...... ... .

 

 

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH DANH NGÔN CHÁNH PHÁP

Thứ tư  

I. - PHẨM SONG YẾU

(C.1). Mọi điều do ý dẫn đầu,

Ý là chủ tể,  ý tạo nghiệp ra.

Nếu dùng ý nhiễm ô mà,

Nói năng hành động thật là thương đau.

Não phiền khổ sở theo sau,

Như xe theo dấu chân trâu tức thì.

 

(C.3). Nào là nó đánh mắng tôi,

Thắng tôi, nó cướp của tôi đây này !

Ai ôm hiềm giận ấy hoài,

Hận thù không thể nguôi ngoai bao giờ.

 

(C.5). Lấy thù hận diệt hận thù,

Điều này không có bao giờ thành đâu.

Tình thương để diệt thù sâu,

Đó là định luật trước sau ngàn đời.

 

(C.9). Những ai mặc áo cà-sa

Mà điều ô uế chưa xa được là,

Thiếu lòng tự chế thật thà,

Thế thì chưa xứng cà-sa khoác vào.

 

(C.11). Không chơn thật, tưởng thật chơn,

Thật thà lại ngỡ như không thật thà.

Thật thà chưa đạt đó là,

Chỉ vì ý xấu, nết tà chưa xa.

 

(C.13). Như nhà vụng lợp vậy thôi,

Mưa tuông nước đổ một hồi thấm ngay

Cũng vầy tâm vụng tu này,

Dục tham thâm nhập tràn đầy, lẹ hơn.

 

(C.15). Đời này, đời tới sầu đau,

Hai đời sầu khổ kẻ nào ác gian

Nó sầu nó khổ tâm can,

Do mình thấy nghiệp không kham càng sầu.

 

(C.20). Dù cho kinh điển ít bàn,

Nhưng theo chánh pháp thực hành luôn khi.

Xa lìa tham dục, sân si,

Được tâm giải thoát tức thì ngộ thôi.

Không còn bám giữ hai đời,

Hạnh Sa-môn đã sáng ngời thân tâm.   O

 

II. - PHẨM KHÔNG PHÓNG TÚNG

(C.21). Trên đời phóng túng nên xa

Sống mà phóng túng như là chết thôi.

Buông lung sống tựa chết rồi,

Không còn phóng túng ai người chết đâu?

 

(C.22). Rõ điều sai biệt ấy rồi,

Những người có trí xa rời buông lung.

Vui thay phóng túng không còn,

Hạnh lành bậc thánh tâm hồn an vui.

 

(C.23). Những người thiền định hằng tu,

Kiên trì tinh tấn thường như vậy hoài.

Niết-bàn người trí vui thay,

Bồ-đề vô thượng đủ đầy tịnh an.

 

(C.24). Dốc lòng chánh niệm không lìa,

Thực hành thận trọng, hạnh thì sáng trong.

Giữ mình theo pháp sáng cùng,

Ai người đời sống buông lung không còn.

Tiếng lành không thể hao mòn,

Theo cùng ngày tháng lại còn gia tăng.

 

(C.28). Buông lung người trí xa lìa,

Hạnh không phóng túng thường khi đứng đầu.

Lên lầu trí tuệ cao sâu,

Không sầu dẫu thấy khổ sầu vây bao.

Như là người trí trên cao,

Thấy người ngu muội lao nhao dưới bằng.

 

(C.29).  Tinh cần giữa đám buông lung

Thời thời tỉnh thức giữa vòng trầm luân.

Trí nhân như thể ngựa hùng,

Bỏ sau những thứ ngựa ươn, ngựa hèn.   O

 

III. - PHẨM TÂM

(C.33). Tâm mà dao động hoảng kinh,

Hộ trì nhiếp phục thực tình khó khăn.

Trí nhân uốn thẳng được tâm,

Như là thợ nỏ vẫn hằng uốn tên.

(C.35). Chớ theo dục vọng quay cuồng,

Giữ gìn chớ để luông tuồng động-khinh.

Lành thay, điều phục tâm mình,

Tâm mà điều được, yên bình an vui.

 

(C.38). Ai người không trú được tâm,

Thì chân diệu pháp đã gần được đâu.

Lòng tin dao động, đảo chao,

Viên Thành trí tuệ không sao mà thành.

 

(C.43). Họ hàng thân quyến mẹ cha

Muốn làm ta tốt quả là khó thay.

Sao bằng làm thẳng tâm này,

Tự mình nên tốt, mỗi ngày tốt hơn.            O

 

IV. - PHẨM HOA

(C.49). Như ong đến với hoa thường,

Không hề hại sắc phai hương chút nào.

Giữ hoa lấy mật khó sao,

Như là bậc thánh đi vào làng xa.

 

(C.48). Người nào góp nhặt hương hoa,

Ý còn tham nhiễm hay là đắm say.

Bao giờ thỏa mãn dục này,

Tử thần chinh phục một ngày không xa.

 

(C.50). Không nên nhìn lỗi ở người,

Người làm hay chẳng, ai ơi đâu cần.

Tự mình nhìn lại bản thân,

Có làm hay chẳng mới cần xét soi.

 

(C.51). Như hoa tươi đẹp đương thì

Tuy rằng có sắc nhưng vì không hương.

Cũng như lời nói khoa trương,

Không làm không quả lẽ thường xưa nay.

 

(C.54). Hương thơm của các loài hoa,

Không sao ngược gió bay xa đâu mà.

Nhưng hương đức hạnh thật thà,

Vẫn thường ngược gió lan xa vô ngần.

Tiếng thơm các bậc chân nhân,

Tỏa cùng khắp cõi xa gần nhân gian.

 

(C.58-9). Như là đống rác bợn nhơ,

Người ta vất bỏ thờ ơ bên đường.

Đâu ngờ chỗ ấy Sen thường,

Khiến người đẹp ý vì hương trong lành.

Cũng vậy giữa đám quần sanh,

Mịt mờ ô nhiễm, đua tranh tục trần.

Học trò Chánh Giác phải cần,

Sáng ngời tâm trí cân phân tỏ tường.              O

 

V. - PHẨM NGU

(C.60). Thức lâu mới biết đêm dài,

Đường xa cho kẻ mệt nhoài đang đi.

Luân hồi với kẻ ngu si,

Chỉ vì diệu pháp một khi chưa tường.

 

(C.61). Nếu không tìm được bạn đường,

Hơn mình hay cũng tương đương như mình.

Thà rằng đơn độc yên bình,

Không cùng ngu muội kết tình tâm giao.

 

(C.62). Con tôi, tài sản của tôi,

Người ngu nghĩ vậy sinh sôi ưu sầu.

Bản thân vô ngã bấy lâu,

Vợ con tài sản phải đâu của mình!

 

(C.63). Người ngu biết mình ngu,

Trở thành có trí rõ chừ đây thôi.

Người ngu tưởng có trí ư ?

Thật là đáng gọi chí ngu đây mà.

 

(C.64). Người ngu dù có trọn đời,

Cận kề người trí chẳng rồi hết ngu.

Khi mà chánh pháp còn mù,

Như là cái muỗng chối từ vị canh.

 

(C.67). Nghiệp làm chẳng phải thật lành,

Làm rồi ân hận hoành hành tâm can.

Khóc than lệ nhuốm hai hàng,

Gặt vào quả dữ lại càng đau thương.

 

(C.69). Người ngu lầm tưởng ngon lành,

Bởi vì quả ác còn xanh chưa muồi.

Đến khi quả nghiệp chín rồi,

Bấy giờ ngu muội khổ đời mới hay.

***

(C.71). Những người nghiệp ác sa vào,

Như là sữa vậy, đã nào đông ngay.

Như tro che kín lửa này,

Cháy ngầm theo kẻ ngu hoài đâu tha.

 

(C.75). Một đàng là lợi thế gian,

Một đàng là cõi Niết-bàn khác xa.

Tỳ-kheo đệ tử Phật-đà,

Vui cùng thánh trí, xa hoa đừng màng.

Đừng vì cung kính mà ham,

Hãy tu theo hạnh sẵn sàng lìa xa.        O

 

VI. - PHẨM HIỀN TRÍ

(C.76). Nếu người hiền trí thật thà,

Trách chê lầm lỗi chỉ ra rõ ràng.

Như là chỉ chỗ chôn vàng,

Cận kề người trí lại càng nên thay !

Cận thân những vị như vầy,

Rõ ràng tốt đẹp mỗi ngày một tăng.

 

(C.77). Những người thường vẫn khuyên răn,

Thấy điều làm ác cản ngăn thật tình.

Người hiền yêu kính chân thành,

Thế nhưng kẻ ác bực mình không ưa.

 

(C.78). Chớ cùng kẻ ác kết thân,

Chớ thân với kẻ tiểu nhân hại mình.

Hãy thân với những bạn lành,

Hãy thân với bậc đã thành trí nhân.

 

(C.81). Vững bền như đá tảng này,

Gió lên dễ đã lung lay được nào.

Khen chê lời nói ra vào,

Những người có trí chẳng dao động lòng.

 

(C.86). Những ai theo pháp hành trì,

Khéo nương chánh pháp mà đi được thì.

Sẽ sang đến bến bên kia,

Vượt qua cõi dục cực kỳ khó khăn.

 

(C.88). Hãy cầu vui với Niết-bàn,

Không màng của có, không ham dục tình.

Trí nhân tự lóng trong mình,

Sạch nhơ trong đục thức tình tự tâm.

(C.89). Những ai đã thẳng được tâm,

Hết lòng tu tập chỉ cần ngộ thôi.

Mọi điều ái nhiễm xa rời,

Không còn bám chấp sống đời hân hoan.

Không còn lậu hoặc chứa chan,

Sống đời tịch tịnh, trần gian: Niết-bàn.        O

 

VII. - PHẨM A-LA-HÁN

(C.91-2). Tinh cần chánh niệm đã xong,

Cần gì Tịnh xá hay trong Phật đường.

Rời ao, ngỗng đã muôn phương,

Bỏ sau chỗ trú náu nương dọc đường.

Không màng của cải chất chồng,

Mọi điều ăn uống để lòng quán soi.

Tướng không, không tướng xa rời,

Vấn đề giải thoát không lơi, viên thành.

Như chim giữa cõi trời xanh,

Hướng đi tự tại, mông mênh khó tìm.

 

(C.93-4). Ai người lậu hoặc lóng trong,

Cả điều ăn uống không lòng đắm tham.

Cốt sao giải thoát buộc ràng,

Tướng không, không tướng chẳng màng

quẩn quanh.

Dốc tâm tinh tấn tu hành,

Dấu chân tự tại thực tình khó noi.

Như chim ở giữa bầu trời,

Dấu chân tự tại muôn nơi khó tìm.

 

(C.96). Người nào ý tịnh tâm an,

Lời an thì nghiệp cũng an khó gì.

Đã là chánh trí rồi thì,

Đạt chơn giải thoát, diệu kỳ vui thay.

 

(C.98). Dù cho làng mạc núi rừng,

Giữa miền thung lũng hay vùng đồi cao.

A-la-hán ngự nơi nao

Thành miền an lạc dạt dào đáng yêu.   O

 

VIII. - PHẨM NGÀN

(C.100). Dù cho có nói ngàn lời,

Mà không lợi lạc cho đời ích chi.

Một lời ý nghĩa được thì,

Nghe rồi an tịnh còn gì vui hơn.

(C.103). Dù cho trên bãi chiến trường,

Thắng ngàn quân địch vẫn thường chưa vinh.

Sao bằng thắng được chính mình,

Mới là chiến thắng thực tình tối cao.

 

(C.105). Thiên thần hay dẫu Thát-bà,

Phạm thiên hay dẫu cho là Ma vương.

Không ai có thể cự đương,

Với người tự thắng tự cường bản thân.

 

(C.109). Hãy nên kính lễ tôn sùng,

Những ngài kỳ lão, túc tôn đức lành.

Được vầy bốn pháp tăng nhanh,

Sức hùng, thọ, đẹp, lạc: thành tựu mau.

 

(C.113). Dù ai sống đến trăm năm,

Mà không thấy pháp thế trần diệt sanh.

Sao bằng sống một ngày lành,

Được nhìn thấy pháp diệt sanh ở đời.

 

(C.114). Dù ai sống đến trăm năm,

Mà không thấy pháp xuất trần vô sanh.

Sao bằng sống một ngày lành,

Thấy nguồn bất diệt vô sanh hiển bày.            O

 

IX. - PHẨM ÁC

(C.117). Nếu người làm chuyện ác gian,

Chớ nên tiếp tục mà làm thêm ra.

Chớ mong làm chuyện gian tà,

Ác mà chất chứa ắt là khổ đau.

 

(C.118). Nếu như người đã làm lành,

Hãy nên tiếp tục nhân thành to lên.

Hãy mong làm thiện chớ quên,

Chứa lành tâm trí an nhiên vui vầy.

 

(C.119). Thoạt nhìn kẻ ác như hiền,

Chỉ vì nghiệp ác chưa liền phát sanh.

Đến khi quả ác đã thành,

Bấy giờ kẻ ác lộ hình tà tâm.

 

(C.121). Chớ nhìn việc ác coi thường,

Cho rằng nhỏ nhặt chẳng buồn lo chi.

Khác nào nước nhỏ giọt kia,

Dần dà tích chứa có khi bình tràn.

Người ngu lòng ngập ác gian,

Cũng vì chất chứa tâm can dần dần.

 

(C.123). Nhiều tiền xuôi ngược đi buôn,

Đồng hành có ít, tránh đường hiểm nguy.

Sống thì thuốc độc nên lìa,

Tránh xa điều ác được thì vẫn hơn.

 

(C.126). Một phần trở lại đầu thai,

Sinh vào địa ngục là loài ác gian.

Người lành lên cõi thiên đàng,

Những người vô lậu, Niết-bàn sướng thay!

 

(C.127). Lên trời hay xuống biển khơi,

Dù là rừng thẳm hay nơi hang cùng.

Không nơi nào cõi hồng trần,

Thoát vòng quả nghiệp ác nhân đã làm.  O

 

X. - PHẨM HÌNH PHẠT

(C.129). Mọi người đều sợ cực hình,

Mọi người đều sợ cho mình tử vong.

Lấy mình ví dụ soi lòng,

Không tự chém giết, cũng không bảo làm.

 

(C.133). Nói lời ác độc chớ nên,

Nói lời đanh ác người liền đối ngay.

Những lời tức giận khổ thay,

Như là đao trượng lại quay về mình.

 

(C.135). Người ta dùng gậy chăn bò,

Lùa ra bãi cỏ tha hồ lê la.

Cũng như già chết vậy mà,

Lùa người đến bãi tha ma, hết đời.

 

(C.136). Người ngu thấy ác mà làm,

Vì không ý thức nên càng đi sâu.

Người ngu tự nghiệp bấy lâu,

Nấu nung như lửa đớn đau tự mình.

 

(C.137-40). Dùng cây hại kẻ tay không,

Ác lòng với kẻ không lòng ác sao ?

Thế thì mười loại khổ đau,

Phải liền một loại khổ sầu vương mang.

Hoặc là đau khổ vô vàn,

Hoặc là thân thể thương tàn thê lương.

Hoặc là bệnh hoạn liệt giường,

Hoặc là tâm loạn ý cuồng đảo điên.

Hoặc là mang họa từ vua,

Hoặc là trọng tội bị vu giữa đàng.

Hoặc là ly tán họ hàng,

Hoặc là sản nghiệp tiêu tàn ra ma.

Hoặc là phòng ốc cửa nhà,

Một cơn hỏa hoạn rồi ra tro tàn.

Đến khi hình sắc tiêu tan,

Sanh vào địa ngục vô vàn khổ đau.

 

(C.144). Như là ngựa quý chạm roi,

Nhiệt tâm hăng hái thường noi không rời.

Giới hạnh, tinh tấn luôn thời,

Nương vào chánh pháp mà vui định thiền.

Trí hành chánh niệm không quên,

Dứt lìa vô lượng não phiền, khổ đau.          O

 

XI. - PHẨM GIÀ

(C.146). Cười gì hoan hỷ nỗi gì,

Khi đời bị cháy đen sì không ngơi.

Tối tăm bao phủ nơi nơi,

Sao không kiếm ngọn đèn soi dẫn đường?

 

(C.147). Hãy nhìn bong bóng đẹp xinh,

Chứa đầy thương tích hôi tanh nặc mùi.

Ưu tư bệnh tật bao thời,

Không gì trường cửu ở nơi hồng trần.

 

(C.150). Thành này rường cột bằng xương,

Trét tô bằng thịt hòa chung máu hồng.

Nơi đây già chết não nùng,

Mạn nghi lừa đảo chất chồng bao phen.

 

(C.151). Xe vua cũng sẽ cũ mà,

Thân này cũng vậy, sẽ già không xa.

Pháp người hiền thiện không già,

Người lành rồi lại chuyển qua người lành.

 

(C.152). Người nào kém học ít nghe,

Như là trâu đực có gì khác chăng.

Lớn già thịt có lên cân,

Nhưng mà trí tuệ chẳng tăng trưởng gì.

(C.154). Nay thì đã rõ mặt mày,

Của người từng đã dựng xây căn nhà.

Nay không tạo dựng nữa nha !

Đòn tay, kèo cột rụng ra hết rồi.

Tâm ta tịnh tịch tuyệt vời,

Tiêu tan tham ái, thảnh thơi thoát vòng.

 

(C.155). Trẻ không giới hạnh, uổng thay,

Như không gây dựng tiền tài mai sau.

Như cò già đứng bờ ao,

Cá tôm không có, buồn sao là buồn.   O


XII. - PHẨM TỰ NGÃ

(C.157). Nếu như yêu bản thân mình,

Phải năng bảo vệ giữ gìn cho tinh.

Trí nhân trong suốt ba canh,

Phải luôn tỉnh thức soi mình không nguôi.

 

(C.159-60). Tự làm như đã dạy người,

Được vầy mới thật lợi đời lợi nhân.

Tự điều thật khó muôn phần,

Tự điều mình trước, độ sanh mới thành.

Tự mình nương tựa chính mình,

Không có chỗ khác nương mình hơn đâu.

Cũng nhờ nhiếp phục trước sau,

Được nơi nương tựa nhiệm mầu ai hay.   O

 

XIII. - PHẨM THẾ GIAN

(C.167). Chớ theo các pháp khốn cùng,

Chớ theo đời sống buông lung thỏa tình.

Chớ cho tà kiến theo mình,

Chớ cho tăng trưởng chuyện tình nhân gian.

 

(C.170). Nhìn đời như bọt nước  trôi,

Nhìn đời như huyễn vậy thôi lạ gì.

Quán soi như thế được thì,

An vui tự tại sá chi tử thần.

 

(C.173). Ai dùng các hạnh trong lành,

Xóa mờ nghiệp ác tươi xanh cuộc đời.

Giữa đời đạo đức rạng ngời,

Như trăng thoát khỏi mây trời lộ ra.            O

***

XIV. - PHẨM PHẬT-ĐÀ

(C.179). Vị mà chiến thắng không hàng,

Vị hằng cất bước đi ngang cõi đời.

Vị không lưu dấu thắng người,

Rõ ràng cõi Phật rạng ngời mênh mông.

Dừng chân theo dõi khó lòng,

Người không dấu tích ở trong cõi đời.


(C.183). Mọi điều ác độc không làm,

Hạnh lành thành tựu lại càng an vui.

Ý tâm trong sạch sáng ngời,

Là lời Phật dạy cho đời xưa nay.

 

(C.191). Thấy điều khổ tập khổ đời,

Thấy điều khổ thế, mấy người vượt qua.

Nếu đường tám chánh rõ ra,

Mọi điều khổ não chắc là hết ngay.

 

(C.194). Vui thay được Phật ra đời,

Vui thay nghe được những lời pháp ban.

Vui thay hòa hợp tăng đoàn,

Hòa đồng tu tập lại còn vui thay.   O

XV. - PHẨM AN LẠC

(C.197). Vui thay chung sống hằng ngày,

Giữa vòng thù hận không gây hận thù.

Giữa vòng thù hận thiên thu,

Ta thường sống chẳng hận thù vui thay!

 

(C.198). Vui thay ta sống ở đời,

Không hề bệnh hoạn giữa người ốm đau.

Giữa người bệnh hoạn âu sầu,

Ta thường sống chẳng khổ đau lo buồn.

 

(C.199). Vui thay ta sống ở đời,

Không còn bận rộn giữa nơi rộn ràng.

Giữa người bận rộn lo toan,

Ta thường sống chẳng rộn ràng vui thay!

 

(C.201). Thắng thì sinh oán kết thù,

Bại thì chán nản âm u khổ sầu.

Lạc an tịch tịnh sống lâu,

Mọi điều thắng bại bỏ sau không màng.

 

(C.202). Lửa nào so được lửa tham?

Ác nào sánh được ngang hàng hận sân?

Khổ nào so khổ uẩn bằng ?

Lạc nào bằng lạc tịnh chăng hỡi người!

 

(C.205). Ai người đơn độc nếm mùi,

Hưởng mùi nhàn tịnh, lòng vui vô cùng.

Không còn ác độc hãi hùng,

Nếm mùi vị “pháp vui mừng”ngay thôi.

 

(C.207). Sống lâu với kẻ ngu đần,

Lâu dần rồi cũng nhuốm phần ưu tư.

Khổ thay gần gũi người ngu,

Như thường sống với kẻ thù đâu hơn.

Vui thay gần bậc trí nhân,

Như cùng sống với người thân họ hàng.  O


XVI. - PHẨM HỶ ÁI

(C.209). Tự chuyên việc chẳng đáng chuyên,

Không chuyên việc lẽ ra chuyên uổng đời.

Đích buông theo hỷ ái thời,

Vẫn thường ganh tị với người tự chuyên.

 

(C.210). Cũng đừng gần kẻ yêu mình,

Trọn đời xa kẻ ghét mình cho yên.

Yêu mà không gặp khổ liền,

Ghét mà phải gặp cũng phiền cũng đau.

 

(C.215). Chỉ vì dục ái sinh sầu,

Chỉ vì dục ái lo âu hãi hùng.

Ai người dục ái thoát vòng,

Không sầu, không sợ, ung dung, thanh nhàn.

 

(C.217). Ai người giới đức đủ đầy,

Lý chơn chứng ngộ, vượt ngoài tử sanh.

Tự làm công việc của mình,

Được người yêu kính thực tình xưa nay. O

 

XVII. - PHẨM PHẪN NỘ

(C.217). Lìa xa phẫn nộ, mạn, nghi,

Vượt qua  trói buộc xưa kia buộc ràng.

Sắc danh không bám không màng,

Khổ đau vô sản không mang bao giờ.

 

(C.223). Lấy không hờn hận thắng hờn,

Lấy lành thắng mọi nguồn cơn không lành.

Lấy lòng bố thí thắng tham,

Lấy chân thật thắng dối gian ở đời.

 

(C.228). Hiện thời quá khứ vị lai,

Bao giờ có được việc này hay không.

Ai người toàn bị chê ròng,

Ai người trọn vẹn được lòng người khen?

 

(C.234).  Hay thay, người trí giữ thân,

Giữ  gìn lời nói cân phân nhẹ nhàng.

Giữ gìn tâm ý đàng hoàng,

Giữ gìn ba nghiệp rõ ràng sáng trong.            O

 

XVIII. - PHẨM CẤU UẾ

(C.235). Nay người như lá héo rồi,

Diêm vương sai sứ chờ ngươi ở ngoài.

Trước ngươi cửa chết đã bày,

Hành trang thiếu thốn, đường dài sao kham!

 

(C.204). Giống như rỉ tự sắt sinh,

Rỉ sinh ăn sắt thật tình ai hay,

Quá nhiều lợi dưỡng cũng vầy,

Dẫn vào cõi ác, nghiệp này tự gây.

 

(C.214). Có kinh không tụng dơ kinh,

Nếu không quản trị sẽ sinh dơ nhà.

Biếng lười nhơ sắc thân ta,

Buông lung nhơ bẩn người ra canh phòng.

 

(C.242). Nết tà nhơ nhớp đàn bà,

Xan tham nhơ nhớp phiền hà người cho.

Bấy lâu pháp ác: Vết nhơ,

Đời này, đời tới cũng như thế hoài.

 

(C.243). Trong hàng uế trược ấy thì,

Vô minh dơ nhất, không gì dơ hơn.

Những ai lìa nhớp nhơ thường,

Thành người không nhiễm những đường

nhớp nhơ.

 

(C.251). Lửa nào bằng được lửa tham?

Chấp nào sánh được ngang hàng hận sân?

Lưới nào bằng lưới si chăng?

Sánh bằng sông ái trầm luân sông nào ?

 

(C.252). Lỗi người tìm thấy dễ thay,

Lỗi mình khó thấy dẫu đầy dẫy ra.

Phanh phui tìm lỗi người ta,

Như là sàng gạo trấu ra tức thì.

Lỗi mình lấp liếm che đi,

Như người bài lận nệ chi dấu bài.       O

 

XIX. - PHẨM PHÁP TRỤ

(C.257). Độc tài chẳng đúng pháp đâu,

Công bằng dẫn dắt cho nhau được rồi.

Trí nhân đúng pháp sống thời,

Xứng danh trụ pháp giữa đời nhân sinh.

 

(C.265). Ai người lắng diệu hoàn toàn,

Mọi điều lớn nhỏ gian tham không làm.

Lìa xa mọi sự hung tàn,

Vị này xứng đáng vào hàng Sa-môn.

 

(C.267). Những ai thiện ác đều xa,

Tu hành đạo hạnh thật là đẹp thay.

Sống bằng giới định tuệ hoài,

Xứng danh vị ấy là thầy Sa-môn.

 

(C.270). Chẳng lo chỉ giới cấm trì,

Chẳng lo học lắm, chẳng vì hiểu cao.

Chẳng do thiền định chứng cầu,

Sống nơi thanh vắng thâm sâu một mình.

 

(C.272). Ta thường vui hưởng thanh nhàn,

Phàm phu chưa thể lạc an yên bình.

Tỳ-kheo chớ có tin mình,

Khi mà lậu hoặc thật tình chưa xa.   O

 

XX. - PHẨM ĐẠO

(C.273-5). Tốt thay đường chánh tám ngành,

Bốn câu nghĩa lý rọt rành, tốt thay.

Lìa tham là pháp rất hay,

Đẹp thay mắt pháp giữa loài hai chân.

Đường này chẳng phải đường nào,

Đưa vào thanh tịnh, biết bao diệu thường.

Cứ theo lối ấy mà nương,

Ma vương mê loạn, vô phương kiếm tìm.

115. Nếu người theo đúng đường này,

Đau thương khổ não rồi đây xa rời.

Con đường ta đã chỉ người,

Chông gai chướng ngại, trí ngời cũng qua.

 

(C.276). Hãy làm với cả nhiệt tình,

Như Lai đã dạy thì mình cứ đi.

Những người thiền định hành trì,

Thoát vòng trói buộc những gì ác ma.

 

(C.287). Người nào tâm ý đắm say,

Nào là con cái vật ngoài, của trong.

Kẻ này thần chết đang lùng,

Như làng say ngủ giữa vùng lụt trôi.   O

 

XXI. - PHẨM TẠP LỤC

(C.293). Ai người cần mẫn siêng năng,

Vẫn thường quán chiếu, tự thân niệm hoài.

Việc nào không đáng bỏ ngoài,

Việc nào đáng việc, miệt mài cho xong.

Ai người suy niệm tỉnh lòng,

Tiêu trừ lậu hoặc, lóng trong tâm hồn.

(C.296). Đã là đệ tử Thích-ca,

Tự mình tỉnh giác để mà đi lên.

Miệt mài bất kể ngày đêm,

Luôn luôn tưởng niệm trong tâm Phật-đà.

 

(C.298). Học trò của Phật Thích-Ca,

Phải luôn tỉnh thức để mà đi lên.

Miệt mài bất kể ngày đêm,

Hướng về chánh pháp thường xuyên niệm

hoài.

 

(C.302). Khó thay, vui hạnh xuất gia,

Tại gia sinh hoạt thật là khó khăn.

Khổ thay, sống chẳng tri âm,

Khổ thay, cứ phải trôi lăn luân hồi!

Vậy thì chớ sống buông trôi,

Chạy hoài theo cảnh luân hồi khổ đau.  O

 

XXII. - PHẨM ĐỊA NGỤC

(C.312). Sống mà phóng túng buông lung,

Vượt ngoài giới cấm vô cùng nhiễm ô.

Sống mà phẩm hạnh đáng ngờ,

Thế thì quả lớn bao giờ chứng nên.

 

(C.314). Thế nên nghiệp ác không làm,

Làm rồi khổ lụy, lo toan, u buồn,

Nghiệp lành thực hiện vẫn hơn,

Làm xong thơ thới tâm hồn an vui.

 

(C.315). Như là thành lũy biên thùy,

Trong ngoài đều phải thường khi canh phòng.

Cũng như luôn phải giữ lòng,

Để không buông thả trong từng sát-na,

Phút giây sầu muộn thoáng qua,

Sa vào địa ngục thật là đáng thương.

 

(C.316). Việc không đáng thẹn, thẹn sao ?

Việc làm đáng thẹn, nhưng nào thẹn đâu.

Chỉ vì tà kiến ăn sâu,

Sanh vào nẻo dữ, khổ đau không cùng.   O

 

XXIII. - PHẨM VOI

(C.320). Ta như voi giữa trận tiền,

Phải đành hứng chịu mưa “tên” bao kỳ.

Chịu nhiều phỉ báng thị phi,

Là do giới ác nhiều khi người làm.

 

(C.327). Hãy vui vì chẳng buông lung,

Giữ gìn khéo léo, canh chừng ý tâm.

Vượt ngoài đường ác tối tăm,

Như là voi đã ra chân khỏi lầy.

 

(C.329). Không cùng người trí đồng hành,

Để cùng chung sống hạnh lành an vui.

Như vua nước bại bỏ ngôi,

Như voi sống giữa rừng voi một mình.

 

(C.330). Tốt hơn hãy sống một mình.

Không cùng ngu muội đồng tình kết thân.

Độc thân sống chẳng ác tâm,

Như voi sống giữa rừng thâm không buồn.

 

(C.33-3). Vui thay có bạn lúc cần,

Vui thay biết đủ, yên tâm sống hoài.

Vui thay chết được đức dầy,

Vui thay đau khổ xưa nay hết rồi.

Vui thay hiếu kính mẹ ta,

Vui thay hiếu kính bên cha một lòng.

Vui thay kính trọng Sa-môn,

Vui thay quý kính Chí Tôn, thánh hiền.

Già còn giới hạnh vui thay !

Vui thay an trú niềm tin vậy hoài.

Vui thay trí tuệ đủ đầy,

Vui thay việc ác xa ngay không làm.              O

 

XXIV. - PHẨM THAM ÁI

(C.341). Người đời ái dục ngập mình,

Thấy điều sung sướng mỏng manh hài lòng.

Tuy rằng an lạc cầu mong,

Họ thường vẫn phải nằm trong sanh già.

 

(C.343). Những người ái dục buộc ràng,

Vẫy vùng run sợ, kinh hoàng không ra.

Như là thỏ bị lưới sa,

Tỳ-kheo do vậy chớ mà đa mang.

Mong cầu lìa hẳn xan tham,

Nhiếp hàng ái dục buộc ràng bấy lâu.

 

(C.347). Những người ái dục đắm say,

Như lao mình xuống dòng xoay nước vần.

Như là nhện vướng lưới giăng,

Không màng đau khổ, trí nhân quyết trừ.

 

(C.348). Tương lai, quá khứ, hiện giờ,

Bỏ qua để quyết qua bờ bên kia.

Ý tâm giải thoát hết kìa,

Để vòng sanh tử xưa kia đừng ràng.

 

(C.353). Ta từng hàng phục mọi đàng,

Ta từng mọi việc rõ ràng trước sau.

Ta không bị nhiễm pháp nào,

Ta từ bỏ cả, thấp cao không màng.

Ái lìa, giải thoát buộc ràng,

Tự mình trí tuệ, ai làm thầy ta ?

 

(C.354). Quà pháp hơn hẳn các quà.

Vị pháp cao tột, vượt qua vị mùi.

Vui pháp hơn các niềm vui,

Ái tham chấm dứt, chẳng vùi khổ đau.   O

 

XXV. – PHẨM TỲ-KHEO

(C.360-1). Lành thay gìn giữ mắt này,

Lành thay gìn giữ tốt hoài hai tai,

Lành thay gìn giữ lưỡi ngay,

Lành thay giữ mũi không say đắm mùi.

Lành thay gìn giữ thân này,

Lành thay gìn giữ cho ngay thẳng lời.

Lành thay gìn giữ cả rồi,

Tỳ-kheo được vậy xa rời khổ đau.

 

(C.367). Hoàn toàn đối lại sắc danh,

Không còn chấp ngã, của mình, của ta.

Không còn chấp mắc phiền hà,

Vị này xứng đáng gọi là Tỳ-kheo.

 

(C.376). Tiếp người thân thiện ân cần,

Giữ gìn cử chỉ muôn phần đoan trang.

Được vầy mọi sự hân hoan,

Rồi ra dứt mọi lo toan khổ sầu.

 

(C.382). Tỳ-kheo nhỏ tuổi nhưng mà,

Siêng tu giáo pháp Phật-đà anh minh.

Sáng soi nhân sự ba sinh,

Như là trăng sáng thoát mình khỏi mây.  O

 

XXVI- PHẨM BÀ-LA-MÔN

(C.385). Bờ này cho đến bờ kia,

Hai bờ không có đã lìa hết ra.

Khổ lìa, trói buộc dứt ra,

Thì ta gọi đó là Bà-la-môn.

 

(C.386). Tu thiền thường trú lìa trần,

Không còn lậu hoặc mọi phần việc xong.

Đích cao đã đạt tột cùng,

Bà-la-môn đấy tên dùng đâu sai.

 

(C.387). Mặt trời chỉ sáng ban ngày,

Mặt trăng chỉ sáng soi hoài ban đêm.

Chiến binh khí giới sáng lên,

Những trang Phạm chí định thiền sáng soi.

Hào quang Đức Phật rạng ngời,

Vẫn luôn sáng rực muôn nơi đêm ngày.

 

(C.391). Với người mà miệng ý thân,

Mọi điều làm ác xưa gần nay xa.

Giữ gìn ba nghiệp thật thà,

Thì ta gọi họ là Bà-la-môn.

 

(C.396). Gọi là Phạm chí không vì,

Tổ tông, mẹ đẻ, không vì chỗ sanh.

Tên suông gọi vậy chẳng thành,

Khi tâm phiền não hoành hành chưa xa.

Não phiền chấp trước thoát ra,

Thì ta gọi đó là Bà-la-môn.

 

(C.406). Giữa thù, thân thiện không thù,

Giữa vòng hung hãn ôn nhu, nhân hòa.

Giữa vòng ô nhiễm không sa,

Thì ta gọi đó là Bà-la-môn.

(C.412). Người nào sống ở đời này,

Mọi điều thiện ác hàng ngày buông xa.

Không rầu rũ bụi sạch ra,

Thì ta gọi đó là Bà-la-môn.

 

(C.414). Vượt đường nguy hiểm xong rồi,

Luân hồi nhiếp phục, xa rời ngu si.

Định thiền sang bến bên kia,

Mạn nghi đã dứt xa lìa dục tham.

Không còn chấp trước tịnh an,

Bà-la-môn đấy rõ ràng không sai.

 

(C.417). Bỏ đi trói buộc loài người,

Cả vòng trói buộc cõi trời vượt qua.

Buộc ràng giải thoát hết ra,

Thì ta gọi đó là Bà-la-môn.

 

(C.423). Ai người đời trước biết rồi,

Rọt rành xứ đọa, cõi trời mông mênh.

Ai người đã hết diệt sinh,

Viên thành thắng trí, thực tình Mâu-ni.

Tựu thành viên mãn cả thì,

Bà-la-môn đấy có gì sai đâu.

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá) OOO  

--- o0o ---

Mục lục

Ý nghĩa tụng Kinh | Hướng dẫn hành trì | Nghi thức dẫn nhập

1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18

19 |20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27| 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33

34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41| 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48

Phụ lục:  pl1-pl1a| pl2a-c | pl2d-l | pl2m-q | pl 2s-xpl3pl4 | pl5

Sám nguyện và hồi hướng

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |
--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày :  Nguyên Hân- Nguyên Phúc

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

一念心性 是 å 激安仏壇店 生日快乐 nhung cau doi hay cho ngay tet 关于青春的议论文 五痛五燒意思 人间佛教 秽土成佛 neu ban that su muon binh yen day la chia khoa å æžœ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 阿彌陀經教材 BÃi tứ Lửa 原子电负性的影响因素 lãå giÒi tháºn 忏悔 dục lòng từ bi và vấn đề công lý 佛教中华文化 å œæ Nằm 一日禅修 æµæŸçåŒçŽ 否卦 ห เดกก 心经 Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ Táo chúng Ï nga à TP å žå æ メス 禅の旋 藥師琉璃光如來本願功德經 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay 一息十念 phan tich ngu uan vo nga 教师节的对联 Vu lan nhớ má cung thuc tap phat phap de gia dinh duoc hanh phuc Nhận xử