Phật học tinh hoa, một tổng hợp đạo lý.

 

.

 

Phật Học Tinh Hoa
  
Một Tổng Hợp Ðạo Lý 

    Hòa Thượng Thích Đức Nhuận

      Vạn Hạnh, Saigon Việt Nam  xuất bản lần đầu năm 1961, 
  Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới, California xuất bản năm 1999

---o0o---

Sabba pàpassa akaranam  
Kusalassa upasampada
Sacitta pariyodamam  
Etam Buddhâna sâsanam.

Dhammapada XIV, 5

Chấm dứt mọi việc ác  
Thực hiện những điều lành  
Giữ Tâm ý trong sạch
Ấy lời đức Phật dạy.

Kinh Pháp Cú XIV5  

“Đừng tin tưởng một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Ðừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và cho kẻ khác, chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”.

Anguttara Nikaya  

 

Mục lục tổng quát


  Khai Nguồn

  Phần Mở Ðầu
Tìm Hiểu Ðạo Phật

Chương I
Đạo Phật Là Gì ?

Phần Thứ Nhất
Lịch Sử Khái Luận

Chương I
Nguyên Lý sáng lập Đạo Phật.

Chương II
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chương III

Lịch Sử truyền Bá

 Phần Thứ Hai
Triết Học Ðại Quan

Chương I
Đạo Phật Là Tôn Giáo Hay Triết Học?

Chương II
Vũ Trụ Quan

Đạo Phật

Phần Thứ Ba
Thực Chất Đạo Phật

Chương I
        Đạo Phật, Nguồn Văn Hóa Sinh Ðộng
           

Chương II
Sức Mạnh Của Đạo Phật Thể Hiện Trong Ba Ðức Tính: Đại Bi, Đại Trí, Đại Hùng . Một Đạo Có Ảnh Hưởng Thấm Sâu  
Vào Ðời Sống Dân Tộc Việt
 

Chương III
Những Đóng Góp To Lớn Của Đạo Phật Cho Dân Tộc Và Nhân Loại
 

---o0o---

Kết Luận

 

 

Khai Nguồn  

Các bạn thân mến! 

Khi đặt bút viết cuốn sách, lòng tôi dâng lên với bao niềm hy vọng: đó là kết quả của sự nghiên cứu, lượm lặt những đóa hoa tư tưởng rải rác ở khắp đó đây đem xâu kết lại thành một tràng hoa dâng hiến cho đời những “yếu lý thâm uyên” về tôn giáo, đạo học, khoa học, triết học Đông Tây và đạo Phật.

Từ nghìn xưa, đã có biết bao người để hết lòng mình vào việc suy tìm chân lý, nghĩa sống của cuộc đời (...). Những khoa học gia hiện đại, tuy đã phát  minh những điều mới lạ, các học giả, các tư tưởng gia cũng đã dành nhiều thì  giờ cho việc tìm hiểu nguồn gốc Vũ trụ và con người nhưng (cho tới nay) vẫn chưa có một kết luận nào tạm gọi là thỏa đáng (!) 

Mỗi khi nghĩ đến sự tiến triển tinh thần của nhân loại, chúng ta không thể không có những phút suy tư!... Tìm ở khoa học? - Khoa học đương trong vòng nghiên cứu, thực nghiệm. Tìm ở triết học? Triết học với những luận lý bất đồng. Tìm ở tôn giáo? - Tôi thường băn khoăn tự hỏi, liệu rồi đây người ta có thể nào tìm ra ánh sáng chân lý để giải quyết những khác biệt giữa các tư  tưởng, tôn giáo, chủ nghĩa hiện đương làm mối xung đột mà mọi giá trị tinh thần xưa cũ đều bị bôi đen làm đảo lộn cả nếp sống văn minh nhân loại?! Vốn mang trong thần trí những nghi ngờ..., hàng ngày tôi lại được sống bên  cạnh những tàng kinh sách, tuy đã bị thời gian bụi phủ (!) song tư tưởng của những áng văn trác tuyệt đó bao giờ cũng vẫn là di sản bất di dịch đượm hương sắc của đạo Từ Bi Trí Tuệ, vì ở đó đã sản sinh những kỳ hoa dị thảo làm tươi đẹp cho cuộc đời và giúp con người có một tinh thần tự chủ, vui sống. Bao nhiêu mối hoài nghi về Vũ trụ, con người, về quan niệm sống, chết và sự tiến hóa chung, đạo Phật đều giải quyết hầu như toàn mỹ.

Điều này cũng dễ hiểu. Ta hãy ôn lại những lời dạy của đức Phật làm minh chứng. “Này! Các người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hãy tinh tiến để giải thoát. Các người hãy quay lại với mình; các người là Phật đấy”[1].Bên phía trời tây, hiền triết Socrate (470-399 TTL) cũng nói những câu tương tự: “Connais-toi-toi-même”: Hãy tự mình tìm hiểu mình. Con người phải làm chủ cuộc sống, ngoài sự tự cứu, con người còn có đặc quyền khám phá những gì... bí ẩn trong trời đất bao la. “Bất cứ loài hữu tình nào cũng có năng lực tiến hóa và cải tạo, nâng cao địa vị mình và thay đổi hoàn cảnh chung quanh.”

Trở về nguồn, ta có thể căn cứ ở điểm xuất phát tối sơ trong “lịch sử truyền bá đạo Phật”, cách nay trên XXV thế kỷ, với thời gian dài dặc ấy (và hiện nay) đạo Phật vẫn giữ địa vị quan trọng trong công cuộc hướng dẫn con người trên đường sáng hóa: Số là: Chính kiến trong việc tìm hiểu sự thật  (chân lý)-Tôn trọng sự sống và quyền sống của hết thảy chúng sanh-Thể nhận giá trị tuyệt đối mà con người là chủ động lực của tất cả vấn đề. Hoạch  định cho con người có một đường lối thẳng tiến để tự giải thoát mọi phiền não, khổ đau, mê tối. Kiến thiết một xã hội người văn minh giác ngộ và giải thoát căn cứ trên quan điểm giáo dục con người về ba đức tính đại bi, đại trí, đại hùng; nhằm giúp con người có một ý niệm chính xác trong cuộc  sống, biết nhận rỏ về mình-một ý nghĩa chân thật người-để có một đức tin  vững chắc có thể vượt và tạo hoàn cảnh, tìm một lối thoát, một chương trình cải tiến thích hợp với nhu cầu của quần chúng thời đại, tạo cho đời một cảnh giới tốt đẹp hơn.

Xưa kia, người ta quan niệm “đông phương là đông phương, tây phương là tây phương giữa hai thái cực ấy không thể nào gặp nhau được”[2]. Một quan niệm sai lầm. Chân lý là chân lý. Ta không thể tách rời nó ở điểm nào; với  một vài chi tiết vụn vặt, chẳng qua do “danh ngôn, tập khí” gây nên! Nếu ta  mãi cố chấp, sự thật sẽ không đến với ta và do đấy, con người chẳng bao giờ nhận chân được bản thể chung cùng của một nguồn sống vô biên diệu dụng... Ðể có một chính tri kiến trong việc tìm hiểu chân lý nên (nội dung cuốn sách) tôi chỉ trình bày trung thực nguồn giáo lý cao đẹp của đạo Phật để tất  cả chúng ta cùng suy nghĩ và thực hành. Cố nhiên trong đó sẽ khái quát những tinh chỉ về “Phật Học Tinh Hoa, một tổng hợp đạo lý”; đồng thời có  tham chiếu tư tưởng các bậc thánh nhân, hiền triết đông tây. (Có thể nói) đây là Tập đại thành mở ra một chân trời mới cho những ai muốn đi trên đường tìm về ánh sáng chân lý Phật Đà. Và, sự thật bao giờ cũng là sự thật, đấy là định hướng của một lối đi, một con đường sáng vậy. 

Giữa thời gian, hoàn cảnh đầy gian lao thử thách, nhưng vì nghĩa vụ “hoằng  pháp lợi sinh” tôi không ngại lực mình, mạnh dạn viết cuốn sách mong góp một phần nhỏ trong công cuộc xây dựng nền văn hóa, văn minh dân tộc mà  ảnh hưởng sâu xa của đạo Phật ở nước ta là bảo chứng cho một quá trình vẻ vang của lịch sử từ buổi sáng quốc; nó đã in sâu trong tim óc mọi người Việt  mến yêu. 

Vậy, cuốn sách này dù có ghi chép những điều đã tham cứu, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, vì giáo lý đạo Phật rất thâm diệu, nay đem toát yếu trong một cuốn sách thật vô cùng khó khăn! Tuy chỉ là một giọt nước đối với đại dương trong suốt là đạo Phật, nhưng nếu may mắn được đặt trên tay bạn, những tâm hồn hướng thượng, ham hiểu... nó sẽ là điểm tựa đưa ta qua một  khúc quanh, trở về “Thắng nghĩa”[3]. Đó cũng là phần thưởng tinh thần mà bạn đã dành tặng cho vậy. 

Thưa bạn,  

Vì mến “Sự Thật” muôn đời, tôi viết cuốn sách này:

* Tri ân các nhà nghĩa học Phật giáo, các bậc trứ tác, dịch thuật đã giúp tác giả có những đóa hoa tư tưởng để hoàn thành tác phẩm. 

* Riêng tặng những người bạn tôi quen và lạ ở cuối thế kỷ XX, đương băn khoăn tìm “lẽ sống” cho hiện tại, tương lai.

* Kính dâng Tam Bảo chứng minh, và thành thực cầu mong các bậc cao minh phủ chính cho những điều sơ lậu. 

Phật lịch 2500 - Dương lịch 1957

Tác giả cẩn chí. 

HT.Thích Đức Nhuận

- - -o0o- - -
   

MỤC LỤC CHI TIẾT

Khai nguồn…

Phần Mở Ðầu
Tìm Hiểu Ðạo Phật 

Chương I

Đạo Phật Là Gì ?

1. Định nghĩa

2. Những Nét Chính Của Ðạo Phật 

* Mở Rộng Cõi Lòng
            * Đưa Sinh Linh Tới Ánh Sáng Chân Lý
            * Xây Dựng Một Xã Hội Người Văn Minh Giác Ngộ Và Giải Thoát 

            - Về Phương Diện Luân Lý
            - Về Khả Năng Tri Thức 
            - Về Giá Trị Thực Tiễn 

 3. Đạo Phật Nguồn Sống Vô Tận 

Phần Thứ Nhất
Lịch Sử Khái Luận

Chương I

Nguyên Lý sáng lập Đạo Phật.

  * Hình Thể Ðịa Dư
  * Hoàn Cảnh Xã Hội

            - Về Nhân Chủng
            - Về Kinh Tế
            - Về Chính Trị 
            - Về Văn Hóa

  * Tư Tưởng Siêu Nhiên 

Chương II

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

* Niên Đại Đản sanh
* Thân Thế Và Nơi Sanh Thái Tử 
* Hình Tướng Và Tư chất 
* Lý do xuất gia 
* Sáu Năm Tu Khổ Hạnh 
* 45 Năm Thuyết Pháp Độ Sinh
* Đức Phật Niết Bàn

Chương III

Lịch Sử truyền Bá

  * Nguồn Giáo Lý Nhân Bản Đạo Phật 
  * Kết Tập Kinh Điển 
  * Ba Tạng Thánh Giáo
  * Mười Hai Phần Giáo 
  * Đại Thừa và Tiểu Thừa
  * Ánh Sáng Chính Pháp Truyền Ði Các Ngã

Phần Thứ Hai
Triết Học Ðại Quan

Chương I

Đạo Phật Là Tôn Giáo Hay Triết Học?

   a/  Định Nghĩa Tôn Giáo 
   b/ Định Nghĩa Triết Học 

  1- Đạo Phật Không Hẳn Là Một Tôn Giáo

  2- Nhưng, Đạo Phật Không Chỉ Là Triết Học 

  3- Hãy Trả Lại Chân Tinh Thần Đạo Phật 

Chương II

Vũ Trụ Quan

  Quan Niệm Của Tôn Giáo.
            * Đa Thần Giáo
            * Nhất Thần Giáo
                        a- Bà La Môn Giáo
                        b- Cơ Ðốc Giáo
                        c- Hồi Giáo

            * Đạo Học:

                        - Đạo Khổng
                        - Đạo Lão

            * Triết học 
            * Khoa Học

Đạo Phật

  1. Vấn Đề Nhận Thức 
  2. Vũ Trụ Luận 

* Thế Giới Vô Biên, Chúng Sanh Vô Lượng. Nhưng Tất Cả…  Ðều Do Nghiệp Biến Hiện * Sắc-Không
* Bản Thể Thực Tại Luận Hay Câu Nhất Thiết Duy Tâm Tạo
* Thể-Tướng -Dụng
* Những Nguyên Nhân Cấu Tạo Vũ Trụ Vạn Hữu

  3. Nhân Sinh Quan

            (Giải Thích theo Mười Hai Nhân Duyên)
            * Sự Cấu Tạo Sắc Thân Con Người
            * Giải Quyết Vấn Đề Ðời Sống, Một Mục Ðích

 a/ Về Sự Sống Vật Chất 
            b/ Về Sự Sống TinhThần
  * Giá trị con người

                        a/ Con Người Là Hơn Cả
                        b/ Nhưng Phải Là Con Người Với Ðầy Ðủ Ý Nghĩa Của Nó

            *Giá Trị Đặc Biệt Của Con Người Trong Xã Hội Loài Người

Phần Thứ Ba
Thực Chất Đạo Phật

Chương I
Đạo Phật, Nguồn Văn Hóa Sinh Ðộng

            * Về Nghệ Thuật 
            * Về Học Thuật 
            * Về Kỹ Thuật

Chương II

Sức Mạnh Của Đạo Phật Thể Hiện Trong Ba Ðức Tính: Đại Bi, Đại Trí, Đại Hùng . Một Đạo Có Ảnh Hưởng Thấm Sâu  
Vào Ðời Sống Dân Tộc Việt
 

* Đại Bi  
* Đại Trí
* Đại Hùng

Chương III

Những Đóng Góp To Lớn Của Đạo Phật 
Cho Dân Tộc Và Nhân Loại
 

 

            * Đạo Phật Với Vấn Đề Chính Trị 
            * Đạo Phật với Vấn Đề Văn Hóa
            * Đạo Phật Với Vấn Ðề Dân Tộc
            * Đạo Phật Với Thực Tại Thế Giới

Kết Luận

Phục Lục: Ðạo Phật Việt
Phật Ngôn
Những nhận định của học giả và nhà văn về cuốn Phật Học Tinh Hoa, Một Tổng Hợp Ðạo Lý…

 



[1] Mahaparinibbana Sutta.
[2] Lời của văn sĩ Rudyard Kipling, người Anh.
[3] Chữ này có nghĩa chỉ cái đẹp của một tâm hồn Phật – trong bộ Thực Dụng Phật học Từ Ðiển.

 

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---

Đánh máy : Phước Ngọc - Hiếu Ngọc - Diệu Mỹ
Cập nhật : 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

塩谷八幡宮 cuộc đời và đạo quả của sư bà hải Thường va 罗刹女 uong quat ma 护法 blogger 上人說要多用心 ý 多彩的活动作文六年级 ทาตอะไรเป นองค 这次不再错过的作文题目开头 ç 明开夜合 åº 长寿和尚 宗教五寶 梵僧又说我们五人中 义云高世法哲言 僧人心態 tÃÆ 市町村別寺院数 phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi æµæŸçåŒçŽ 生日快乐 Hạnh phúc рикна 弘忍 å çœ¼ä½ æ Từ thiện tha long theo Để драма18 Cồn Hoạ Bên 横浜 永代供養 Phật Tản mạn mùa hạ 淨行品全文 lien mÊç å ä¹ chua 我心中最亮的星体育健儿作文 the vn