5.- THIỀN
VÀ VĂN MINH VIỄN ÐÔNG
Tiêu
chuẩn cuối cùng để định giá mọi tôn giáo là ảnh hưởng
của nó trên đời sống tín đồ, như xem trái thì biết cây.
Tuy nhiên Tây phương có khuynh hướng khác Ðông phương trong
sự phán đoán những tư tưởng ấy. Người Tây phương thường
định giá một tôn giáo qua sự thành công của tôn giáo ấy
trong việc đem lại hòa điệu cho xã hội nói chung, qua sự
cải thiện điều kiện xã hội của quần chúng, và qua khả
năng của tôn giáo ấy trong việc truyền bá cho mọi tầng
lớp, mọi hạng người. Nhưng những tôn giáo của Á Ðông
từ khởi thủy không cốt dành cho đại chúng. Nơi nào mà
những tôn giáo ấy trở thành tín ngưỡng của quần chúng
thì hoàn toàn khác với nguyên thủy. Ðối với người Ðông
phương thì trí tuệ không thể trao truyền bừa bãi cho tất
cả mọi người, mà chỉ giới hạn cho một thiểu số có
khả năng lãnh hội và áp dụng đúng. Ở Tây phương có ngạn
ngữ: "Biết là sức mạnh", vậy mà họ vẫn nỗ lực truyền
trao năng lực hiểu biết cho tất cả mọi người, bất kể
có xứng đáng được giao phó sức mạnh ấy hay không. Những
lợi ích của sự phổ biến trí thức đã không bù lấp được
những tai hại do lạm dụng tri thức gây nên. Sự lạm dụng
tri thức khoa học đã là nền tảng của hầu hết mọi vấn
đề lớn lao hiện đại. Không ai để cho một đứa trẻ mó
đến những nút bấm trong một nhà máy phát điện, thế mà
sự minh triết của Tây phương tức khoa học lại có thể
trở thành tài sản chung, bất kể người chiếm hữu có động
cơ tốt hay xấu.
Có
lẽ người Tây phương bắt đầu hối hận đã để cho những
người thông minh nhất của họ quá tự do xử dụng tri thức.
Vào cuối thế kỷ hai mươi, chúng ta đã thấy khoa học vật
lý bị khai thác cho những mục đích phá hoại phi luân và
phản lại xã hội như thế nào. Ðồng lúc với những bệnh
viện, phương pháp, vệ sinh và những tiện nghi vật chất
khác, Tây phương đã phải trả giá những tiện nghi ấy quá
đắt khi tri thức biến thành con dao hai lưỡi. Sự minh triết
Ðông phương trái lại, không thuộc phạm vi vật lý mà là
khoa học về tâm linh. Những hậu quả của sự lạm dụng
khoa học vật lý cũng đã tệ, nhưng lạm dụng khoa học tâm
linh lại càng tệ vô vàn, vì nó tàn phá gấp ngàn lần hơn.
May thay những nhà hiền triết Ðông phương đã chọn đồ
đệ một cách thận trọng và che dấu tri thức sâu xa của
họ bằng những huyền thoại và biểu tượng mà chỉ những
người họ thấy xứng đáng để truyền trao, mới có thể
hiểu được. Bởi thế, người Tây phương thường lên án
Ðông phương là ganh tỵ, là ích kỷ, vì đã dấu nghề minh
triết của họ đối với quần chúng, có lẽ sợ hết được
độc tôn nếu cả thiên hạ đều biết bí quyết của mình.
Sự thật không phải vậy, lý do khiến họ giữ bí mật là
vì niềm kính trọng sâu xa đối với sự minh triết. Trong
khi người Tây phương gieo rắc sự minh triết một cách rộng
rãi xem như một mẩu tin rẻ tiền, thì người Ðông phương
xem đấy là kho tàng quý báu nhất. Muốn được kho tàng ấy,
một người phải hy sinh tất cả sở hữu, sẵn sàng làm bất
cứ gì để chứng tỏ lòng khao khát cầu học và phải biết
xử dụng tri kiến mình học được. Tóm lại, người ấy
phải cho thấy rằng họ xem trọng trí tuệ trên tất cả mọi
sự, xem nó như một vật báu vật thiêng liêng không bao giờ
được xử dụng vào những mục tiêu không xứng đáng. Vì
lý do này mà Huệ Khả đã phải chặt mất một cánh tay sau
khi đứng đợi suốt bảy ngày dưới tuyết để được Bồ
Ðề Ðạt Ma tiếp kiến.
Những
gì nói trên không mâu thuẩn với sự kiện rằng chân lý vốn
hiển lộ trong đời sống thường nhật, cũng không mâu thuẩn
với sự kiện theo đó chân lý hoàn toàn hiện rõ cho những
ai có mắt để nhìn. Vì một kho tàng mà người ta không đạt
được bằng vô số hy sinh thì không phải là chân lý thực
thụ. Kho tàng hiếm có ấy là cái khả năng thấy được chân
lý, mặc dù chân lý có thể được tìm thấy khắp nơi, với
mọi người và mọi vật, dù người ta có nhận ra nó hay không.
Chân lý là tài sản của hiền nhân cũng như của người ngu
và người điên, vì Phật tánh là chung cho tất cả.
Cũng
như mọi tôn giáo khác ở Ðông phương trong hình thái cao nhất,
thiền chỉ dành cho một thiểu số. Khác với những hình thức
tín ngưỡng khác trong Phật giáo, với Ấn giáo và Lão giáo,
thiền chưa bao giờ khoác hình thức công truyền hay phổ thông.
Bởi
thế những ảnh hưởng trực tiếp của thiền trong nền văn
minh Viễn Ðông không thể tìm thấy trong sinh hoạt của quần
chúng, trừ phi những nhà cai trị tiếp xúc mật thiết với
những thiền sư và đã đưa ảnh hưởng ấy vào sinh hoạt
xã hội. Ảnh hưởng của thiền chỉ được tìm thấy trong
cuộc đời và tác phẩm của một số người hay một nhóm
người đặc biệt, như giai cấp Samurai hay Hiệp sĩ của Nhật
Bản thời phong kiến. Ở Ðông phương, ảnh hưởng của một
tôn giáo được nhận xét theo tiêu chuẩn nó có sản xuất
được một số ít người giác ngộ hay không, vì thật khó
có thể thay đổi tận gốc đời sống của một khối người
đông đảo trong vòng một ngàn năm trở lại. Những tôn giáo
của Ðông phương quan tâm đến sự giác ngộ của một số
ít cá nhân hơn là của xã hội nói chung, bởi vì xã hội
bao gồm nhiều cá nhân hợp lại, và xã hội chỉ khá hơn
khi mà, sau hàng ngàn năm, càng ngày càng có nhiều thánh nhân
đủ khả năng hấp thụ tri kiến cao nhất, cho đến khi những
vị này hợp thành một tập thể rộng lớn.
Trong
lịch sử, những kết quả của thiền là có vài trăm nhân
vật vĩ đại có thể làm chứng nhân cho giá trị của thiền,
với những thành tích mỹ thuật ngang hàng với bất cứ gì
đã được sản xuất vào các thời khác và nơi khác trên
thế giới, với một hình thức kỹ thuật quân sự và kỵ
binh có thể tự hào là vô địch, làm nền tảng cho những
hoạt động tương lai trên một bình diện rộng lớn. Ðiều
khó khăn là mô tả chính xác con người của những thiền
sư và những tín đồ vĩ đại, vì sự vĩ đại không nằm
ở nơi những gì họ nói hay làm, mà nơi bản chất của họ,
nơi ấn tượng mà họ gây nên đối với những người tiếp
xúc. Trong khi sự thật là nhiều vị thiền sư đồng thời
cũng là những nghệ sĩ siêu việt hay những chiến sĩ dũng
cảm vô song, đặc tính cốt yếu của họ cũng như của thiền
đạo là, mặc dù không lầm lẫn về sự vĩ đại ấy, người
ta lại không thể nào định nghĩa được nó. Chúng ta đành
phải tìm hiểu qua cách giáo hóa của các ngài, và qua những
bức tranh do những nghệ sĩ thấm nhuần tinh thần thiền, đã
phác họa. Về cách dạy đệ tử, chúng ta đã trích dẫn khá
nhiều. Tựu trung có một cái gì mạnh mẽ, tự nhiên không
do dự. Họ không phí lời, không có thói khoe chữ, và khi trả
lời những câu hỏi họ không bao giờ tránh né vấn đề bằng
cách lý luận quanh co, trừu tượng, mà nói một điều đi
thẳng vào tâm người đối thoại, theo một cách đặc biệt
có thể khó hiểu đối với người khác. Họ có trực giác
bén nhạy về tâm trạng của người khác đến nỗi họ không
bao giờ mắc bẫy một kẻ nói hay mà không thực chứng. Khi
thiền sư Châu Hoằng (Chu Hung) viết một tác phẩm về mười
điều tốt của một tu sĩ, có một người hợm hĩnh đến
hỏi ngài:
- Ngài
viết làm gì một quyển sách như thế, vì đối với thiền,
không có gì tốt cũng không có gì xấu.
Thiền
sư trả lời:
-
Năm uẩn trói buộc, bốn đại như rắn độc,sao ông lại
bảo rằng không có gì xấu?
-
Bốn đại vốn là không, năm uẩn vô ngã.
Thiền
sư liền tát cho ông một cái và bảo:
-
Những điều ấy ông chỉ học trong sách vở, ông chưa thực
chứng. Trả lời cách khác đi.
Vị
kia tức giận không trả lời được, toan bỏ đi thì thiền
sư cười bảo:
-
Ðấy, tại sao ông không lau bụi nơi mặt ông đi?
Có
một bức họa nổi tiếng do họa sĩ Nhật Jasoko trình bày
Bồ Ðề Ðạt Ma, Lâm Tế (Linchi) và Ðức Sơn (Teshan), ba vị
thiền sư nổi tiếng. Bồ Ðề Ðạt Ma khoác một tấm y trùm
cả đầu vai chỉ chừa mặt và ngực. Những đường nét mềm
mại của tấm y tương phản gắt gao với vẻ hùng mạnh của
ngài, với đôi mắt sâu thẳm, chòm râu rậm bao quanh cả quai
hàm vuông vức. Nhưng toàn thể mãnh lực của bức tranh dồn
cả vào đôi mắt. Ðôi mắt hơi xếch lên nhìn về một phía,
lông mày rậm, cái nhìn trừng trừng sâu thẳm, dường như
ngài đang ngắm nhin chăm chú một vật gì ngay trên đỉnh đầu
người ta. Bồ Ðề Ðạt Ma được mệnh danh là Bích Nhãn
Hồ Tăng. Có một cái gì đặc biệt cao quý nơi bức tranh
ấy. Ðây không phải là một thứ Phật giáo mơ mộng trầm
tư, người nghệ sĩ đã làm cho Bồ Ðề Ðạt Ma trở thành
biểu tưọng của sự sống động và tự nhiên của cuộc
đời.
Bức
tranh vẽ Lâm Tế cũng thế. Thiền sư được trình bày theo
thế ngồi thiền với hai tay để trên vế, và từ dưới vừng
trán cao phẳng cũng đôi mắt sắc bén sâu thẳm nhìn ra. Mặc
dù có vẻ dữ tợn, bức tranh vẫn đem lại cho ta ấn tượng
rõ rệt sự bình an từ ái. Luôn luôn có một sự mâu thuẫn
này nơi hết mọi thiền sư, ấy là sự từ bi hỷ xả vô
biên của Bồ tát phối hợp với một sức sống sáng chói
và tàn bạo như sấm chớp. Ở Nhật, ta thường thấy những
người theo thiền đạo có những vai trò tương phản nhau như
thi sĩ và chiến sĩ, vừa lý tưởng vừa thực tế. Khi thiền
sư Sogen sắp bị một bọn cướp chặt đầu, người im lặng
ngồi xuống viết những dòng thơ:
Trời
đất không cho ta chỗ trú,
Ta
vui mừng vì thân và tâm đều không thật.
Hoan
nghênh khí giới của người, hỡi khổ đau,
Ta
cảm thấy gươm của ngươi như làn chớp cắt ngọn gió xuân.
Cũng
như ta tìm thấy hai yếu tố đặc biệt ấy trong bản chất
các thiền sư và đồ đệ, ta cũng thấy rằng thiền đã ảnh
hưởng nền văn minh Viễn Ðông theo hai chiều hướng: mỹ
thuật và chiến thuật. Một mặt chính thiền đã sản xuất
ra trà đạo, hoa đạo, những tác phẩm của các nghệ sĩ,
thơ của Basho, và kiến trúc Nhật Bản đầy vẻ bình dị
lặng lẽ. Nhưng mặt khác, cũng chính thiền đã sản xuất
nhu đạo và kiếm đạo, và những nguyên tắc khắc khe của
võ sĩ đạo. Sự mâu thuẫn trong thiền là nó vừa có thể
phối hợp niềm an nhiên của niết bàn với hoạt động mãnh
liệt của sự chiến đấu và những công việc thường nhật.
Hãy trích dẫn Ðạt Quán (Takuan) một lần nữa:
Ðiều
quan trọng nhất là có một thái độ tinh thần được gọi
là trí tuệ bất động... Bất động không có nghĩa là cứng
cỏi nặng nề, như tảng đá hay khúc gỗ. Nó có nghĩa là
sự di động cao động với một trọng tâm đứng yên. Tâm
thức đạt đến cao độ của sự linh mẫn, sẵn sàng để
hướng chú ý đến bất cứ chỗ nào cần. Nhưng có một cái
gì bất động bên trong sự chuyển động tự nhiên cùng với
vật vật".
Trong
lãnh vực nghệ thuật, những dấu tích quan trọng đầu tiên
của ảnh hưởng thiền được tìm thấy trong nghệ thuật
đời Ðường (618 - 905). Vào hậu bán giai đoạn này có họa
sĩ Trung Hoa lớn nhất là Ngô Ðạo Tử (Wu Tao Tzu). Tiếc thay
tác phẩm của ông hiện chỉ còn một bức họa ba thiền sư,
mà các nhà chuyên môn đều cho rằng đấy chỉ là bản sao.
Bức họa này được tìm thấy trong một thiền viện ở Kyoto,
trình bày đức Phật và hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền.
Hình ảnh Phật ở giữa làm cho người ta chú ý nhiều nhất.
Những người đương thời nói về nghệ sĩ vẽ bức họa
ấy là: "Một trận cuồng phong đã nhập vào tay ông ta", và
ảnh hưởng của nó còn mạnh hơn nếu ta nhìn kỹ chi tiết
tượng Phật. Những đường nét làm thành nếp gấp của chiếc
y Phật đắp thì sắc bén mạnh mẽ, nhưng nét mặt ngài có
một vẻ bình an tuyệt đối ngự trị bức tranh, khiến nó
trở thành một biểu tượng của tinh thần thiền; đấy là
sự linh động mãnh liệt phối hợp với sự an nghỉ hoàn
toàn. Như những nhà Lão Trang nói: "Chính vì cái trục không
di động mà tâm mới quay được" hay "Chính cái nguyên lý bất
động đã làm cho mọi sự chuyển động".
Những
đặc tính kể trên cũng được tìm thấy trong một họa phẩm
thuộc trường phái Sumiye của Nhật Bản. Những bức tranh
này được thực hiện trên một loại giấy nhám đặc biệt
vẽ bằng bút lông mềm, mực tàu, không màu sắc, không sửa
đi sửa lại. Thuật vẽ trên giấy nhám này là khi đã họa
một nét thì không thể nào xóa, và phải họa thật mau. Với
những nguyên liệu như thế, nghệ sĩ cần phải vẽ: "giống
như là có một cơn cuồng phong đang nhập vào tay mình"; một
lỗi nhỏ cũng hiện rõ, và nếu nghệ sĩ dừng lại để suy
nghĩ giữa lúc đang phác họa một nét vẽ, thì hậu quả sẽ
là một vết mực xấu xí. Kỹ thuật này hoàn toàn thích hợp
với tinh thần thiền, vì nó ngụ ý rằng nghệ sĩ phải đưa
nguồn cảm hứng của mình lên giấy ngay khi nó đang còn sống;
không thể làm một nét họa thô sơ rồi từ từ thêm chi tiết,
vì đến khi đó thì cảm hứng đã bị giết chết bởi vô
số thay đổi và biến chế. Ông phải hoàn thành bức tranh
trong vài phút, vì nó cũng như cái tát tay bất chợt của thiền
sư, không thể lấy lại, có tính cách xác định và linh động.
Một cái tát được đưa ra từ từ và dò dẫm thì không phải
là một cái tát mà chỉ là một sự vuốt ve, nó không có
vẻ tự nhiên sinh động, cũng thế một bức tranh mà không
tóm ngay được nguồn cảm hứng khi nó đang sống mà phải
cần cù khó nhọc khôi phục cảm hứng khi nó đã chết, thì
chỉ như con chim độn bông đặt trong lồng kiếng. Sumiye bắt
con chim một giây trước khi nó bay đi - quả thế trường phái
này để cho chim bay đi vì không cần bắt con chim độn bông
vào cho họa sĩ nhin cái thi hài của nó. Họa sĩ trường phái
Sumiye như vậy phải luôn luôn "bước lên", vì cái chết theo
sau sự sống chỉ có một bước. Tuy nhiên dưới tất cả
tính cách đột ngột, lập tức của trưòng phái Sumiye còn
có một vẻ an tĩnh đặc biệt và điểm này nằm ở chỗ
nó loại bỏ những gì không thiết yếu. Nguyên tắc này bắt
nguồn từ thiền và còn xa hơn, từ triết lý Lão Trang với
giáo lý về sự tiết kiệm năng lực. Ðạo Ðức kinh nói:
Gió
mát không qua buổi sớm, mưa rào không đổ trọn ngày, đấy
là vận hành của thiên nhiên. Ngay đến thiên nhiên cũng không
thể duy trì nỗ lực được lâu dài, huống gì con người"
và "Người đi giỏi không để dấu chân, người nói giỏi
không gây lầm lỗi".
Vì
người đi giỏi chỉ sử dụng đúng năng lực cần thiết
để bước, không để dấu vết vì đi nhẹ nhàng không tung
bụi. Lão Trang cho rằng nếu một người đi bụi tung bụi
lên thì đấy là dấu hiệu y đang phung phí năng lực. Nguyên
tắc căn để trong bất cứ hình thức hoạt động nào, ấy
là sử dụng vừa đúng năng lực cần thiết để hoàn thành
một hoạt động ấy. Thường thường người ta ưa làm cho
đời sống của mình khó khăn vất vả một cách không cần
thiết, phí phạm rất nhiều năng lực trong mọi việc làm.
Chỉ vì một phần nhỏ năng lực ấy thật sự được dùng
cho công việc, thường nó bị phung phí ra chung quanh trong khi
chỉ cần tập trung vào một điểm. Tổ Bách Trượng bảo:
"Ðói ăn, khát uống, mệt thì đi ngủ... Phần đông người
ta không chịu ăn, mà tâm rộn ràng nghĩ đến hàng trăm chuyện
khác; họ không ngủ mà mơ mộng đến ngàn lẻ một chuyện".
Một tâm thức chưa được điều phục thường lãng phí năng
lực vào những lo âu bất tận, những ý tưởng tản mác lang
thang thay vì mỗi lúc chỉ nghĩ một chuyện. Chính vì lý do
này, nó không bao giờ làm cái nó đang làm, vì vừa khi bắt
đầu một công việc, tâm đã chạy đến công việc khác,
nó kiệt sức vì một khối lượng khổng lồ hoạt động
bị lãng phí. Về điểm này, ta thấy Lão Trang và Thiền có
vẻ lười biếng, song chính là vì muốn bảo tồn năng lượng.
Thái độ an nhiên của họ là hậu quả của một tâm thức
chỉ tập trung mỗi lúc vào một việc. Cả Thiền lẫn Lão
Trang đều nắm lấy sự việc ngay khi nó đến, hoàn thành
nó rồi bước sang công việc kế tiếp, tránh sự chạy qua
lại vô ích, sự lo lắng về quá khứ vị lai làm cho hoạt
động thất bại. Như vậy, sự tiết kiệm năng lực trong
Lão Trang chính là nguyên tắc "bước tới" của Thiền, và
trong đời sống cũng như trong nghệ thuật, thiền không bao
giờ phí phạm năng lực bằng cách dừng lại để giải thích
mà chỉ "cho thấy". Trong địa hạt triết lý, thì chỉ cho
thấy cây bách trước sân hay bụi tre dưới chân đồi, không
bàn luận gì thêm, không đi vào một cuộc phân tích siêu hình
nào. Cũng thế trong nghệ thuật, thiền chấm phá những nét
chính yếu, không cần chi tiết. Vì thiền có nghĩa là để
cho người ta tự mình nhìn thấy cuộc đời, và nếu triết
gia cũng như nghệ sĩ mô tả hết những gì cần phải thấy
thì sự mô tả của họ để trở thành thay thế cho kinh nghiệm
sống. Bởi thế, mục đích của triết lý và nghệ thuật
không phải là cung cấp một bản sao của cuộc đời bằng
danh từ hay nét vẽ, vì sự thật luôn luôn tốt hơn bất cứ
một bản sao nào. Mà mục đích là đem lại cho người ta sự
ám chỉ hãy tự mở mắt ra để nhìn. Bởi thế, những nghệ
sĩ Trung Hoa hiểu rõ hơn ai hết giá trị những khoảng trống,
và có thể nói những gì họ bỏ ra ngoài quan trọng hơn những
gì họ đặt vào búc tranh, đấy là một khoảng không đầy
cám dỗ, gợi cho ta sự tò mò. Nghệ sĩ chỉ vén lên một
góc để kích động người ta tự tìm xem những gì sau đó.
Ðấy là nguyên tắc vô vi của Lão giáo, nguyên tắc hành vô
hành của Phật giáo. Với vài nét chấm phá, nghệ sĩ đời
Tống hoàn thành được nhiều hơn những gì người khác có
thể làm trong nhiều tuần một công trình khó nhọc, vì sức
mạnh của ông nằm ở chỗ tiết kiệm năng lực.
Những
họa sĩ lớn của thiền vào đời Tống (960 - 1279) đặc biệt
nổi tiếng về thuật vẽ một góc. Một điển hình là học
phẩm của Mã Nguyên nhan đề: "Ông câu cô độc" trình bày
ở giữa một khoảng không gian mờ nhạt, một con thuyền nhỏ
mong manh bồng bềnh trên mặt nước. Mặt nước chỉ được
gợi bằng vài đường cong mềm mại, trong khi ông câu ngồi
ở đầu thuyền với cần câu lê thê ở đằng sau. Một kiệt
tác của Mochy nhan đề: "Trong nắng sớm" không cho thấy một
dấu hiệu nào của mặt trời mà chỉ có hình ảnh mờ nhạt
phác họa một vị thiền sư nhỏ thó hói đầu đang chăm chú
bện một sợi dây bằng rơm, đầu dây buộc vào ngón chân
cái của ông. Cái phần có vẻ rắn chắc duy nhất của bức
tranh là vài cụm cỏ rạ vây quanh tảng đá trong đó ông ta
đang ngồi, với bối cảnh sáng mờ gợi nên sương mù ban
mai.
Vào
cuối đời Tống, thiền bắt đầu suy tàn ở Trung Hoa, và
nghệ thuật đời Minh có khuynh hướng tỉ mỉ nhiều màu sắc.
Truyền thống đích thực của đời Tống được lan truyền
sang Nhật Bản, hấp thụ bởi những họa phái của Sumye và
Kano, lan rộng bượt ra ngoài phạm vi hội họa đến kiến
trúc, vườn tược và nhất là trà đạo và những gì nghệ
thuật ấy bao hàm.
Sự
uống trà luôn luôn đi đôi với thiền, Từ ngàn xưa tu sĩ
sử dụng trà để được tỉnht áo trong những thời thiền
định. Có một truyền thuyết nói Bồ Ðề Ðạt Ma có lần
ngủ gật trong lúc tọa thiền, khiến ngài nổigiậntự cắt
hai mi mắt. Khi hai mi mắt rơi xuống, chúng mọc thành những
cây trà và từ đấy về sau nước trà đánh tan giấc ngủ
và thanh lọc tâm hồn. Những yếu tố trong trà đạo Nhật
Bản được du nhập từ Trung Quốc. Ở Trung Quốc, những thiền
sư chuyền cho nhau một tô trà lớn khi ngồi trong thiền đường.
Một thi sĩ đời Ðường, Lục Vũ (Lutwuh) trong tác phẩm thời
danh của ông nhàn đề Trà Kinh, đã đặt nền tảng cho nghi
lễ và triết lý về trà đạo. Okakura Kakuzo viết rằng: "Thi
sĩ sinh vào một thời đại mà Phật giáo, Lão giáo và Khổng
giáo đang tìm cách đi đến một thế tổng hợp. Năng khiếu
tương trưng của thời đại ấy thúc đẩy con người phản
ảnh cái phổ quát vào trong cái đặc thù. Lục Vũ tìm thấy
trong Trà đạo cùng một khối hoà điệu và trật tự ngự
trị trên mọi sự vật". Một nhà thơ khác thuộc thời đại
này, đã nói về trà như sau:
Tách
trà đầu tiên thấm môi thấm giọng,
tách
trà thứ hai phá vỡ cô đơn,
tách
thứ ba đi vào tận đáy lòng,
tách
thứ tư làm cho tôi toát mồ hôi nhẹ,
tất
cả khổ đau trong cuộc đời thoát qua lỗ chân lông.
tách
thứ năm cả người tôi được thanh lọc,
tách
thứ sáu đưa tôi vào cõi bất tử.
tách
thứ bảy - A! mà tôi không uống được nữa!
tôi
chỉ còn cảm thấy hơi thở của ngọn gió nhẹ luồn qua tay
áo,
cõi
trời ở đâu? Ðể cho tôi cỡi ngọn gió nhẹ mà bay lên".
Ðấy
là những cảm giác đi đôi với việc uống trà, và khi trà
đạo du nhập Nhật Bản thì trà không phải chỉ là một thức
uống làm bằng lá khô. Một thiền sư nói: "Hãy để ý rằng
thiền vị và trà vị chỉ là một". Ðây không chỉ là một
cuộc chơi chữ, dần dần mọi lý tưởng nghệ thuật trong
thiền đều liên kết với nghi lễ uống trà, vì trong khi các
thiền sinh dùng trà cho tỉnh người trong suốt thời gian vật
lộn với công án, họ bắt đầu xem trà như một người bạn
đem lại sự an tĩnh tâm hồn. Chẳng bao lâu thói quen uống
trà trong thiền đường bị bãi bỏ, thay vào đó có một gian
phòng đặc biệt dành riêng cho việc uống trà. Từ đấy nhà
uống trà gọi là "nhà không". Một mái nhà bằng giấy mỏng
manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Với
kiểu ấy, trà đạo trở thành một lối giải tỏa tâm hồn
hiệu nghiệm nhất; đấy là lối thoát tạm thời khỏi mọi
âu lo bận trí, một thời gian ngơi nghỉ và trầm tư, để
hồn lắng trong vẻ đẹp của thiên nhiên và nghệ thuật.
Dần
dà khu vườn trong đó nhà uống trà được dựng lên trở
thành thiết yếu trong trà đạo, và con đường nhỏ làm bằng
những tảng đá phẳng băng qua cảnh vườn và biến mất trong
bụi cây nhỏ tượng trung cho sự tách khỏi thế gian. Trong
vườn cảnh không có màu sắc lòe loẹt tầm thường, vì thiền
chỉ chọn những màu nhạt gợi lên sự an nghỉ. Những nhà
chuyên môn về vườn cảnh ở Nhật đã tài tình đến độ,
chỉ trong một khu đất nhỏ, họ cũng có thể tạo nên một
ấn tượng về một miền thung lũng, núi non cô tịch thanh
bình. Cũng không có nỗ lực để bắt chước thiên nhiên,
vì hậu quả mạnh nhất được phát sinh chỉ bằng một sự
gợi lên bầu không khí mà Kobori Emshiu đã tả:
Một
chòm cây mùa hạ,
một
nét biển xa,
một
vừng trăng chiếu mờ nhạt.
Trên
con đường dẫn đến trà thất, có một tảng đá lớn, mặt
tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước
từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta rửa tay trước
khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu
nhất:
Tôi
nhìn ra,
không
có hoa,
cũng
không có lá.
Trên
bờ biển,
một
chòi tranh đứng trơ trọi,
trong
ánh nắng nhạt chiều thu.
Ngôi
nhà uống trà làm bằng những nguyên liệu mong manh làm cho
ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự.
Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối
kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết, là
thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự
phát triển và đổi thay. Ðiều thiết yếu là ngôi trà thất
phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây
cối và những tảng đá. Lối vào nhà nhỏ và thấp đến
nổi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống
trong vẻ khiêm cung, trong khi người hiệp sĩ Nhật thì phải
để lại bên ngoài cây kiếm dài của y. Ngay trong phòng trà
cũng ngự trị một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không
có màu sắc rực rỡ, chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm
rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy, phòng
được trang hoàng bằng một vài kiệt tác của họa sĩ phái
Sumiye và Kano, đôi khi một bức họa đen trắng. Trước bức
tranh chỉ đạt một bình hoa đơn độc hoặc bằng một cành
lá được trình bày bởi một người điêu luyện về nghệ
thuật cắm hoa. Khi tất cả khách tham dự đã tụ họp, trong
khi đó ấm trà bắt đầu được đặt nấu trên một chiếc
hỏa lò. Trong ấm đặt toàn mảnh kim loại để khi nước
sôi nó tạo thành một điệu nhạc mà Kobori Emshiu đã ví với
những tiếng thông reo trên đồi xa, hay tiếng thác đổ bị
những đám mây ngăn lại. Những chén uống trà được chế
tạo với sự thận trọng đặc biệt, mặc dù chúng có vẻ
rất thô sơ, vì lý tưởng nghệ thuật của thiền ưa chọn
một tách dày thô sơ bằng sành có màu sắc giống như những
lá mùa thu, hơn là những đồ sứ làm bằng vỏ trứng tinh
xảo của Trung Quốc được trang hoàng bằng chim và hoa mà
những nhà sưu tầm Tây phương ưa chuộng. Vì mục đích của
trà đạo là sử dụng tối đa những nguyên liệu tầm thường
nhất; nó nói lên niềm kính trọng của thiền đối với những
vật tầm thường của sự sống. Những người tham dự trà
đạo phải hiểu để thưởng thức không phải giá trị nội
tại của những nguyên liệu mà sự cẩn trọng và khiếu mũ
thuật trong cách chúng được trình bày. Vì trào đạo cốt
ở thái độ tâm thức hơn là ở vật liệu sử dụng. Sen
No Rikiu một trà chủ danh tiếng đã nói: "Chỉ cần một chiếc
ấm là chúng ta có thể tổ chức một buổi trà đạo. Thế
mà có những người luôn luôn buộc phải có đầy đủ dụng
cụ bình thường, điều ấy thật điên rồ".
Trong
trà đạo chúng ta tìm thấy thiền trong khía cạnh an tĩnh nhất
của nó, đó là sự giải thoát tâm linh cao độ và sự buông
thả hoàn toàn, sự hài lòng với những gì thiên nhiên sẵn
có. Ðấy là biểu tượng của sự nghèo nàn, sự tách rời
những của cải thế tục. Nguyên lý căn để của nó là làm
nổi bật tính chất mong manh của ngoại giới, tình yêu sâu
xa đối với thiên nhiên với những biến chuyển bất tận
của cuộc đời muôn vàn sắc thái, sự tránh tránh trùng lập
và cân đối của nó và cuối cùng là đặc tính không thể
định nghĩa Yugen mà Waley gọi là "cái tế vi diệu đối lập
với cái rõ rệt, sự ám chỉ thay cho lập ngôn". Nếu công
án là một phương tiện của tôn giáo, thì Yugen là phương
tiện của nghệ thuật, đấy là phương pháp chứng minh một
sự thật bằng cách khải thị thay vì mô tả, để cho người
ta có thể trực tiếp với cuộc sống thay vì qua sự mô tả
của người khác. Bởi thế Yugen là sự tiết kiệm của hội
họa đời Tống và trường phái Nhật Sumiye, đấy là cách
chứng minh sự sống không thể bị trói buộc lại để cho
nghệ sĩ trình bày bằng nét bút, đó là cái gì không thể
nắm bắt, luôn luôn vụt thoát mà họa sĩ chỉ có thể gây
sự chú ý của ta bằng một ám chỉ xa xôi. Một thi sĩ Nhật
Bản đã nói rằng, cái cách đi sâu và Yugen để tìm ra cái
gì nằm bên dưới bề mặt chính là "ngắm mặt trời lặn
sau ngọn đồi đầy hoa, lang thang trong một khu rừng mênh mông
không nghĩ đến chuyện trở về, đứng trên bờ dõi mắt
trông theo một con thuyền trôi khuất sau những quần đảo
xa xăm, trầm tư về hành trình của những con ngỗng trời
mất hút sau những đám mây". Những lời này như chứa đựng
toàn thể tinh thần trà đạo, vì những cảm giác chúng gợi
ra chính là nền tảng của nghệ thuật Nhật Bản và Trung
Hoa thấm nhuần thiền đạo. Chúng có vẻ đẹp lạ lùng ám
ảnh; bầu không khí tuyệt đối, vượt ngoài mọi lo âu, bệnh
hoạn, đã làm nên "tín ngưỡng trà" được công nhận khắp
nơi ở Nhật Bản xem như phương pháp tuyệt hảo để đem
lại nghỉ ngơi tịnh dưỡng cho tinh thần và tuệ giác tâm
linh.
Tuy
nhiên những lý tưởng nghệ thuật của thiền rất dễ thoái
hóa thành tình cảm ủy mị, nhất là khi khía cạnh linh động
đi kèm. Mối nguy là ở chỗ xem Yugen tự nó đã là cứu cánh
thay vì chỉ là phương tiện để đạt đến một bí quyết
sâu xa hơn. Về phương diện nghệ thuật, thiền cũng sử dụng
phương tiện giản ước như ở phương diện tôn giáo, nó
đã dùng công án - những cái tát trên mặt và những phát
biểu cộc lốc. Nhiều nhà văn đã thi vị hóa sự sống bình
dị của tu sĩ thiền tông, nhưng đấy chỉ là nhìn bề mặt.
Người ta không thể hiểu thiền qua trà đạo nếu không xem
tận mắt công việc chấp tác trong chùa ví không có gì là
"tình cảm" nơi những vị thầy cứ tát tai môn đệ để đưa
họ trở về với lương tri. Ðấy là những người sống cuộc
đời "gần gũi thiên nhiên" không những torng khí trời ấm
áp dễ chịu mà cả trong mùa đông tuyết giá giông bảo. Người
yêu thiên nhiên theo kiểu tình cảm thường tình chỉ thấy
một khía cạnh tốt đẹp của thiên nhiên. Gặp trời mưa
y sẽ đi vào nhà hoặc che dù rồi mới nói đến những hạt
mưa rơi trên lá tạo thành một âm thanh tuyệt diệu, nhưng
y không để cho nó rớt trúng mình.
Nếu
có ai nghi rằng thiền chỉ là tình cảm ủy mị, thì sự hoài
nghi sẽ được đánh tan khi họ nhìn một võ sĩ. Trái ngược
hẳn vẻ an tĩnh của tín ngưỡng trà, thiền trở nên hung
hãn như bão tố khi được diễn tả qua nhu đạo và kiếm
đạo. Mặc dù vẫn có một niềm an tĩnh bên dưới như một
tảng đá rắn chắc. Nhu đạo nghĩa đen có nghĩa là nghệ
thuật mềm mại, và trong khi nó đặc biệt là kỹ thuật khóa
cạnh, bóp vổ, Judo đúng hơn chính là triết lý làm nền tảng
cho kỹ thuận nói trên, kiếm đạo cũng thế. Nhu đạo là
phương pháp tự vệ không cần khí giới, dựa trên nguyên
tắc đánh bại đối phương bằng cách nhượng bộ và sử
dụng chính sức mạnh của đối phương. Nguồn gốc nhu đạo
được tìm thấy trong triết lý vô vi, và theo một truyền
thuyết, nhu đạo được phát minh do một người nhìn tuyết
rơi trên những cành cây. Trên những cành cây cứng chắc,
tuyết đọng chồng chất cho đến khi cành cây gãy dưới sức
nặng của nó, trong khi những cành nhỏ mềm mại chỉ uốn
cong mình để ném tuyết xuống đất mà cành không gãy hay
cong. Lão Tử nói:
"Con
người khi sinh thì mềm, khi chết thì cứng. Như vậy cứng
mạnh là đồng minh của cái chết, mềm yếu đi đôi với
sự sống"
Nhu
đạo được thiết lập trên hai nguyên tắc là vô vi và lập
tức hay sự đồng thời giữa tấn công và chống trả. Vô
vi trong nhu đạo có thể được giải thích bằng cách so sánh
với một thanh gỗ quay chung quanh một cái trục, dù ta đánh
vào bất cứ đầu nào thanh gỗ cũng quay và giữ được thăng
bằng. Cách duy nhất làm cho nó mất thăng bằng là hãy đánh
ngay vào điểm giữa. Nhưng hãy tưởng tượng một thanh gỗ
có thể chuyển động tự do, và bởi thế có thể di chuyển
trung tâm của nó ra khỏi quỷ đạo của sức mạnh đang tấn
công. Khi ấy dù ta có đánh vào nó bao nhiêu, nó cũng chỉ
xê dịch trung tân ra khỏi quỷ đạo trực tiếp của những
cú đánh, và thế là nó đã làm cho sự yếu đuối của nó
trở thành sức mạnh của nó. Trong trường hợp thân thể
con người, trung tâm điểm của sự thăng bằng nằm ở rốn,
bất cứ sự tấn công nào ở trên điểm ấy đều bị vô
hiệu hóa bằng cách uốn cong mình ra xa, trong khi sự tấn công
ở bên hông được né tránh bằng cách bứt nhẹ ra khỏi quỷ
đạo trực tiếp, để cho cú đánh lướt qua hư không. Nhưng
thân thể con người khác thanh gỗ ở chỗ con người phải
đứng trên đất, do vậy, một sự tấn công ở dưới điểm
cân bằng luôn luôn thành công nếu cả hai chân (của người
chống trả) không được đặt vững chắc trên mặt đất.
Bởi thế, cặp giò cần phải cong xuống và bất cứ ai rành
nhu dạo đều có thể giữ vị trí ấy rất lâu. Sự tấn
công trong nhu đạo được thực hiện bằng cách khống chế
đối phương cho đến khi họ mất thăng bằng, điều này có
thể xảy ra theo hai cách. Hoặc anh ta vấp, khiến thân thể
không còn được giữ thăng bằng bởi hai bàn chân, và trong
khi vấp anh ta có thể bị quật ngã dễ dàng với một cú
đánh bên hông hoặc nơi mắt cá. Hoặc anh ta tự làm cho mình
mất thăng bằng khi chuyển từ thế thủ sang thế công. Ðối
thủ chỉ cần xoay mình một cái, khiến cho sức mạnh của
sự tấn công dội ngược lại trên người tấn công, vì không
gặp sự chống trả. Khi ấy, đối thủ chỉ cần kéo về
mình cái chân đang tấn công mình, hoặc đẩy thân thể của
người tấn công làm cho y mất thăng bằng, thì y sẽ mất
hết năng lực như một cái cây bị ngã.
Bởi
thế, người ta càng dùng sức mạnh để đánh bại một nhà
chuyên môn nhu đạo, thì người ta càng dễ bị thương thích.
Chuyện ấy giống như khi ta dùng hết sức bình sinh để tống
vào cánh cửa đóng mà bên trong không cài then; nó sẽ mở
toang ra làm cho ta ngã chúi. Nhà nhu đạo được ví như chính
sự sống: khi ta cố bắt lấy y hay đánh ngã y để y không
còn sức khống chế mình nữa, thì y đã không còn ở đấy.
Càng vật lộn gắt gao, càng đánh mạnh thì y tuột mất càng
nhanh tương ứng với sự nhanh mạnh của chính ta.
Về
nguyên tắc thứ hai - sự chớp nhoáng giữa tấn công và chống
trả - Nhu đạo không thể thành công nếu có một khoảng cách
dù rất ngắn giữa hai động tác. Nếu ta dừng lại chỉ trong
một giây, để nghĩ ra một động tác chống trả, thì đối
phương đã có thì giờ để lấy lại thăng bằng. Ðiều cốt
yếu trong nhu đạo là không có một cái gì để có thể bị
đánh vào. Nhà nhu đạo phải chớp nhoáng như chân lý thiền,
phải biến mình thành một công án, một nan đề, nó biến
mất càng nhanh khi người ta cố giải quyết nó. Y phải giống
như nước lọt qua kẽ tay những người muốn giữ y lại.
Nước không do dự trước khi nó nhượng bộ, vì ngay lúc những
nắm tay ta bắt đầu nắm lại để giữ nước, thì nước
cũng tuột đi không phải bằng sức mạnh của riêng nó mà
bằng chính cái áp lực đè nén của bàn tay muốn giữ nó.
Bởi thế, trong nhu đạo, sự tấn công và chống trả chỉ
là một. Không có nỗ lực, kháng cự, do dự cho đến khi một
trong hai người bị quật ngã với một sức mạnh khổng lồ,
vì y đã đi một nước sai lầm bằng cách chuyển sang thế
tấn công, để đối phương có dịp quật y mất thăng bằng
với chính năng lực của y, chỉ thêm một cái đẩy gia tốc
từ đằng sau tới.
Những
nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho kiếm đạo
là nghệ thuật đấu kiếm với một cành tre thay cho thanh gươm
dài của hiệp sĩ Samurai. Với một lưõi gươm sắc bén y có
thể cưa xẻ thân thể đối thủ từ xương cổ trở xuống.
Ở đây cũng thế, sự chớp nhoáng giữa tấn công và chống
trả là một nguyên tắc tuyệt đối quan trọng. Và rốn cũng
là trung tâm của mọi động tác. Những nhát kiếm được
đưa ra không phải bằng những cánh tay, mà xuất phát từ
trung tâm thăng bằng này, chỉ dùng cánh tay như những đòn
bẫy. Khi đưa một nhát kiếm lên đầu đối phương, những
cánh tay như dán chặt vào giao điểm tiếp xúc, sức mạnh
là do toàn thân đẩy tới. Suốt thời gian đấu kiếm, mọi
chuyển động của kiếm sĩ phải phát khởi tứ trung tâm điểm
ở rốn, sử dụng trung tâm điểm ấy như một cái trục,
trên đó toàn thân có thể quay phải quay trái một cách nhanh
nhẹn tùy nghi. Ở đây chúng ta cũng gặp lại nguyên tắc của
thiềnn đạo là "một trung tâm tĩnh lặng ở giữa những hoạt
động như sấm chớp". Qua những đường gươm mau lẹ, điểm
thăng bằng phải được giữ tuyệt đối bất động, không
có chuyện nhảy mạnh từ bên này sang bên kia hay chạy lui
chạy tới, vì trong kiếm đạo không được phí năng lực.
Bởi thế nguồn gốc sức mạnh và trọng tâm hoạt động
được giữ yên, chờ lúc thuận tiện cho một cú đánh chết
người. Khi ấy lưỡi gươm được đưa xuống chớp nhoáng,
dữ dội, kết thúc bằng một động tác bổ tới thật nhanh
và mạnh từ trung tâm, tiếp theo bằng một tiếng hét khủng
khiếp, dường như hơi thở đã được dồn lên từ dưới
đáy bụng.
Thái
độ tinh thần của võ sĩ kiếm đạo phải là thái độ mà
người ta gọi là trạng thái Mura - nghĩa là không có cái cảm
giác rằng "tôi đang làm việc ấy". Cảm giác này được xem
là một trở ngại lớn, vì cũng như khi nghe âm nhạc, cái
ý thức về chính mình đang lắng nghe hay chính mình đang đánh
kiếm đã kéo sự chú ý ra khỏi khúc nhạc hay khỏi hoạt
động đánh kiếm. Ý thức về bản ngã phải phục tùng sự
tập trung vào công việc đang làm, tâm phải theo dõi bén gót
những động tác của đối phương để phản ứng lại một
cách tức thì, làm cho tấn công và chống trả trở thành một.
Chính thái độ tâm thức này là trọng tâm của võ sĩ đạo.
Ở Nhật Bản vào thời phong kiến, thường xuyên xảy ra những
cuộc nội chiến giữa những bá tước, nên chiến sĩ phải
luôn luôn trong tình trạng khẩn trương, có thể lâm chiến.
Chính nhờ tinh thần thiền mà họ duy trì được sự bình
tĩnh, và người hiệp sĩ Samurai thương đến viếng các thiền
sư để thêm sức mạnh từ nơi một tôn giáo "đi thẳng tới
trước không ngoái nhìn lui", một tôn giáo dạy rằng sống
và chết chỉ là hai khía cạnh của một hiện hữu, và chỉ
cho người ta thấy có thể quên cái ngã bằng cách nhập làm
một với sự sống. Võ sĩ đạo đòi hỏi sự trung thành tuyệt
đối, lòng dũng cãm vô biên. Bài tâm niệm người hiệp sĩ
là:
"Tôi
không có cha mẹ nào ngoài trời đất.
Tôi
không có thần linh nào ngoài lòng cương trực.
Tôi
không có của cải nào ngoài sự phục tùng.
Tôi
không có phép lạ nào ngoài sức mạnh nội tâm.
Tôi
không có sinh tử nào ngoài sự bất diệt.
Tôi
không có mắt nào ngoài tia chớp.
Tôi
không có tai nào ngoài sự bén nhạy.
Tôi
không có tay chân nào ngoài sự nhanh nhẹn.
Tôi
không có mục đích nào ngoài cơ hội.
Tôi
không có thần thông nào ngoài chánh pháp.