|
.
TIẾN THẲNG
VÀO THIỀN TÔNG
THÍCH
THANH TỪ
|
|
KHÁM
PHÁ ÔNG CHỦ
Thiền
viện Trúc Lâm - Đà Lạt, ngày 08-10-2004
Hôm
nay Tăng Ni về đây nghe tôi nói chuyện, vì gần hai năm không
thuyết pháp nên hơi ngắn, tôi nói nhiều không được, nói
từ từ chút chút thôi. Đề tài buổi nói chuyện hôm nay là
Khám phá Ông chủ. Đơn giản vậy!
Chúng
ta ai cũng có Ông chủ, nhưng hỏi Ông chủ ở đâu thì không
biết. Lâu nay người tu thường mắc bệnh tìm bên ngoài hơn
là quay lại mình. Giờ đây khám phá được Ông chủ là niềm
vui lớn của tôi. Tôi nghĩ cũng là niềm vui chung của tất
cả Tăng Ni, Phật tử. Lý do gì tôi khám phá được Ông chủ?
Đó là đi sâu trong vấn đề.
Cách
đây mười hai hôm, 7 giờ tối ngày 13 tháng 08 năm Giáp Thân,
tôi ngồi thiền tới khoảng 8 giờ. Được yên định khoảng
thời gian không biết bao lâu, tôi tự phản chiếu lại cái
định của mình sao không được rõ ràng thường biết như
định nghĩa Chân tâm. Vì vậy tôi hơi ngờ, không chấp nhận
được. Bởi không chấp nhận nên tôi dừng lại, tỉnh táo
đặt câu hỏi: “Nếu là Chân tâm của mình, đòi hỏi phải
thường xuyên rõ ràng. Bây giờ mình yên định mà hơi mờ
mờ không biết rõ ràng. Đó không phải là Chân tâm.”
Khi
ấy tôi ngồi lại bình thường, đặt từng câu hỏi để
khám phá ra Chân tâm là gì, ở đâu? Bấy giờ tôi nhớ trong
kinh, Phật nói Chân tâm ở ngay sáu căn, nơi sáu căn đầy
đủ Chân tâm. Tôi ngạc nhiên tự hỏi: “Nơi sáu căn, làm
sao mình biết được Chân tâm?” Ngồi một hồi tôi tỉnh,
nhớ lại trong Duy thức học nói, niệm đầu là chân, niệm
thứ hai thứ ba là vọng. Tôi nghĩ khi mắt mở ra nhìn thấy
cái này, cái nọ, phân biệt tốt xấu là rơi vào niệm thứ
hai. Nó đi một mạch chớ không dừng. Nếu nói Chân tâm là
niệm đầu nơi sáu căn, làm sao mình giữ được niệm đầu?
Vừa thấy liền chạy qua niệm thứ hai, thứ ba mất. Tôi nghĩ
muốn nhận ra Chân tâm thì phải biết rõ Chân tâm.
Trong
nhà Phật thường nói Chân tâm là cái thường biết rõ ràng,
tỉnh táo sáng suốt chớ không mờ mờ. Như vậy khi sáu căn
tiếp xúc với sáu trần mình biết rõ ràng, làm sao dừng ở
chặng đầu, đó là điều quan trọng. Ngồi gẫm thật kỹ,
tôi thấy bây giờ mình nên đặt thành phương tiện. Vừa
nhìn chưa cần thấy cái gì, tự nhủ mắt biết thấy là Chân
tâm. Biết là tâm. Thấy được cảnh, ngay niệm đầu đừng
có niệm thứ hai thứ ba. Thấy biết là Chân tâm, còn thêm
cái gì nữa thì quá Chân tâm rồi.
Ngay
nơi sáu căn, mắt thấy - biết - dừng. Tai nghe - biết - dừng.
Thân xúc chạm - biết - dừng, không cho đi qua niệm thứ hai
thứ ba. Tôi sử dụng như thế thấy có hiệu nghiệm. Khi thấy
nói Chân tâm, nó dừng lại. Khi nghe nói Chân tâm, nó dừng
lại. Vừa khởi phân biệt nói Chân tâm, nó dừng lại. Nếu
để nó đi thì nó đi luôn một mạch, chớ không dừng. Muốn
nó dừng phải chận lại, bằng cách đem Ông chủ ra chận.
Vừa thấy là Chân tâm, vừa nghe là Chân tâm, sáu căn vừa
tiếp xúc với sáu trần, vừa ở niệm đầu là Chân tâm.
Mới thấy Chân tâm ở sẵn nơi mình, tại vì chúng ta cứ
cho qua hoài nên không thấy. Bây giờ ngay nơi niệm đầu nhận
là Chân tâm thì các niệm khác không xen vào. Tôi ứng dụng
tu phương pháp này thấy có hiệu nghiệm.
Trong
sáu căn, nổi nhất là mắt, kế đến tai, kế nữa là thân.
Đó là ba căn nổi, luôn tiếp xúc với bên ngoài. Còn mũi,
lưỡi, ý thì chìm, khi có khi không. Vì vậy tôi lấy ba căn
nổi làm chỗ tựa. Mắt biết thấy là Chân tâm. Tai biết
nghe là Chân tâm. Thân biết xúc chạm là Chân tâm. Biết thấy,
biết nghe, biết xúc chạm đều là Chân tâm hiện tiền, không
có niệm nào nữa.
Như
vậy tự mình thấy mình có cái chân thật hiện tiền, chẳng
phải không. Lâu nay chúng ta quên đi, thấy thì thấy cái gì,
nghe thì nghe cái gì, xúc chạm thì xúc chạm cái gì… cứ
tìm cái thứ hai thứ ba, từ đó dẫn mình đi luôn, quên mất
cội gốc. Bây giờ vừa thấy, vừa nghe, vừa biết xúc chạm
liền đặt thẳng “Chân tâm”, nó dừng ngay, không bước
qua niệm thứ hai thứ ba. Đó là tự mình quay trở về với
chính mình, không chạy ra ngoài nữa.
Thí
nghiệm được rồi, tôi nghĩ nếu Chân tâm ở khắp sáu căn,
mình biết ba căn chưa đủ. Còn ba căn kia tôi cũng dùng phương
tiện như mắt biết thấy là Chân tâm, tai biết nghe là Chân
tâm, mũi biết mùi là Chân tâm, lưỡi biết nếm là Chân tâm
v.v… tôi đi một mạch, tới ý biết pháp trần là Chân tâm.
Chỉ biết thôi, không có phân biệt. Như vậy sáu căn tiếp
xúc với sáu trần, biết là dừng ngay. Ngay sáu căn vừa tiếp
xúc sáu trần mình chận đứng, nó không chạy nữa. Tự nhiên
tôi phấn khởi trong lòng, nhớ lại câu chuyện ngài Đại
An đến hỏi Tổ Bá Trượng:
- Bạch
Hòa thượng, thế nào là Phật?
Tổ
Bá Trượng nói:
- Như
người cỡi trâu tìm trâu.
Chúng
ta có giống cỡi trâu tìm trâu không? Phật ở ngay nơi sáu
căn mà mình bỏ, cứ tìm Phật bên ngoài, khác gì cỡi trâu
tìm trâu. Cho nên khi thấy được Chân tâm sẵn nơi sáu căn,
chúng ta tự nhận lấy, không tìm Phật ở ngoài nữa. Đến
đây tôi nhận ra cái chân thật của chính mình ngay nơi sáu
căn, với điều kiện chỉ có niệm đầu thôi thì là chân,
đừng để tới niệm thứ hai thứ ba là qua vọng thức rồi.
Từ
hôm đó, mỗi đêm ngồi thiền tôi hết buồn ngủ. Nhớ sáu
căn, nhớ ông Phật của mình, nhớ hoài hết buồn ngủ. Từ
sự tỉnh táo đó tôi đi sâu thêm. Sáu căn là cái chân thật
hiện có của chính mình, biết sống ngay đó là biết sống
trở về với mình. Trở về với mình là biết được Ông
chủ. Đến đây tôi đặt câu hỏi: “Chân tâm là gì?” Lâu
nay chúng ta cứ định nghĩa, Chân tâm là Tâm chân thật của
chính mình. Tâm chân thât là cái biết chân thật. Bây giờ
tôi không định nghĩa mà tự hỏi: “Chân tâm là gì?” Tôi
thấy Chân tâm là Ông chủ thường biết rõ ràng, trùm khắp
sáu căn, không có tướng mạo, không có sanh diệt. Định được
nghĩa đó rồi, tôi thấy mình có Ông chủ hay nói cách khác
là khám phá ra Ông chủ.
Khi
khám phá được như vậy, tôi thấy trên đường tu, chúng
ta ứng dụng lối tu trở về với Ông chủ là lối tu gần
nhất, còn những lối tu khác hơi xa hơn. Tôi nghĩ hiện mình
có Ông chủ sẵn nơi sáu căn, làm sao đừng vượt qua Ông
chủ, chạy đầu này đầu nọ. Tới Ông chủ là dừng, như
vậy trở về không khó. Vì thế khi thấy tôi nói biết thấy,
khi nghe tôi nói biết nghe, khi xúc chạm tôi nói biết xúc chạm.
Biết thấy là Chân tâm, biết nghe là Chân tâm, biết xúc chạm
là Chân tâm. Ngang đó nghĩ là Chân tâm thì các niệm khác
không có. Cho nên tu bằng cách này gọi là đánh phủ đầu.
Đem Ông chủ ra dọa, đánh cho các niệm thứ hai thứ ba chạy
mất. Vừa thấy biết là thấy, nếu không biết làm sao thấy?
Biết tức là thấy, thấy đó là Chân tâm, có ai chen vô được?
Đằng này mình biết liền hỏi “cái gì”, nên bị nó dẫn
đi một mạch.
Tất
cả những thấy, nghe… đều là biểu hiện cái chân thật
của chính mình. Khi ứng dụng như vậy tôi thấy giờ ngồi
thiền chỉ ròng rã trong cái biết chân thật thôi. Thấy là
Chân tâm, nghe là Chân tâm, cái gì cũng Chân tâm, cả ngày
mình sống trong Chân tâm mà không hay. Tìm ra tới đó thì hết
giờ ngồi thiền, tôi xả thiền rồi đi ngủ, nhưng ngủ không
được. Nó phơi phới trong lòng, nhẹ nhàng làm sao! Mới thấy
lâu nay mình cứ tìm bên ngoài.
Ngồi
thiền muốn định để thấy Chân tâm, nhưng định lại thấy
mờ mờ. Chân tâm là rõ ràng thường biết mà thấy mờ mờ
thì đâu phải Chân tâm. Vì vậy tôi không chấp nhận thấy
mờ mờ, đòi hỏi rõ ràng thường biết. Muốn rõ ràng thường
biết phải tỉnh táo, hơi mờ mờ không được. Lâu nay mình
quan niệm hơi lệch một chút, ngồi thiền muốn được yên
nên kềm, làm như bị say trong định. Định rồi có khi quên
ngày quên tháng, tưởng như vậy rất tiến bộ, nhưng định
như thế là quên mình.
Lần
này tôi thí nghiệm, ngồi thiền bắt buộc quên hết không
còn biết gì. Quả nhiên tôi quên hết. Tới hồi xả thiền,
không biết nãy giờ mình làm cái gì. Tôi nghĩ đó là định
nhưng thuộc về si định, vì định mà không biết gì. Định
sáng sủa mới định trong Chân tâm. Chân tâm mà không sáng
sủa thì đâu được Chân tâm. Nên đôi khi chúng ta cũng bị
lầm, cứ ngỡ ai ngồi được năm ngày, bảy ngày cho là đại
định. Định đó thuộc về Thanh văn, không phải định của
Thiền tông. Thiền tông là định trong cái rõ ràng thường
biết. Thường biết thì không quên, quên thì không định.
Đó là những kinh nghiệm tôi trải qua, nhất là trong thời
gian gần đây.
Từ
hồi đầu năm đến giờ trong thất, tôi hơi nặng về Bát-nhã,
nghiên cứu sâu về Bát-nhã. Càng đi sâu vào Bát-nhã tôi lại
cảm thấy lo. Nếu thấu triệt lý Bát-nhã để tu kết quả
cũng tốt, nhưng đem truyền bá nói không ai dám nghe, vì cái
gì cũng không hết, tam thiên đại thiên thế giới cũng không
thì cái gì có? Nếu không hết làm sao Phật tử dám tu? Cho
nên đi sâu trong lý Bát-nhã chừng nào tôi thấy càng khó truyền
bá. Đang băn khoăn về lẽ đó thì hôm ngồi thiền này, tôi
thấy được Ông chủ hiện tiền, ai cũng có. Ông chủ đã
có, mất mát đâu mà sợ, do đó khỏi nói lý không. Mắt thấy
là Ông chủ thấy, tai nghe là Ông chủ nghe. Ông chủ hiện
tiền, lúc nào cũng có.
Nhận
ra như thế, tôi thấy ai cũng có thể tu được, không phải
chỉ riêng một ít người thôi, vì ai cũng muốn thấy Ông
chủ. Mình là chủ, muốn sống về Ông chủ của mình, đó
là chuyện thích hợp. Cho nên nhận ra được lẽ thật này,
tôi nghĩ đây là con đường dễ truyền bá, gần gũi với
quần chúng, còn đường trước khó hơn. Đó là nói đại
cương.
Bây
giờ đi sâu trong Chân tâm, biết rõ mình có Chân tâm. Một
bữa khuya ngồi thiền, tôi đặt câu hỏi: “Chân tâm là gì?”
Thường chúng ta định nghĩa chân là chân thật, tâm là cái
biết, Chân tâm là cái biết chân thật, nhưng bây giờ tôi
không định nghĩa như vậy. Tôi nói Chân tâm là Ông chủ thường
biết rõ ràng, trùm khắp sáu căn, không tướng mạo, không
sanh diệt. Bởi không tướng mạo nên đồng với hư không,
không sanh diệt nên giải thoát sanh tử. Đi tới đó mới ra
khỏi dòng sanh tử. Nếu chỉ hiểu Chân tâm theo nghĩa Chân
tâm thôi thì chúng ta không thấy gì là giải thoát sanh tử.
Chân
tâm trùm hết sáu căn nhưng không có tướng mạo, nếu có
tướng mạo làm sao trùm hết sáu căn được? Không có tướng
mạo nên khi thân này hoại nó đồng với hư không, tức Pháp
thân. Chân tâm không có sanh diệt, còn gì nữa mà sanh tử
nên giải thoát sanh tử. Chân tâm có đủ trong tất cả chúng
ta, không hề thiếu. Có Ông chủ là có đủ khả năng đi tới
giải thoát, không tìm kiếm ở đâu khác.
Như
vậy biết được tột cùng gốc Chân tâm rồi, khi khởi sự
tu chúng ta phải tu bằng cách nào? Khi trước đọc câu chuyện
Tổ Đạt-ma, Tổ Huệ Khả, tôi lãnh hội và đề ra pháp tu.
Tổ Huệ Khả thưa:
- Bạch
Hòa thượng, tâm con không an xin Hòa thượng dạy con pháp an
tâm.
Tổ
Bồ-đề-đạt-ma nói:
- Đem
tâm ra ta an cho.
Ngài
Huệ Khả sửng sốt tìm tâm, tìm mãi không thấy mới thưa:
- Con
tìm tâm không được.
Tổ
nói:
- Ta
an tâm cho ngươi rồi.
Ngài
Huệ Khả lãnh hội được, thời gian sau trình:
- Bạch
Hòa thượng, con dứt hết các duyên.
Tổ
Bồ-đề-đạt-ma nói:
- Coi
chừng rơi vào không.
Ngài
Huệ Khả thưa: |