|
.
Thiền
Tứ Niệm Xứ
Thích
Trí Siêu
|
|
04.
Tứ Niệm Xứ và Bồ tát đạo.
Bồ
Tát, nói cho đủ là Bồ Ðề Tát Ðỏa dịch âm từ chữ Bodhisattva
(Sanskrit) hay Bodhisatta (Pali). Bodhi là Giác, Sattva là Hữu tình.
Bồ Tát là những người phát tâm, nguyện đạt cho được
đạo quả Chánh đẳng Chánh giác, tức là Phật. Phát nguyện
như vậy có quá đáng không? Có kiêu ngạo quá không? Không!
Chỉ vì Bồ Tát có tâm Ðại từ, Ðại bi, muốn cứu độ
chúng sanh thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi nên mới phát
nguyện thành Phật. Xưa kia, đức Phật Thích Ca vì lý do nào
lìa bỏ cung thành đi tu? Phải chăng vì thấy cảnh sanh, già,
bệnh, chết của chúng sanh mà quyết ra đi tìm giải thoát
cho mình và cho người?
Bồ
Tát là người cầu thành Phật hay chỉ là người có tâm Ðại
từ Ðại bi thôi? Cầu thành Phật mà không có tâm Từ bi thì
không thể có! Ðại từ, Ðại bi mà không có trí tuệ thì
cũng không thể cứu độ chúng sanh. Cứu khổ trong đạo Phật
cần được hiểu là cứu khổ sanh tử luân hồi, chứ không
phải khổ vật chất, hay tinh thần. Muốn cứu khổ chúng sanh
một cách trọn vẹn và rốt ráo cần phải có trí tuệ toàn
giác.
Vậy
Bồ Tát là những người phát Bồ Ðề Tâm (Bodhicitta), tức
tâm nguyện thành Phật để cứu độ chúng sanh một cách toàn
vẹn và rốt ráo. Ðại Từ Bi chỉ là động lực đầu tiên
thúc đẩy hành giả tiến bước trên Bồ Tát Ðạo, và mục
tiêu cuối cùng của Bồ Tát Ðạo là quả vị Phật. Vì trong
quả vị Phật, có đầy đủ các đức tánh Ðại Từ, Ðại
Bi, Ðại Hỷ, Ðại Xả, Ðại Hùng, Ðại Lực để cứu độ
chúng sanh.
Một
khi phát Bồ Ðề Tâm một cách vững chắc rồi. Bồ Tát có
thể lựa chọn tất cả pháp môn nào tùy theo căn cơ, sở
thích và tâm nguyện của mình. Bồ Tát không bắt buộc phải
tạo nhiều chùa to, tượng lớn, không bắt buộc phải đi
khắp nơi thuyết pháp, giảng đạo. Ngược lại cũng không
bắt buộc phải vào rừng núi tu ẩn dật cho đến ngày thành
Phật mới ra độ đời (trường hợp của các Ðạo Sư Tây
Tạng như Milarépa xưa kia, hoặc điển hình hiện đại là
Kalou Rimpoché). Từ lúc mới phát tâm cho đến khi thành Phật,
Bồ Tát vẫn tiếp tục phát triển tâm Bồ Ðề, tiếp tục
cứu độ và làm lợi ích cho chúng sanh tùy theo căn cơ, khả
năng của mình.
Bồ
Tát không bắt buộc phải là thượng căn, Thanh Văn không hẳn
là hạ trí. Bồ Tát chỉ khác Thanh Văn nơi Bồ Ðề Tâm thôi.
Tất cả pháp môn Ðức Phật để lại, không có pháp nào
dành riêng cho Bồ Tát hay Thanh Văn cả. Thí dụ như Tịnh Ðộ
được coi là một pháp môn thuộc Ðại Thừa. Nhưng nếu người
niệm Phật cầu về Cực Lạc với tâm niệm giải thoát cho
chính mình khỏi cái khổ Ta Bà, thì người này đang biến
Tịnh Ðộ thành Tiểu Thừa vậy.
Khi
nói về ba Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát), người ta
thường nói như vầy: Thanh Văn tu theo Tứ Ðế, Duyên Giác
tu theo Thập nhị nhân duyên, và Bồ Tát tu theo Lục Ðộ. Nói
như vậy không đúng. Tứ Ðế là một chân lý, trong đó có
Ðạo Ðế, Ðạo Ðế là con đường đưa đến Niết Bàn.
Ðạo Ðế tức là Ðạo Phật. Ðạo Ðế không phải chỉ
có Bát Chánh Ðạo, hoặc 37 phẩm trợ đạo thôi, mà tất
cả 84,000 pháp môn đều được xem là Ðạo Ðế. Do đó Thập
nhị nhân duyên, và Lục Ðộ cũng thuộc Ðạo Ðế. Vậy pháp
tu của Duyên Giác hay Bồ Tát cũng không nằm ngoài Tứ Ðế.
Trong
84,000 pháp môn của Ðức Phật để lại chỉ có một mùi
vị, đó là vị giải thoát. Nhưng chúng ta lại có thói quen
hay chia phe, xếp hạng: pháp này là Tiểu Thừa, pháp kia Ðại
Thừa. Nếu tu theo Ðại Thừa mà giảng Tứ Ðế thì không
hay, phải giảng Pháp Hoa, Kim Cang mới đúng. Từ sự phân chia
và hiểu lầm danh nghĩa Bồ Tát nên người tu theo Ðại Thừa
thường hay thích thọ "Bồ Tát giới" và coi thường giáo lý
Tiểu Thừa.
Theo
Phật giáo, có ba hạng Bồ Tát là: Trí Tuệ Bồ Tát (Pannadhika),
Tín Ðức Bồ Tát (Saddhàdhika) và Tinh Tấn Bồ Tát (Viriyàdhika).
"Trí
Tuệ Bồ Tát chú trọng phát triển trí tuệ và thực hành
Thiền Ðịnh nhiều hơn là nhiệt thành với những hình thức
lễ bái cúng dường bề ngoài. Các ngài luôn luôn đi theo sự
hướng dẫn của lý trí và không chấp thuận điều gì một
cách mù quáng. Không tự bó tay quy hàng cho một lý thuyết
nào, cũng không làm nô lệ cho một quyển sách, một bộ Kinh,
hay một cá nhân nào. Trí Tụê Bồ Tát thích trầm tĩnh yên
lặng để trau dồi thiền định. Từ nơi vắng vẻ tịch mịch
ấy, Ngài rải những tư tưởng an lành, tuy trầm lặng nhưng
hùng dũng, bủa khắp thế gian, để đem lại sự hổ trợ
tinh thần cho nhân loại đau khổ.
Tín
Ðức Bồ Tát đặt trọn niềm tin nơi hiệu lực của tâm
thành. Saddhà hay niềm tin chân thành là đặc điểm chánh yếu
của Ngài. Cùng với Saddhà (niềm tin nơi Tam Bảo) như người
bạn đồng hành trung tín, Ngài thành tựu mục tiêu. Tất cả
những hình thức cụ thể lễ bái, thờ phượng là sở trường
của Tín Ðức Bồ Tát. Tượng Phật là một nguồn gợi cảm
quan trọng đối với Ngài.
Tinh
Tấn Bồ Tát thì luôn luôn tìm cơ hội để phục vụ kẻ
khác. Không có gì làm cho vị Tinh Tấn Bồ Tát hoan hỉ bằng
tích cực phục vụ. Ðối với các Ngài, "làm việc là hạnh
phúc, và hạnh phúc là làm việc". Không tích cực hoạt động
phục vụ thì các Ngài không có hạnh phúc.
Theo
Kinh sách thì con đường của bậc Trí Tuệ Bồ Tát ngắn nhứt,
Tín Ðức Bồ Tát phải trải qua một thời gian dài hơn, và
Tinh Tấn Bồ Tát còn dài hơn nữa". (Trích Ðức Phật và Phật
Pháp)
Tứ
Niệm Xứ là một phương pháp hành thiền dẫn đến trí tuệ
giải thoát, tự tánh nó không phải Thanh Văn hay Bồ Tát, tuy
nhiên nếu phải so sánh và xếp loại với Bồ tát đạo, thì
Tứ Niệm Xứ là một trong những con đường đi của Trí Tuệ
Bồ Tát.
Nếu
hành giả theo Ðại Thừa có Tâm địa Bồ Tát, thì song song
với việc tu tập Tứ Niệm Xứ (tự thanh lọc bản tâm), hành
giả phải thường tự nhắc nhở, phát nguyện và noi theo những
gương Ðại Bi của Quan Thế Âm Bồ Tát, Ðại Trí của Văn
Thù Bồ Tát, và Ðại Hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát (nuôi dưỡng
chí nguyện độ tha).
|