.


 KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH Ý NGHĨA BÁT-NHÃ

Thứ bốn mươi bốn

 

  Một bữa nọ, nhân Vi Sử Quân thưa hỏi, Lục Tổ Huệ Năng lên tòa bảo đại chúng rằng: “Cần phải tĩnh tâm niệm Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.”  Này Thiện tri thức, trí Bồ-đề Bát-nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ các bậc thiện tri thức, khai thị dẫn dắt, để đi đến kiến tánh. Phải biết Phật tánh của kẻ ngu và người trí vốn chẳng khác nhau, chỉ vì mê ngộ chẳng đồng, nên mới có kẻ ngu người trí. Nay ta thuyết pháp đại Bát-nhã Ba-la-mật, giúp cho mọi người đều được trí huệ, hãy chú tâm lắng nghe.            O

***

Thiện tri thức, người đời suốt ngày miệng niệm Bát-nhã, chẳng nhận được tự tánh Bát-nhã, cũng như nói ăn mà chẳng no, miệng chỉ thuyết không, muôn kiếp chẳng được kiến tánh, rốt cuộc vô ích.

Thiện tri thức, Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật là tiếng Phạn, có nghĩa là "trí huệ lớn đến bờ bên kia", cần phải tâm hành, chẳng ở miệng niệm, miệng niệm tâm chẳng hành, thì cũng như huyễn hóa. Miệng niệm tâm hành thì tâm và miệng tương ứng. Bản tánh là Phật, lìa tánh chẳng có Phật.  O

* **

1. Sao gọi là Ma-ha? Ma-ha là đại, tâm lượng quảng đại như hư không, chẳng có biên giới,  cũng chẳng vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng phải vuông tròn xanh vàng đỏ trắng, cũng chẳng trên dưới dài ngắn, cũng chẳng giận chẳng vui. Chẳng phải chẳng quấy, chẳng thiện chẳng ác, chẳng đầu chẳng đuôi.

Các cõi Phật đều đồng như hư không, diệu tánh con người vốn không, chẳng có một pháp có thể đắc, tự tánh chơn không cũng như thế.

Thiện tri thức, chớ nên nghe ta nói “không” mà liền chấp “không”. Trước nhất chớ chấp “không,” nếu để tâm “không” tĩnh tọa là lọt vào “vô ký không.”   O

Thiện tri thức, thế giới hư không bao hàm sắc tướng vạn vật, mặt trời mặt trăng, núi sông đất đai, cây cối, biển lớn, kẻ dữ người lành, pháp ác pháp thiện, thiên đàng địa ngục, tất cả đều ở trong hư không, “tánh không” của con người cũng vậy.   O

Thiện tri thức, tự tánh hay bao hàm muôn pháp là “lớn,” muôn pháp ở trong tự tánh của con người. Nếu thấy điều dữ điều lành của người, tất cả đều chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng chấp chẳng nhiễm, tâm như hư không gọi là “lớn.”

Thiện tri thức, kẻ mê miệng nói, người trí tâm hành. Lại có kẻ mê để tâm “không” mà tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, tự xưng là đại, với bọn người này không thể nói gì được, vì họ bị rơi vào tà kiến.   O

2. -Thiện tri thức, tâm lượng quảng đại cùng khắp pháp giới, dùng thì liễu liễu rõ ràng, ứng dụng liền biết tất cả. Tất cả tức một, một tức tất cả, tới lui tự do, tâm thể vô ngại tức là Bát-nhã.

Thiện tri thức, tất cả trí Bát-nhã, đều từ tự tánh mà sanh, chẳng từ bên ngoài vào, chớ lầm dùng ý thức, gọi là chơn tánh tự dụng.

Nhất chơn nhất thiết chơn, tâm lượng là việc lớn, chẳng nên hành đạo nhỏ, miệng chớ trọn ngày nói “không” mà trong tâm chẳng tu hạnh này, giống như thường dân tự xưng là vua thì không được, hạng người này chẳng phải đệ tử của ta.

Thiện tri thức, sao gọi là Bát-nhã? Bát-nhã có nghĩa là trí huệ. Bất cứ nơi nào lúc nào, niệm niệm chẳng ngu muội, tức chẳng chấp thật, thường hành đúng trí huệ, tức là hạnh Bát-nhã. Một niệm ngu muội thì Bát-nhã dứt, một niệm trí huệ thì Bát-nhã sanh. Con người ngu mê chẳng thấy Bát-nhã, miệng nói Bát-nhã mà trong tâm thường ngu muội, tự nói ta tu Bát-nhã, niệm niệm nói “không” mà chẳng biết “chơn không.” Bát-nhã không hình tướng, ấy là tâm trí huệ, nếu hiểu thấu như thế gọi là “Trí Bát-nhã.”    O

3.-Sao gọi là Ba-la-mật? Ba-la-mật là tiếng Ấn Độ, có nghĩa là “đến bờ bên kia,” nghĩa là lìa sanh diệt. Chấp cảnh thì sanh diệt dấy lên như nước nổi làn sóng, tức gọi bờ bên này, lìa cảnh thì chẳng sanh diệt như nước chảy im lìm, tức là bờ bên kia nên gọi là ba-la-mật.

Thiện tri thức, kẻ mê miệng niệm, đang trong lúc niệm có vọng có sai, niệm niệm đều hành, gọi là chơn tánh. Kẻ ngộ pháp này là pháp Bát-nhã, kẻ tu hạnh này là hạnh Bát-nhã, chẳng tu tức là phàm phu, một niệm tu hành, tự thân bằng Phật.  O

Thiện tri thức, phàm phu tức Phật, phiền não tức bồ-đề; niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật. Niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức bồ-đề. Thiện tri thức! Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật tối cao, tối thượng, tối đệ nhất, không trụ không đi cũng không đến, ba đời các Đức Phật từ đó mà sanh ra. Cần phải dùng đại trí tuệ phá năm uẩn phiền não trần lao, tu hành như thế, nhất định thành Phật, đổi ba độc thành giới định huệ.        O

Thiện tri thức, pháp môn này từ một Bát-nhã mà sanh ra tám mươi bốn ngàn trí huệ. Tại sao vậy? Vì con người có tám mươi bốn ngàn trần lao, nếu không có trần lao thì trí huệ luôn luôn thể hiện, chẳng lìa tự tánh. Người ngộ pháp này tức là vô niệm, vô ức, vô nhiễm trước, chẳng khởi cuồng vọng. Đối với tất cả pháp, dùng trí huệ của chơn như tự tánh chiếu soi, chẳng lấy chẳng bỏ, tức là “thấy tánh thành Phật.”   O

Thiện tri thức, muốn đi vào pháp giới thâm sâu vào Bát-nhã, Tam-muội, phải tu hạnh Bát-nhã, thực hành theo Kinh Kim Cang thì sẽ được “kiến tánh.” Phải biết cái công đức của kinh này vô lượng vô biên, trong kinh rõ ràng tán thán, chẳng thể kể xiết. Pháp môn này là tối thượng thừa, vì người đại trí mà thuyết, kẻ căn khí nhỏ nghe được khó tin. Tại sao vậy? Ví như trận mưa bão lụt, thành thị nông thôn đều bị cuốn trôi như cỏ lá, nếu mưa bão trong biển lớn thì chẳng thêm chẳng bớt; như người thượng thừa, người tối thượng thừa nghe được Kinh Kim Cang, tâm liền khai ngộ. Nên biết tự tánh vốn có cái trí Bát-nhã, trí huệ tự tánh thường chiếu soi nên chẳng nhờ văn tự, ví như nước mưa chẳng do trời có mà do khí trời làm nên, khiến cho tất cả chúng-sanh, tất cả cây cối, hữu tình vô tình đều được thấm nhuần, tất cả sông ngòi đều chảy về biển lớn, hợp thành nhất thể. Cái trí tự tánh Bát-nhã của chúng sanh cũng vậy.    O

Thiện tri thức, kẻ tiểu căn nghe được pháp môn đốn giáo này, cũng như cây cỏ mà gặp mưa bão, đều tự gãy đổ chẳng sanh trưởng được, kẻ tiểu căn thì cũng như vậy: họ vốn có cái trí bát-nhã, đồng với người đại trí, chẳng có khác biệt, tại sao nghe pháp mà chẳng được tự ngộ? Đó là do tà kiến chướng nặng, phiền não sâu dày, cũng như mây lớn che khuất mặt trời, chẳng được gió thổi nên chẳng hiện ánh sáng.       O

Trí Bát-nhã vốn chẳng lớn nhỏ, chỉ vì tất cả chúng sanh tự tâm mê ngộ chẳng đồng, tâm mê tu hành hướng ngoại tìm Phật thì chưa ngộ tự tánh, tức là tiểu căn. Nếu khai ngộ đốn giáo, chẳng chấp lấy hình tướng bên ngoài, chỉ ở trong tự tâm thường khởi chánh kiến, phiền não trần lao thường chẳng ô nhiễm, tức là kiến tánh.   O

Thiện tri thức, trong ngoài chẳng trụ, đi lại tự do, nếu trừ được chấp tâm thì thông đạt vô ngại. Nếu tu được hạnh này, với kinh Bát-nhã, vốn chẳng sai biệt. Thiện tri thức, tất cả kinh điển và văn tự, Đại thừa hay Tiểu thừa, mười hai thể loại kinh đều do người đặt ra, vì có tánh trí huệ mới được kiến lập; nếu chẳng có con người thì vạn pháp vốn chẳng tự có. Nên biết vạn pháp vốn do tâm người kiến tạo, tất cả kinh sách đều vì con người mà nói. Vì trong con người có kẻ ngu người trí, ngu là tiểu nhơn, trí là đại nhơn, kẻ hỏi pháp với người trí, người trí thuyết pháp cho kẻ ngu, kẻ ngu đốn ngộ tự tâm thì chẳng khác với người trí vậy.   O

Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm, vậy sao chẳng ở trong tự tâm tự chóng thấy chơn như bản tánh? Kinh Phạm Võng nói: “Tự tánh vốn thanh tịnh, nếu nhận được tự tâm, thấy được bản tánh, tức thành Phật đạo.” Kinh Duy-ma-cật nói: “Ngay lúc đó hoát nhiên đốn ngộ, liền được bổn tâm.”   Thiện tri thức, ta ở nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn vừa nghe câu nói liền ngộ, bỗng thấy chơn như bản tánh cho nên hoằng dương giáo pháp này, khiến hành giả đốn ngộ bồ-đề, mọi người tự thấy bổn tâm, tự kiến bản tánh, nếu chẳng tự ngộ, phải tìm người đã khai ngộ pháp tối thượng thừa, chỉ ngay đường lối chánh pháp, vì thiện tri thức có nhân duyên lớn giáo hóa dẫn dắt, khiến hành giả được kiến tánh, tất cả thiện pháp đều do thiện tri thức mà kiến lập.   O

Ba đời các Đức Phật, mười hai thể loại kinh ở trong tự tánh vốn đã đầy đủ, vì tự ngộ chẳng được, nên phải nhờ thiện tri thức chỉ ra mới thấy, kẻ tự ngộ thì chẳng phải nhờ đến người khác. Nếu cố chấp rằng phải luôn luôn ỷ lại thiện tri thức mới mong được giải thoát thì không bao giờ được. Tại sao vậy? Vì ở trong tự tâm thì có sẵn tri thức tự ngộ, nếu khởi tà kiến mê chấp vọng tưởng điên đảo, dẫu cho gặp thiện tri thức dạy bảo cũng chẳng cứu được. Nếu khởi chơn chánh Bát-nhã, tham cứu, trong sạch sát-na vọng tưởng đều tiêu, nhận được tự tánh, vượt đến Phật địa.         O

Thiện tri thức, dùng trí huệ chiếu soi, trong ngoài sáng tỏ rõ ràng thì nhận được bổn tâm. Nếu nhận được bổn tâm tức vốn là giải thoát, được giải thoát tức là Bát-nhã, tam-muội hay vô niệm. Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp tâm không nhiễm trước gọi là vô niệm, dùng thì khắp nơi, cũng chẳng dính mắc ở khắp nơi, hễ sạch được bổn tâm, khiến sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng của chúng mà chẳng nhiễm chẳng trước, đi lại tự do, ứng dụng vô ngại tức là Bát-nhã, Tam-muội, tự tại giải thoát, gọi là hạnh vô niệm. Chứ chẳng phải như người lầm tưởng cho là “trăm điều chẳng nghĩ, chỉ cho niệm tuyệt”, ấy là pháp trói buộc, tức là biên kiến.   O

Thiện tri thức, kẻ ngộ pháp vô niệm thông đạt vạn pháp, ngộ pháp vô niệm thấy được cảnh giới chư Phật, ngộ pháp vô niệm được đến địa vị Phật.

Thiện tri thức, nếu người đời sau ngộ được pháp này, đem pháp môn đốn giáo này cùng tu với những người đồng một chánh kiến, chánh hạnh phát nguyện như cúng dường Phật mà suốt đời chẳng thối lui, người ấy nhất định được vào hàng Thánh. Nhưng phải truyền thọ, từ trước đến nay các Tổ đều mật truyền tâm ấn, chẳng được giấu giếm chánh Pháp. Nếu chẳng phải đồng môn chánh kiến, chánh hạnh, là người đã ở trong pháp khác thì chẳng được truyền thọ, vì sợ kẻ ngu chẳng hiểu, lại sanh tâm phỉ báng pháp môn này, phá hoại truyền thống chánh pháp của Cổ Đức, làm cho muôn ngàn kiếp sau đoạn dứt giống Phật, cuối cùng vô ích.            O

Thiện tri thức, nay ta có một bài kệ “Vô tướng” mọi người hãy tự giữ lấy, không kể xuất gia, tại gia, nên y theo bài tụng mà tu hành, nếu chẳng tự tu mà ghi nhớ lời ta cũng chẳng ích lợi gì. Bài kệ như sau:            O

Thuyết thông và tâm thông,

Như mặt trời giữa không,

Chỉ truyền pháp kiến tánh,

Hoằng pháp phá tà tông.

Pháp vốn chẳng đốn tiệm,

Mê ngộ có nhanh chậm,

Pháp môn kiến tánh này,

Kẻ ngu chẳng thể biết. O

Thuyết tuy muôn ngàn lối,

Đúng lý chỉ là một,

Nhà phiền não đen tối,

Thường nên sanh huệ nhựt,

Tà khởi, phiền não tới,

Chánh đến, phiền não trừ,

Tà chánh đều chẳng chấp,

Thanh tịnh đến cùng tột.

Tự tánh vốn bồ-đề,

Khởi tâm tức là vọng,

Tịnh tâm ở trong vọng,

Niệm tánh chẳng tam chướng,

Người đời muốn tu đạo,

Tất cả đều chẳng ngại,

Thường tự thấy lỗi mình,

Thì sẽ hợp với đạo. O

Muôn loài tự có đạo,

Mỗi mỗi chẳng ngại nhau,

Đi tìm đạo ngoài tâm,

Suốt đời chẳng thấy đạo.

Bôn ba qua một đời,

Sau cùng tự áo não.

Muốn được thấy chơn đạo,

Hạnh chánh tức là đạo,

Nếu tự chẳng đạo tâm,

Đen tối chẳng thấy đạo. O

Nếu là người chơn tu,

Chẳng nhìn lỗi thế gian,

Nếu vạch lỗi của người,

Trái lại thành tự quấy.

Người quấy ta chẳng quấy,

Thấy quấy thành tự lỗi.

Hễ bỏ tâm chấp quấy,

Phiền não tự tan rã.   O

Thương ghét chẳng quan tâm,

Duỗi thẳng hai chân nằm.

Muốn hóa độ chúng sanh,

Tự phải có phương tiện,

Khiến họ hết nghi ngờ,

Tức là tự tánh hiện.

Pháp Phật ở thế gian,

Chẳng rời thế gian ngộ,

Bỏ đời tìm bồ-đề,

Khác nào tìm sừng thỏ.  O

Chánh kiến gọi xuất thế,

Tà kiến gọi thế gian,

Tà chánh đều quét sạch,

Tánh Bồ-đề rõ ràng.

Kệ này là đốn giáo,

Cũng gọi thuyền pháp lớn.

Lúc mê tu nhiều kiếp,

Ngộ chỉ một sát-na. O

Lục Tổ lại nói: “Nay ta thuyết pháp đốn giáo này, nguyện cho pháp giới chúng sanh đều thấy tánh thành Phật.” Lúc ấy Vi Sử Quân và tất cả quan chức, đạo tục, nghe Lục Tổ thuyết pháp đều được tỉnh ngộ, đảnh lễ tán thán rằng: “Lành thay, đâu ngờ xứ Lãnh Nam lại có Phật ra đời.”   O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá) OOO

---o0o---

Mục lục

Ý nghĩa tụng Kinh | Hướng dẫn hành trì | Nghi thức dẫn nhập

1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18

19 |20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27| 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33

34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41| 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48

Phụ lục:  pl1-pl1a| pl2a-c | pl2d-l | pl2m-q | pl 2s-xpl3pl4 | pl5

Sám nguyện và hồi hướng

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |
--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày :  Nguyên Hân- Nguyên Phúc

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nhung cau doi hay cho ngay tet 关于青春的议论文 五痛五燒意思 人间佛教 秽土成佛 neu ban that su muon binh yen day la chia khoa å æžœ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 阿彌陀經教材 BÃi tứ Lửa 原子电负性的影响因素 lãå giÒi tháºn 忏悔 dục lòng từ bi và vấn đề công lý 佛教中华文化 å œæ Nằm 一日禅修 æµæŸçåŒçŽ 否卦 ห เดกก 心经 Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ Táo chúng Ï nga à TP å žå æ メス 禅の旋 藥師琉璃光如來本願功德經 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay 一息十念 phan tich ngu uan vo nga 教师节的对联 Vu lan nhớ má cung thuc tap phat phap de gia dinh duoc hanh phuc Nhận xử 禅と世界文化のオンライン講座 å æžœå žå¾ 佛语不杀生 บทความบรรยายธรรม 地藏十轮经