|
.
TIẾN THẲNG
VÀO THIỀN TÔNG
THÍCH
THANH TỪ
|
|
CƯƠNG
LĨNH PHÁP TU THIỀN BIẾT CÓ CHÂN TÂM
Thiền
viện Trúc Lâm - Đà Lạt, ngày 17-01-2005
I.
QUI SÁU CĂN VỀ CHÂN TÂM
GIỚI
1.
Mắt biết thấy là Chân tâm.
2.
Tai biết nghe là Chân tâm.
3.
Thân biết xúc chạm là Chân tâm.
4.
Mũi biết ngửi là Chân tâm.
5.
Lưỡi biết nếm là Chân tâm.
6.
Ý biết pháp trần là Chân tâm.
*
Ba căn đầu sử dụng lúc tiếp xúc bên ngoài và khi ngồi
thiền.
*
Ba căn sau chỉ sử dụng khi ngồi thiền.
II.
TU KHI NHẬN RA CHÂN TÂM
ĐỊNH
1.
Tu khi nhận ra Chân tâm thì đi, đứng, nằm, ngồi đều nhẩm
đi nhẩm lại câu “Chân tâm hiện tiền”.
2.
Đến lúc nào trong đầu nhớ liên tục “Chân tâm hiện tiền”
thì chuyển qua giai đoạn III ở dưới.
III.
THỂ NHẬP CHÂN TÂM
TUỆ
1.
Định nghĩa: Chân tâm là “thường biết rõ ràng mà không
niệm”.
2.
Tập mãi cho đến khi thuần thục, chỉ còn hai chữ “không
niệm”. Buông luôn hai chữ “không niệm” thì tâm thênh
thang và còn mãi.
Nam-mô
Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni,
Kính
thưa toàn thể Tăng, Ni và Phật tử,
Hôm
nay là ngày tôi ra thất và có hai điểm cần nói:
Điểm
thứ nhất, tuy tôi tu có kết quả nhưng chưa viên mãn. Vì
vậy từ đây về sau, mỗi năm ba tháng an cư của Tăng Ni cũng
là ba tháng nhập thất của tôi, cho tới khi nào theo Phật
mới ngừng.Điểm thứ hai, tôi tuyên bố cho Tăng Ni hiểu rõ,
ngày xưa tôi nặng về việc hoằng hóa Phật pháp, nên đi
tới đâu cũng giảng giải cho mọi người nghe hiểu đạo
Phật, biết ứng dụng tu hành. Nhưng ngày nay khác đi, tôi
chỉ dạy tu, khuyến khích tu mà không nói phổ thông như trước.
Vì vậy từ đây tôi không giảng phổ thông, mà chỉ giảng
cho Tăng Ni những điều thiết yếu tu hành. Tôi sẽ đi thăm
các Thiền viện, những nơi chuyên tu. Hỏi lại Tăng Ni: một
là quí vị tu có kết quả thế nào trình cho tôi biết; hai
là giải thích thêm những gì quí vị còn nghi ngờ trên đường
tu, chớ tôi không giảng tràng giang đại hải như thuở xưa.
Quí
vị đang cầm trên tay tờ giấy “Cương lĩnh pháp tu thiền
biết có Chân tâm”, tôi sẽ đọc từ từ, giải thích cho
quí vị nghe. Trước kia không có pháp này, nhưng sau thời gian
nhập thất, tôi mới phương tiện lập ra. Lúc trước chúng
tôi dạy tu Thiền, không có nghi vấn nên tu nhẹ, kết quả
cũng ít. Ngót ba mươi năm chuyên tu, vừa tu vừa dạy Tăng
Ni, Phật tử nên việc tu của tôi trì trệ, tiến không bao
nhiêu. Đến năm rồi tôi thấy tuổi đã già, đường tu còn
xa nên tuyên bố nhập thất. Tôi không nói nhập mấy năm,
vì nghĩ tuổi thọ chắc không quá tám mươi bao nhiêu. Khi bắt
đầu nhập thất tôi đã tám mươi tuổi rồi, không biết
còn sống tới chừng nào, nên không dám tuyên bố bao lâu,
nhưng tôi thầm nguyện trong lòng phải nhập thất cho được
ba năm. Nhưng mới hai năm tôi có sáng kiến mới, thấy đường
lối tu mới, nên ra thất.
Tại
sao tôi có sáng kiến này? Như kỳ trước tôi đã nêu lý do,
trước kia tôi dạy tu thiền là nhắm thẳng vào hướng của
chư Tổ trước. Chư Tổ trước nói một châm ngôn hết sức
cụ thể là “lấy vô niệm làm tông, lấy cửa không làm
cửa pháp”. Tức là lấy vô niệm làm chỗ tột cùng cứu
kính, lấy pháp không của tinh thần Bát-nhã làm cửa pháp
để tiến. Chúng tôi nhiều năm đi sâu trong Bát-nhã, nhất
là tới giai đoạn nhập thất, phăng tìm cho thấu đáo cửa
không là cửa pháp. Khi phăng tìm thấy tột lẽ thì biết cửa
không rất sâu, rất khó nhận. Nếu lấy đó làm cửa tiến
đạo thì người sơ cơ ít ai nhận được, nên tôi có chút
ngậm ngùi trong lòng. Nếu mình tu mà không thể dạy người
tu được, vô tình thành ích kỷ nên tôi rất buồn.
Bỗng
dưng một hôm, giờ ngồi thiền tôi tự hỏi “lâu nay mình
tu cốt trở về với Chân tâm của mình, mà hiện giờ Chân
tâm ở đâu”. Đó là một nghi vấn tôi phải giải quyết.
Khi phăng lần manh mối của Chân tâm, tôi thấy trong kinh, trong
luận và chư Tổ Thiền tông đều nói thẳng “Chân tâm ở
ngay nơi sáu căn của các ông”. Câu được nhiều người
nhắc đi nhắc lại trong kinh Lăng Nghiêm là “nhất tinh minh
sanh lục hòa hợp”, nghĩa là có một cái trong sáng, nó hòa
hợp với sáu căn. Như vậy tinh minh chỉ cho gốc Chân tâm,
nó hòa nhập với sáu căn, nên sáu căn đều có mầm hay có
phần của Chân tâm.
Nếu
ai hỏi việc tu, chúng ta nói các pháp đều là không thì những
người cạn cợt cho rằng “tu mà không thì tu làm gì” nên
họ không nỗ lực tiến tu. Bây giờ thấy ai cũng có Chân
tâm hiện nơi sáu căn, như vậy chúng ta nói sao? Thay vì nói
không thì mình nói có. Có cái gì? Có Chân tâm. Mỗi người
đều có sẵn Chân tâm, hiện giờ nó đang ẩn núp nơi sáu
căn. Bây giờ muốn đi, đứng, nằm, ngồi đều biết quay
về, biết trở lại Chân tâm thì phải làm sao? Cho nên tôi
mới có đường lối tu mới.
Tôi
đề ra cương lĩnh pháp tu thiền biết có Chân tâm. Biết có
là có Chân tâm. Nhiều người nghe nói pháp tu có, họ đâm
nghi ngờ hồi trước tôi dạy các pháp không, bây giờ lại
nói có. Như vậy tôi tự mâu thuẫn trước sau, nhưng họ quên
rằng, trước tôi nói không là không có sáu trần. Sáu trần
duyên hợp là không, hình tướng như huyễn như hóa, không
thật, vì vậy nói không. Ngày nay nói có là có Chân tâm, không
phải có sáu trần. Nếu trước tôi nói không sáu trần, bây
giờ nói có sáu trần, đó là mâu thuẫn. Nhưng ở đây tôi
nói không sáu trần, mà có Chân tâm. Chúng ta cứ quên sáu
trần, đi thẳng có Chân tâm. Ai muốn tu, cứ trở về với
Chân tâm của mình. Nhờ có Chân tâm chúng ta tu mới thành
Phật được. Đường lối tu hôm nay thật ra không có gì mâu
thuẫn với đường lối tu trước. Pháp tu này là pháp tu qui
hướng về chính mình, cái gì là chính mình? Chân tâm.
Đức
Bổn sư nói Ngài thương chúng sanh như mẹ thương con. Nghe
vậy nhiều người bảo: “Như mẹ thương con sao Ngài bỏ
đi mất tiêu, không thấy trở lại?” Đó là vì đức Phật
biết chúng sanh ai cũng có Tánh giác hay Chân tâm, nhưng không
tự biết, cứ chạy theo vọng tưởng hư dối. Ngày nào mình
nhận lại thì hết sanh tử khổ đau. Chư Phật không ban cho
chúng sanh sự giải thoát được, phải tự mình giải thoát
lấy.
Cả
ngày sống với vọng thức mà cho là tâm của mình. Tôi suy
nghĩ thế này, tôi suy nghĩ thế kia, tôi tính toán thế nọ…
Cái suy nghĩ, tính toán đó là vọng thức hư dối, có rồi
mất, sanh rồi diệt, không phải chân thật. Chúng ta ôm cái
giả dối cho là mình thì trầm luân muôn kiếp. Nó không thật,
chạy theo nó thì tạo nghiệp đi trong sanh tử. Cả đời hết
nghĩ chuyện này tới bàn chuyện khác, hết nhớ người này
tới trông người kia, đầu óc cứ luẩn quẩn như vậy thì
nhắm mắt đi đâu? - Đi theo nghiệp. Chỗ nào chúng ta ưa thích
hay dính mắc thì nó dẫn mình đến đó. Vì vậy ở trong trầm
luân sanh tử không ra được.
Nếu
chúng ta tu tới cuối cùng là không niệm, lấy không niệm
làm tông thì ra khỏi sanh tử. Vì sao? Vì muốn ra khỏi sanh
tử phải dứt hết niệm, dứt hết suy nghĩ, tìm kiếm, dính
mắc. Khi niệm lặng hết, nhắm mắt chúng ta đi đâu? Hết
các niệm thì nhắm mắt thể nhập Pháp thân, giải thoát sanh
tử. Rõ ràng như vậy.
Ngày
xưa hành giả tu thiền phần nhiều căn tánh thông lợi, nên
chư Tổ Thiền tông nói bên Đông, họ hiểu bên Tây. Ngày
nay con người thực tế quá, nói đâu hiểu đó, nếu nói như
các ngài chắc người ta bảo mình điên. Ví dụ hỏi: “Thế
nào là Phật?” Ngài Đức Sơn đáp: “Cục cứt khô của
ông già Hồ.” Chịu nổi không? Nói như thế người ta bảo
mình điên, hỏi một đàng trả lời một ngả, không dính
dáng gì mà lại thô tháo nữa. Nhưng đi sâu mới thấy cái
kỳ đặc của người xưa.
Bởi
vậy ở đây chúng tôi dùng những phương tiện thực tế để
hướng dẫn quí vị tu. Chúng tôi sẽ chỉ rõ những chi tiết,
chỉ rõ sự tu tiến như thế nào. Đó là vấn đề rất quan
trọng. Trong cương lĩnh tu biết có Chân tâm, chúng tôi tạm
chia ra ba phần. Phần thứ nhất, qui sáu căn về Chân tâm.
Phần thứ hai, tu khi nhận ra Chân tâm. Phần thứ ba, thể nhập
Chân tâm. Đó là ba phần căn bản. Chúng tôi sẽ nói rõ từng
phần một.
Phần
thứ nhất, qui sáu căn về Chân tâm. Như tôi đã nói Chân
tâm là nhất tinh minh, nhưng nó sanh ra lục hòa hợp. Tức nó
phân phối ra sáu căn, gọi là sáu hòa hợp. Cho nên sáu căn
của chúng ta, căn nào cũng mang tánh chất Chân tâm. Chúng ta
không biết sử dụng hay trở về nó. Ví dụ quí vị thấy
bình hoa, vừa thấy bình hoa thì không nói đẹp, nói xấu gì
hết. Nhưng khi phân tích hoa này là hoa gì, so với các hoa khác
thế nào… phân tích một hồi nó trở thành đẹp hay xấu.
Như vậy cái nhìn ban sơ trong nhà Phật gọi là niệm đầu,
niệm đó chỉ biết mà không đối chiếu, so sánh, phân biệt.
Cái biết đó thuộc về Chân tâm. Còn những cái đối chiếu,
so sánh thuộc về vọng thức, phân biệt.
Quí
vị chịu thấy cái hoa là cái hoa hay phải đối chiếu, so
sánh rồi khen chê? Ai cũng đối chiếu hoa này là hoa cúc, khác
với hoa hồng. Hoa cúc xấu làm sao, đẹp làm sao; hoa hồng
xấu làm sao, đẹp làm sao. Cứ vậy mà phê phán rồi kết
luận, khen cái này chê cái nọ. Đó là tâm của đa số người
hiện tại. Từ hoa cho tới mọi việc khác cũng vậy.
Cái
thấy ban đầu, thấy cái gì chỉ cái ấy thôi, không có niệm
thứ hai. Bước qua niệm thứ hai là qua vọng thức rồi. Vì
vậy ở đây chúng tôi muốn tất cả Tăng Ni thực hành theo
đường lối Thiền tông, bước đầu chúng ta phải nhận ra
nơi sáu căn của mình có sẵn Chân tâm, chớ không phải chỉ
là vọng thức.
Nói
có sẵn, tôi sẽ dẫn chứng cho quí vị thấy, cái có sẵn
này không phải một kinh nói mà nhiều kinh đều nói. Như kinh
Lăng Nghiêm, ngài A-nan hỏi Phật phương pháp tu thế nào ra
khỏi trầm luân, được giải thoát sanh tử. Nguyên đoạn
kinh chữ Hán thế này:
Ư
thị A-nan cập chư đại chúng, câu văn thập phương vi trần
Như Lai, dị khẩu đồng âm cáo A-nan ngôn: “Thiện tai A-nan!
Nhữ dục thức tri câu sanh vô minh, sử nhữ luân chuyển, sanh
tử kết căn; duy nhữ lục căn, cánh vô tha vật. Nhữ phục
dục tri Vô thượng Bồ-đề, linh nhữ tốc chứng an lạc giải
thoát, tịch tịnh, diệu thường, diệc nhữ lục căn, cánh
phi tha vật.”
Dịch:
Khi
ấy A-nan và cả đại chúng đều nghe mười phương các đức
Như Lai như số vi trần, khác miệng đồng lời bảo với A-nan
rằng: “Lành thay A-nan, ông muốn biết câu sanh vô minh là
cái đầu gút khiến ông luân chuyển sanh tử, đó chính là
sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác. Ông muốn
biết tánh Vô thượng Bồ-đề khiến ông mau chứng an lạc
giải thoát, tịch tịnh diệu thường, cũng là sáu căn của
ông, chớ không phải vật gì khác.”
Như
vậy không phải riêng đức Phật Thích-ca nói sáu căn là gốc
của luân hồi sanh tử, sáu căn cũng là gốc của Bồ-đề
Niết-bàn, mà mười phương chư Phật đều thốt lên đồng
một lời như nhau. Đó là để chứng minh rằng, không phải
riêng đức Phật Thích-ca Mâu-ni mới nói sáu căn là gốc luân
hồi sanh tử, sáu căn là gốc giải thoát sanh tử, mà mười
phương Như Lai đồng nói như vậy.
Chúng
ta tu phải y nơi sáu căn mà chuyển. Sáu căn chạy theo sáu
trần, đó là trầm luân sanh tử. Sáu căn biết gỡ, biết
gạt bỏ, không chạy theo sáu trần, đó là giải thoát sanh
tử. Lời Phật dạy đã đầy đủ trong kinh, không phải tự
ý tôi nói. Chẳng những một bộ mà nhiều bộ kinh đều nói
như vậy. Tôi dẫn một đoạn khác trong kinh Kim Cang, khi Tu-bồ-đề
hỏi Phật “cái gì là gốc trầm luân, cái gì là gốc giải
thoát”, đức Phật trả lời, nguyên văn chữ Hán:
Trưởng
lão Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Hi hữu Thế Tôn, Như Lai thiện
hộ niệm chư Bồ-tát, thiện phó chúc chư Bồ-tát. Thế Tôn!
Thiện nam tử, thiện nữ nhân phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề
tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?
Phật
cáo Tu-bồ-đề: Chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị sanh thanh
tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh,
hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ
tâm.
Dịch:
|