đời sống
của một Phật tử; đời sống đó được nhặt ra từ những
pháp ngữ của Tu bồ đề, của thiên nữ, và những nhận
xét về hoa cúng dường Pháp Dung.
PHỤ
LỤC
1
Đại
Huệ viết cho một tục gia đệ tử, Trần Trọng Minh, trong
nguồn cảm hứng sau đây:
“Phật
thuyết nhất thuyết pháp chỉ vì để cứu độ nhất thiết
tâm. Nếu ta không có nhất thiết tâm, cần gì nhất thiết
pháp. Sự thực, pháp vốn không pháp, tâm cũng không tâm. Tâm
và Pháp cả hai đều không; đấy là chân thật tướng.
“Nhưng
nay hầu hết những kẻ học đạo, coi Không này là không chi,
nên thấy đều sợ rơi vào đó. Kẻ nào ôm ấp ý tưởng
như vậy, tức nhầm lẫn phương tiện với cứu cánh, lấy
bệnh làm thuốc. Vì thương tình hạng người bất hạnh như
vậy, nên Bàng cư sĩ có nói lời này: “Đừng sợ rơi vào
không; rơi vào không chưa phải là chuyện dữ”. Lại nói
: “Chỉ mong coi tất cả những cái có đấy là không; chứ
đừng lấy cái không chi làm thật; vì bản tính của chúng
là Không.”
“Nếu
như có thể soi thấu sự thực này thì sẽ phá hết tất cả
ác nghiệp và vô minh từ vô thỉ quá khứ, và tất cả nhưng
mối nghi chết chứa trong lòng sẽ chảy tan như băng giá.
Hết
thảy Phật pháp được lưu truyền trong Tam tạng không gì
khác hơn là sự thực này (mà Bàng cư sĩ nói về Tánh Không).
Nếu ông có đủ tín tâm quyết định, chắc chắn sẽ chứng
đắc pháp đại giải thoát này. Chỉ cần biết rằng có thời
cơ thức tỉnh khi gỡ được gông cùm (nó giam giữ các ngài
trong những ràng buộc của đối đãi).
“Đây
là lúc ông hiểu ra rằng giữa một câu của Bàng công và
Đại tạng giáo của Phật thuyết không hai, không khác, không
trước, không sau, không hơn kém; thêm nửa ông sẽ thấy rằng
không có nhất thiết pháp, không có nhất thuyết tâm v v. .(mà
ông đã từng tin tưởng là thực hữu).
“(Ngay
bấy giờ) hết thảy mươi phương thế giới đều Không, cũng
đừng thấy ra là Không. Nếu ông thấy có, tức là có kẻ
giảng thuyết Không, có kẻ nghe thiết Không, và có nhất thiết
pháp đáng nghe, có nhất thiết tâm nên chứng. Nếu đã là
đáng nghe và nên chứng thì có sự như vầy:
“Bên
trong, có tâm năng chứng, bên ngoài có pháp sở chứng. Bệnh
(biên chấp) này mà không trừ, trong kinh gọi đó là kẻ đem
Thật Ngã ra mà thuyết pháp, và như vậy là hủy báng Phật,
Pháp và Tăng. Kinh lại quở trách nhưng kẻ hủy báng ấy rằng,
vì chấp pháp tướng, nên ôm chặt lấy những ngã tướng,
nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng; hoặc vì
chấp phi tướng, nên cũng ôm chặt lấy những ngã tướng,
nhân tướng, chúng sinh tướng và thọ giả tướng. Trên kia
tôi nói bên trong có tâm năng chứng và bên ngoài có pháp sở
chứng chính là cái lẽ này vậy. Kinh điển luôn luôn cảnh
giác hãy đối trị phân biệt hai tướng...
“Còn
sở kiến của ông đối với công án, tôi có thể đoan quyết
rằng đại thể cơ bản thì đã chính đáng, chỉ e mắt ông
chưa đủ nhìn thấu suốt vào yếu chỉ của Phật Pháp. Đấy
cũng là chứng bịnh thông thường của kẻ sơ tâm nhập đạo
vậy. Nếu như ông thật tình biết rõ điều tôi muốn nói
ở đây, hãy gạt bỏ ra ngoài những cái mang tính chất một
chiều. Hãy nắm lấy Pháp môn tinh yếu của chư Phật và chư
Tổ, hãy nhất thời gói trọn lại hết, hãy cố mà nhìn vào
chỗ sinh nhai kể từ trước khi Phật Uy âm vương (Bhisma-svaraja)
xuất hiện. Có thế ông mới được tự tại đối với các
pháp. Phật nói: “Chúng sinh nào mà chỉ tán thán Phật thừa
sẽ chìm đắm trong các đường dữ”. Nếu ông biết rõ được
những điều này. Ông sẽ có thể chứng thành tất cả những
gì tôi nói ở đây (đối với sinh hoạt bình nhật của ông).
“Rồi
sau đó, ông không còn bị các pháp trói buộc, và cùng không
mong cầu giải thoát. “Thế này” cũng tốt, “thế này và
không phải thế này” cũng tốt; tất cả đều tốt đẹp
hết. Mọi lời giảng dạy của Thiền, mọi chứng nghiệm
của đời sống, thảy đều trở nên thông đạt dễ dàng
đối với ông, như tráng sĩ duỗi tay không nhờ sức ai, hay
như mũi tên rời cây cung thì không có thể quay về. Đây không
phải là gượng mà làm, vì Pháp là như vậy. Nếu thể hiện
được như thế, ông mới có thể nói đúng đắn rằng không
thiện, không ác, không Phật, không chúng sinh, v.v...
“Nếu
chưa thấu suốt được điều cốt yếu như vậy, nói gì đi
nữa không khỏi rơi vào chỗ mà ngài Vĩnh Gia bảo rằng:
“Cẩn
thận đừng chiêu voi tai ương bởi quá liều lĩnh chối từ
nhân quả; đừng để cho vô minh và phong dật lôi kéo quá
xa”. Một khi gốc rễ đã vững thì ngọn ngành khỏi lo; chẳng
còn lo không đạt đến chỗ luyện thành một khối.”
2
Nhất
Biến Thường nhân (Ippen Shônin; 1239-1289), người sáng lập
Thời tông trong Tịnh độ tông Nhật Bản (Jôdo), đã được
nhắc đến nhiều lần trong sách này. Sư vốn là một người
học Thiền, nhưng những. hoạt động truyền giáo của sư
cốt yếu là quảng bá phép niệm Phật; vì mục đích này
mà suốt đời sư đã vân du khắp xứ. Tập quán vân du mãi
mãi vậy về sau trở thành qui luật cho tất cả truyền nhân
của sư; vì vậy họ không những chỉ noi theo ngừng bước
đi của Tổ Phụ mình mà còn của đức Thích Ca nữa. Khi sắp
từ giã cỡi đời Nhất Biến sai đốt hết tất cả những
sách vở và các sáng tác của mình, bảo rằng cái đáng lưu
lạc sau khi mình mật, còn vỏn vẹn có “Nam mô A-di-đà Phật”
và chỉ có thế. Sau đây là một trong những bức thư khá
hiếm còn giữ lại được: “Ông hỏi tôi là cần phải có
thái độ tâm lý nào đối với niệm Phật. Hành giả môn
niệm Phật chỉ cần đọc “Nam mô A-di- đà Phật”. Tôi
chẳng thể chỉ cho điều gì khác. Do niệm “Nam mô A-di-đà
Phật” mà tâm ông được bình an.
“Tất
cả những lời dạy mà tri giả và thức giả để lại thảy
là những chỉ điểm nhằm cứu vớt chúng sinh ra khỏi mọi
hình thái mê vọng trong lòng chúng, chỉ là những phương thuốc
tạm thời. Bởi vì hành giả môn Niệm Phật trong mọi cơ
duyên; thế là đủ.
“Nhân
có kẻ hỏi Kuya Shônin (Không Dã Thượng Nhân; 903-972) nên
niệm Phật như thế nào?” Ngài chỉ đáp: “Buông bỏ”.
Không nói thêm lời nào. Sự kiện này được ghi lại trong
thi tuyển của Saigyo (Tây Hành; tịch năm 1190) và tôi cho rằng
đây thiệt là lời vàng “Buông bỏ” là tất cả thiết
yếu cho hành giả Niệm Phật. Hãy buông bỏ học thức, trí
khôn và cả vô minh nữa, hãy buông bỏ tất cả nhưng khái
niệm như thiện và ác, giàu và nghèo, sang và hèn, địa ngục
và thiên đường và mọi thứ chứng ngộ mà các tông phái
của đạo Phật giảng dạy và tu trì. Hãy dứt mình ra khỏi
tất cả những vọng tưởng và tham ái này, hoàn toàn chuyên
tâm niệm “Nam mô A-di-đà Phật”. Vì điều này rất phù
hợp với bản nguyên siêu việt của Phật A-li-đà. Hãy nhất
tâm chuyên cần niệm Phật. Rồi sẽ đến lúc ông nhận ra
rằng khi niệm “Nam Mô A-Di-Đà Phật” như thế không còn
có Phật, Ta, hay lý luận nào khởi lên nữa. Dù trong hoàn
cảnh nào, tốt hay xấu, ông vẫn nhận thấy rằng cõi tịnh
độ để danh cho ông; vì ông không có gì để mà quán, không
có gì để mà chiếu.
“Mỗi
chúng sinh, cùng với núi, sông, cây, cỏ. gió thổi, nước
trôi, thảy đều đồng thanh Niệm Phật. Chẳng riêng chỉ
loài người mới dự vào bản nguyện siêu việt của Phật
A-Di-Đà
“Nếu
ông còn thấy rằng lời của tôi khó hiểu, cũng đừng thắc
mắc gi hết. Cứ để nó đó, bỏ hết mọi thứ, không lo
âu, không toan tính; hãy phó thác cho bản nguyện và chuyên
tâm niệm Phật. Dù niệm với tâm địa nào, thuận ý hay nghịch
ý, câu Nam mô A-di-đà Phật không trái ngược với bản nguyện
phát xuất từ trí tuệ siêu việt của Phật A-di-đà. Ngoài
việc đó ra, chẳng có gì đáng bận đến. Tâm nguyện của
tôi chỉ là ông trở lại cái đơn tâm và vô tư lự của
mình mà niệm Nam mô A-di-đà Phật!”
Quy
Tông Chí Chỉ, trụ trì tại một thảo am khiêm tốn trên Lư
Sơn, có làm bài tụng sau đây khi vừa chứng ngộ Đạo Thiền:
未
到 應 須 到