Tháng Bảy và Bồ Tát Địa Tạng

THÁNG 7 VỚI ĐỨC "ĐỊA TẠNG BỔ TÁT"

Tạ Duy Chân

--- o0o ---

Trong tháng 7 âm lịch, đạo Phật không chỉ có ngày đại lễ "Vu lan" mà còn có lễ tiết lớn khác, đó là ngày "Địa tạng Bồ Tát thành đạo" vào ngày 30-7.

Ngày lễ này thường được gọi chung là "Địa Tạng Vương Bồ TÁt Tiết Nhật". Theo kinh Phật, đức địa tạng Bồ Tát đã đản sinh sau khi đức Thích Ca nhập Niết bàn và trước khi đức Di Lặc giáng thế. Hai từ "Địa Tạng" : "Địa" nghĩa là "đất", "Tạng" còn đọc là "tàng" nghĩa là " cất giấu, ẩn chứa", Phật hiệu của đức Bồ Tát hàm ý ví ngài với đại địa bao la, nơi ẩn chứa vô vàn thiện căn. Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát là hiện thân của sự cứu khổ, Ngài được đức Thích Ca uỷ cho trọng trách "Giáo hóa lục đạo chúng sinh" để muôn loài khỏi rơi vào chốn trầm luân khổ hải và cử làm "U Minh giáo chủ", cai quản âm gian , Ngài đã nguyện trước Phật Tổ : "Nếu nơi địa ngục còn một bóng ma, quyết không thành Phật!". Do đó, Ngài thường xuất hiện ở chốn nhân gian và nơi âm giới để tìm phương cách tế độ chúng sinh, không chịu an hưởng ở nơi Cực Lạc thế giới, dù rằng với công đức vô lượng của Ngài, Ngài đã được đức Phật Tổ ban cho Phật hiệu.

Cũng theo sách Phật, đức Địa Tạng Bồ Tát từng giáng sinh tại nước Tân La (nay là Triều Tiên) vào năm thứ 4 thời Hiếu Chiếu vương trị vì (năm 695 Tây lịch) là con em của vương thất nước này. Như các sách "Cửu Hoa sơn chí", "Thần Tăng truyện"...đã chép, đức Địa Tạng Bồ Tát họ Kim, tên là Kiều Giác, Ngài thông minh đỉnh ngộ, lòng dạ thiện lương ngay từ khi còn tấm bé, năm lên 5 tuổi Ngài đã thích đi chùa lễ Phật và rất mộ đạo. Năm Ngài 25 tuổi, Ngài có một học vấn cao, trí tuệ siêu phàm, được mọi người yêu quí, nể vì, đường công danh rộng mở trước mắt, nhưng Ngài không màng tới , quyết xin cha mẹ cho được xuất gia, tu hành tại nơi cửa Phật. Do một lòng tu tập, đạo học của Ngài rất mau tịnh tiến, được sư trụ trì và các sư thầy vô cùng yêu mến, nhưng Ngài không cho như thế là đủ, vẫn miệt mài học tập, sách không mấy khi rời tay. Vào năm thứ 28 đời vua Thánh Đức nước Tân La (729 Tây lịch), một hôm, Ngài tình cờ nghe thấy mấy thương nhân vào chùa lễ Phật, nói với Đại sư trụ trì, ta5i bên nước Trung Hoa từng có một vị Hòa thượng là Đường Tam Tạng,vượt bao gian hiểm sang Thiên Trúc thỉnh về rất nhiều kinh Phật và dịch ra chữ Hán, nhờ đó mà đạo Phật ở nước này rất hưng vượng, Ngài bèn tha thiết cầu xin Đại sư trụ trì cho được rời chùa, vượt biển sang Trung Hoa để tu học, nghiên cứu kinh Phật.

Ngài lìa nước triều tiên, trãi qua vô vàn sóng gió nguy hiểm, tới nước Trung Hoa vào năm Khai Nguyên thứ 18 (730 Tây lịch) đời Đường Minh Hoàng (tức Đường Huyền Tông). Tại Trung Hoa, Ngài nghe đồn ở huyện Thanh Dương, tỉnh An Huy có ngọn Cửu Hỏa Sơn, cảnh sắc rất đẹp, nổi tiếng với những truyền thuyết về Phật giáo, bèn tìm tới, quả nhiên thấy đúng như lời thiên hạ đồn đại; lại thấy ở ngõ Cửu Hoa, dưới ngọn Phù Dung phong thuộc núi Cửu Hoa có một tòa cổ am, tương truyền do một nhà sư người Thiên Trúc (Ấn Độ) là Hoà thượng Bôi Độ xây dựng lên vào năm Long An thứ 5 nhà Đông Tấn (401 Tây lịch) để tu hành, hiện vị lão tăng trụ trì ở am này vừa mới viên tịch, am còn bỏ trống, Ngài liền đến xin quan huyện Thanh Dương cho được cư ngụ tại am ấy để tu hành. Tại am này, Ngài chịu đói chịu lạnh, đọc và nghiền ngẫm kinh Phật,đạo học của Ngài tinh tiến vượt bậc, Ngài trở thành nhà sư rất uyên bác về Phật học, danh tiếng vang dội khắp cõi Trung Nguyên, được nhiều tín đồ mến mộ, tìm tới nghe Ngài giảng kinh.

Năm Chí Đức thứ 2 đời Đường Túc Tông (757 Tây lịch), một vị thân sĩ giàu có ở huyện Thanh Dương là Gia Cát Tiết, vì mến mộ Ngài, đã bỏ tiền của ra xây dựng chùa. Năm Kiến Trung thứ 2 đời Đường Đức Tông (781 Tây lịch), viên thái thú Trì Châu là Trương Nham Hậu, thấy Ngài đạo hạnh cao sâu, đem lòng cảm mến, lại thấy khách thập phương đổ tới hành hương ngày một thêm đông, mà chùa thì nhỏ không đủ cho khách lui tới, bèn dâng sớ về triều đình cho dùng công quĩ để xây dựng lại chùa cho to, đẹp hơn. Chùa xây dựng xong, vô cùng to rô5ng, đẹp đẽ. Quan thái thú họ Trương lại xin Ngài đặt tên mới cho chùa. Ngài dựa vào một điển cố trong kinh Pháp Hoa: "Một hôm, đức Thích Ca cùng một đệ tử đi truyền đạo, trên đường bỗng bị núi cao chắn lối. Bấy giờ, người đệ tử đang bị đói lả, ý muốn quay về, đức Thích Ca thấy vậy, bèn chỉ tay về phía trước nói: "Ở kia có một toà thành, chúng ta có thể tới đó hóa trai"; đặt tên chùa là "Hoá Thành" và tên này được dùng mãi tới ngày nay.

Từ khi lên ngôi đại tự Hóa Thành xây dựng xong, song song với bề thế to lớn, nguy nga của ngôi chùa, số lượng khách thâp phương càng thêm đông đảo,ngôi chùa trở thành một trong bốn danh thắng lớn của Trung Hoa thời ấy.

Năm Trinh Nguyên thứ 10 đời Đường Đức Tông (794 Tây lịch), Ngài đã 99 tuổi, nhưng sức khỏe vẫn dồi dào, tinh thần minh mẫn. Một hôm, đang ngồi thiền định, Ngài bổng mơ hồ nghe thấy có tiếng vời gọi thiêng liêng từ cõi xa thẳm vọng tới Nam đài ở phía Nam núi Cửu Hoa, nói cho hay rồi vui vẽ dặn dò hậu sự, truyền y bát, tích trượng cho ngườ kế tục, đoạn bảo đệ tử đặt vào một cái chum lớn,ngồi ung dung mà viên tịch. Ba năm sau,theo lời dặn của Ngài, các đệ tử-trước sự chứng kiến của rất đông thiện nam, tín nữ- đã khui mở nắp chum để rước nhục thân Ngài ra nhập tháp. khi nắp chum mở ra, nhục thân của Ngài rất mềm, sắc diện vẫn tươi như sống, thoang thoảng mùi thơm, không hề hư rữa. Lúc các đệ tử nhấc nhục thân Ngài ra khỏi chum, các khớp xương Ngài vẫn không cứng lại, chuyển động nghe phát ra tiếng kêu "rổn rảng" tựa chuỗi xích vàng rung chuyển. Căn cứ vào điều đã ghi chép trong kinh Phật, mọi người đều hiểu rằng, sau khi đức Thích Ca viên tịch 1500 năm, đây là hiện tượng "Bồ Tát chuyển thể", bèn rước nhục thân của Ngài vào tháp.Ngọn tháp tàng giữ nhục thân Ngài là một ngọn tháp bằng đá ba tầng, cất trên "kim địa". Đêm ấy, đúng vào giờ tý, tháp bỗng tỏa hào quang, sáng rực một vùng, người dân thời ấy gọi là "viên quang" (ánh sáng của sự viên mãn), còn các Tăng, Ni thì gọi đó là "thần quang thể", (ánh sáng thần kì, màu sắc rực rỡ). Vì vậy, khu Nam Đài (không rõ vì sao gọi là "Tây đài") được gọi là "Thần Quang Linh", ngọn tháp đó được gọi lá "Nhục Thân bảo tháp".

Năm Trinh Nguyên thứ 13, đời Đường Đức Tông (797 Tây lịch) sau khi nhục thân của đức Bồ Tát giáng thế được nhập tháp đá, hoàng đế Đức Tông, do cảm mếnđức sáng của Ngài, đã đích thân ban chiếu truyềnxuất công quĩ, xây trùm lên "Nhục Thân bảo tháp" một ngôi điện, đặt tên là "nhục Thân bảo diện". Kể từ đó "Nhục Thân bảo điện" được các triều đại kế tiếp nhau tu sữa nhiều lần. Đặc biệt trong hai triều Minh, Thanh, "Nhục Thân bảo điện" đã được tu sữa và xây dựng với một quy mô lớn hơn nhiều. Vào khoảng những năm Vạn Lịch đời Minh (1573-1619 Tây lịch), triều đình đã cấp kinh phí cho xây dựng lại "Nhục Thân bảo điện" thật nguy nga, tráng lệ và ban danh hiệu "Hộ Quốc Nhục Thân bảo điện". Năm Hàm Phong thứ 7 triều Thanh (1857 Tây lịch), tòa điện này vì nằm trong vùng giao tranh ác liệt giữa quân nhà Mãn Thanh và nghỉa quân Thái Bình Thiên Quốc, đã bị tàn phá nặng nề.Phải đến những năm thuộc niên hiệu Đông Trị nhà Thanh (1862-1874) mới được triều đình cho trùng tu lại, đây là tòa "Nhục Thân bảo điện" hiện có.

Tòa đại điện nổi danh này nằm trong cảnh giới của ngôi cổ tự "Hoá Thành", toạ lạc giữa một vùng núi non hùng vĩ của "Thần Quang Lĩnh" thuộc rặng "Cứu Hỏa Sơn" là một trong bốn đại danh thắng của Phật giáo Trung Hoa nói riêng và của đất nước Trung hoa nói chung, gồm: Cửu Hoa Sơn, Ngũ Đài Sơn, Nga Mi sơn và Phổ Đà sơn. Để lên tới "Nhục thân bảo điện" phải vượt qua 84 bậc thềm đá từ thấp lên cao ở trước điện, dọc theo hai bên các bậc thềm đá có đóng cọc sắt, giăng dây xích sắt để bảo vệ khách lên điện và giúp khách có chỗ vịnh tay.

Tòa "Nhục Thân bảo điện" toạ lạc trên một mặt bằng vuông vức, mỗi cạnh dài 15m, điện cao 18m. Đỉnh điện lợp ngói đúc bă2ng sắt. Các hành lang ở quanh điện được chống đỡ bởi 24 cây cột đá, tăng thêm vẻ uy nghi cho tòa đại điện. các lường đỡ những đầu cao hình cánh phượng cong vút lên của mái điện và các cột kèo...của điện đều được chạm, khắc, vẽ hình các hoa văn thật tinh xảo, sơn son thiếp vàng hoặc tô màu rất là lộng lẫy. Ở cửa trước của điện có treo một tấm biển lớn bằmg sứ màu xanh, nổi bật 4 chữ Hán đại tự : "Nhục Thân Bảo Điện". Tại bên hồi lang của điện có treo một tấm biển màu nhủ, khắc 5 chữ lớn :"Đông Nam Đệ Nhất Sơn". Cửa sau của đuện cũng treo một tấm biển giống y tấm biển treo ở trước điện. Bên trong tòa "Nhục Thân bảo điện" được lát bằng đá bạch ngọc. Chính giữa điện là ngọn tháp gỗ đặt trên nền cũng là đá bạch ngọc, tháp gỗ nà gồm có 7 tầng, tháp cao 17m, hình bát giác. Mặt ngoài của tháp gỗ, mỗi tầng 8 mặt đều có khám thờ, trong khám có tượng đức Địa Tạng Bồ Tát thếp kim nhũ trông rất sống động. Bên trong các tầng tháp gỗ đều có ghép bộ "Địa Tạng Bản Nguyện kính" bằng mực kim nhũ , nét chữ vô cùng tinh luyện. Tại tầng dưới cùng của ngọn tháp gỗ là ngọn tháp đá 3 tầng,nơi đặt nhục thân của đửc Bồ Tát giáng thế Kim Kiều Giác, ở mặt chính của tháp đá có treo một ngọn đèn lưu ly hình bát giác chạm trỗ rất tinh mĩ, vốn là một cổ vật hiếm có. Ngoài ra, bên trong "Nhục Thân bảo điện" còn trưng bày rất nhiều bảo vật quí giá, do các vua chúa nhiều đời ban tặng như: "Si Long kim ẩn" đúc vào đời Đường, niên hiệu Chí Đức, do Đường Túc Tông ban tặng; "Long ẩn" đúc vào niên hiệu Vạn Lịch, do Minh Thần Tông ban tặng v.v...và rất nhiều cổ vật được đặt chế bằng vàng, ngọc, đá quí, đồng...cùng các cổ bản kinh sách.

Ở bên ngoài "Nhục Thân bảo điện" còn có nhiều công trình kiến trúc phụ như: các dãy Tăng phòng, khách phòng, thiền phòng và các phòng "Triển lãm văn vật" ...Tại phía sau điện có một tòa "dao đài" bằng đá, hình bán nguyệt, trên đài đặt 3 cái đỉnh sắt rất lớn, chạm khẳc vô cùng khéo đẹp: bên đài còn một toà "Cổ Hoa viên" nơi này được gọi là "Bố Kim Thắng địa", tương truyền xưa kia vào các ngaỳ "Địa Tạng Bồ Tát đản sinh","Địa Tạng Bồ Tát thành đạo", thiện nam, tín nữ thập phương thường tụ tập lại đây dâng hương lễ Phật và cúng dường phẩm vật vô cùng tấp nập.

Theo sách "Địa Tạng Bồ Tát hành trạng', như đã phát lời nguyện trước đức Phật Tổ, đức địa tạng Bồ Tát không ngừng hóa thân để cứu độ chúng sinh, Ngài thân dư vạn biến , nhưng tâm bất biến, trong lòng không lúc nào ngơi nghĩ tới khổ đau của chúng sinh.Hôm nay, trước 2 ngày lễ lớn kỷ niệm ngày "đản sinh" và "thành đạo" của Ngài, hướng tưởng tới công đức vô lượng của đấng Bồ Tát, chúng ta nguyện theo ý hướng của Ngài thiết tha làm lành tránh dữ, trải rộng tấm lòng Bồ Tát Của Ngài rộng khắp muôn nơi, đó mới chính là những nén "tâm hương" chúng ta cung kính dâng lên Bồ Tát.

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

phận 第三世多杰羌佛经藏总集 崔红元 净宗阿弥陀经讲经视频 ºøÇ 印順法師的大乘密教觀點之探討 gá Ÿi cÓn สโตร ส รา º æ الطاوية والبوذية في علم 新学期新展望内容怎么写 忏悔 æ ²æ¼ æ žä ç nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai ác khẩu làm tổn thương người khác 藥師琉璃光如來本願功德經 楞严经拼音版 曹洞宗宗務庁ホームページ 新西兰台湾佛寺 LỜI PHẬT DẠY äºŒä ƒæ tho va thien 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Dà u 云南省拆除水箱套什么定额 åƒäæœä½ 放下凡夫心 故事 thu gui me cua con loi cua mot thai nhi Ï khuyên sÃ å µä½ æœº lá Ÿ Giç Cà ri chay Vai trò của Trần Nhân Tông và hòa giải å žå æ 正念正知正見 ý nghĩa chắp tay trong nghi thức phật Tạp bút Lề đời TẠgoi mien bac yeu dau cua toi Mẹo dùng quả nho chữa bệnh háºnh thung 5 bỏ kiên Ï