Nghi Lễ Phật Giáo - Kinh Tụng Hằng Ngày

 

.


 

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

Bia ngoai cua Kinh Tung Hang Ngay

 
 Các địa điểm thỉnh Kinh Tụng Hằng Ngày

--- o0o ---

 

MỤC LỤC

 

Lời Giới Thiệu

Lời Tựa

Ý Nghĩa của Tụng Kinh

Hướng Dẫn Hành Trì

PHẦN NGHI THỨC DẪN NHẬP

PHẦN CHÁNH KINH

01

Thi Kệ Cuộc Đời Đức Phật

02

Kinh Chuyển Pháp Luân

03

Kinh Người Áo Trắng 

04 

Kinh Danh Ngôn Chánh Pháp 

05

Kinh Nền Tảng Đức Tin

0

Kinh Từ Tâm 

0

Kinh Phước Đức  

08 

Kinh Sáu Pháp Vô Thượng  

09 

Kinh Hiền Nhân  

10 

Kinh Quốc Gia Cường Thịnh   

11 

Kinh Nền Tảng Đạo Đức Xã hội 

12 

Kinh Bảy Loại Vợ  

13

Kinh Người Vợ Mẫu Mực    

14

Kinh Giáo Hóa Người Bệnh 

15 

Kinh Mười Pháp Quán Niệm  

16 

Kinh Qui Luật cái Chết   

17 

Kinh Nhổ Mũi Tên Sầu Muộn  

18 

Kinh Nhận Thức Vô Thường và Đau Khổ   

19 

Kinh Cúng Thí Người Mất  

20 

Kinh Nghiệp Báo Tái Sanh

21 

Kinh Na-tiên Đàm Đạo  

22 

Kinh Sống và Tu trong Hòa Hợp  

23 

Kinh Tôn Trọng các Pháp Môn   

24 

Kinh Bốn Mươi Hai Bài   

25 

Kinh Chủ Trương của Như Lai   

26 

Kinh Quan Niệm về Như Lai   

27 

Kinh Người Biết Sống Một Mình   

28 

Kinh Ba Cánh Cửa Giải Thoát  

29 

Kinh Dụ Ngôn Bọt Nước  

30 

Kinh Chánh Kiến   

31 

Kinh Dụ Ngôn Người Bắt Rắn  

32 

Kinh Quán Niệm Hơi Thở  

33 

Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm  

34 

Kinh Mười Pháp Đến Bờ Kia   

35 

Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Hàng Bồ-tát  

36 

Kinh Dẫn Nhập Đại Thừa   

37 

Kinh Chỉ Bày Chân Tâm   

38 

Kinh Cúng Dường Pháp  

39 

Kinh Hạnh Trẻ Thơ  

40 

Kinh Hạnh Bồ-tát   

41 

Kinh Bốn Điều Nương Tựa  

42 

Kinh Lục Độ Dung Thông

43 

Kinh Chỉ Bày Phương Tiện   

44 

Kinh Ý Nghĩa Bát-nhã  

45 

Kinh Trí Tuệ Kim Cương 

46 

Kinh Các Pháp Tu Viên Thông 

47 

Kinh Thể Nhập Pháp Môn Không Hai

48 

Kinh Viên Giác 

PHẦN SÁM NGUYỆN VÀ HỒI HƯỚNG
PHỤ LỤC
Phụ lục 1

 Tóm Tắt Nội Dung của Bốn Mươi Chín Kinh  

Phụ lục 2

Chú Thích  các Thuật Ngữ  và Danh Từ Riêng.

(A-C);  (D-L); (M-Q); (S-X)  

Phụ lục 3 

Về Một Bộ Kinh Thánh Phật Giáo

Phụ lục 4 

Các Ngày Lễ trong Hai Truyền Thống Phật Giáo -  Các Ngày Ăn Chay 

Phụ lục 5 

Phương Danh Ấn Tống

 

LỜI GIỚI THIỆU  (^)

Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XX, Tăng, Ni và Phật tử nước ta đều đọc tụng Kinh điển bằng chữ Hán. Nhờ có phong trào chấn hưng Phật giáo trong các thập niên 30 và 40 của thế kỷ này, các nghi thức bằng chữ Hán dần dần được thay thế bằng các nghi thức phiên âm Hán Việt. Theo bộ Nhật Tụng hai tập thượng và hạ, viết bằng Hán tự, do hội Việt Nam Phật Giáo chủ biên và trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội ấn hành, một ngày đêm được chia thành sáu thời tu niệm. Mỗi thời đều có khóa lễ riêng biệt: khóa sáng vào lúc 4 giờ, đại chúng vân tập tại chính điện tụng Thủ-lăng-nghiêmThập Chú; khoá trưa tụng Kinh Tứ Thập Bát Nguyện; khóa tối tụng Kinh A-di-đà, và ba thời niệm Phật: Buổi sáng khoảng 5 giờ 30’, chiều 18 giờ và buổi tối, trước khi đi ngủ (lâm thụy),  lúc 21 giờ. Đấy là theo nghi thức tu trì ngoài Bắc. Còn Trung, Nam bộ, các nghi thức tụng niệm phần lớn mô phỏng theo nghi thức Hai Thời Khóa Tụng của các Tổ Trung Hoa. Thần chú Thủ-lăng-nghiêmMười Thần Chú căn bản khác được tụng vào thời Kinh khuya. Kinh A-di-đà và Kinh Phổ Môn thường được tụng niệm trong các khoá lễ buổi chiều. Thỉnh thoảng các Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Bát Niết-bàn và Kinh Kim Cương Bát-nhã cũng được đọc tụng trong những ngày đại lễ Phật giáo. Các Kinh điển Đại thừa bằng âm Hán Việt đó nếu không được vị pháp sư phân tích và giảng giải tường tận thì người đọc tụng khó mà lĩnh hội được hết những nghĩa lý sâu xa huyền diệu chứa đựng trong đó. Các nghi thức tụng niệm của Phật giáo Việt Nam do vì chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, được biên soạn theo âm Hán Việt, nên tinh thần giáo lý cao siêu của đức Phật khó có thể lan truyền rộng rãi trong khắp giới bình dân, một thành phần chiếm đại đa số trong các thời đại.

Bộ Kinh Tụng Hằng Ngày mà quý vị hiện có trong tay là một tuyển tập 49 bài Kinh căn bản trong hai kho tàng Kinh điển Pali và Đại thừa, được đại đức Thích Nhật Từ chọn lọc, biên soạn và ấn tống lần đầu vào năm 1994. Hơn hai phần ba số Kinh được trích dịch từ Kinh tạng Pali trong khi chỉ có một phần ba còn lại từ Kinh điển Đại thừa, Hán tạng. Tỷ lệ cũng như nội dung của các bài Kinh trong nghi thức này cho thấy được tính nhất quán và bổ sung lẫn nhau về giáo nghĩa và pháp thức hành trì trong hai truyền thống lớn của Phật giáo là Nguyên thuỷ và Đại thừa.

Bộ Kinh được biên soạn, theo chủ ý ban đầu, để đọc tụng trong khoá lễ buổi tối tại các chùa, trên thực tế chúng ta có thể đọc tụng trong các khoá lễ buổi sáng và buổi chiều. Một trong các đặc điểm của nghi thức này là tính chất thuần Việt được thể hiện trong từng bài Kinh, và ngay cả hai phần nghi thức dẫn nhập và hồi hướng. Nhờ đó, người đọc tụng có thể dễ dàng hiểu được tôn chỉ của Kinh mà ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Vậy, khi đọc tụng bộ Kinh này, người thụ trì không cần phải tra khảo các từ điển Phật học mà vẫn có thể tự mình trực tiếp hiểu được lời Phật dạy, nhờ đó tăng thêm tín tâm với chính pháp, áp dụng vào đời sống, đem lại an lạc và hạnh phúc cho bản thân. Điểm đặc biệt khác là bộ Kinh chứa đựng nhiều bài Kinh với nhiều nội dung tu tập khác nhau, được sắp xếp theo một thứ tự từ căn bản đến chuyên sâu, nhờ vậy, người đọc tụng hằng ngày không cảm thấy nhàm chán như trong trường hợp phải đọc đi đọc lại một bài Kinh quanh năm suốt tháng, như các nghi thức tụng niệm trước đây.

Ngoài những bài Kinh căn bản của Đại thừa ra, các nghi thức của Việt Nam trước nay đều được biên soạn trên tinh thần của pháp môn Tịnh Độ, phối hợp với Mật tông, yếu tố thiền định là nền tảng chính của cánh cửa giải thoát cũng được chú ý một cách đặc biệt.

Bộ Kinh Tụng Hằng Ngày trình bày nội dung giáo pháp của đức Phật, giới thiệu các phương pháp tu tâm dưỡng tính, các nghệ thuật xây dựng hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội, các pháp tu niệm Phật, niệm pháp và thiền định cần thiết cho sự phát triển đời sống tâm linh. Nói chung, các giáo pháp căn bản cho việc thiết kế một mô hình xã hội nhân đạo chân chính và hướng đến sự chứng đắc giải thoát đều được trình bày trong bộ Kinh này. Việc đọc tụng và thụ trì bộ Kinh này, do vậy, trở nên rất cần thiết đối với người con Phật, bất luận trong thời đại nào.

Trong truyền thống đặc thù của Phật giáo Việt Nam, các vị Tổ Sư tiền bối đã khéo dung hợp ba pháp môn Tịnh, Mật và Thiền hòa quyện trong cùng một thời khóa tu niệm, tạo cho người thụ trì, đọc tụng thanh tịnh được thân, khẩu, ý một cách dễ dàng mà không thấy có gì là ngăn ngại cả.

Một nỗ lực khác đáng chú ý là, soạn giả đã mạnh dạn đặt lại tên của các bài Kinh, mà tựa nguyên thuỷ của nó không phản ánh được chủ đề chính mà chúng muốn mô tả. Không những thế, soạn giả cũng đã thêm các tiêu đề phụ ở những bài Kinh chưa có tiêu đề, hầu giúp cho người đọc tụng dễ nắm bắt được đại ý của các Kinh.

Ở đây, tôi cũng cần nhắc người thụ trì, hãy tránh thái độ tụng Kinh để kể công với Phật, hay để tiêu khiển thời gian, hoặc biến thời Kinh thành một buổi nhạc lễ. Không nên tụng Kinh vì mục đích cầu phúc báo danh lợi nhân gian. Đọc tụng Kinh điển trước để hiểu rõ và sau là hành trì. Hiểu rõ để thực hành khỏi sai. Hành trì để bản thân và tha nhân được an lạc.

Nói cách khác, để hiểu rõ và hiểu sâu lời Phật dạy, trước nhất, người  thụ trì cần phải siêng năng đọc tụng, nghiền ngẫm nghĩa lý. Sau khi nắm vững được chính pháp, người đọc tụng phải đích thân ứng dụng và thực hành. Có như vậy thì việc đọc tụng mới có nhiều ý nghĩa thiết thực.

Người đọc tụng cần phải lưu ý rằng lời Phật dạy được trình bày trong Kinh điển chỉ là tấm bản đồ hướng dẫn chúng ta tu tập. Bản thân tấm bản đồ cũng như các con đường không phải cứu cánh của việc tu tập. Nương vào sự hướng dẫn của Kinh điển để tu tập cũng như nương vào ngón tay để nhìn thấy được mặt trăng, hay nương vào thuyền bè để sang sông. Khi thấy được mặt trăng chân tâm hay khi đến được bờ giải thoát bên kia, người thụ trì coi như phần nào đã chứng ngộ rồi vậy.

Đã từ lâu, tôi hằng mong ước biên soạn một nghi thức tụng niệm thuần Việt, để giúp cho người Phật tử Việt Nam dễ dàng hiểu và thực hành, hoài bão đó đến nay vẫn chưa đủ duyên để thực hiện. Nay đại đức Thích Nhật Từ phát tâm soạn bộ Kinh Tụng Hằng Ngày, tôi vô cùng hoan hỷ, và mong rằng trong tương lai gần, chư tôn đức giáo phẩm sẽ ngồi lại cùng biên soạn một nghi thức tiêu chuẩn cho toàn quốc.  Trong khi chờ đợi một nghi thức hoàn chỉnh, bộ Kinh Tụng Hằng Ngày này sẽ mang lại nhiều lợi ích không nhỏ cho người đọc tụng và thụ trì Kinh điển bằng tiếng Việt Nam.

Cầu chúc tất cả những ai có duyên đọc tụng bộ Kinh này đều tăng trưởng tâm bồ-đề, gặt hái được nhiều an lạc ở hiện tại và tương lai, đồng thời gặp được nhiều thắng duyên trên con đường tu tập giải thoát.

Viết tại chùa Giác Minh, Sài Gòn, ngày 10-1-2002
Sa-môn Thích Đức Nhuận

 

--- o0o ---

LỜI TỰA (^)

Quyển Kinh Tụng Hằng Ngày này là một tuyển tập 48 bài Kinh quen thuộc trong hai truyền thống Phật giáo Nam tông và Bắc tông, và bài Thi Kệ về Cuộc Đời Đức Phật. Tuyển tập này giới thiệu các giáo pháp nền tảng cũng như các phương pháp hành trì căn bản trong Phật giáo, nhằm góp phần tạo dựng an lạc và hạnh phúc cho người đọc tụng và thọ trì ngay hiện tại cũng như tương lai. Phần lớn các bài Kinh được chư tôn đức cao tăng Việt Nam phiên dịch như: HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Hành Trụ, HT. Thích Huệ Hưng, HT. Thích Trí Quang, HT. Thích Nhất Hạnh, HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Từ Thông, HT. Thích Duy Lực và HT. Hộ Tông, v.v…

Bộ Kinh được phiên dịch và biên soạn theo một văn phong thuần Việt, nhằm giúp cho người đọc trực tiếp cảm nhận lời vàng của đức Phật bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, để hiểu sâu lời Phật hơn, nhờ đó, dễ dàng áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Trong bộ Kinh này, ngoài thần chú Bát-nhã Tâm Kinh là thần chú duy nhất còn giữ lại để trì tụng, tất cả các thần chú khác đều được tỉnh lược. Nghi thức này chủ yếu nhấn mạnh đến tinh thần “niệm pháp” và “hành thiền,” đồng thời phát huy tinh thần “tụng niệm, tư duy và thực hành” lời Phật dạy trong các Kinh điển. Các tinh thần này hoàn toàn phù hợp với pháp môn Thiền và Tịnh Độ vốn thịnh hành ở nước ta cùng các nước Phật giáo Đại thừa như Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, v.v…

Trong khi biên soạn, các đoạn văn trùng lập trong các bản dịch mà sự vắng mặt của chúng không làm ảnh hưởng gì đến nội dung Kinh văn, đều được tỉnh lược. Các cụm từ, thuật ngữ và pháp số Phật học còn nặng cấu trúc Hán Việt trong các bản dịch đều được thay thế bằng các cụm từ thuần Việt hơn. Soạn giả cũng đã thận trọng sửa chữa lại các đại từ xưng hô trong các Kinh, cũng như những chỗ cần thiết trong các bản dịch để giúp cho câu văn được nhẹ nhàng, dễ đọc tụng. Các tiêu đề trong nhiều bài Kinh được thêm vào, và phần lớn tựa các bài Kinh cũng được đặt lại theo chủ đề của chúng, hầu giúp cho người đọc tụng nắm bắt được đại ý của Kinh.

Mặc dù tự biết khó có thể làm toàn hảo Phật sự trọng đại này, nhưng với tâm huyết góp phần Việt hoá nghi thức tụng niệm, và được sự cố vấn và chỉ đạo của cố Hoà thượng Bổn sư Thích thượng Thiện hạ Huệ (1927-1992), vào mùa Phật đản năm 1992, soạn giả đã mạnh dạn bắt tay vào công việc đọc hai nguồn kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa, chọn lọc ra các Kinh căn bản, giới thiệu về các pháp tu của người con Phật. Công trình tiến hành mới hơn được ba tháng thì Hoà thượng Bổn sư của soạn giả đã viên tịch. Do bận rộn với nhiều Phật sự, hai năm sau, soạn giả mới có thể hoàn tất được công trình. Ba ngàn quyển đầu tiên được Tăng Ni và Phật tử chùa Giác Ngộ phát tâm ấn tống để cúng dường và tưởng niệm ngày đản sanh của Đức Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni (PL. 2538, DL. 1994). Chỉ trong vòng hai tuần lễ, toàn bộ các Kinh đã được các chùa ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây thỉnh hết.

Nay được sự khích lệ và yêu cầu của một số chư tôn đức Tăng Ni cũng như Phật tử ở Hoa Kỳ và Úc, ấn bản thứ hai này ra đời với vài thay đổi và bổ sung.

Trước nhất tựa của các Kinh được đổi thành thuần Việt và đi sát với chủ đề của các Kinh hơn: Kinh Pháp Cú đổi thành Kinh Danh Ngôn Chánh Pháp; Kinh Đức Tin đổi thành Kinh Nền Tảng Đức Tin; Kinh Thiện Sanh đổi thành Kinh Nền Tảng Đạo Đức Xã Hội; Kinh Vô Thường - Khổ Não - Vô Ngã đổi thành Kinh Nhận Thức Vô Thường và Đau Khổ; Kinh Tệ Túc đổi thành Kinh Nghiệp Báo Tái Sanh; Kinh Tỳ-kheo Na-tiên đổi thành Kinh Na-tiên Đàm Đạo; Kinh Sống Hoà Hợp đổi thành Kinh Sống và Tu trong Hòa Hợp; Kinh Thiền Giáo Bình Đẳng đổi thành Kinh Tôn Trọng các Pháp Môn; Kinh Bốn Mươi Hai Chương đổi thành Kinh Bốn Mươi Hai Bài; Kinh Pháp Ấn đổi thành Kinh Ba Cánh Cửa Giải Thoát; Kinh Trung Đạo Nhân Duyên đổi thành Kinh Chánh Kiến; Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân đổi thành Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Hàng Bồ-tát; Kinh Hạnh Anh Nhi đổi thành Kinh Hạnh Trẻ Thơ; Kinh Lục Độ Tương Nhiếp đổi thành Kinh Lục Độ Dung Thông; Kinh Kim Cang Bát-nhã đổi thành Kinh Trí Tuệ Kim Cương; Kinh Vào Pháp Môn Không Hai đổi thành Kinh Thể Nhập Pháp Môn Không Hai; và Kinh Giáo Huấn Sau Cùng đổi thành Kinh Lời Dạy Sau Cùng.

Kế đến, năm bài Kinh sau đây: Kinh Tiểu Sử Đức Phật, Kinh Tình Thương, Kinh Hôn Phối, Kinh Bốn Thánh Đế, Kinh Bốn Điên Đảo đã được thay thế bằng Thi Kệ Cuộc Đời Đức Phật, Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Kinh Mười Pháp Đến Bờ Kia, Kinh Dẫn Nhập Đại Thừa Kinh các Pháp Tu Viên Thông. Sự thay đổi các bài Kinh này đã kéo theo sự thay đổi về trật tự của các bài Kinh khác trong toàn bộ nghi thức.

Ngoài ra, bốn phần phụ lục được thêm vào cuối sách: (1) Tóm tắt nội dung 49 bài Kinh, (2) Chú thích một số thuật ngữ và danh từ riêng, (3) Các ngày lễ trong hai truyền thống Phật giáo, và (4) Các ngày ăn chay. Do vì bận rộn với việc phụ trách trang nhà Đạo Phật Ngày Nay (http://www.buddhismtoday.com), soạn giả đã mời Tỳ-kheo Thích Giác Hoàng biên soạn phần phụ lục thứ hai, để giúp cho người đọc tụng và thọ trì Kinh có thể tra khảo ngay tại chỗ các thuật ngữ và danh từ riêng Phật giáo, mà không phải tốn công nghiên cứu đến các bộ từ điển Phật học đồ sộ.

Kinh Tụng Hằng Ngày in lại kỳ này được hoàn thành tốt đẹp là nhờ vào sự giúp đỡ tận tâm của nhiều người. Nhân đây, chúng con chân thành tri ân Thượng toạ Thích Bổn Điền, đồng thời soạn giả cảm ơn và tán thán Đại đức Thích Trí Thể, quý cư sĩ Thanh Tâm, Hải Hạnh, Trần Nguyên Trung, Minh Thông và Chính Trực, v.v… đã góp phần vận động ấn tống; huynh Nhật Hạnh đã phát tâm đánh vi tính, đại đức Thích Thiện Huệ, quý sư cô Thích Nữ Huệ Phúc, Thích Nữ Liên Hiếu và Thích Nữ Liên Hoà đã phát tâm sửa bản in; quý đại đức Thích Thiện Hữu, Thích Lệ Thọ, Manpreet Singh, A. N. Sinha và R.S. Kaushik đã liên hệ nhà in, cùng tất cả quý Tăng Ni và Phật tử trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ cho lần tái bản này.

Soạn giả chân thành tán thán cư sĩ Từ Bi Nguyệt, gia đình Từ Bi Trân Ngọc, Mai Hoàng và tất cả quý vị có tên trong danh sách ấn tống, đã tiết kiệm tối đa phần chi dụng cá nhân và gia đình, phát tâm đóng góp tịnh tài ấn tống, nhằm làm cho Pháp bảo của Phật được lan rộng, mang lại lợi lạc cho những người hữu duyên. Kính chúc quý vị ngày càng tăng trưởng đạo tâm, vững tiến trên con đường phụng sự Phật, Pháp và Tăng.

Xin hồi hướng công đức của lần tái bản này đến tất cả chúng sanh trong ba cõi sáu đường. 

Kính nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho tất cả được an lạc trong chánh pháp và hanh thông trong cuộc sống! 

Ấn Độ, ngày 21-1-2002
Kính khể thủ        
Tỳ-kheo Thích Nhật Từ

---o0o---

Mục lục

Ý nghĩa tụng Kinh | Hướng dẫn hành trì | Nghi thức dẫn nhập

1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18

19 |20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27| 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33

34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41| 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48

Phụ lục:  pl1-pl1a| pl2a-c | pl2d-l | pl2m-q | pl 2s-xpl3pl4 | pl5

Sám nguyện và hồi hướng

--- o0o ---

Ấn tống lần thứ nhất tại Việt Nam, 1994 (3000 quyển)

Ấn tống lần thứ hai tại Ấn Độ, 2002 (6000 quyển)

Để có ấn bản vi tính hoàn chỉnh, xin liên lạc địa chỉ điện thư: thichnhattu@yahoo.com

ooOoo

Trình bày bìa: Mamchand Choudary

Đánh vi tính: Nhật Hạnh

Dò bản: Thích Thiện Huệ, Thích Nữ Liên Hiếu,

Thích Nữ Huệ Phúc, Thích Nữ Liên Hoà

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |
--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày :  Nguyên Hân- N
hị Tường

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

bat ngo ceo thai ha books chan dat di an suy ngẫm về việc tan TÃo vang ç ¼èµžå ½åº ä½œæ à Quay về với yêu thương 塩谷八幡宮 念地藏圣号发愿怎么说 お墓の種類と選び方 僧人心態 Ð Ð Ð 牧牛 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 生日快乐 描写家乡的桥的句子 ï¾ ï½ Hà nh お寺との付き合い 檀家 梵僧又说我们五人中 簡単便利戒名授与水戸 看完新闻联播的观后感 丢失菩提心的因缘 中国渔民到底有多强 地藏十轮经 chùa pháp bảo 人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元 Tấm lòng của mẹ 義交 å BÃi Lửa 栃木県寺院数 TP メス 禅の旋 phan tich ngu uan vo nga