|
Bodhicaryàvatàra
Chương 1: Lợi ích của Tâm Bồ đề |
Dịch giả đã tham cứu các bản dịch dưới đây:
- Bản Hán dịch của Trần Ngọc Giao
- Bản Pháp dịch của Georges Driessens
- Bản Anh dịch của Kate Crosby và Andrew Skilton
- Bản Việt dịch của Thích Nữ Trí Hải .
Luận này là sách gối đầu giường của Tăng, Ni, Phật tử theo lối tu Đại thừa ở Ấn Độ, Tây Tạng, Mông Cổ và Trung Hoa. Vì dịch theo lối thi kệ để dễ tụng đọc và dễ nhớ cho nên quá súc tích và quá ngắn gọn, vì vậy không thể tránh khỏi có chỗ vụng về và tối nghĩa. Xin chư tôn đức cùng quý Phật tử cao minh từ bi chỉ giáo để khi tái bản dịch phẩm này được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm tạ hai Pháp hữu Tâm Zen và Như Pháp Trí đã giúp phần hiệu đính và hoàn thành dịch phẩm này. Xin hồi hướng công đức đến pháp giới chúng sanh thoát ly luân hồi khổ não, viên thành Phật đạo.
Một ngày nọ, năm người bạn từ phương xa đến thăm vì muốn „tiếp sức“ cho chúng tôi. Lúc ấy chúng tôi đang nằm ở bệnh viện trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Các bạn phải trò chuyện cùng nhau nơi hành lang của bệnh viện. Cuối cùng chúng tôi gặp mặt nhau khoảng 15 phút rồi chia tay. Riêng đạo hữu Nguyên Định đã đem theo để tặng và khuyên chúng tôi nên đọc tập Luận nói trên. Chúng tôi đọc lướt qua và thấy nội dung vô cùng ý nghĩa.
Một buổi tối, sau bữa ăn chiều, chúng tôi đọc lại tập Luận kỹ hơn. Bỗng dưng trong đầu chúng tôi vang lên âm thanh như dòng nhạc của những câu kệ trong phẩm Phổ Môn, ví dụ như
„Bi thế giới lôi chấn,
Từ ý diệu đại vân,
Chú cam lồ pháp vũ
Diệt trừ phiền não diệm“ hoặc
„Diệu âm, Quán thế âm,
Phạm âm, hải triều âm,
Thắng bỉ thế gian âm,
Thị cố tu thường niệm“.
Lòng chúng tôi bỗng nổi lên cảm hứng chỉnh sửa ngay lại một số câu trong bản dịch của cư sĩ Nguyên Hiển, với ước muốn mình có riêng một bản Luận đọc nghe êm nhẹ hơn, dù không bằng những câu ví dụ trong phẩm Phổ Môn.
Chúng tôi vừa đọc vừa ghi chép cho đến khi cảm thấy buồn ngủ. Kim đồng hồ cho biết đã hơn 2 giờ khuya. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc: Tại sao mình đã mất cảm giác đau nhức và mệt mỏi suốt 6 tiếng đồng hồ? Có gì linh thiêng và huyền nhiệm tỏa ra từ những dòng kệ „Nhập Hạnh Bồ Tát“chăng? Chúng tôi đi ra hành lang bệnh viện để kiểm lại thì giờ. Đồng hồ cho biết đã hơn 2 giờ khuya.
Hôm sau, đạo hữu Nguyên Châu, trong nhóm những người đã đến thăm chúng tôi, gọi điện thoại hỏi về bệnh tình. Chúng tôi thuật lại chuyện kỳ diệu đã trải qua trong đêm. Đạo hữu liền kể ngay cho tôi biết lược sử của Tôn giả Santideva và cho biết Phật tử Tây Tạng rất sùng kính Luận „Nhập Hạnh Bồ Tát“ như Phật tử châu Á sùng kính phẩm Phô Môn. Nhiều Phật tử đã cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng toát ra từ tập Luận. Cuối cùng đạo hữu đã khuyên chúng tôi nên cố gắng „đánh bóng“ công trình việt dịch của cư sĩ Nguyên Hiển vì điều này vừa giúp cho bản thân chúng tôi giảm được sự đau khổ của thân xác trong lúc đau bệnh và biết đâu bạn bè nhờ đó mà có được một bản dịch dễ tụng hơn. Chúng tôi đã hứa sẽ theo đuổi việc „đánh bóng“ ấy. Động cơ quan trọng nhất đã thúc đẩy việc làm của chúng tôi là đạo hữu Nguyên Hiển đã cho phép chúng tôi hiệu đính lại bản dịch của anh.
Những ngày hôm sau chúng tôi lần lượt nhận được 5 bản dịch khác do bạn bè gởi đến với lời khuyến khích làm công việc hiệu đính. Đó là bản Đức ngữ „Eintritt in das Leben zur Erleuchtung“ do G.S. Ernst Steinkellner chuyển ngữ năm 1981, ba bản Việt ngữ gồm có: „Bồ Tát Hạnh, do Thượng Tọa Thích Trí Siêu dịch năm 1990, „Nhập Bồ Tát Hạnh“ do Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch năm 1998 và „Một tia chớp sáng trong đêm tối“ do đức Dalai Lama giảng giải và do Đoàn Phụng Mệnh dịch năm 1999 và bản Anh ngữ „Engaging in Bodhisattva Behavior“ do ông Alexander Berzin dịch năm 2005. Sáu bản dịch rất công phu với những chú giải rõ ràng mà chúng tôi đọc được, đã soi sáng cho chúng tôi thấy được nội dung và ý nghĩa của con đường đi của các bậc Bồ Tát. Nơi đây, chúng tôi chân thành bày tỏ sự tri ân sâu sắc của chúng tôi đến tất các vị dịch giả và giảng giải.
Hôm nay, sau gần một năm rưỡi, chúng tôi hoàn thành bản hiệu đính với tâm trạng khinh an, mặc dù vẫn còn nhiều khuyết điểm. Chúng tôi xin hồi hướng công đức đến tất cả chúng sinh và cầu mong cho tất cả đều đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
Chúng tôi cũng xin bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến hiền nội và bằng hữu đã khuyến khích và hỗ trợ việc hiệu đính, hỗ trợ tìm tài liệu, đánh vi tính và sửa lỗi chính tả.
TÔN GIẢ TỊCH THIÊN (SÀNTIDEVA)
Thích Trí Siêu (Pháp)
Lớn lên, đến tuổi sắp được vua cha truyền ngôi, một hôm ngài nằm mộng thấy hai vị Bồ tát: Văn Thù và Tara. Bồ tát Văn Thù ngồi trên ngai vàng, bảo ngài rằng: ”Ở đây không có chỗ cho hai người”. Bồ tát Tara tưới nước nóng trên đầu ngài và nói rằng: ”Vương quyền chính là nước sôi bỏng của địa ngục. Ta đang tấn phong cho ngươi về nước nầy đây.”
Tỉnh dậy, ngài hiểu rằng đó là sự khuyến cáo của hai vị Bồ tát, nên đêm hôm trước khi ngài lên ngôi, ngài rời bỏ cung thành trốn vào rừng sâu. Sau 21 ngày lang thang trong rừng, vừa khát vừa đói, ngài gặp được một con suối, sắp sửa định uống thì có một thiếu nữ xuất hiện bảo ngài đừng uống vì đó là nước độc, sau đó thiếu nữ dâng cho ngài một thứ nước thơm ngọt như cam lồ. Giải khát xong, ngài hỏi thiếu nữ: ” Cô ở đâu đến?” . Thiếu nữ trả lời: ”Ở giữa khu rừng mênh mông này là nơi thầy tôi ở, ngài rất đạo đức, từ bi và đã thành tựu phép tam muội củaVăn Thù Kim Cang Sư Lợi (Sri Manjuvajra). Tôi từ đó đến đây”.
Vừa nghe như thế, tôn giả Sàntideva mừng rỡ như kẻ nghèo bắt được vàng, yêu cầu thiếu nữ dẫn ngài đến gặp vị thầy kia. Đến nơi ngài thấy đó là một vị hành giả (Yogi) sống trong một chòi lá, ngài liền đảnh lễ, xưng tán cúng dường và cầu xin được truyền phép tam muội của Văn Thù Bồ Tát. Sau 12 năm ở đó tu tập, ngài chứng được phép tam muội trên, thấy được vị thầy kia chính là Văn Thù và thiếu nữ kia chính là Tara. Kể từ đó ngài luôn luôn được thấy Văn Thù Bồ Tát.
Sau đó ngài đi về phương Đông, xin vào làm việc trong triều của vua Pancamasimha. Nhờ tài giỏi và thông minh nên ngài được vua trọng vọng cho làm Thừa Tướng. Để tỏ lòng thành kính nhớ ơn vị thần linh chủ hộ của mình, tức Văn Thù Bồ Tát, ngài luôn đeo trên mình một thanh kiếm gỗ. Ngài giúp vua trị vì đúng theo Phật pháp và truyền dạy nhiều kỹ nghệ mới lạ. Điều đó khiến các vị đại thần khác ganh tức, tìm cách gièm pha và hãm hại ngài. Họ bảo vua rằng: ”Thừa tướng là một người gian xảo, luôn đeo trên mình một thanh kiếm mà không bao giờ rút ra cho ai xem cả. Chúng tôi biết thanh kiếm ấy làm bằng gỗ. Gặp lúc nguy biến làm sao Thừa tướng có thể cứu nguy cho Bệ hạ được? Xin Bệ hạ hãy khám nghiệm lại”. Vua tin lời cho triệu Thừa tướng vào bắt phải rút kiếm ra khỏi vỏ cho vua xem. Thừa tướng nói: ” Kiếm của tôi, Bệ hạ không thể nhìn được, nếu không Bệ hạ sẽ hối hận”. Nghe vậy, vua càng nghi ngờ nhất quyết đòi xem.
Cuối cùng, Thừa tướng nói với vua: ”Nếu Bệ hạ nhất quyết muốn xem thì hãy theo tôi đến chỗ vắng, lấy tay che mắt phải lại, chỉ nhìn bằng mắt trái thôi”. Vua chấp thuận và Thừa tướng rút kiếm ra, hào quang lóe lên quá mạnh khiến con mắt trái của vua rơi xuống đất. Vua liền ăn năn hối hận, biết ngài là một người đắc đạo, một Đại thành tựu giả nên cầu xin sám hối. Biết vua đã ăn năn, Thừa tướng nhặt mắt trái của vua bỏ vào tròng lại khiến vua khỏi mù.
Sau đó tôn giả bỏ chức Thừa tướng, tìm đến tu viện Nalanda, xuất gia thọ giới, được đặt tên là Sàntideva. Sau khi nghe hết ba tạng kinh điển, tôn giả thầm biên soạn 3 bộ luận: Siksàsamuccaya, Sùtrasamuccaya và Bodhicaryàvatàra.
Ngài tu mật hạnh, học trực tiếp với Văn Thù Bồ tát trong thiền định. Tất cả thời ăn, ngủ, đi, đứng, ngài đều thiền quán về Thanh Quang. Tuy vậy, chúng tăng bên ngoài thấy ngài chỉ ăn với ngủ, không chịu văn, tư, tu gì cả. Thấy thế một số Thượng toạ học giả họp nhau lại định tống khứ ngài ra khỏi tu viện. Có người cho ý kiến: Nếu chúng ta họp lại, bắt mỗi người phải tuần tự trùng tuyên lại Kinh Luận ; ban đầu ngài từ chối, nói rằng không biết gì. Chúng tăng muốn làm nhục ngài nên làm bộ nài nỉ, cuối cùng ngài nói: ”Nếu vậy, phải làm cho tôi một toà sư tử tôi mới trùng tuyên”. Nghe vậy có vài người đâm ra nghi ngờ, nhưng đa số chấp thuận vì tin rằng ngài không thể trùng tuyên Kinh Luận gì được.
Sau khi lên ngồi toà sư tử, ngài hỏi: ”Các vị muốn tôi tụng lại Kinh Luận đã có từ trước hay những sáng tác mới sau này?”. Vì muốn chế giễu ngài nên đại chúng nói: ”Những sáng tác mới sau này”. Thế là ngài bắt đầu tụng lên Bồ Tát Hạnh (Bodhisattava-caryavatara). Khi tụng đến câu: Khi Có và Không không còn khởi lên trong tâm…... thì ngài bay lên hư không rồi từ từ biến mất, nhưng tiếng của ngài còn vọng lại cho đến câu kệ cuối cùng của Bồ Tát Hạnh. Không thấy ngài nữa, Tăng chúng hối hận trở về phòng ngài tìm kiếm, thấy trên bàn để lại ba quyển: Sutràsamuccaya (Tập kinh luận), Siksàsamuccaya (Tập Bồ Tát học luận) và Bodhicaryàvatàra (Nhập Bồ đề hành luận).
1. Con trân trọng cúi đầu
Và những bậc đáng kính.
Con nương lời Phật dạy
Lối vào hạnh Bồ Tát
2. Luận này nghĩa chẳng mới
Vần điệu cũng không hay
Chẳng dám vì lợi tha
Viết ra để nhắc nhở
3. Nhờ sự nhắc nhở này
Mà tín tâm tăng trưởng
Ai cùng một tin tưởng
Cũng được lợi ích nhiều.
4. Hạnh phúc thay gặp duyên
Sau này tìm đâu ra.
5. Như đêm mây dày dặc
Được lằn chớp chiếu soi
Nhờ thần lực chư Phật
Tâm lành thoảng khởi lên.
6. Đức hạnh rất yếu ớt
Chỉ có tâm Bồ đề
Mới cưỡng lại, đứng vững.
7. Trải nhiều kiếp tư duy
Phật thấy tâm Bồ đề
Có công đức vô lượng
Cứu vô số chúng sinh
8. Muốn thoát khổ của đời
Trừ tai họa muôn loài
Muốn được chân hạnh phúc
Chớ rời tâm bồ đề
9. Người người trong sanh tử
Phát được tâm bồ đề
Được gọi là con Phật
Xứng đáng được tôn kính
10. Nước phép tâm bồ đề
Sẽ biến thân ô trược
Thành thân Phật vô giá
Hãy giữ Bồ đề tâm
Tâm Bồ đề qúi báu
Muốn vượt thoát ba cõi
Phải giữ vững tâm này.
12. Làm lành như cây chuối
Tâm Bồ đề to lớn
Luôn sinh quả tươi tốt.
Nhờ thế lực che chở
Biết sự nghiệp đã tạo
Sao chẳng tìm chỗ nương?
14. Đức Di Lặc đã giảng
15. Tâm bồ đề bao gồm
Hai nguyện để tu tập:
Trước là nguyện phát tâm
Sau thực hành tâm ấy.
16. Ai cũng đều biết rằng
“Muốn đi“ khác với “đi“
Người trí nên biết rõ
Sự khác biệt như vậy.
17. Nguyện phát tâm bồ đề
Tuy sinh kết quả lớn
Song không thể sánh bằng
Nguyện thực hiện tâm này.
18-19. Những ai đã quyết tâm
Từ lúc ấy trở đi
ngay trong khi ngủ nghỉ
Phước đức vẫn liên tục
Tăng lớn như hư không
20. Để người tin Tiểu thừa
Trong Kinh Vấn Diệu Lý
Đấng Như Lai đã dạy
Công đức tâm bồ đề
21-22. Chỉ nghĩ cách chữa lành
Đầu mọi người khỏi nhức
Là sự phát tâm quý
Đem cho ta phước đức.
Phước đức càng lớn hơn
23. Có cha nào, mẹ nào
Đã phát tâm như vậy?
Tiên, chư Thiên, Phạm Thiên
Đã có chưa tâm ấy?
Là mầm mống an vui
Là linh dược diệt khổ
Tạo phước đức vô lường.
27. Ý nghĩ làm lợi người
Đã hơn phước cúng Phật
Huống chi luôn nỗ lực
Làm lợi lạc chúng sinh.
28. Có biết bao chúng sinh
29. Chúng sinh thiếu niềm vui
Lại chịu nhiều đau khổ
Tâm nguyện Bồ đề này
Đem vui và diệt khổ.
30. Tâm Bồ đề có thể
Trừ diệt sự ngu si
Có bạn lành nào sánh
Còn phước nào lớn hơn?
31. Ta khen kẻ đáp ơn
Khi thọ ân bố thí
Bồ tát luôn ban ơn
33. Bồ tát thường ban cho
Làm thỏa mãn tất cả
Nguyện vọng mọi hữu tình .
34. Đức Phật đã dạy rằng
1. Để con nắm giữ được
Con cúng dường chư Phật
Và Pháp Bảo thiêng liêng
Đầy phẩm tính tốt lành.
2. Cúng dường hoa quả tươi
Thức ăn ngon quý nhất
3. Cúng dường núi châu báu
4. Cúng dường những hương thơm
5. Cúng dường ao sen đẹp
6. Con giữ chúng trong tâm
Thỉnh cầu đức Thế Tôn
Từ bi nghĩ đến con
7. Con vô phước bần cùng
Không một chút tài sản
Kính xin đức Phật thương
Nhận lễ vật tâm con.
8. Con nguyện đem thân tâm
Để làm kẻ nô bộc
Mong quí ngài xót thương
9. Được các ngài thâu nhận
Con nguyện sống lợi tha
Diệt trừ các ác nghiệp.
10-11. Đây nhà tắm tráng lệ
Trần thiết lộc bình quý
Đầy nước thơm thích ý
Thỉnh Phật, Bồ tát tắm
12. Đây khăn tắm sạch thơm
Lau khô thân các ngài
Đây y phục cõi trời
13. Đây y phục mềm mại
Và trăm trang sức quý
Dâng lên Đức Phổ Hiền,
Văn Thù, Quán Thế Âm.
14. Hương liệu thơm vũ trụ
Xin thoa ngọc thể Ngài
Tỏa hào quang thanh tịnh
Óng ánh sắc vàng ròng.
15. Xin cúng dường chư Phật
16. Con xin dâng chư Phật
17. Con dâng đèn hoa ngọc
Chân chạm đá sen vàng
Nền nhà dịu mát hương
Rải đầy hoa đẹp ý.
18. Xin cúng dường chư Phật
19. Xin dâng hiến chư Phật
Lọng che bằng châu ngọc
Cán đúc toàn vàng ròng
Viền thêu hoa mỹ lệ.
20. Cúng phẩm nhiều như mây
Nhạc du dương hoà tấu
Khổ đau được dịu xoa
Mong sao chúng mãi còn.
21. Mưa hoa, mưa ngọc ngà
Trên thân Phật, tháp Phật
22. Như Ngài Diệu Cát Tường
Xưa kia cúng dường Phật
Nay con xin cúng dường
Phật, Bồ tát như vậy.
23. Dùng âm vang hải triều
Tán dương công đức Phật
Nguyện tiếng tán dương này
Luôn vang đến các Ngài.
24. Nguyện hoá thân như bụi
Lễ lạy Phật ba đời
Lễ lạy Pháp và Tăng
Cùng khắp cả pháp giới.
25. Con lễ lạy tháp Phật
Các nơi Bồ tát ở (3)
Lễ bậc trì giới nhất
Kính lễ hàng thánh tăng.
26. Từ nay cho đến khi
Đạt Vô thượng Bồ đề
Con nguyện quy y Phật,
Pháp và chư Bồ Tát.
27. Trước chư Phật, Bồ Tát
Thánh chúng bi trí huệ
Con xin chấp hai tay
Thành khẩn nguyện như vầy:
28-29. Từ vô thỉ đến nay
Trôi lăn trong sinh tử
30-31. Lỗi lầm con đã phạm
32. Nếu sám hối chưa trọn
Con lỡ chết thì sao?
Vậy xin Ngài mau cứu
Trước khi thần chết đến.
33. Thần chết thật lừa lọc
Tội rửa sạch hay chưa
Dù đang bệnh hay khỏe
34. Con đã không ý thức
35. Đời người như mộng ảo
36. Kẻ thù thành hư vô
Người thân như mây khói
Thân ta rồi phải chết
Tất cả trở về không.
37. Trong đời ngắn ngủi này
38. Tôi đã không ý thức
39. Mạng sống giảm từng ngày
Chẳng bao giờ ngừng nghỉ
Không thể nào tăng lên
Làm sao ta thoát chết?
40. Đến lúc sắp lâm chung
41. Khi Diêm Vương đến bắt
Thân bằng có ích gì?
Chỉ phước đức mới cứu
Tôi lại chưa tu tập!
42. Do buông lung không biết
Kinh hãi, miệng khô đắng
Mắt trợn trắng, thất thần
Hình sắc cũng đổi khác.
44. Huống chi khi thấy bóng
45. Ai cứu tôi ra khỏi
Cơn sợ hãi lớn này
Tôi tròn xoay đôi mắt
Nhìn bốn phương van cầu.
46. Bốn phương không thấy ai
Sợ hãi lại càng tăng
47. Con xin quy y Phật
Cho tất cả muôn loài
Có năng lực giải cứu
48. Con xin quy y Pháp
Mà chư Phật chứng ngộ
49. Trong cơn sợ bấn loạn
50. Với tiếng kêu khẩn thiết
51. Con cầu cứu các Ngài
Hư Không Tạng Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát
Chư Bồ Tát đại bi.
52. Con cũng xin nương tựa
Kim Cương Trí Bồ Tát
Ngài mà các sứ giả
Của Diêm vương khiếp vía .
53. Xưa trái lời Phật dạy
54-56. Với bệnh nhẹ tầm thường
Phật là đại y vương
57. Bên hố sâu vài trượng
58. Nghĩ rằng tôi chưa chết
59. Tôi không thể có được
Làm sao thoát hãi kinh
Sao có thể nhởn nhơ?
60. Khoái lạc đã trải qua
Chỉ còn là hoài niệm
Bám víu mà làm chi
Để trái lời Phật dạy?
61. Chết là lìa bỏ hết
Người thân và bạn bè
Đi vào cõi vô định
Bạn hay thù ích chi?
62. Tôi nên hằng ngày đêm
63-64. Vì ngu đần, vô minh
65. Mong các Ngài tha thứ
Vĩnh viễn không tái phạm
1. Tôi xin vui sướng theo
2. Tôi vui mừng ca ngợi
3. Tôi xin vui sướng theo
4. Tôi chấp tay thỉnh cầu
Đốt lên đuốc chánh pháp
Soi đường kẻ lầm mê
5. Tôi chắp tay thỉnh cầu
6. Với công đức làm lành
7. Với chúng sinh đau bệnh
Nguyện hoá làm thuốc hay
Vừa làm thầy thuốc giỏi
Vừa làm kẻ điều dưỡng.
8. Thời tai ương đói khát
9. Đối với kẻ bần hàn
10. Vì an vui chúng sinh
11. Buông hết tất thoát khổ
Tâm tất được thanh tịnh
Trước sau phải bỏ hết
Sao bằng bố thí ngay.
12-13. Tôi nguyện đem thân này
Bố thí cho chúng sinh
Họ tha hồ mắng chửi
Hoặc đem ra mua vui
14. Trong khi hành hạ tôi
15-16. Việc gì lợi chúng sinh
17-18. Tôi xin nguyện bảo hộ
19. Nguyện hoá làm bò quý
Thành bình ngọc như ý
Thành thuốc tiên, bùa linh
Nguyện thành cây như ý
Căn bản cho sự sống
Của vô số hữu tình
Như đất, nước, lửa, khí.
21. Nguyện làm nhân duy trì
Sinh mạng của chúng sinh
Đến lúc không còn ai
22-23. Như chư Phật quá khứ
Khi phát tâm bồ đề
Đều lần lượt tu học
Giới hạnh của Bồ tát.
24. Nay vì lợi chúng sinh
Tôi phát tâm bồ đề
Siêng tu học giới hạnh
Mà Bồ tát hành trì.
25. Sau khi các bậc trí
26. Thật phúc thay cho tôi
Nay được mang thân người
Sinh vào gia đình Phật
Được làm con của Phật .
27. Vậy từ nay trở đi
28. Như người mù may mắn
Nhặt được viên trân châu
Tôi phát tâm bồ đề
Cũng may mắn như vậy.
29-31. Tâm Bồ đề cam lộ
Mang lại sự bất tử
Là kho tàng vô tận
Trừ khử cảnh nghèo cùng.
Là linh dược tuyệt vời
Với người khách phiêu bạt
Là lữ quán nghỉ ngơi
Tôi mời khách thập phương
Đến đây để tận hưởng
THỰC HÀNH TÂM BỒ ĐỀ
Con Phật phải tinh tấn
Tu tập không biếng nhác
Không lìa hạnh Bồ tát.
2. Với công việc ngẫu hứng
4. Tôi đã thề làm lợi
Mà không làm như hứa
Như vậy tôi lừa dối
Phận tôi sẽ ra sao?
5. Kinh đã dạy rõ rằng
6. Tôi đã mời chúng sinh
Dự tiệc đại an lạc
Rồi tôi lại dối gạt
Đời tôi sẽ bi đát!
7. Người bỏ tâm bồ đề
Mà được quả giải thoát
Là điều khó nghĩ bàn
Chỉ chư Phật biết rõ.
8. Trong giới hạnh Bồ tát
9. Ai trong một sát-na
Cản trở người làm thiện
Khiến hữu tình bị hại
10. Phá an lạc một người
Ta phải bị khốn khổ
11. Người phát tâm bồ đề
Nhưng hành động ngược lại
12. Phải cung kính thực hành
Những gì đã thệ nguyện
Nếu tôi không tinh tấn
Sẽ đọa chốn thấp hèn.
Mang lợi đến chúng sinh
Nhưng tôi vì tội xưa
Nên không được ân phước.
14. Nếu tái phạm nghiệp cũ
Chắc chắn không thoát khỏi
Bệnh đau và tật nguyền
Lăn lóc trong nẻo ác.
15. Bao giờ gặp cơ hội
Đem lòng tin Phật pháp
Được thuận duyên tu hành?
16. Mặc dù được khỏe mạnh
Đủ ăn, không tổn thương
Nhưng thân này tạm bợ
17. Với cuộc sống hiện nay
18. Có cơ hội làm thiện
Mà bỏ qua không làm
Liệu tôi làm được gì
Khi thống khổ bức bách?
19. Nếu không làm việc thiện
Chỉ toàn làm việc ác
Dù trải qua muôn kiếp
Vẫn không biết cõi lành.
20. Đức Thế tôn dạy rằng
Thân người khó được thay
Như rùa mù dưới biển
Cổ ngoi lên trúng ngay
21. Phạm tội nặng chốc lát
Đã phải bị đọa đày
Vậy với tội muôn kiếp
Làm sao sinh cõi lành?
22. Chờ trả xong ác báo
Cũng khó thoát địa ngục
Bởi trong lúc trả nghiệp
23. Khi được thân con người
24. Nếu đã biết như vậy
Mà vẫn ngu si, lười
Khi thần chết gõ cửa
Sẽ đau khổ dường bao.
25. Lửa địa ngục hừng hực
Càng hành hạ tâm can.
26. Thật khó hiểu vì sao
Thì rơi vào địa ngục!
27. Phải chăng các bùa chú
Khiến tôi bị si mê
Ai làm tôi mù lòa?
28. Những kẻ thù tham sân
Không tay chân mặt mũi
Không dũng cảm thông minh
Sao chúng sai sử tôi?
29. Chúng ngự trị tâm tôi
30-31. Trời người dù hợp lại
Nhất tề tấn công tôi
Vẫn không thể đẩy tôi
Vào địa ngục vô gián.
Nhưng phiền não ái dục
Lại ném tôi vào đó.
32. Bè lũ của ái dục
Sống dai dẳng vô cùng
Kẻ thù trong đời tôi
Không sống lâu đến thế!
33. Theo kẻ địch ngoài đời
Chúng còn chia lợi lộc
34. Kẻ thù dai dẳng ấy
Là cội nguồn bất hạnh
Nó ở ngay tâm tôi
Tôi an nhiên sao được?
35. Nó là kẻ cai tù
39. Vậy thì chính tôi đây
40. Con người vì mưu sinh
41-42. Dù tôi chưa giải thoát
Tôi chưa tự lượng sức
43. Như chiến sĩ hờn căm
44. Thà tôi bị thiêu đốt
Bị moi ruột, chặt đầu
Nhưng quyết không khuất phục
Giặc ái dục bạo tàn.
45-46. Kẻ địch khi bị thua
Nhưng ái dục thì không
47. Nó không ở ngoại cảnh
48. Thường tư duy như vậy
Hãy cố sức tu hành
Trọn đủ giới Bồ tát
Không tuân lời lương y
Làm sao dứt được bệnh?
1. Ai giữ giới Bồ tát
Phải giữ gìn tâm ý
Không kềm chế tâm ý
Thì không thể duy trì
Cột chặt “voi tâm“ điên
Và tất cả kẻ thù
6. Phật đã tuyên bố rằng
Do ai tạo tác nên?
Nền sắt nóng hỏa ngục
Nữ nhân kia từ đâu?
Phật dạy rằng tất cả
Do ác tâm biến ra
Bởi thế trong ba cõi
Tâm mình đáng sợ nhất.
Bởi vậy tâm bố thí
Để khỏi bị săn giết?
Làm sao hàng phục hết?
Hàng phục được tâm sân
Là hàng phục tất cả.
Để phủ kín địa cầu?
Cũng vậy với ngoại cảnh
Nhưng làm chủ tâm mình
16. Phật dạy dù tụng niệm
Tu khổ hạnh lâu năm
Mà tâm cứ tán loạn
Thì cũng vô ích thôi.
Gìn giữ trọn tâm ý
Giữ giới tu luyện tâm
Đâu cần tu pháp khác.
21. Nếu hành trì như vậy
Ta cứng rắn, tinh tấn
Hay ở giữa người lành.
22. Thà để mất lợi dưỡng
Mất tài sản, thanh danh
Mất thân xác, mạng sống
Cho những ai ước mong
Chánh niệm và tỉnh giác.
Không còn ghi trong trí
Như nước rỉ bình nứt.
27. Tên giặc không chánh niệm
Luôn rình cướp tỉnh giác
29. Tuyệt không để chánh niệm
Rời khỏi cửa tỉnh giác.
Trong ba cõi địa ngục
Để trau dồi chánh niệm.
Và trong tâm luôn luôn
Phải thấy ngay tai họa.
Như cây bám chặt đất .
Dáo dác và mông lung
Mắt thường nhìn thẳng xuống
Thỉnh thoảng nhìn chân trời
Khi có người xuất hiện
Hãy nhìn thẳng chào hỏi.
Lúc dừng nghỉ dưỡng sức
Hãy quan sát sau lưng .
Rồi nhận định hoàn cảnh
Luôn luôn giữ chánh niệm
Tâm ý mình ở đâu?
Tâm trí phải chuyên chú
Làm xong từng việc đã.
Nếu không, thì hai việc
Chẳng việc nào hoàn tất
Xem kịch, nói chuyện phiếm
Hãy tinh tấn đoạn trừ
Tâm tham đắm thứ ấy.
Từ bỏ việc vô nghĩa
47. Trước khi muốn di chuyển
Hoặc trước khi nói năng
Tâm manh nha nổi giận
Hãy tạm dừng nói, làm
Như cây đứng lặng yên.
Ngạo mạn hoặc kiêu căng
Tự mãn hoặc thô bạo
Nói những lời khinh bạc
Nói những lời gây gổ
Hãy như cây đứng yên.
Muốn sai sử người khác
Muốn được kẻ hầu hạ
Hãy như cây đứng yên.
Khiến người mất lợi ích
Để mưu cầu lợi mình
Hãy như cây đứng yên.
Nói vô nghĩa, thiên vị
Hãy như cây đứng yên.
Vững vàng và kiên quyết
Biết xấu, sợ nhân quả.
Đừng sinh tâm chán ghét
Tôi không nên phạm tội
Vậy phải luôn quán tưởng
Rằng tôi là vô ngã
Nhiều kiếp mới thành người
Vậy phải giữ tâm sáng
Vững như núi Tu Di.
Mổ xé thi thể ngươi?
Là bản ngã của ngươi?
Ngươi với nó khác nhau
Mất nó ăn nhằm gì!
Ngươi xem khúc gỗ sạch
Tách da ra khỏi thịt
Dùng trí tuệ làm dao
Tách thịt rời khỏi xương.
Rồi chẻ tách xương ra
Phân tách tủy bên trong
Quan sát cho thật kỹ
Thực chất nó là gì?
Tại sao còn tham luyến
Nâng niu tấm thân này?
Thần chết cũng không tha
Cướp lấy thẩy cho quạ
Ngươi làm gì được đây?
Chủ không cho cơm áo
Thân này sẽ bỏ ngươi
Cưng dưỡng nó làm gì?
Trả đủ lương cho nó
Chớ cho thêm quá mức.
Ôi tâm của ta ơi!
Hãy xử sự như thế.
Dùng để chở chúng sinh
Luôn lộ vẻ vui tươi
Đừng cau mày giận dữ
Hãy làm người bạn tốt,
Đừng gây tiếng động lớn
Mở cửa cũng nhẹ nhàng
Luôn tránh tiếng ồn ào.
Hành động rất lặng lẽ
Để đạt được mục tiêu
Bồ tát cũng nên thế .
75. Ai khéo giảng chánh pháp
Vì công đức của họ
Nghe người khác khen mình
Tự xét xứng đáng không?
Mang lại nguồn hạnh phúc
Dễ nghe, thấm tận tim
Với lòng dạ từ bi
Và nghĩ rằng nhờ họ
Mà ta sẽ thành Phật.
Nhờ đối trị việc ác
Nhờ cúng ba ruộng phước (6)
82. Phát xuất tận đáy lòng
Ta thường làm việc thiện
Điều lành hãy tự làm
Không giao cho kẻ khác.
Phải tăng tiến mỗi ngày
Đừng chê nhỏ, theo lớn
Nên thực hiện mọi hạnh.
Cho kẻ khổ, cô đơn
Nên không để tổn thương
Nhờ vậy mau thực hiện
88. Không thuyết pháp cho người
Có thái độ bệnh hoạn
Đội mũ, không cung kính
Cầm gậy, cầm binh khí .
Khác phái ở một mình
Không nói pháp thâm sâu
Cho kẻ thiếu thông minh
Nhưng cũng phải cung kính
Mọi pháp dù sâu cạn
Há miệng, nhai ra tiếng
Chung với người khác phái
Hầu tránh sự hiềm ghét
Khiến người mất niềm tin.
Chỉ đường hoặc ra lệnh
Mà phải tỏ lịch sự
Đưa nguyên bàn tay phải .
Bằng không sẽ mất uy.
Lúc tỉnh giấc, dậy liền.
Không thể nào kể hết
Pháp thanh lọc tâm này
Nên gắng thực hành ngay.
Tụng niệm Kinh Ba Phần (9)
Giải trừ dần ác nghiệp.
Những lời đức Phật dạy.
Bồ tát không xa lìa
Các bậc thiện trí thức
Tinh thông nghĩa đại thừa.
Và thêm các kinh khác.
104. Nên đọc các tạng kinh
”Thánh xứ hư không tạng”.
105. Kinh “Học xứ tập yếu”
Đã diễn rộng lý do
Vì sao phải tu hành
”Chúng học xứ tập yếu”.
”Nhất thiết kinh tập yếu”
Và cũng cần đọc kỹ
Song luận của Long Thọ .
Giữ lòng tin trên đời.
Luôn quán sát thật kỹ
Đọc suông không có ích
Nếu chỉ đọc toa thuốc
Làm sao trị bệnh lành?
NHẪN NHỤC
Công đức ngàn kiếp tu
Tích lũy từ bố thí,
2. Sân hận vô cùng ác
Nhẫn nhục vô cùng lành
Bởi thế bằng mọi cách
Siêng năng tu nhẫn nhục.
Nọc hận thù tồn tại
Ta sẽ không ngủ yên
Mất an lành, hạnh phúc.
Có thể bị giết chết
Bởi kẻ nhờ ông giúp
Mà trở nên giàu sang
Với tấm lòng sân hận
Dù ban ơn cho ai
Tạo nên nhiều khổ đau
Ai khắc phục sân hận
Vui đời này, kiếp sau .
Hoặc lòng tham bị ngăn
Đều nuôi dưỡng sân hận
Và làm khốn khổ tôi.
Những chất nuôi dưỡng này.
Làm hại tôi mà thôi.
Nên giữ tâm an vui.
Bực tức không sinh lợi
Lại cướp mất phước lành.
Khổ đau không lợi chi!
Cũng như cho bạn bè
Bị chửi mắng, vu oan
Duy chỉ có kẻ thù
Đau khổ thường xảy đến
Khi thắng vượt khổ đau
Bởi vậy, tâm ta ơi
Hãy dũng cảm kiên định!
Sao ta không can đảm
Chịu khổ vì giải thoát?
Điều gì cũng thành tựu
Trước cố chịu khổ nhỏ
Sau chịu được khổ lớn.
Do muỗi mòng, rít cắn
Hoặc đói khát, nhức ngứa
Chúng không vô dụng đâu!
Khi khổ vì nóng lạnh
Hoặc tra tấn, ngục tù
Nếu ta mất kiên nhẫn
Đau khổ càng tăng thêm.
Lòng dũng cảm càng tăng
Có người thấy máu chảy
Lại té xỉu bất tỉnh.
Điều ấy tùy thuộc tâm
Vững mạnh hay yếu đuối
Bồ tát phải tự chủ
Vượt qua mọi khổ đau.
Bậc trí vẫn an nhiên
Quyết đánh giặc phiền não
Dù dễ bị thương tích.
20. Kẻ anh hùng vinh quang
Vì hiên ngang thắng giặc
Còn chiến sĩ tầm thường
Chỉ đâm những thây ma.
Giúp ta trừ kiêu mạn
Mở lòng thương chúng sinh
Bỏ ác và kính Phật.
Và bộ phận trong người
Sao đối với hữu tình
Tất cả vì nhân duyên.
Bệnh đau vẫn cứ sinh;
Mặc dù không ai mong
Sân hận vẫn nổi dậy.
Và hành động độc ác
Đều do nhân duyên sinh
Không có gì tự phát.
Không hề có ý nghĩ:
Một cái gì được sinh
Thì nó phải bất động
32. (Hỏi) Nếu sự vật huyễn ảo
Vì tiến trình nhân quả
Luôn luôn vẫn tiếp diễn
Hãy nghĩ là duyên sinh
Và giữ tâm thanh tịnh.
Thế giới sẽ an lạc
Vì chẳng ai chọn khổ.
35-36. Vì vô ý tự hại
- Hủy cái thân quý báu -
Thế thì sao tránh khỏi
Luôn tìm cách làm hại
Nếu không thương xót được
Thì cũng đừng giận họ .
Là chuyên hãm hại người
Giận họ cũng vô lý
Khác nào giận lửa đốt .
Phạm lỗi vì vô tình
Giận họ cũng vô lý
Khác nào giận không khí
Ta oán người cầm gậy
Song chính là cơn giận
Đã sai khiến họ đánh
Vậy nên ghét cơn giận.
Nay người hãm hại tôi
Tôi đành phải nhận lãnh
Quả báo tôi đã gieo.
Và thân này của tôi
Cả hai là nguyên nhân
Tác thành sự đau khổ
Kẻ kia có vũ khí
44. Thân như vết thương nặng,
Chạm nhẹ cũng đau điếng
Mù quáng tôi ôm giữ
Tại sao tôi tức giận?
Mà tạo ra nguyên nhân
Đó là lỗi của mình
Sao lại giận người khác?
Đã tạo nên địa ngục
Và rừng kiếm, núi đao
Vậy nên giận ai đây?
Đã khiêu khích người khác
Vậy tôi đã hại họ.
Mà tôi tu nhẫn nhục
Trừ được nhiều tội lỗi.
Vì tôi đã nhẫn nhục
Nên họ sa địa ngục
Chịu đau khổ lâu dài.
Khi họ làm lợi tôi
Sao tôi còn lật lọng
Hỡi cái tâm hồ đồ.
Tôi không đoạ địa ngục
Tôi đã tự cứu mình
Kẻ kia được thứ chi?
Tôi chẳng cứu vớt họ
Họ phải chịu đọa đày
Còn tôi thì thất bại
Trên con đường tu tập.
52. Tâm không có hình thể
Nên không bị tổn thương
Nếu bám chắc vào thân
Tâm sẽ bị khổ đau.
Tiếng mắng chưởi, vu oan
Không làm hại thân được
Sao tâm lại nổi sân?
54. Rằng: “Có kẻ không ưa”
Nhưng sự “Không ưa “ ấy
Sao ta ghét guổng họ?
Lúc chết lợi cũng mất
Nghiệp ác vẫn còn hoài.
56. Tốt nhất thà chết sớm
Hơn sống làm nghề ác
Sống lâu đâu thoát được
Khổ đau của cái chết .
Kẻ thấy vui trăm năm
Người sướng trong khoảnh khắc
Nhưng khi bừng tỉnh giấc
Dù tuổi thọ ngắn dài
Khi sinh mạng chấm dứt
Dù lạc thú lâu dài
Lúc chết tay trống trơn
Mình trần như bị cướp.
Để giải ác, tích thiện
Nhưng nổi sân vì lợi
Thì phước mất, tội sinh.
Mà làm chuyện thất đức
Một đời sống như vậy
Cuối cùng lãnh ác đọa
Làm ta mất tín nhiệm
Sao ta không ghét kẻ
Nói xấu bao người khác?
63. Ngươi tỏ ra bình thản
Với kẻ chê người khác
Bởi ngươi không dính vào.
Sao ngươi không nhẫn nhịn
Với kẻ vu oan ngươi
64. Đối với người phá tượng
Đập chùa, chê chánh pháp
Ta không nên nổi giận
Bởi vì bậc Giác ngộ
Không vì vậy khổ đau.
Và người thân của ta
Ta nên dằn cơn giận
Mà nên quán chiếu rằng
66. Khổ sinh từ nhân duyên
Cố ý hay vô tình
Chúng sinh không thể thoát .
Chỉ chúng sinh hữu tình
Mới ý thức được khổ
Kẻ nổi giận vì mê
Vậy ai người có lỗi
Vậy kẻ nào vô tội?
Nay ta nhận quả báo
Mọi sự sinh từ nghiệp
Sao ta trách giận người?
69. Khi đã hiểu như vậy,
Ta cố làm việc lành
Cầu mong mọi chúng sinh
Biết yêu thương lẫn nhau.
70-71. Một ngôi nhà bốc lửa
Có thể lan nhà bên
Ta phải rút tranh rạ
Và thứ dễ bắt lửa;
Cũng vậy phải loại ngay
Bao ý niệm tham đắm
Bắt mồi cho lửa sân
Thiêu rụi kho công đức.
Sau khi bị chặt tay
Phải chăng là bất hạnh?
Kham chịu khổ thế gian
Một chút khổ nho nhỏ
Sao ta không diệt sân
Sinh ra khổ địa ngục?
Điều này chẳng lợi gì
Cho ta và kẻ khác!
So ra tương đối nhẹ
Mà còn đem lợi lớn.
Vậy ta nên vui vẻ
Và không ngớt ca ngợi
Tâm ý của ta ơi!
Nhập cuộc khen ngợi này!
Nó cũng là phương tiện
Niềm an vui kẻ khác
Thì ngươi sẽ mất sạch
Tất cả mọi phước đức
Hiện rõ hay ẩn tàng.
79. Ai khen công đức ta
Ta mong họ an vui
Ai khen công đức người
Sao ngươi lại thờ ơ?
Cầu mọi loài an vui
Nay chúng sinh hạnh phúc
Sao ngươi lại sân hận?
Cầu mọi người thành Phật
Được ba cõi cúng dường;
Nay sao ngươi sầu khổ
Khi người khác được cúng?
Ngươi phải lo cấp dưỡng
Nay kẻ khác cung phụng
Sao ngươi lại nổi sân?
Được một chút toại ý
Thì sao cầu mong chúng
Được thành tựu giác ngộ?
Không đến tay khất sĩ
Ắt còn tại thí chủ
Chúng không thuộc phần ta.
Bỏ phước báo cúng dường?
Thí chủ có nên chăng
Kềm hãm hạnh bố thí?
Do nghiệp ác gây ra
Lại tranh chấp với người
Biết tô bồi phước đức?
Có gì để ngươi vui?
Không phải vì ngươi muốn
Mà tai nạn xảy ra.
Dù kẻ kia bị nạn
Theo ý ngươi mong muốn
Thì ngươi được lợi gì?
Thì tai ương lớn hơn
Mà ái dục tung ra.
Lúc cá đã cắn câu
Ngục tốt mua nấu nhừ
Trong nồi đồng địa ngục.
Không tăng thêm công đức
Cũng không khiến thân thể
Được vui thú, khinh an.
Tuy chúng là những thứ
Mà người khôn ở đời
Tìm thấy được lợi thế.
Thì rượu chè bài bạc.
Mà mất của, tán mạng.
Danh vọng nuốt được chăng?
Chết rồi ai vui hưởng ?
Trẻ nít liền khóc than
Tâm ta như tâm chúng
Đến từ vui của người
Tôi vẫn được vui tươi
Một thái độ như vậy
Khác gì trò trẻ con?
Quấy nhiễu tâm thanh tịnh
Đối với người đức độ.
Và chôn danh vọng tôi
Chính họ là những người
Ngăn tôi vào nẻo ác.
Không để lợi danh buộc.
Sao ta lại tức giận
Kẻ cởi trói cho ta?
Một nơi đầy thống khổ
Khiến người muốn hại tôi
Đóng cửa chận đuờng đi
Không cho vào chốn khổ
Công đức tôi muốn làm”
Cũng không nên giận họ
Vậy sự ngăn chận ấy
Lại không nhẫn nhịn người
Là tôi tự cản trở
Việc tu tạo phước đức.
104. Cái này không thể có
Nếu cái kia không có
Và nếu cái này có
Kẻ hại ta là nhân
Giúp ta tu nhẫn nhục
Không ngăn việc bố thí
Khất sĩ đi truyền giới
Không phải là trở ngại
Đâu có ai hại tôi
Nếu tôi không hại ai.
Như kho báu trong nhà
Không nhọc công tìm kiếm.
Kẻ thù ấy giúp tôi
Mới tác thành hạnh nhẫn
Quả báo công đức ấy
Nên dành cho kẻ thù
Đã tạo duyên tu nhẫn.
Không có ý giúp tôi
Để triễn khai hạnh nhẫn
Nên không đáng coi trọng
Thì tôi cũng không nên
Vì muốn hãm hại tôi
Vậy làm sao tu nhẫn?
Tu với y sĩ ư
111. Khi nhận biết ác ý
Thì nhẫn nhục phát sinh.
Duy chỉ có kẻ thù
Là nguồn gốc nhẫn nhục
Như cung kính chánh pháp.
Chúng sinh và chư Phật
Đều là ruộng phước tốt
Nhờ cúng dường cả hai
Nhiều người sẽ giác ngộ.
Mà ta đạt hạnh Phật
Sao chỉ cung kính Phật
Mà không kính chúng sinh?
Không đồng với chúng sinh
Song tác động ngang nhau
Đều giúp ta thành Phật.
Nên cúng dường tất cả
Phước đức lớn vô biên
Công đức Phật vô lượng
Tất cả đều giúp ta
Thành tựu được hạnh Phật
Song không chúng sinh nào
Có chút ít công đức
Thì ba cõi hợp lại
Không đủ để cúng dường.
Đều có sẵn Phật tính
Nên cúng dường chúng sinh
Là cúng dường Phật tính.
Ban vô lượng ân đức.
Vậy muốn báo ơn Phật
Hãy cứu giúp chúng sinh.
Mới đủ báo ơn Phật.
Phật đã bỏ thân mạng
Tự vào ngục Vô gián
Để cứu độ chúng sinh
Vậy ta nên làm lợi
Cho tất cả chúng sinh
Nên không tiếc thân mình
Sao tôi còn kiêu ngạo
Không phục vụ chúng sinh?
Người khổ, Phật thương xót
Giúp muôn loài hạnh phúc
Thì Phật cùng hân hoan
Làm đau khổ chúng sinh
Tức làm tổn thương Phật.
Làm sao vui sướng được
Khi thấy chúng sinh khổ
Các bậc Đại Từ Bi
Cho bao nhiêu chúng sinh
Vô tình làm buồn Phật
Nay tôi xin sám hối
Xin Phật tha thứ cho.
Từ nay đến tương lai
Tôi phục vụ muôn loài
Với trái tim thành khẩn
Dầu tôi bị chà đạp
Vẫn ráng làm Phật vui.
Xem chúng sinh như mình
Tất cả có Phật tính
Sao ta không tôn kính?
Đạt mục tiêu giải thoát
Xoá đau khổ trần gian
Là nhiệm vụ của tôi.
Đàn áp, hại dân chúng
Kẻ nhìn xa trông rộng
Chẳng thay đổi được gì
130. Đối với kẻ yếu đuối
Đã gây nên tội lỗi
Cũng không nên tiêu diệt
Bởi vì sau lưng hắn
Là thế lực quỷ sứ
131. Sự trừng phạt của vua
Đủ so sánh nổi chăng
Với thống khổ địa ngục
Do quả báo hành động
132. Sự ban ơn của vua
Đủ so sánh được chăng
Với thành tựu Phật quả
Từ hành động lợi tha
133-134. Khoan nói đến Phật quả
Kết tựu từ hành động
Quý trọng mọi chúng sinh
Ngay trong cõi đời này
Của một vị Đế vương
Ví như được danh vọng
Được sắc đẹp, vui tươi
Được sức khỏe, trường thọ.
Và nếu như cả hai
------------------------
CHÚ THÍCH :
(01) Phật: Trong Luận „ Nhập Hạnh Bồ Tát“, ngài Santideva đã dùng nhiều danh hiệu khác nhau để thay cho danh hiệu „Phật“, ví dụ như: đức Thế Tôn, bậc Chiến Thắng, đức Như Lai, bậc Đạo Sư, Hiền Giả v..v..
(02) Những vị Thừa Kế đức Phật bao gồm những vị thừa kế lời Phật dạy như hàng Thanh Văn, Độc Giác Phật và những vị thừa kế tâm của Phật như hàng Bồ tát.
(03) Các nơi Bồ tát ở: Là những nơi chốn và địa điểm sống và tu tập của Bồ tát Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Siddhàrtha Gautama) trước khi giác ngộ thành vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.
(04) Tam Bảo: gồm có Phật, Pháp và Tăng
(05) Phạm Thiên: Là một hình thái hiện hữu của thế giới các vị Trời tối thượng
(06) Ba ruộng phước (Phước điền): Là những vị mà Phật tử nên cúng dường để được phước đức lớn cho đời này và đời sau. Thứ nhất là cúng dường Phật, Pháp Tăng (Kỉnh điền). Thứ hai là cúng dường cha mẹ (Ân điền). Thứ ba là cúng dường những kẻ nghèo khó (Bi điền)
(07) Pháp cạn, sâu: Chỉ cho Tiểu Thừa và Đại Thừa
(08) Chú thuật Mật giáo: Dó là những câu tụng niệm có âm thanh chứa đựng một sức mạnh huyền bí của vũ trụ hay của Phật tính với công năng ủng hộ kẻ tu niệm
(09) Kinh Ba Phần: Là kinh gồm có ba phần: sám hối, phát nguyện và hồi hướng
(10) Truyện Cát Trường Sinh: Trong Kinh Hoa Nghiêm
(11) Nữ thần Durga: Là Nữ thần của Đạo Karnapa, Nam Ấn Độ
(12) Đổi vị trí cho nhau: Là một trong những phương tiện giúp đỡ tu tập, được miêu tả rõ trong Chương 8, từ câu 90-100 và từ câu 101-139
(13) Hoá sinh trong lòng sen: Đây là cảnh hóa sinh tại cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà
(14) Chiến công trọn thành: Tức là đạt được sự giác ngộ, thành Phật và truyền dạy giáo lý (Chuyển Pháp Luân)
(15) Xem chương VII, câu 16
(16) Xem chương IX, câu 73
(17) Bồ tát Diệu Hoa Nguyệt (Supuspacandra): Mặc dầu biết vua Curadatta rất ác độc, song vẫn cương quyết thuyết pháp vì lợi ích cho chúng sinh và đã bị vua hành hạ.
(18) Tinh huyết của cha mẹ
(19) Từ câu 141 đến câu 154 (trong ngoặt kép): Nơi đây ngài Santideva đã tự đặt mình vào địa vị của một người khác rồi hướng về „cái Ta“ (ngã) mà nói
(20) Chân lý thế gian: Còn gọi là tục đế, chân lý tương đối, chân lý bao phủ
(21) Chân lý tuyệt đối: Còn gọi là chân đế, thắng nghĩa đế
(22) Đây là cuộc tranh luận giữa Tôn giả Santideva (Trung Quán) và phái Duy Thức. Duy thức chủ trương rằng mỗi sự vật và hiện tượng bên ngoài đều là ảo tưởng. Chúng không có thật mà chỉ là bóng dáng của tâm. Chỉ có tâm mới hiện hữu thật sự
(23) Phụ nữ vô sinh: Là phụ nữ không thể nào sinh con được. Vì vậy sự bàn luận về sắc đẹp của đứa con gái của một phụ nữ vô sinh chỉ là chuyện vui đùa
(24) Đây là ví dụ về một con gấu bị chuột cắn làm độc. Gấu ngủ suốt mùa đông. Đến mùa xuân, khi nghe tiếng sấm nó tỉnh dậy và cảm thấy đau đớn mới nhớ lại đã bị chuột cắn. Ký ức của con người cũng tương tự như vậy
(25) Tâm siêu nhiên = Tha tâm thông
(26) Nơi đây Tôn giả Santideva phản bác lại phái Tiểu thừa đã quan niệm rằng sau khi đức Phật nhập Niết Bàn thì Ngài không còn làm lợi ích cho chúng sanh được nữa.
(27) Bám víu đối tượng hay sự vật = chấp pháp. Bám víu cái Ta = Chấp ngã
(28) Theo Prajanàkarumati thì các câu 50, 51 và 52 là những câu đã được tác giả khác từ ngoài đưa vào
(29) Chướng ngại hiểu biết = Sở tri chướng
(30) Số luận (Samkhya) là một học thuyết phi Phật giáo do Rishi Kapila thành lập vào thời cổ Ấn Độ, tin rằng mọi hiện tượng - trừ cái ngã trường cửu bất biến - được tạo thành từ một thần ngã Prakrti hay là thực chất tối sơ thấm khắp mọi sự. Khi tiếp xúc với thực chất này thì một loạt những biểu hiện như tri thức, cảm quan và đối tượng cảm giác phát xuất từ đấy và được cái ngã cảm thọ. Thực chất tối sơ là một chất liệu trường cửu, phổ biến tạo nên mọi sự và là bản chất của các pháp trong thế giới kinh nghiệm. Ngã là nguyên lý tâm bất biến trở nên liên kết với ngoại giới do sự đồng nhất sai lầm của nó với biểu hiện của thực chất tối sơ. (Theo: Thích Nữ Trí Hải: Nhập Bồ Tát Hạnh, Trang nhà Quảng Đức, Chương 9: Trí Tuệ, câu 60). Xem thêm Tìm hiểu sáu phái Triết học Ấn Độ, Thích Mãn Giác, 2002, Trang nhà Quảng Đức.
(31) Âm thanh: Là đối tượng của sự nghe = Trần cảnh
(32) Cái biết, Tánh biết= nhận thức
(33) Ba đức (nguyên lý) tối sơ của Số luận là: rajah, sattwa và tamah. Tùy theo dịch gỉa mà có nhiều cách dịch khác nhau. Cách dịch ở đây dựa theo E. Steinkellner với ba thuật ngữ: Güte, Leidenschaft và Finsternis (Santideva: Eintritt in das Leben zur Erleuchtung - Bodhicarỳavatàra. Eugen Diederichs Verlag, 1981, trang 125.)
Thích Nữ Trí Hải dịch là: ưu, hỷ, ám. Sách đã dẫn, câu 64
Thích Trí Siêu dịch là thanh tịnh, tạo tác u mê (Thích Trí Siêu: Bồ Tát Hạnh, Trang Nhà Quảng Đức, chương 9: Trí huệ, câu 64)
(34) “Một”: Theo Trung Quán, một sự vật có thật (có tự tính) còn được gọi là “Một”. Tự nó là nó, không do nhiều điều kiện khác (nhân duyên khác) phối hợp mà thành
(35) Năm Uẩn: Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
(36) Ảo tưởng: Được sinh ra từ tưởng tượng, từ tà kiến hoặc do chấp trước
(37) Giác quan = Căn: tai mắt, mũi, lưỡi thân
Đối tượng: ví dụ như sự vật = Trần: như âm thanh, màu sắc, mùi vị, va chạm
(38) Hạt bụi cực nhỏ = vi trần hoặc cực vi trần và lân hư trần, nhỏ đến mức dường như không có gì cả
(39) Xem lại các câu 86 – 88 của chương chín
(40) Xem lại các câu 58 – 88 của chương chín
(41) Phản bác phái Hữu Bộ. Phái này quan niệm rằng tâm và vật là hai thực thể khác biệt
(42) Phái Vô Nhân: Phái này chủ trương rằng tất cả các pháp không do nhân gì sinh ra, họ bảo: “Mọi sự vật như mặt trời mọc, nước chảy xuống núi, hạt đậu tròn, gai nhọn và lông đuôi con công … không do ai làm ra cả, chúng tự nhiên sinh (Thích Nữ Trí Hải, sđd, chương 9, câu 116)
(43) Thường Luận: Phái này tin rằng mọi sự do thần Tự Tại Thiên sinh ra. Vị này có năm đức là thiêng liêng, trong sạch, đáng kính, trường cửu, độc nhất và là sáng tạo chủ của mọi sự (Thích Nữ Trí Hải, sđd, chương 9, câu 118)
(44) Bốn Đại chủng: gồm có đất, nước, lửa, không khí và không gian
(45) Cõi lành, Cõi phước = Bát phước sanh xứ: Tám cõi nhờ có phước đức mà được sinh đến đó, gồm có cõi người giàu sang, cõi trời bốn vị Thiên Vương, cõi trời Đao-lỵ, cõi trời Dạ-Ma, cõi trời Đâu-Suất, cõi trời Hoá-Lạc, cõi trời Tha-Hoá và cõi trời Phạm Thiên (Theo Đoàn Trung Còn: Phật học Từ điển, Saigon 1966, tập I, trang 243)
(46) Tám hoàn cảnh xấu (Bát nạn): Tám cảnh ngộ ngăn chận sự tu học để được giác ngộ, gồm có Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Châu Uất đan việt (Châu Bắc-cu-lư) người ở châu này sung sướng mãi nên tu học không được, cảnh trời Trường thọ (Vô tưởng thiên), nơi đây không có tâm tưởng nên không tu học được, đui, điếc, câm, Thế trí biện thông (ỷ mình thông minh biện bác theo thế sự mà không lo tu học, trước Phật và sau Phật, hai thời này không có sự bành trướng của đạo Phật nên không thể tu học (Đoàn Trung Còn, sđd, tr. 235)
(47) Cực Hỷ Địa: Sơ Địa của Bồ Tát
Nguồn: www.quangduc.com