Quí
vị khi nào ra biển đứng trên bãi nhìn biển khơi. Khi ta thấy
chiếc tàu đánh cá, sẽ không thấy toàn mặt biển, nếu không
nhìn chiếc tàu mình sẽ thấy toàn mặt biển. Để biết rằng
tâm chúng ta bàng bạc, nhưng khi dấy niệm, chú ý vào niệm
thì mất cái bàng bạc, cái thênh thang của tâm. Vì vậy Phật
bảo phải dứt hết, đừng cho dính niệm nào. Không dính niệm
nào giống như nhìn ra biển, không chú ý vào chiếc tàu, mình
thấy cả mặt biển. Nhìn lên bầu trời không chú ý vào cụm
mây, đàn chim, mình thấy cả bầu trời. Thấy tới đâu thì
tâm tới đó. Vì thấy là biết, biết là tâm.
Như
vậy cần gì khổ hạnh lắm mới thấy được Chân tâm hiện
tiền. Chỉ vì chúng ta cố chấp sai lầm nên bỏ quên. Bây
giờ mình nhìn cây cỏ, sự vật chung quanh, nhìn thì nhìn nhưng
không đặt vào một sự vật nào hết, tâm có kẹt không?
Đi hoài nhưng ai hỏi “có thấy gì không”, trả lời “không”.
Nếu biết rõ thì sự tu nhẹ nhàng, thanh thoát. Ngược lại,
không biết rõ thì đi đâu cũng chăm chăm nhìn xuống đất,
để kềm cho cái đầu mình không nghĩ gì, nhìn như vậy có
khi bị nhức đầu. Đằng này ta nhìn trời, nhìn đất, nhìn
đâu cũng được hết, không cần phân biệt. Thấy là thấy
thôi.
Tôi
hỏi mấy chú Thị giả: Người đi kinh hành ngó xuống chăm
chăm và người đi kinh hành ngó trời ngó mây chơi, hai người
đó tu thế nào? Người ngó chăm chăm xuống đất là đang
có vấn đề để theo dõi, nên không dám ngó chỗ khác, sợ
xao lãng. Còn người ngó trời, ngó mây mà không dính, có gì
đâu sợ xao lãng? Người đi kinh hành ngó xuống là tu theo
pháp Nhị thừa. Đi phải chăm chăm ngó xuống hoặc nhớ chân
đang giở lên để xuống, nhớ theo từng nhịp của chân, cột
tâm ở dưới chân. Người tu ngó trời ngó mây mà không cột
cái gì hết là tu theo Thiền tông. Hai lối tu khác nhau nhưng
quan trọng cốt sống được với cái thật của chính mình.
Tâm
là cái biết trùm khắp sáu căn. Căn nào cũng biết. Mắt biết,
tai biết, mũi biết, lưỡi biết, thân biết, ý biết. Tâm
trùm khắp chớ không phải ở trên đầu, trên trán, nhưng
chúng ta hay bóp đầu bóp trán suy nghĩ. Suy nghĩ như dòng điện
chạy, lăng xăng một hồi rồi tắt, không có thật. Chúng
ta cho đó là tâm, bỏ quên cái bàng bạc trùm khắp. Chừng
nào nhận được tâm bàng bạc, không có hình tướng là thấy
đường lối tu của Thiền tông rõ ràng.
Thiền
tông là đi thẳng, đi thẳng như vậy nên không có gì ràng
buộc. Các Thiền sư tự do ghê lắm. Đi chơi tự tại, thảnh
thơi nhưng không động niệm, không kềm chế. Người tu kềm
chế mới nhìn thấy nghiêm chỉnh, nhưng buông ra dễ bị xao
động.
Ở
đây giai đoạn cuối là vô niệm, tức không có một niệm
nghĩ suy nào. Lúc đó nhắm mắt chúng ta sẽ đi tới chỗ tâm
thênh thang. Ngang đây không còn sanh tử nữa vì không còn nghiệp
dẫn. Nghiệp dẫn khi tâm sanh diệt còn, tâm sanh diệt không
còn thì không có nghiệp nào dẫn được. Cho nên vô niệm
là giai đoạn cuối cùng để đi đến giải thoát sanh tử.
Quí vị chịu vô niệm không? Không nghĩ gì sợ ngu rồi cứ
nghĩ, nghĩ nhiều, khôn ngoan lanh lợi để tạo nghiệp đi trong
sanh tử. Người tu đi tới chỗ vô niệm giống như ngây như
ngu vậy, không nhạy bén như người tính toán việc này việc
nọ. Tôi nhớ bài kệ của ngài Phước Hậu ngoài Bắc:
Kinh
điển lưu truyền tám vạn tư,
Học
hành không thiếu cũng không dư,
Đến
nay tưởng lại chừng quên hết,
Chỉ
nhớ trên đầu một chữ như.
Bây
giờ tôi quên gần hết rồi, ai không gặp tôi quên tên. Có
dám quên hết mới thành tựu, chúng ta cứ nhớ người này,
người kia, lanh lợi quá thì không thành cái gì cả. Càng lanh
lợi càng đi sâu trong sanh tử. Người xưa đã sống như vậy,
chúng ta bây giờ biết rồi cũng sống như vậy, không cần
nghĩ suy, không cần nhớ tưởng ai hết. Cứ biết tâm mình
thênh thang, không có gì phải nghĩ suy, tất cả đều là vọng
tưởng điên đảo.
Tu
phải ngơ ngơ ngáo ngáo một thời gian mới được, khôn lanh
quá không được. Những vị tu mà lanh lợi quá tôi lo lắm,
không biết ngày mai đi đâu? Nếu thật tình tu thì buông hết
tất cả nghiệp duyên, ngơ ngơ ngáo ngáo mới được. Ngơ
ngáo mà không phải ngơ ngáo của kẻ điên khùng. Ngơ ngáo
mà sống với cái chân thật, không màng những việc lăng xăng
chung quanh. Cái chân thật đang hiện tiền, ở ngay nơi mình,
chúng ta bỏ nó sống với vọng tưởng lăng xăng thì đáng
thương. Phật nói chúng sanh có của báu để trong túi mà đi
ăn mày. Của báu sẵn trong túi nhưng không quan tâm tới, chỉ
nhớ cái lăng xăng lộn xộn thành ra mất mình, phải đi ăn
mày khổ sở.
Người
hiểu được lý thiền, ứng dụng tu lúc nào cũng trở về
chính mình. Như ngài Trần Nhân Tông nói “gia trung hữu bảo
hưu tầm mích”, nghĩa là trong nhà có báu, đừng tìm kiếm
ở đâu hết. Biết trở lại cái thật của mình là của báu,
hết sanh tử. Như vậy đường lối tu này đưa chúng ta tới
không còn sanh tử nữa. Cái không còn sanh tử, không phải
ai làm giùm chúng ta được, chính mình phải buông xả những
niệm sanh diệt thì sanh tử theo đó hết. Từ sáng đến chiều
đi đứng mà không có niệm. Nhiều vị Thiền sư tới giờ
ăn phải mời ăn, tới giờ ngủ có khi quên ngủ, lừng khừng
coi như khờ khạo. Nhưng mà chính đó là tới giai đoạn không
còn bị niệm sanh diệt lôi kéo. Trong tâm mình động, lúc
ngồi thiền bỗng dưng nhớ chuyện quá khứ hay tính chuyện
vị lai, đó là dấy niệm. Bây giờ không nhớ quá khứ, không
nghĩ vị lai là vô niệm. Vô niệm không phải là không biết.
Kinh
Kim Cang Phật dạy, khi chúng ta không chạy theo sáu trần mới
thấy mình có Tự tánh thanh tịnh, có tánh không sanh diệt,
có tánh rất đầy đủ, có tánh không dao động, có tánh hay
sanh muôn pháp. Cho nên học kinh Kim Cang Lục Tổ thốt lên những
lời “đâu ngờ Tự tánh vốn tự thanh tịnh, đâu ngờ Tự
tánh vốn không sanh diệt, đâu ngờ Tự tánh vốn tự đầy
đủ, đâu ngờ Tự tánh vốn không dao động, đâu ngờ Tự
tánh hay sanh muôn pháp”. Chúng ta có sẵn những điều đó
mà lâu nay không biết, không ngờ.
Khi
buông hết không vướng mắc với sáu trần, lúc đó mình bước
vào chỗ vô sanh hay tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bước vào Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là có hay không?
Là có, nên Lục Tổ nói không ngờ mình có tâm thanh tịnh,
không ngờ mình có tâm không sanh diệt, cho đến không ngờ
mình có tâm hay sanh muôn pháp.
Như
vậy từ kinh Bát-nhã cho đến kinh Kim Cang đều nói không.
Không là không sáu trần để đi đến tâm Vô thượng Chánh
đẳng Chánh giác. Còn ở đây tôi hướng dẫn quí vị đi
từ cái gì? Nói có Chân tâm, là đi từ cái có cho tới cuối
cùng không còn một niệm, để sống bằng Chân tâm. Như vậy
cái có này là có Chân tâm, còn cái không kia là không sáu
trần. Không sáu trần mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh
giác, tức là Chân tâm. Mới nghe dường như khác nhưng sự
thật không khác.
Hai
hướng đi. Một bên dẹp sáu trần, nói không thật để không
vướng mắc, lúc đó mới trở về tâm Vô thượng Chánh đẳng
Chánh giác. Một bên đi từ cái có không sanh không diệt, nói
thẳng có Chân tâm. Chúng ta có sẵn cái không sanh không diệt,
bây giờ đừng chạy theo cái sanh diệt hư dối nữa, để
sống với cái không sanh không diệt của mình. Nó có từ buổi
ban đầu chớ không phải tới lúc cuối mới có.
Chúng
ta đều có Chân tâm nhưng bỏ quên, chạy theo tướng vọng
tưởng sanh diệt. Bây giờ muốn nhớ thì thấy cũng nói Chân
tâm, nghe cũng nói Chân tâm, giờ phút nào cũng nói tới Chân
tâm. Nhớ tới Chân tâm, nhưng chưa thể nhập được Chân
tâm thì khi chết đi đâu? Dù chưa thể nhập được nhưng
nhờ nhớ, chết rồi cũng trở lên tiếp tục làm việc đó.
Còn người không biết Chân tâm, cứ tu vậy thôi, khi chết
sẽ theo nghiệp thọ sanh, không có mục đích ra khỏi sanh tử.
Những
năm về trước, tôi dạy quí vị thấy vọng tưởng buông
bỏ hoặc quán các pháp duyên hợp như huyễn, không thật.
Tu như thế thật ra là bỏ ngọn mà chưa bỏ gốc. Biết nó
không thật chúng ta bỏ, nhưng rồi cái gì cũng nói thật.
Chiếc thuyền thật, cái nhà thật, chiếc xe thật… nếu nói
xe không thật thì đường xa lấy gì đi? Thành ra lúng túng,
bây giờ chúng ta đi thẳng vào có Chân tâm. Từ đầu tới
cuối, nếu người khéo nhận thì mau, còn vụng nhận thì chậm.
Bám vào gốc đó, không quên mất, như vậy khỏi lạc đường.
Chúng ta biết hướng đi, đời này chưa xong đời sau tiếp
tục đi con đường đó nữa.
Thiền
tông là “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, chớ
không đi quanh co. Các Thiền sư chỉ thẳng tâm mình, nhận
ra Bản tánh thì tu thành Phật. Những ai đến với các ngài
đều được chỉ thẳng. Hiểu cái chỉ thẳng đó mới thấy
hành động của các ngài quái gở mà không phải quái gở.
Nói
về chuyện thân tâm, Thiền sư Đại An ở Qui Sơn tới lễ
bái Tổ Bá Trượng, hỏi:
- Thế
nào là Phật?
Tổ
đáp:
- Như
người cỡi trâu tìm trâu.
Là
ý gì? Nơi mình có Phật thì sáu căn đều có Phật. Chúng
ta không quay lại tìm Phật của mình mà đi tìm Phật bên ngoài,
có phải cỡi trâu tìm trâu không? Vì vậy các Thiền sư mới
trổ tài đánh, hét. Chúng ta thấy Thiền sư sao dữ quá, hỏi
không chịu trả lời lại đánh hét người ta. Nhưng làm như
thế để chúng ta tỉnh, quay về nhận cái của mình ở ngay
nơi sáu căn.
Ngài
Đại An nghe thế liền biết, nên hỏi tiếp:
- Sau
khi biết thì thế nào?
Đáp:
- Như
người cỡi trâu về nhà.
Sư
thưa:
- Chẳng
biết trước sau gìn giữ thế nào?
Đáp:
- Như
người chăn trâu, dòm chừng đừng để nó ăn lúa mạ của
người.
Giữ
cho sáu căn đừng để chạy theo những thứ lợi, hại của
chúng sanh là được rồi. Đó là giữ trâu. Thiền tông là
trực chỉ nhân tâm, chỉ thẳng tâm người kiến tánh thành
Phật, chớ không chỉ ông Phật bên ngoài. Người thời nay
lúc nào cũng muốn tìm ông Phật bên ngoài, đó là một lối
kiến giải.
Ngài
Đại An sau khi về ở Qui Sơn có nói với chúng: