1) NHỮNG VIỆC
CỦA TỲ-KHƯU XA MỚI ÐẾN PHẢI HÀNH (àgantukavatta).
Tỳ-khưu ở nơi
khác mới đến,muốn vào chùa phải làm như sau đây:
Nếu có mang giày
phải cổi ra và xách đi.
Nếu che dù thì
sập xuống.
Nếu đội khăn thì
lấy xuống và cởi y trùm mình ra (mặc vừa vai mặc) rồi mới đi
chầm chậm vào chùa, thấy các Tỳ-khưu nhóm ở nơi nào phải đi ngay
vào nơi ấy, để bát xuống và ngồi chỗ mình nên ngồi, hỏi thăm
nước uống, nước tắm. Nếu cần dùng nước uống, nước rửa thì được
phép dùng. Phải rửa chơn, một tay xối, một tay rửa: hỏi giẻ chùi
châm mà chùi, lấy giẻ khô chùi trước giẻ ước chùi sau, rồi đem
đi phơi.
Nếu thầy tu lâu
năm hơn thì mình phải lạy trước bằng mình cao hạ hơn thì vị kia
phải làm lễ mình trước.
Hỏi thăm chỗ ở,
chỗ đi khuất thực cho gần hay xa, đi sớm hay là đi trưa, chỗ nào
không nên đi (là nhà không tin Phật pháp và quen cho có 1 vá cơm
hoặc một hoặc 2 vị xin).
Hỏi cho biết có
vị nào đắc thánh, mà còn ở thế đã có Giáo hội nhận.
Hỏi thăm nhà xí.
hỏi thăm chỗ mà Giáo hội đã dạy phải vào phải ra, cho biết giờ
vô, ra đặng ngừa thú dữ người ác.
Nếu thất cất
trệt bỏ trống, thì phải gõ cửa chờ 1 chặp đã, rồi xô cửa xem xét
khắp nơi, rồi mới nên bước vào, e có sự hại. Nếu thất ấy có rác,
bụi tên gường, quét được thì phải quét.
Nếu không làm
theo đây thì phạm Tác ác.
2) NHỮNG VIỆC
TỲ-KHƯU Ở CHÙA PHẢI HÀNH (àvàsikavatta).
Tỳ-khưu ở chùa
phải lo cho có nước uống, nước tắm, ván lót, giẻ chùi chân sẵn
để cho các vị ở phương xa đến dùng.
Nếu Tỳ-khưu ở xa
mới đến, tu lâu năm hơn mình, mình phải đi rước y bát, lót chỗ
ngồi và chỉ chỗ vừa cho người nghỉ, mình phải lạy trước. Nếu vị
ở xa tu ít hạ hơn, thì bảo vị ấy để đồ xuống theo chỗ, vị ấy
phải làm lễ mình trước. Mình phải chỉ chỗ nào nên đi, chỗ nào là
nhà vị đã đắc thánh quả mà Giáo hội đã nhận, chỉ nhà xí và nơi
nhà Giáo hội đã dạy đi vô ra có giờ định.
Nếu vị ở xa cao
hạ hơn dầu mình có bận việc may y hay đang làm việc gì khác phải
dẹp lại đó, dầu đang khi quét hoặc rửa tháp cũng vậy. Nếu vị ở
xa biết điều, nên để cho mình làm việc càng tốt. đang khi làm
thuốc cho Tỳ-khưu bịnh nếu bịnh ấy vừa vừa thì để đó mà đi tiếp
rước. Nếu bịnh nặng thì lo thuốc trước đã. Nếu vị ở xa biết
điều, nên để cho mình lo thuốc. Nếu dâng nước 1 lần vị ở xa uống
hết phải đem thêm. Nếu quạt nên quạt dưới chân 1 lần. Nếu vị ở
xa dạy thôi quạt thì quạt trở xuống, nếu đến 3 lần thì để quạt
xuống.
Nhữnng lời trên
đây là dạy phận mình phải ở với vị cao hạ hơn. Nếu tu ít năm
hơn, nên chỉ nước uống, nước tắm, chỗ nào, bấy nhiêu cũng được.
3) NHỮNG VIỆC
CỦA TỲ-KHƯU RA ÐI ÐÁNG PHẢI HÀNH (gamikavatta).
Tỳ-khưu có việc
đi xa khỏi chùa, phải dẹp cất đồ trong thất của mình, dẹp
giường, ghế của Giáo hội và đóng cửa thất và giao cho Tỳ-khưu
hoặc Sa-di, hoặc người chức việc trong chùa, hay thí chủ nào
cũng được.
Nếu không có ai
thì lấy 4 cục đá làm dấu, để kê chân giường, chồng ghế lên
chiếu, gối, chồng lên ghế, cây, ván chất lại cho có chỗ, đóng
cửa sổ hết rồi mới nên đi. Nếu thất ấy dột thì lợp dặm lại, nếu
dặm không được, phải lấy đồ (chiếu, gối, mền, giường) để lên
trên 4 cục đá xa vách, chỗ không dột. Nếu thất dột gần hết phải
đem các món ấy gởi trong xóm. Nếu không cần đem gởi phải kê
giường lên trên 4 cục đá để chính giữa thất, gối, chiếu, đệm để
lên trên như trước và lấy cỏ, lá cây, đậy lên, rồi mới nên ra
đi. đây là nói thất lợp bằng lá.
4) NHỮNG VIỆC
CỦA TỲ-KHƯU Ở TRONG NHÀ ĂN PHẢI HÀNH (anumodanavatta).
đức Phật cho
phép Tỳ-khưu đọc kinh trong nhà ăn. Vị trưởng lão đọc kinh
trước, các vị ngồi kế chờ tiếp, rồi đến mấy vị sau đọc tiếp nữa,
hoặc vị cả dạy vị nhỏ đọc cũng được, mấy vị ngồi kế đó chờ. vị
cả cùng mấy vị khác đi ra trước cũng được (không cầnphải ngồi
chờ).
Nếu vị cả bảo,
thôi chúng ta đi, ngài ở lại, vị nhỏ lại bạch: dạ ngài đi đi.
Nếu vị nhỏ không trả lời các vị lớn tính ra chờ bên ngoài cũng
được. Ra ngoài rồi nên bảo trò mình, chờ vị kia đọc kinh rồi đã,
nói như vậy càng tốt. Nếu thí chủ mời 1 vị nào đọc kinh theo ý
họ, vị ấy đọc cũng vô lỗi. Nếu thí chủ thỉnh thuyết pháp, thì
nên bạch cho vị cả hay trước. Một nữa, các vị ngồi chờ ấy, muốn
đi đại tiện hay tiểu tiện phải từ giả vị ngồi gần mình, rồi mới
nên đi.
5) NHỮNG VIỆC
TỲ-KHƯU CHỊU MỜI ĂN PHẢI HÀNH(bhattaggavatta):
Nếu có thí chủ
mời trai tăng, Tỳ-khưu mặc y cho đúng phép, mang bát theo đi
thong thả không nên đi trước vị lớn.
Phải mặc y cho
kín giữ theo 75 điều ưng học pháp, đi đứng cho tề chỉnh, ngồi
cho nghiêm trang không nên ngồi khoanh tay,(không nên ngồi gần
đụng vị cả, chỗ ngồi ngang nhau). Nếu chỗ ngồi rộng rãi, phải
ngồi chừa cách 1, 2 chỗ ngồi xa hơn vị cả. Nếu chiếu chật
hẹp,không dám ngồi gần,vị cả nên cho phép ngồi. Nếu vị cả không
nói, nên bạch rằng: chỗ ngồi đây trọng lắm.Nếu đã nói như vậy,
mà vị cả không trả lời, sẽ ngồi không lỗi, chỉ một mình vị cả
lỗi thôi. Nếu vị nhỏ không bạch mà vẫn ngồi là phạm phép.
Không nên ngồi
trên y 2 lớp.
Nếu thí chủ dâng
nước rửa bát, phải 2 tay bợ mà thọ lãnh nước theo phép (nếu tay
không dính cơm). Phải rửa bát cho tử tế không nên động khua nghe
tiếng. Nếu có ống nhổ thì đổ vào đó cho êm ái bằng không thì đổ
xuống đất cho dè dặt, sợ e văng nước trúng nhằm vị khác.
Không nên thọ
lãnh cơm đầy bát, để dành chỗ đựng đồ ăn .
Vị cả phải dạy
thí chủ nên đem cơm chia ra cho đủ. Nếu đổ ăn vừa đủ 1, 2 vị thì
nên làm thinh. Khuất thực chỉ phải nhìn xem trong bát (lãnh 2
phần đồ ăn, 2 phần cơm). Nếu thí chủ chia vật thực chưa đủ cho
các vị, vị cả chưa nên ăn. Ðây nói về nhà ăn chật hẹp.
Nếu nhà ăn rộng
rãi vừa cho các vị ngồi ăn, các Tỳ-khưu ngồi 1 bên, thí chủ ngồi
1 bên, phải ăn thong thả, theo 75 điều ưng học pháp. Nếu tay dơ,
không nên cầm chém nước mà uống. Nếu các Tỳ-khưu ăn chưa xong,
vị cả không nên lãnh nước rửa bát, đến khi đi ra khỏi nhà ăn vị
nhỏ phải ra trước (vị lớn ra sau) bởi nhà ăn chật hẹp. Khi ra
khỏi rồi, phải đứng chờ vị cả, phải theo phép, (lớn trước, nhỏ
sau). Không nên đi gần nhau lắm, đi chừa cách khoảng 1 người qua
lọt.
Không nên vừa đi
vừa chơi. Phải giữ theo 75 điều ưng học pháp cho đến khi về tới
chùa.
6) NHỮNG VIỆC
CỦA TỲ-KHƯU ÐI KHUẤT THỰC PHẢI HÀNH (pindacàrikavatta).
Tỳ-khưu lúc ra
đi khuất thực phải mặc y cho đúng, theo phép như đã nói trên,
lấy bát mang vào xóm, đi chậm rải, trùm mình cho kín, giữ theo
75 điều Ưng học pháp, đi ngay hàng. Khi đến xóm phải nghĩ rằng:
"Mình đi vào phía này, ra phía này".
Không nên đi vô,
ra lật đật, không nên đứng xa hoặc gần thí chủ lắm. Không nên
quay mình lật đật, xem chủ nhà thọ thí cơm hay không. Nếu họ
thôi làm việc và đứng dậy, bưng thau cơm, hoặc mời thì hiểu rằng
họ chịu dâng, nên đứng chờ. Nếu họ để cơm thì phải dùng tay trái
đở y, tay mặt bợ bát đưa ra và dở nắp bát bằng tay trái và bợ
bát luôn. Không nên xem mặt thí chủ, chỉ biết họ chịu dâng cùng
không. Nếu họ cầm thau cơm, hoặc vá cơm, họ mời mình đứng lại
thì rõ họ chịu dâng. Nếu họ để bát rồi thì đậy bát lại, bỏ y
xuống quanh mình đi cho tề chỉnh, giữ theo 75 điều ưng học pháp.
Vị nào trở về
chùa trước phải trải lót nhà ăn, lo rửa chân, giẻ chùi chân, rửa
chén dành để đồ ăn, nước uống, nước rửa cho đủ sẳn. Ði khuất
thực trở về hiệp nhau rồi ăn, đổ bỏ đồ ăn dư nơi trống, hoặc đổ
xuống nước nào không có côn trùng (sợ nó chết). Quét nhà ăn cho
sạch, vị nào thấy nước uống, nước xài, hoặc nước trong nhà xí
không có, nên gánh đổ cho đầy, gánh 1 mình không nổi, gọi vị
khác tiếp với.
7) NHỮNG VIỆC
CỦA TỲ-KHƯU ẨN TU TRONG RỪNG PHẢI HÀNH (àrannikavatta).
Tỳ-khưu ẩn tu
nơi rùng phải thức cho sớm, sửa soạn mang bát vào xóm, mang y
vai trái, đóng cửa thất rồi ra đi. Gần đến xóm, nếu có mang dép,
phải lột ra gỏ đất cho tử tế, trùm mình cho kín theo phép. Ðến
khi trở về, nếu ngoài xóm không có nước thì ăn trong xóm. Nếu có
nước ngoài xóm, nên ăn ngoài xóm, rồi rửa bát cho sạch, mang bát
và đắp y vai trái, mang dép vào mà đi (đây nói trong rừng vắng
vẻ không ai thấy, nếu đi vào xóm thì không nên). Mặc như vậy,
trong phải có lót mồ hôi, rồi trở về rừng.
Lại nữa, Tỳ-khưu
ở trong rừng phải xách nước uống, nước xài để dành nếu không có
lu, lấy ống tre mà đựng và phải nhúm lửa để dành (ngừa khi hữu
sự), có ống quẹt thì không cần, ở rừng hoặc đi đàng xa cũng phải
vậy. Nếu có bạn, không có lửa cũng không cần, chỉ có gậy, phải
biết xem phương hướng (ngừa sự lạc đường).
8) NHỮNG VIỆC
CỦA TỲ-KHƯU Ở THẤT PHẢI HÀNH (senàsanavatta).
Tỳ-khưu ở chùa,
ở thất, nếu dơ phải quét. Khi quét phải lấy y bát để có nơi và
đem tọa cụ, chiếu, nệm, giường ra ngòai cho tử tế. Nếu trong
thất có rác, váng nhện, phải quét ở tên trước, vách cửa làm bằng
cây có sơn phết, nên rửa chùi cho sạch, đổ rác cho có nơi. Không
nên đập quét bụi bay gần thất vị khác, gần nước uống, nước xài,
không nên giũ đập trên gió; đệm có đóng móc phải phơi cho hết
rồi đem vào để chỗ cũ. Giẻ chùi chân cũng phải đem phơi, phải
chùi giũ giường, ghế cho sạch; chiếu gối tọa cụ cũng vậy.
Ðem y bát cất
cho có nơi, gió thổi bụi vào phía nào đóng cửa phía ấy. Mùa lạnh
trưa phải mở cửa, tối phải đóng; mùa nóng khi ngủ mở cửa cho
mát. Sân nhà ăn, nhà bếp có rác nhiều phải quét cho sạch. Không
có nước uống nước sài phải gánh cho có, nước rửa nhà xí cũng
vậy. Trong thất có Tỳ-khưu lớn tuổi, nếu muốn đọc kinh, nói
kinh, hoặc làm việc khác (trừ ra mở cửa cái) phải bạch với vị
trưởng lão mới nên làm. Bạch 1 lần mà vị cả cho phép, không cần
bạch nữa cũng được.
9) CÔNG VIỆC
PHẢI HÀNH Ở NHÀ BẾP (jantaghararavatta).
Tỳ-khưu nào nhóm
lữa trong nhà bếp, nếu có vị trưởng lão cấm không cho chất củi
nhiều mà chẳng vâng theo thì phạm Tác ác. Không nên đóng cửa nhà
bếp và ngồi chờ, nếu không vâng lời thì phạm Tác ác. Vị nào đến
nhà bếp trước thấy tro nhiều phải hốt đổ . Có rác phải quét cho
sạch. Thiếu nước phải đổ cho đầy rồi mới nên vào nhà bếp. Không
nên ngồi gần đụng vị trưởng lão; nếu siêng bóp mình cho ngài. Ði
ra nên lấy ghế đem ra, đóng cửa trước, sau rồi mới nên đi. Không
nên tắm trước vị trưởng lão và tắm phía trên gió; không nên đi
trước ngài, nhà bếp dơ phải quét rồi tắt lữa rồi mới nên đi ra.
Phật cho phép hơ
mình nếu có bịnh.
10) CÔNG VIỆC
PHẢI HÀNH TRONG NHÀ XÍ (vaccakutivatta).
Phật dạy
Tỳ-khưu, đi đại tiểu tiện mà không rửa thì phạm Tác ác. Nếu có
nước mà không có chỗ kín, thì múc nước đem đến chỗ kín mà rửa.
Không có đồ múc phải lấy bát mà múc. Không có bát thì mới gọi là
không đồ múc. Nếu nơi ấy trống trải lắm thì đi kiếm nơi kín
khác. Ði tới trước mà không có nước, gần đến giờ khuất thực nên
kiếm cây mà chùi, rồi đi khất cũng được.
Lại nữa Tỳ-khưu
vào nhà xí, không nên câu chấp tôn ti, thượng hạ, câu chấp phạm
Tác ác. Phật cho phép ai đến trước vào trước, đến sau vào sau.
Ði đến nhà xí phải lên tiếng (tằn hắn hoặc ho). Nếu có ai ở
trong phải tằn hắn trả lời. Vào nhà xí phải máng y khuất đà la
tăng ở ngoài.
Không nên đi vào
lật đật.
Không nên cổi y
trước khi vào.
Không nên rặn
lớn tiếng.
Không nên đại
tiểu tiện và xỉa răng.
Không nên đại
tiện hay tiểu tiện ngoài lỗ xí.
Không nên khạc
nhổ, hỉ mũi ngoài lỗ xí.
Không nên dùng
cây nhọn, cây mục, cây gai, cây có lỗ mà chùi.
Không nên bỏ cây
chùi vào lỗ xí, chùi đứng dậy mặc y lại không nên đi ra lật đật.
Không nên chưa
mặc y mà đi.
Không nên để dư
nước lại trong ống, nếu có uống thuốc xổ để giành nước trong ống
thì không sao.
Nhà xí dơ phải
quét cho sạch, có nước không có đồ múc, hoặc có đồ múc mà không
có nước mới gọi là không có chi. Nếu có giỏ đựng cây chùi thì
đem đi đổ. Nhà xí hàng ba, hoặc sân nhà xí dơ, phải quét cho
sạch, phải gánh nước để trong nhà xí.
11) BỔN PHẬN TRÒ
ÐỐI VỚI THẦY HOÀ THƯỢNG (upajjhàyavatta).
Tỳ-khưu hoặc
Sa-di phải giữ cho tròn bổ phận đối với ông thầy hoà thượng. Sớm
mai thức dậy, nếu có mang dép lột ra và mặc y chừa vai trái, lấy
tăm xỉa răng, nước rửa mặt dâng cho thầy, dọn dẹp chỗ ngủ và chỗ
ngồi.
Có cháo phải đem
cho thầy dùng: phải dâng và dọn dẹp đồ ăn, phải thủ lễ theo phép
(không nên khua chén bát) và dâng nước rửa. Thầy muốn đi vào
xóm, phải lấy y vai trái, y 2 lớp và dây lưng đem dâng. Thầy
muốn cho trò đi theo, trò phải mặc y theo phép và đi theo sau.
Không nên đi theo gần hoặc xa lắm, đi vừa cho thầy kêu nói. Bát
của thầy đầy cháo hoặc cơm, phải đổi bát cho mình.
Thầy đang nói
chuyện không nên nói xía vào. Thầy nói gần phạm lỗi, phải nhắc
thầy bằng cách này: "Bạch thầy! Nói vậy có phạm lỗi chăng?"
Chẳng nên cãi bằng lời vô lễ. Lúc trở về, trò phải về trước dọn
dẹp chỗ ngồi, múc nước rửa chân, kiếm cây kê để rửa chân. Thầy
về đến phải ra rước bát, lấy y đem cho thầy đổi và đem ra hong 1
lát rồi xếp cất; phải xếp vắn 1 lớp, lớp sau xếp cho bằng lại
(bìa 1 bên, xếp qua chừa 4 ngón tay, rồi xếp lớp sau cho bằng
nhau). Lấy dây lưng xế để vào y vai trái.
Nếu có cơm mà
thầy muốn ăn, phải dâng nước rồi mới dâng đồ ăn và ngồi xem
chừng, ngừa thiếu thốn. Thầy ăn rồi dọn bát cất cho có nơi không
nên động khua. Lấy nước rửa chùi cho khô, đem phơi 1 lát đừng
phơi lâu và đem y, bát cất cho tử tế. Thầy đi ra khỏi rồi dọn
dẹp chỗ ăn. Thầy muốn tắm, phải lo cho có sẳn nước. Thầy muốn
tắm nước lạnh phải có nước lạnh, nước nóngphải có nước nóng.
Thầy muốn vào nhà bếp, đem ghế cho thầy ngồi, lấy y cất cho có
nơi và đi theo vào bếp. Phải đấm bóp cho thầy. Lúc thầy trở ra
cũng phải làm y theo phép (xem trong việc nhà bếp). Thầy tắm
phải xối nước, kỳ cho thầy tắm rồi lấy y dâng lên, chùi lau cho
thầy, dâng y cho thầy, lấy ghế đem cất, xem chừng nước rửa
chân,giẻ chùi chân có sẵn. Nếu muốn học chữ Phạn, phải bạch thầy
cho, thất của thầy có rác, phải quét cho sạch.
Thầy buồn muốn
hoàn tục, phải khuyên thầy đi chỗ này chỗ nọ cho thầy giải buồn
hoặc nói kinh cho thầy nghe. Nếu thầy bất bình phải khuyên lơn
thầy, hoặc kiếm Tỳ-khưu khác khuyên dùm cũng được. Thầy làm theo
tà kiến phải thức tỉnh thầy hoặc cậy các Tỳ-khưu khác khuyên
dùm. Thầy phạm lỗi nặng (Tăng tàn), bị phạt cấm phòng hoặc phạm
lỗi nhỏ, phải lo tính chừng để cho Giáo hội đuổi thầy. Tính cho
thầy ở lại, xin Giáo hội phạt tội nhẹ. Nếu Giáo hội phạt rồi nên
liệu tính cho thầy hành đạo cho mau được tấn hoá, đừng để cho
Giáo hội phạt nữa.
Y dơ thì giặc
cho sạch, nhuộm, giủ, chải. Khi nhuộm phải trở qua, trở lại cho
đều, phơi phải xem chừng, khô đem cất. Muốn đem y bát hoặc vật
gì cho 1 vị nào, hoặc muốn cạo tóc cho ai, đều phải bạch cho
thầy hay trước. Không nên thọ lãnh y, bát hoặc vật gì của ai mà
mình chưa bạch cùng thầy hay biết. Không nên theo 1 bên vị nào
khác cũng chẳng nên để cho ai theo 1 bên mình. Không nên đem đồ
ăn cho ai. Không nên đi theo ai nghịch với thầy mình. Muốn vào
xóm phải bạch với thầy, rồi mới nên đi. Không đi lâu. Ði khuất
thực, phải bạch với thầy, thầy cho phép mới nên đi.
Những việc nói
trên đây, thầy cho phép thì việc chi cũng được, bằng không cho,
phải nài nỉ đến 3 lần, thầy cho thì đi bằng không thì thôi. Lại
nữa, nếu thầy dốt nát không thông đạo lý, trò muốn học chữ Pali
hoặc phép tham thiền mà thầy không biết, chỉ biết ngăn cấm, thầy
như vậy, dầu có cấm đến đâu, cãi lời cũng được. Thầy đau phải
nuôi cho trọn đời, không nên bỏ thầy. Nếu có vị khác ở nuôi,
phải đi kiếm thuốc cho vị ấy, để chữa bịnh cho thầy.
12) BỔN PHẬN CỦA
THẦY HÒA THƯỢNG PHẢI Ở CÙNG TRÒ (saddhimvihàrikavatta).
bổn phận của
thầy phải đối với trò là phải dạy cho trò học kinh luật, học
phép thiền định. Phải thường khuyên lơn nhắc nhở trò. Nếu y, bát
hoặc các vật dụng nào mà thầy có dư phải chia cho trò. Phải giúp
đở cho trò mau được tấn hoá trên đường đạo đức. Trò có bịnh,
thầy phải hết lòng chăm nom, y như lúc trò chăm sóc cho thầy
vậy. Trừ ra khi đi ra khỏi chùa không cần phải cho trò hay.
13) BỔN PHẬN CỦA
TRÒ PHẢI Ở CÙNG VỊ A XÀ LÊ LÀ THẦY NƯƠNG TỰA (àcariyavatta).
Trò phải làm cho
tròn bổn phận cùng thầy mà mình nương tựa, y theo các mà mình
cùng ông thầy hoà thượng vậy.
14) BỔN PHẬN CỦA
VỊ A XÀ LÊ Ở CÙNG TRÒ (Antevàsikavatta).
ông thầy mà mình
nương tựa cũng phải ở cùng trò, như hòa thượng đối với trò vậy.
Trong 14 phép
hành kể trên, nếu vị nào không tuân theo, thì phạm điều Tác ác
(phạm nhằm 1 điều là 1 tội).