.


 KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

Phụ Lục

---o0o---

CHÚ THÍCH

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ DANH TỪ RIÊNG

Thích Giác Hoàng

(Đọc bằng phông chữ Arial Unicode MS)

 

 

 

(S - X)

Sa-bà  ®  Ta-bà.

sám-hối phiên âm và dịch nghĩa của Kṣama (S), ban đầu các nhà Phật học Trung Hoa phiên âm chữ kṣama là "sám-ma"  ,  nghĩa là xin người khác tha lỗi cho mình lỡ phạm. Về sau học giả Trung Hoa dịch là "hối quá." Sau để cho Hán hoá các từ có gốc tiếng nước ngoài, người Hoa dịch thành "sám hối." Nghĩa là ăn năn lỗi trước đã lỡ phạm và nguyện chừa không tái phạm nữa.

sa-môn    phiên âm của śramaṇa (S), samaṇa (P). Thuật ngữ Sa-môn dùng chỉ chung cho giới tu sĩ không tin vào thẩm quyền kinh điển Vệ-đà của đạo Bà-la-môn trong thời Đức Phật. Các tu sĩ ngoại đạo thời đó thường gọi Đức Phật là Sa-môn Cồ-đàm hay bậc Đại Sa-môn. Trong khi đó, Đức Phật thường gọi các đệ tử nam của mình là Tỳ-kheo và các đệ tử nữ là Tỳ-kheo-ni. Về sau, từ này được sử dụng để chỉ chung cho các vị cao tăng.

Sa-nặc   phiên âm của Chandaka (S) hoặc Channa (P), người hầu giữ ngựa trung thành của thái tử Tất-đạt-ta. Sau này ông cũng xuất gia theo Đức Phật, nhưng rất cứng đầu, ngạo mạn. Đức Phật trước khi tịch còn dặn đại chúng là phải dùng phép mặc tẫn (không nói chuyện) với Sa-nặc để hành phạt ông. Tuy nhiên, sau đó tôn giả nỗ lực tu tập và cuối cùng cũng chứng quả A-la-hán.

Sanh chủ   dịch nghĩa của PhạmThiên. Quan niệm của Bà-la-môn giáo cho rằng Phạm Thiên là đấng Tạo Hoá, đấng Sáng Tạo, đấng Tạo Dựng sinh ra muôn loài vạn vật nên có tên là Sanh Chủ. Đức Phật phủ nhận quan điểm này.

San-khê-da phiên âm của từ Saṅkheyya (P), viết đủ là Saṅkheyya-pariveṇa, phiên âm theo tiếng Hoa là San-khế-đa. Tên ngôi chùa của Tỳ-kheo Na-tiên trú ngụ thuộc vùng Sāgala.

sát-đế-lợi   phiên âm của kṣatriya (S) hoặc khattiya (P), nghĩa là giai cấp võ tướng, quý tộc, nắm hết mọi quyền chính trong quốc gia. Đây là giai cấp thứ hai trong bốn giai cấp thời Ấn Độ cổ.  

sát-na phiên âm của kṣaṇa (S) chỉ cho thời gian ngắn nhất mà con người có thể tưởng tưởng được.

sáu ba-la-mật dịch nghĩa của "lục ba-la-mật" , gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

sáu cõi trời dục giới bao gồm trời Tứ Thiên Vương,  trời Đao-lợi, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại.

sáu đường dịch nghĩa của "lục đạo" , gồm có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên.

sáu giác quan dịch nghĩa của từ Lục căn  :  mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

sáu nhập = sáu giác quan.

sáu phàm dịch nghĩa của “lục phàm” , gồm có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên.

sáu yếu tố tạo nên thế giới và con người, gồm: đất, nước, gió, lửa, hư không và tâm thức.

Sa-va-thi phiên âm từ Savatthi (P) = Xá-vệ

Sĩ-đạt-ta phiên âm của Siddhātha (S) hoặc Siddhattha (P), còn được phiên âm là Tất-đạt-đa, tên của Đức Phật khi còn là thái tử, Hán dịch nghĩa là “Nhất thiết sự thành”       , nghĩa là mọi sở nguyện đều được thành tựu.

súc sanh = bàng sanh.

Su-cha-ta phiên âm của Sujātā (P). Tên em gái út của đại nữ tín chủ Visākhā, sau cô là con dâu của cư sĩ Cấp Cô Độc.

Ta-bà hay còn viết là sa-bà    phiên âm của Sahā (S=P), vốn nó xuất phát từ Sahā-lokadhātu (S), nghĩa là thế giới chịu nhiều kham nhẫn, đau khổ. Đây là cảnh giới loài người đang sống, tức là hành tinh của chúng ta.

Ta-la phiên âm của Sāla (P), hoặc Śāla (S). Tên của một loại cây có tên khoa học là Shorea Robusta. Đức Phật vô dư niết-bàn tại rừng cây này.

Tam Bảo   dịch nghĩa của Tri-ratana (S), nghĩa là Ba Ngôi Báu, dịch cách khác là Ba Điều Quý Báu, đó là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo.

tâm bồ-đề cấu trúc chữ Hán là: Bồ-đề tâm   dịch  từ chữ Bodhicitta (S), nghĩa là tâm hướng đến mục tiêu giác ngộ.

tám chánh đạo còn gọi là Bát Thánh đạo, gồm có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

tám đường chánh = tám chánh đạo.

tám giải thoát dịch nghĩa của cụm từ “Bát giải thoát” , gồm có 1) Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát; 2) Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát; 3) Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trụ; 4) Không vô biên xứ giải thoát; 5) Thức vô biên xứ giải thoát; 6) Vô sở hữu xứ giải thoát; 7) Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát; 8) Diệt thọ tưởng định thân tác chứng cụ trụ.

Tam Thế Phật Nghĩa là chư Phật trong ba đời. Chư Phật trong quá khứ như Đức Phật Tỳ-bà-thi, Thi-khí, Tỳ-xá, Ca-la-tôn-đại, Câu-na-hàm, Ca-diếp. Đức Phật thời hiện tại là Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Đức Phật tương lai sẽ là Đức Phật Di-lặc.

Tam y gồm có  1. Y tăng-già-lê (S= P. Saṅghāti), 2. Uất-đa-la-tăng          (S=P. uttarāsaṅga), 3. An-đà-hội       (S=P. antaravāsa). ®  ba y một bát.

tam-ma-bát-đề   phiên âm của Samāpatti (S=P), hoặc  Tam-ma-bát-để , hoặc Tam-ma-bạt-đề ,  dịch ý là “đẳng chí”  hoặc “chánh thọ." Tên một phương pháp thiền định.

tam-ma-đề = tam-ma-để.

tam-ma-đề phiên âm của Samādhi (S=P), nghĩa là định. Samādhi được người Hoa phiên âm nhiều cách khác nhau như tam-muội , tam-ma-đề , tam-ma-địa .  ®  Định.

tam-ma-địa = tam-ma-đề.

tam-muội = tam-ma-để.

tăng thượng mạn        một trong 7 loại kiêu mạn: khi tự thân chưa chứng Thánh quả mà tự xưng đã chứng Thánh quả. Trong Kinh Pháp Hoa, thuật ngữ này chỉ chung cho các hàng Thanh Văn, Duyên Giác không chấp nhận học thuyết một Phật thừa và nghĩ rằng quả A-la-hán mà mình chứng đắc không gì khác với quả Phật cao siêu.

tăng-già-lê phiên âm của saṅghāṭī (S=P), nghĩa là thượng y. Thời Phật còn tại thế, chư tăng khi đi ra ngoài khất thực hoá duyên thì mặc y này. Ngày nay chư tăng đắp thượng y khi lên chánh điện lễ Phật, tụng kinh, bố-tát hoặc khi đi ra đường.

tăng-kỳ kiếp viết đủ là a-tăng-kỳ kiếp . A tăng-kỳ là phiên âm của asaṃkhya  (S=P) nghĩa là vô số, nên a-tăng-kỳ-kiếp nghĩa là vô số kiếp. Theo số học Ấn Độ, một a-tăng-kỳ là 1 tỷ cộng thêm 26 số không phía sau, hoặc mười luỹ thừa 34.

Tất-lăng-già-bà-ta cũng đọc là Tất-lăng-già-bà-sa ,  phiên âm của Pilinda-vatsa (S) hoặc Pilinda-vaccha (P). Tên của một vị Tỳ-khưu đã chứng Thánh quả A-la-hán nhưng thường hay chửi mắng, vì tập khí 500 đời quá khứ thường sanh vào dòng dõi Bà-la-môn có uy quyền còn sót lại, nên đến khi tu hành đắc đạo nhưng vẫn sử dụng ngôn ngữ chỉ thị hoặc mắng rủa trong quá trình hành đạo.

Tệ-túc 宿 phiên âm của Pīyāsi (P). Theo Kinh Tệ Túc thuộc Trường A-hàm, ông là một Bà-la-môn. Theo Kinh Tệ Túc thuộc Trường Bộ, ông là một chư hầu nhỏ dưới quyền cai trị của vua Ba-tư-nặc thuộc nước Câu-sa-la thời  Đức Phật. Ông cật vấn  tôn giả Kimāra Kassapa (Đồng-nữ Ca-diếp) về vấn đề tái sanh, luân hồi. Sau buổi pháp đàm đó, ông xin quy y Tam Bảo trọn đời.

Thắng Man    dịch nghĩa của Mālyaśrī (S), nghĩa là “vòng hoa đẹp." Tên của công chúa con vua Ba-tư-nặc và Mạt-lợi phu nhân. Bà là hoàng hậu của nước A-du-đà (S. Ayodhiyā). Bài kinh mang cùng tên là bài kinh do phu nhân nói dưới sự chứng minh của Đức Phật.

thánh đa văn đệ tử  viết theo cấu trúc chữ Hán là “Đa văn Thánh đệ tử”          nghĩa là một vị đệ tử  của Đức Phật đã đạt được một trong 4 quả Thánh, tinh thông giáo pháp  và có khả năng diễn giảng giáo pháp của Đức Phật dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

thánh nhân      dịch nghĩa của chữ ārya (S=P). Theo quan niệm của Phật giáo, hành giả nào đã chứng được quả Dự Lưu trở lên được gọi là Thánh nhân.

Thanh Văn dịch nghĩa của Śrāvaka (S) hoặc Sāvaka (P), nghĩa là các vị sau khi  nghe xong  giáp pháp của Đức Phật, chứng quả A-la-hán, nhưng chưa chứng được quả vị giác ngộ tối thượng. Theo cách phân chia giáo pháp của các nhà Đại thừa, thì giáo pháp của Đức Phật chia thành  5 nhóm tương ứng với năm đối tượng: Nhân thừa,Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ-tát thừa.

Thế Gian Giải        (S. Lokavid, P. Lokavidū): Bậc tinh tường và giải thông hết thảy những sự việc ở thế gian. Một trong mười danh hiệu của Phật.

thế giới ba nghìn tiếng Hán là “tam thiên đại thiên thế giới”             . Theo thế giới quan Phật giáo, một quả địa cầu là một thế giới, gộp 1000 quả địa cầu lại thành một tiểu thiên thế giới. Gồm một ngàn Tiểu thiên thế giới thành một Trung thiên thế giới. Gồm một ngàn Trung thiên thế giới thành một Đại thiên thế giới. Như vậy Tam thiên đại thiên thế giới có nghĩa là thế giới gồm chung cả Tiểu thiên, Trung thiên và Đại thiên.

Thế Tôn    dịch nghĩa của Lokanātha (S), hoặc Bhagavā (S=P), có nghĩa là bậc được thế gian tôn trọng. Thỉnh thoảng trong các bản chữ Hán và vài bản dịch tiếng Việt giữ nguyên cách phiên âm của Bhagavā là Bạt-già-phạm . Đây là một trong mười danh hiệu của Đức Phật. Danh hiệu nầy còn là từ tôn xưng của hàng đệ tử đối với Đức Phật.

Thích-đề-hoàn-nhân hay Thích-đề-hoàn-nhơn   phiên âm của cụm từ Śakro-devānāmindra. Cũng gọi là   Đế-thích , vị vua cai trị cõi trời có 33 tầng. ® Đao-lợi.

Thiện Giác hay còn gọi là Thiện Giác Vương dịch nghĩa của từ Suprabuddha (S), Suppabudha (P). Ông là cha của công chúa Da-du-đà-la.

thiện nam tử 1. viết đủ của "thiện nam" nghĩa là một người cư sĩ nam quy y Tam Bảo; 2. Trong một số kinh điển Đại thừa, thuật ngữ này chỉ chung cho các hàng Bồ-tát.

thiện nam dịch nghĩa của Upāsaka (S=P) phiên âm Hán Việt là Ưu-bà-tắc , nghĩa là một người nam đã phát nguyện quy y Tam Bảo, vâng giữ học giới, làm các điều thiện theo lời Phật dạy, và hay giúp đỡ chư tăng  nên Trung Hoa còn dịch là "cận sự nam" .

Thiên Nhân Sư   (S. Śastā devamanuṣyāṇām, P. Satthā-deva-manussaanaṃ), bậc Thầy của trời người. Một trong mười danh hiệu của Đức Phật.

Thiện Sanh  dịch nghĩa của Sīṅgālaka (S) hoặc  Singālaka (P),   âm Hán Việt là Thi-ca-la-việt . Thiện Sanh là tên của một cư sĩ thời Đức Phật đã nghe theo lời cha dặn trước khi qua đời lễ bái sáu phương để báo hiếu, sau được Đức Phật hoá độ.

Thiện Thệ       (S=P. Sugata) Nghĩa là bậc khéo vượt qua sông mê bể khổ, cảnh giới luân hồi. Một trong mười danh hiệu của Đức Phật.

thiền thứ ba hành giả đạt đến trạng thái buông bỏ hỷ (niềm vui thân cảm nhận được) hoàn toàn tỉnh giác, thân cảm nhận sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "xả niệm lạc trú."

thiền thứ hai vị hành giả chứng và trú vào trạng thái hỷ lạc, không còn tầm không còn tứ, nội tĩnh nhất tâm.

thiền thứ nhất đây là trạng thái của một hành giả sau khi đã loại trừ được năm triền cái, đó là tham, sân, trạo cử, hôn trầm, nghi ngờ. Vị hành giả ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc  có tầm, có tứ.

thiền thứ tư  hành giả xả lạc, xả khổ, diệt hỷ diệt ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào trạng thái không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

thiện tri thức        người bạn đạo tốt có tín tâm đối với Tam Bảo và có trí tuệ, có thể tự độ mình và có khả năng độ người.

thức vô biên xứ   định   (S.Vijñānānantyāyatana dhyāna): một trong 4 cảnh giới thiền của sắc giới.

tiền trần khi năm căn tiếp xúc với  đối tượng năm trần, phát sinh sự nhận thức phân biệt  về các trần cảnh. Khi các căn không còn tiếp xúc với năm trần nữa mà các trần cảnh vẫn hiện lên trong ý thức, gọi cảnh đó là tiền trần.

tín nữ   dịch từ chữ upāsikā (S=P), âm Hán Việt là Ưu-bà-di  . Nghĩa là phụ nữ đã quy y Ba Ngôi Báu và thực hành năm nguyên tắc đạo đức của một người tại gia. Thuật ngữ này còn được dịch là "cận sự  nữ"      vì các vị cư sĩ này thường thân cận ủng hộ việc tu trì của chư Tăng Ni.  

tinh xá   dịch nghĩa của từ vihāra (S=P), có nghĩa là nơi ở thanh tịnh và trong sạch của hàng xuất gia, ví dụ như Tinh Xá Kỳ-hoàn hay Tinh Xá Trúc Lâm.  Truyền thống Phật giáo Đại thừa ở Trung Hoa và Nhật Bản đều dùng “tự”, “viện”, "già-lam" hay “đại tùng lâm” có nghĩa là chùa chiền, chỗ chúng tăng tu học hay nghiên cứu để thay thế cho “Tinh Xá."

Tịnh-phạn phiên âm cuả  Suddhodana (S) hoặc Suddhodana (P), thân phụ của Thái tử Tất-đạt-đa. Trước khi băng hà, ông được Đức Phật về thăm viếng và thuyết pháp, nhờ đó ông  chứng được quả vị A-la-hán.

tôn giả bậc đáng được tôn trọng, tiếng Pāli gọi là Bhante,  là tiếng tôn xưng của các vị tu sĩ nhỏ tuổi đạo đối với các vị lớn tuổi đạo, bậc có công phu sâu dày hoặc quả chứng cao hơn.

Tôn-đà-la-nan-đà phiên âm của Sundarananda (S=P), thường gọi tắt là Nan-đà. Tôn giả là con ruột của lệnh bà Ma-ha-ba-xà ba-đề và vua Tịnh-phạn. Đức Phật đã vận dụng thần thông hoá độ tôn giả và chẳng bao lâu tôn giả chứng được Thánh quả A-la-hán.

trạch pháp   phân tích giáo pháp một cách rõ ràng rồi mới  hành trì. Đây là một trong bảy yếu tố đưa đến giác ngộ.

trí tuệ    dịch nghĩa của prajñā (S)  hoặc paññā (P). Trung Hoa còn phiên âm là Bát-nhã   , dịch là "huệ" , "trí huệ"      hoặc "minh" , nghĩa là sự thấy biết các sự vật hiện tượng đúng như thật bản chất của nó, không còn bị bản ngã si mê đánh lừa. Trí tuệ có nhiều cấp độ. Nhờ đọc, học, nghe thuyết giảng mà được sáng suốt gọi là "văn tuệ". Do tự mình suy tư nhiều ngày mà hiểu biết thấu suốt được vấn đề, gọi là "tư huệ"; Do tu tập các pháp môn của Đức Phật chỉ dạy mà phát sinh trí tuệ gọi là "tu huệ."

Trời Biến Tịnh nơi cư trú của một số vị chứng được tam thiền.

Trời Đại Phạm nơi cư trú của một số vị chứng được sơ thiền.

Trời Ma-hê-thủ-la nơi cư trú của một số vị chứng được tứ thiền.

Trời Phạm Chúng  nơi cư trú của một số vị chứng được sơ thiền.

Trời Phạm Phụ nơi cư trú của một số vị chứng được sơ thiền.

Trời Phước Sanh nơi cư trú của một số vị chứng được tứ thiền.

Trời Quang Âm nơi cư trú của một số vị chứng được nhị thiền.

Trời Quảng Quả nơi cư trú của một số vị chứng được tứ thiền.

Trời Sắc Cứu Cánh nơi cư trú của một số vị chứng được tứ thiền.

Trời Thiện Hiện nơi cư trú của một số vị chứng được tứ thiền.

Trời Thiện Kiến nơi cư trú của một số vị chứng được tứ thiền.

Trời Thiểu Quang nơi cư trú của một số vị chứng được nhị thiền.

Trời Thiểu Tịnh nơi cư trú của một số vị chứng được tam thiền.

Trời Vô Lượng Quang nơi cư trú của một số vị chứng được nhị thiền.

Trời Vô Lượng Tịnh nơi cư trú của một số vị chứng được tam thiền.

Trời Vô Nhiệt nơi cư trú của một số vị chứng được tứ thiền.

Trời Vô Phiền nơi cư trú của một số vị chứng được tứ thiền.

Trời Vô Sân nơi cư trú của một số vị chứng được tứ thiền.

Trúc Lâm   dịch nghĩa của Veṇuvana (S) hoặc Veluvana (P),  dịch sát tiếng Việt là rừng Trúc. Trúc Lâm cũng là tên của một khu rừng được vua Tần-bà-sa-la cúng dường Đức Phật để làm nơi cư  trú của chư Tăng, nên trong Kinh thường ghi là "Tinh Xá Trúc Lâm". Đây là ngôi tinh xá đầu tiên trong lịch sử Phật giáo.

trung đạo   dịch nghĩa của madhyamā-pratipad (S) hoặc majjhima-paṭipadā (P). Trong bài Kinh Chuyển Bánh Xe Pháp, Đức Phật giảng về Tám Con Đường Chánh. Tám con đường này gọi là Trung Đạo vì nó tránh xa hai cực đoan hưởng thụ dục lạc và khổ hạnh ép xác.

tù ngục ba miền dịch ý từ  “tam giới”    , tức cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc.

tứ trí vô ngại   hay còn gọi là "Tứ vô ngại biện" hay "Tứ vô ngại giải", gồm có: 1) Pháp vô ngại: hiểu rõ giáo pháp một cách thông suốt. 2) Nghĩa vô ngại: hiểu rõ nghĩa lý ẩn chứa trong các cách diễn đạt khác nhau. 3) Từ vô ngại: sử dụng ngôn ngữ một cách tự tại, điêu luyện. 4) Nhạo thuyết vô ngại, còn gọi là “Biện thuyết vô ngại" nghĩa là thuyết giảng giáo pháp của Đức Phật một cách thông suốt, tự tại và phù hợp với các đối tượng.

tự tứ dịch nghĩa của pravāraṇnā (S) hoặc pavāraṇā (P), nghĩa là tự mình bày tỏ lỗi lầm của mình và xin các vị đồng phạm hạnh tha thứ những sai lầm của mình. Lễ tự tứ được tổ chức sau ba tháng an cư kiết hạ theo truyền thống Bắc truyền, và sau 3 tháng an cư mùa mưa theo truyền thống Nam truyền.

Tư-ba-ê     phiên âm của Satvyā (P), một đô thị nhỏ của nước Câu-sa-la. Cuộc pháp đàm giữa tôn giả Kimāra Kassapa và Bà-la-môn Tệ Túc diễn ra ở đây.

Tu-bạt = Tu-bạt-đà-la.

Tu-bạt-đà-la   phiên âm Subhadra (S)  hoặc Subhadda (P), là người xin gặp Đức Phật ngay trước khi Ngài nhập diệt.Sau khi được Đức Phật giáo hoá, ông cố gắng hành thiền, chứng được Thánh quả và nhập Niết-bàn trước Đức Phật. Ông là vị đệ tử cuối cùng của Đức Phật.

Tư-đà-hàm phiên âm sakṛāgāmi (S) hoặc sakadāgāmi (P), được dịch là Nhất Lai    , Nhất Vãng Lai   hoặc Nhất Hoàn   . Vị hành giả làm yếu dần hai kiết sử Tham và sân. Vị này nếu mạng chung thì phải tái sanh trong cõi người một lần nữa rồi chứng quả Vô sanh, không luân hồi nữa.

Tu-đà-hoàn   phiên âm srotāpanna (S) hoặc sotāpanna (P), được dịch là Dự lưu quả , nghĩa là Vào được dòng Thánh, là quả vị đầu tiên đạt được khi hành giả đoạn trừ ba kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Vị này tối đa là sanh tử 7 lần nữa rồi giải thoát, nên còn được dịch là "Thất lai" .

Tu-đạt  gọi đủ là Tu-đạt-đa , phiên âm của chữ Sudatta (P=S), là tên của một triệu phú thời Đức Phật. Sau khi quy y Phật giáo ông làm nhiều việc từ thiện, thường cung cấp vật thực áo cơm cho người bần cùng khốn khó, neo đơn, nên ông được ban danh hiệu là "Cấp Cô Độc".  ®  Cấp Cô Độc.

Tu-di     phiên âm của Sumeru (S=P), tên một ngọn núi. Theo thế giới quan Phật giáo, núi Tu-di nằm ở trung tâm của Tam thiên đại thiên thế giới.

 tướng tốt băm hai tức là 32 tướng tốt của Đức Phật. Ba mươi hai tướng này được xem là tướng tốt của một bậc Đại Nhân 1. Lòng bàn chân bằng phẳng; 2. Dưới bàn chân có hiện ra hình bánh xe với ngàn tăm xe, trục xe vành xe; 3. Gót chân thon dài; 4. Ngón tay, ngón chân dài; 5. Có tay chân mềm mại; 6. Tay chân có màn da lưới; 7. Mu bàn chân nổi cao đầy đặn; 8. Có mắt cá tròn như con sò; 9. Ống chân như con dê rừng; 10. Đứng thẳng, không khom lưng xuống, hai bàn tay có thể sờ đến đầu gối; 11. Có tướng âm mã tàng; 12. Có màu da như đồng; 13. Có da trơn mướt, khiến bụi không thể bám dính vào; 14. Mỗi lỗ chân lông có một lông; 15. Có lông mọc xoáy tròn thẳng lên, mỗi sợi lông  đều có màu xanh đậm như thuốc bôi mắt, xoáy lên từng xoáy tròn nhỏ và xoáy về hướng mặt; 16. Có thân hình cao thẳng; 17. Có nửa thân trước như thân con sư tử; 18. Không có lõm khuyết xuống giữa hai vai; 19. Có thân thể cân đối như cây bàng. Bề cao của thân ngang bằng bề dài của hai tay sải rộng; 20. Có bán thân trên vuông tròn; 21. Cảm vị hết sức nhạy bén khi vật gì chạm đầu lưỡi, những cảm giác được khởi lên tại cổ họng và truyền khắp nơi; 22. Có quai hàm như con sư tử;  23. Có bốn mươi cái răng; 24. Có răng đều đặn; 25. Không có răng khuyết hở; 26. Có răng cửa trơn láng; 27. Có tướng lưỡi rộng dài; 28. Có giọng nói tuyệt diệu như tiếng chim Ca-tăng-tần-già; 29. Có hai mắt xanh đậm; 30. Có lông mi con bò cái; 31. Giữa hai lông mày, có sợi lông trắng mọc lên, mịn màng như bông nhẹ; 32. Có nhục kế trên đầu.

tỳ-kheo hay hoặc Tỷ-khưu / Tỷ-khưu phiên âm của bhikṣu (S) hoặc bhikkhu (P). Tỳ-kheo có 3 nghĩa căn bản: Khất sĩ, phá ma và bố ác. Đây là cách gọi chung của người nam xuất gia tu theo đường lối của Đức Phật. Cách gọi này hết sức đặc thù trong Phật giáo, không tìm thấy trong các tôn giáo đương thời với Đức Phật.

tỳ-kheo-ni hoặc tỷ-kheo-ni / Tỷ-khưu-ni  phiên âm của bhikṣunī (S) hoặc bhikkhunī (P), nghĩa là một người phụ nữ tu theo đường lối của Phật. Cũng có nội dung tương tự với nghĩa Tỳ-kheo ở trên.

Tỳ-xá-xà phiên âm của Piśāca (S), một loại quỷ thường uống máu ăn tinh của người.  

Ứng Cúng   dịch từ chữ A-la-hán (P. Arahant) nghĩa là bậc đáng thọ lãnh của cúng dường. Một trong mười danh hiệu của Đức Phật.

Út-đa-ca  cách phiên âm vắn tắt của Uddhaka-rāmaputta (P), hoặc Udraka-rāma-putta (S), phiên âm là Uất-đầu-lam-phất , tên vị Thầy thứ hai khi thái tử tầm sư học đạo. Vị này đã chứng được “Phi tưởng phi phi tưởng xứ định", nhưng cấp độ định này chưa đưa đến quả vị giác ngộ, nên cuối cùng thái tử Tất-đa-đa đã từ giã ông. Sau khi thành đạo, Đức Phật dự định trở lại độ hai vị Thầy đầu tiên này, nhưng cả hai đều đã mạng chung.

Ưu-ba-ly   phiên âm của Upāli (S=P). Tên của  vị đại đệ tử của Đức Phật tinh chuyên gìn giữ giới luật và quan tâm đến các vấn đề của giới luật số một. Trước khi xuất gia, tôn giả vốn là thợ cạo của dòng họ Thích-ca. Nhân dịp các công tử trong dòng họ Thích-ca xuất gia theo đức Phât, tôn giả cũng xuất gia theo. Trong kỳ kiết tập Kinh và Luật tạng đầu tiên tại hang Thất-diệp, tôn giả chịu trách nhiệm trùng tuyên lại toàn bộ giới bổn của Đức Phật đã chế.

Ưu-đàm   phiên âm của Uḍumbara, Udumbara (S) hoặc Udumbara (P).  Viết đủ  là Ưu-đàm–bát-la hoa , được dịch là Linh Thụy , cũng gọi là Đàm hoa (hoa Đàm), là một loại cây có hoa có   tên khoa học là Ficus Glomerata. Đây là một loại cây cực quý, rất khó trồng và ít nở hoa. Tương truyền 3000 năm mới nở hoa một lần, chính vì vậy mà các nhà biên tập Kinh điển thường ví sự  kiện Đức Phật ra đời  thuyết pháp giống như  loài hoa này.

Va-chi = va-di.

Va-di  hay còn gọi Va-chi, phiên âm Vajji (P) hoặc Vṛji (S), âm Hán Việt viết là Bạt-kỳ  . Tên của một trong 6 thành phố lớn của Ấn Độ thời cổ.  Sau khi Phật  diệt độ 100 năm, Phật giáo tại đây phát triển rất mạnh. Đây cũng là nơi xảy ra sự kiện “Thập Sự Phi Pháp” trong đại chúng Tỳ-kheo.

Va-ji-ra phiên âm của Vajirā (P). Tên của một Tỳ-kheo-ni thông tuệ  thời Đức Phật tại thế.  

Văn-thù   Viết đủ là Văn-thù-sư-lợi , phiên âm của Mañjuśrī (S), tên của một vị Bồ-tát tượng trưng cho Vô Sư Trí, thường xuất hiện trong Kinh điển Đại thừa.

Vào dòng = Dự Lưu.

Vat-sa-ka-ra phiên âm của Vassakāra (P), hoặc Varṣakāra (S). Các dịch giả Trung Hoa phiên âm nhiều cách khác nhau như  Vũ-xá   ,  Vũ-thế    , Hành-vũ    , tên của một đại thần của vua A-xà-thế đến thỉnh ý Đức Phật có nên đánh nước Va-di hay không.

Vê-ran-cha phiên âm của chữ  Verañjā (P), hoặc Vairañjā (S),  tên của một đô thị thuộc nước Kiều-tát-la.

vô học dịch nghĩa của aśaikṣa (S) hoặc asekha (P), nghĩa là bậc không còn gì để học. Danh hiệu này chỉ được dùng để gọi các vị A-la-hán không còn sanh tử luân hồi.

vô lậu    (S. Anāsravaḥ) nghĩa là không còn các cáu bẩn phiền não trong tâm. Đây là trạng thái tâm thanh tịnh của một bậc A-la-hán.

vô minh   (S. avidyā, P. avijjā) sự mê muội, tăm tối. Ở đây, sự vô minh không phải chỉ cho sự thiếu học hay kém văn hoá, mà là các tâm lý bất thiện tiềm ẩn từ vô thỉ kiếp che mờ trí tuệ của con người.

Vô Não   nghĩa là “Bất Hại”, dịch nghĩa của Ahimsaka. Vì ông giết nhiều người cắt lấy ngón tay kết thành xâu đeo nơi cổ, nên mọi người gọi ông là Người Đeo Vòng Ngón Tay, Aṅgulimālya (S), Aṅgulimālīya (S) hoặc Aṅgulimāla (P). Trong Kinh điển thường đề cập đến tênƯơng-quật-ma-la , vốn phiên âm của từ Về sau ông được Đức Phật tế độ trở thành một vị A-la-hán.

vô ngã     (S. anātman, nirātman) hoặc (P. anattan), chỉ cho tính không thực thể trong mọi sự vật hiện tượng. Chia cụ thể thì có Nhân vô ngã (con người không có thực thể) và Pháp vô ngã (mọi sự vật hiện tượng đều do các duyên tạo thành).

vô sanh dịch nghĩa của thuật ngữ A-la-hán. Đây là quả vị chứng đắc cao nhất của các đệ tử Đức Phật. Người đạt quả vị này hoàn toàn không còn các phiền não nhiễm ô, không còn sanh tử luân hồi. ®  A-la-hán.

 vô sở hữu xứ định  (S. Ākiñcanyāyatana dhyāna): một trong 4 cảnh giới thiền của sắc giới.

vô tác   tiếng Sanskrit là akarmaka hoặc akṛtrima, nghĩa đen là “không còn tạo tác." Đây là một trong ba pháp tu quan yếu đưa đến giải thoát:  Không, Vô tướng và Vô tác. Trong trường hợp này khái niệm vô tác đồng nghĩa với khái niệm “Vô nguyện”, một trong 3 pháp quán (thiền định).

Vô thượng chánh đẳng chánh giác dịch nghĩa của Anuttara-Samyak-Saṃbōdhi (S), tương đương với  Anuttara sammāsambodh (P),  nghĩa là quả vị giác ngộ chân chánh tối thượng vô song của Đức Phật. Trong các văn bản Hán việt và trong một số văn bản dịch Việt, quả vị tối thượng nầy thường được để nguyên, phiên âm là A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề .

Vô Thượng Sĩ         (S=P. Anuttara): con người siêu việt, phi phàm.  Một trong mười danh hiệu của Đức Phật.

Vườn Nai dịch nghĩa của Mṛgadāva (S). Thuật ngữ Hán Việt là Lộc Uyển  鹿 , Lộc Dã Uyển 鹿 , hay Lộc Viên 鹿  , tên khu vườn nơi Đức Thế Tôn đã thuyết  bài pháp đầu tiên độ cho năm vị Tỳ-kheo.  ® Chuyển Pháp Luân.

Vương Xá thành   dịch nghĩa của Rājagṛaha (S), Rājagaha (P), dịch nghĩa là thành Vương Xá. Đây là kinh đô của Vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra), một trung tâm văn hoá ở Ấn Độ thời Phật tại thế. Nay là một thị trấn nhỏ thuộc bang Bihar.

xá-lợi   phiên âm của śarīra (S) hoặc sarīra (P), chỉ cho phần còn lại sau khi hoả thiêu thân thể của một Đức Phật hay một vị Bồ-tát, Thánh tăng.

Xá-lợi-phất phiên âm của Śāriputra (S) hoặc Sāriputta (P). Tên của vị đại đệ tử của Đức Phật có trí tuệ đệ nhất, được Đức Phật   ban cho danh hiệu "Tướng quân chánh pháp."

xa-ma-tha       phiên âm của śamatha (S) hoặc samatha (P), dịch nghĩa là "thiền chỉ" hay "chỉ", nghĩa là pháp môn thiền có công năng làm  dừng lại các vọng động của tâm thức.

Xá-vệ   phiên âm của Śrāvastī (S), Savatthi (P). Xá-vệ là thủ đô của nước Kośalā (S), một trong sáu trung tâm học thuật, văn hoá mạnh nhất thời Đức Phật.

xiển-đề viết đủ là Nhất-xiển-đề   phiên âm của icchantika hoặc ecchantika (S), chỉ cho người không có niềm tin vào Tam Bảo và nhân quả báo ứng, làm quá nhiều tội ác, như  phạm vào năm đại tội ngũ nghịch.

 

xúc chỉ cho sự  tiếp xúc của 6 căn với 6 trần. Khi con mắt  vừa nhìn trần cảnh, liền nảy sinh sự phân biệt trần cảnh đó là gì, cái đó gọi là xúc. Tương tự, tai mũi lưỡi thân cũng vậy. Còn ý căn khi vừa suy tưởng đến vấn đề nào thì tự nhiên đối tượng đó hiện rõ trong tâm để bắt đầu suy nghĩ.  

 

---o0o---

Mục lục

Ý nghĩa tụng Kinh | Hướng dẫn hành trì | Nghi thức dẫn nhập

1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18

19 |20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27| 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33

34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41| 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48

Phụ lục:  pl1-pl1a| pl2a-c | pl2d-l | pl2m-q | pl 2s-xpl3pl4 | pl5

Sám nguyện và hồi hướng

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |
--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày :  Nguyên Hân- Nguyên Phúc

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nhung cau doi hay cho ngay tet 关于青春的议论文 五痛五燒意思 人间佛教 秽土成佛 neu ban that su muon binh yen day la chia khoa å æžœ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 阿彌陀經教材 BÃi tứ Lửa 原子电负性的影响因素 lãå giÒi tháºn 忏悔 dục lòng từ bi và vấn đề công lý 佛教中华文化 å œæ Nằm 一日禅修 æµæŸçåŒçŽ 否卦 ห เดกก 心经 Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ Táo chúng Ï nga à TP å žå æ メス 禅の旋 藥師琉璃光如來本願功德經 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay 一息十念 phan tich ngu uan vo nga 教师节的对联 Vu lan nhớ má cung thuc tap phat phap de gia dinh duoc hanh phuc Nhận xử 禅と世界文化のオンライン講座 å æžœå žå¾ 佛语不杀生 บทความบรรยายธรรม 地藏十轮经