Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ.

 

.

 
 

Tìm hiểu

SÁU PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Thích Mãn Giác

---o0o---

 

Mục Lục

- Dẫn Nhập

-Chương I: Triết Thuyết Mimàmsïa (Di Man Tác)           

-Chương II: Triết Thuyết Sàmïkhya (Số Luận)   

-Chương III: Triết Thuyết Yoga (Du Già)

-Chương IV: Triết Thuyết Vaisùesïika (Thắng Luận)

-Chương V: Triết Thuyết Nyàya (Chính Lý)         

-Chương VI: Triết Thuyết Vedànta (Phệ Đàn Đa)       

- Phụ Lục

  

DẪN NHẬP 

Nghiên cứu về triết học Ấn Độ, chúng ta thấy rằng, không phải vì sự nhận định hay công nhận của toàn thể học giả, duy chỉ là do dựa vào ý kiến của một số đông mà triết học Ấn Độ được chia làm 6 phái. Danh từ Sïadïarsùana là chỉ cho 6 phái triết học, tức 6 tư tưởng hệ của 6 triết thuyết được kể như sau: Pùrva-Mìmàmïsà (tiền Di Man Tác), Sàmïkhya (Số Luận), Yoga (Du Già), Vaisùesïika (Thắng Luận), Nyàya (Chánh Lý) và Vedànta (Phệ Đàn Đa).

Tuy chia làm 6, nhưng kỳ thực tư tưởng hệ của 6 phái triết học này có nhiều điểm trùng hợp nhau. Theo bộ Trung Quán Tâm luận cho biết, luận sư Thanh Biện (Bhàvaviveka) đã vạch ra những điểm trùng hợp của các triết thuyết này, như: nhiều tư tưởng hệ của Sàmïkhya lại nằm ở trong Yoga, hay của Vaisùesïika lại nằm cả ở nơi Nyàya. Chính vì lý do này, trong bộ Trung Quán Tâm luận, Thanh Biện đã phủ nhận sự hiện diện của 6 phái triết học trong ngôi nhà Triết học Ấn Độ.

Nguyên do khiến Triết học Ấn Độ không phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa 6 triết thuyết, phần lớn do Vàcaspati Misùra gây nên. Chỉ một mình nhân vật này vừa san định, vừa trước tác, vừa chú thích kinh điển của cả 6 phái nên không làm sao tránh khỏi sự trùng hợp. Với triết thuyết Sàmïkhya, ông viết bộ Sàmïkhya-tattva-kaumudi; với triết thuyết Yoga, ông viết bộ Tattvavaisùàradì để giải thích lại ý nghĩa bộ Yoga sùtra của Vyasa; với triết thuyết Nyàya, ông dựa vào bộ Nyàyavarttika của Uddyotakara rồi viết ra bộ Nyàyavarttika-tatparya-tika; với Mimàmïsà, ông viết bộ Nyàyakanïikà để giải thích bộ Viddhiviveka của Manïdïanammisùra; với Vedantà, ông viết bộ Bhàmatì để giải thích bộ Vedànta chú giải của Sanïkara. Như vậy, trong 6 phái triết học Ấn Độ, riêng về kinh điển của triết phái Vaisùesïika là không bị bàn tay của Vàcaspati Misùra nhúng vào mà thôi.

Một dẫn chứng rõ ràng là khi Vàcaspati Misùra viết bộ Nyàyavarttika-tatparya-tika cho triết thuyết Nyàya, ta thấy có nhiều điểm tương đồng rất đậm đà với triết thuyết Vaisùesùika. Bởi vì sự trùng hợp này, hậu đại đã phủ bác sự phân chia triết học Ấn Độ ra làm 6 phái, mà lỗi chính vì Vàcaspati Misùra đã không đủ sức tạo cho mỗi triết thuyết một sắc thái độc đáo riêng biệt. Ông chỉ có một cái công duy nhất là mạch lạc hóa tư tưởng hệ của mỗi triết thuyết và chia nó ra thành mấy đầu dây, thế thôi. Do sự thể này khiến 6 phái triết học Ấn Độ dù đã được phân chia, nhưng chúng cứ vẫn triền miên nằm chung trong một hệ thống tư tưởng.

Vàcaspati Misùra sinh năm 800 và mất vào khoảng 870. Sở dĩ có danh từ “Sáu phái Triết học Ấn Độ” cũng chính là do ông đặt lấy; sự việc này được ghi trong chương Nyàya-Sùcì-Nibhanda của bộ Nyàya-sùtra, do ông biên soạn vào năm 841 Tây lịch.

Ngoài ra, sự sắp đặt 6 phái triết học Ấn Độ không được thống nhất. Như bộ Astasahasari của Vidyananda trong phái Anga (Bạch Y) thuộc Jaina (Kỳ Na giáo) viết vào khoảng năm 800, thì không sắp triết thuyết Nyàya vào 6 phái, mà Phật giáo lại được đặt thay ở đây. Đến học giả Haribhadra, thuộc thế kỷ thứ IX, trong phái Anga của Jaina giáo, khi viết bộ Sáu phái triết học tập (Sadïdarsùana-Samuccaya) thì 6 phái triết học gồm có trước hết là Phật giáo, rồi đến Nyàya, Samïkhya, Jaina, Vaisùesika và Mimàmïsà.

Lịch sử hình thành sáu phái Triết học Ấn Độ còn nhiều, nhưng với vài dòng giới thiệu đơn giản này cũng đủ để chúng ta có một khái niệm về sự tổ chức của 6 triết thuyết mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau này.

Phật lịch 2546 - 2002

THÍCH MÃN GIÁC

 

---o0o---

 

Mục lục |Chương I|Chương II|Chương III

Chương IV|Chương V|Chương VI

 

---o0o---

 

Nguồn: www.chuyenphapluan.com
Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 4-2005

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

护法 blogger 上人說要多用心 ý 多彩的活动作文六年级 ทาตอะไรเป นองค 这次不再错过的作文题目开头 ç 明开夜合 åº 长寿和尚 宗教五寶 梵僧又说我们五人中 义云高世法哲言 僧人心態 tÃÆ 市町村別寺院数 phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi æµæŸçåŒçŽ 生日快乐 Hạnh phúc рикна 弘忍 å çœ¼ä½ æ Từ thiện tha long theo Để драма18 Cồn Hoạ Bên 横浜 永代供養 Phật Tản mạn mùa hạ 淨行品全文 lien mÊç å ä¹ chua 我心中最亮的星体育健儿作文 the vn tÃƒÆ B o ngÒ 关于文化的名人名言 Tâm หลวงป แสง