|
.
Thiền
Tứ Niệm Xứ
Thích
Trí Siêu
|
|
01.
Tứ niệm xứ và Tâm kinh
Tứ
Niệm Xứ là một pháp hành Thiền do từ Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna
Sutta, kinh thứ 10 trong Trung Bộ Kinh) là một Kinh rất quan trọng
trong Phật giáo Nam Tông. Còn Bát Nhã Tâm Kinh là một bài Kinh
ngắn thường được tụng trong tất cả các thời Kinh trong
Phật giáo Ðại Thừa Việt Nam. Hai Kinh này ý nghĩa có xung
khắc nhau không?
A.
Tứ Niệm Xứ
Kinh
Niệm Xứ, thường được gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là một
trong những kinh trọng yếu nhất mà Ðức Phật đã thuyết
giảng hơn 2500 năm về trước để rèn luyện, uốn nắn, làm
cho quân bình và thanh lọc thân tâm.
Pháp
Niệm Xứ được thiết lập trên sự áp đặt tâm niệm (Satipatthàna).
"Sati" là niệm, "patthàna" là một hình thức rút ngắn của
chữ Upatthàna có nghĩa là để gần lại tâm của mình.
Mở
đầu bài Kinh có chỉ dẫn rõ ràng:
"Sau
đây là những lời mà tôi đã được nghe Ðức Thế Tôn dạy,
hồi Ngài còn đang cư ngụ ở Kammassadhamma, một khu phố của
giống dân Kuru. Một hôm Ðức Thế Tôn gọi chư Tăng: "Này
các Tỳ Kheo". Chư Tăng đáp: "Thưa Ðức Thế Tôn, có chúng
con đây". Phật nói: " Này quý vị, đây ta chỉ cho quý vị
con đường duy nhất (ekàyano maggo) để có thể gạn lọc bản
thân, vượt thoát mọi phiền não, tiêu diệt ưu khổ, đạt
tới chánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn: Ðó là Pháp Niệm
Xứ".
Pháp
Niệm Xứ có bốn phần, đó là tinh chuyên chú niệm vào:
1/
Thân (Kàyànupassanà). Niệm thân.
2/
Thọ hay cảm giác (Vedanànupassanà). Niệm Thọ.
3/
Tâm (Cittànupassanà). Niệm Tâm.
4/
Pháp (Dhammànupassanà) là những đối tượng của Tâm. Niệm
Pháp.
Ðiểm
chánh yếu ở đây là niệm (Sati) và sự chú tâm hay sự quan
sát (anupassanà). Ở đây tôi chỉ tóm tắt đại ý của Kinh
thôi.
1)
Niệm thân. Hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể. Xin
độc giả lưu ý chữ quán niệm thân thể nơi thân thể, chứ
không phải quán niệm thân thể nơi cảm thọ, hoặc quán niệm
thân thể nơi tâm thức, v.v...
Vì
đó có nghĩa là ngay nơi thân thể, hành giả quán niệm về
thân thể, chứ không phải nương theo nơi một cảm giác hay
ý tưởng mà quán niệm về thân thể. Quán niệm về thân
thể là quán sát và ghi nhận tất cả những gì liên quan và
đang xảy ra nơi thân thể.
Quán
niệm về thân thể gồm có: hơi thở vô-ra, bốn oai nghi (đi,
đứng, nằm, ngồi), các động tác thông thường, các bộ
phận ở trong thân thể, tứ đại và 9 giai đoạn tan rã của
thân thể.
Trong
pháp niệm thân, đặc biệt là phần niệm hơi thở vô-ra (ànàpànasati).
Hành giả ngồi xếp bằng thoải mái, đặt hết tâm ý vào
sự theo dõi và ghi nhận hơi thở vào, hơi thở ra. Khi hỉt
vào một hơi dài, hành giả biết mình đang hít vào một hơi
dài; khi thở ra một hơi dài, hành giả biết mình đang thở
ra một hơi dài... Ðây là một phương pháp hành thiền rất
phổ thông, vì nó có thể thích hợp cho mọi người, để
lắng tâm, cũng như để gom tâm an trụ. Chính đức Phật xưa
kia đã tận lực hành trì để chứng đạo quả vô thượng
Bồ Ðề, và ngài cũng quả quyết khẳng định tầm quan trọng
của pháp hành này.
2)
Niệm thọ hay cảm giác. Hành giả quán niệm cảm giác nơi
cảm giác, có nghĩa là giác tỉnh chú tâm ghi nhận "một cách
khách quan" những cảm giác hay cảm thọ của mình: vui sướng
(lạc thọ), đau khổ (khổ thọ), hoặc không vui sướng cũng
không đau khổ (xả thọ), xem chúng khởi lên ra sao và biến
mất như thế nào. Thí dụ khi có một cảm giác vui, hành giả
liền biết và ghi nhận: "có một cảm giác vui", và như thế
hành giả hay biết các cảm thọ khác và chứng nghiệm một
cách giác tỉnh các cảm giác ấy theo đúng thực tế, đúng
như thật sự nó là như thế ấy.
Thường
lệ, người ta hay thất vọng khi chứng nghiệm một thọ khổ
và phấn khởi vui sướng khi thọ lạc. Công trình tu tập niệm
thọ giúp cho hành giả chứng nghiệm tất cả cảm giác một
cách khách quan, với tâm xả (bình thản), và tránh cho con người
khỏi bị cảm giác của mình chi phối, khỏi phải làm nô
lệ hay lệ thuộc nơi cảm giác.
3)
Niệm tâm hay những hoạt động của Tâm. Trong khi hành thiền,
nếu có những ý nghĩ hay tư tưởng phát sanh thì hành giả
phải liền ý thức và ghi nhận chúng. Những tư tưởng ở
đây có thể là tốt, là xấu, thiện hay bất thiện. Hành
giả quán sát, theo dõi, nhìn cả hai mà không luyến ái hay
bất mãn. Phương pháp quán sát tâm mình một cách khách quan
giúp cho hành giả thấu đạt bản chất và hoạt động thật
sự của tâm. Những ai thường xuyên niệm tâm sẽ học được
phương cách kiểm soát và điều khiển tâm mình.
4)
Niệm Pháp hay đối tượng tâm thức. Trong phần này hành giả
quán niệm về: năm hiện tượng ngăn che hay ngũ cái (Nivaranà):
tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, nghi hối - Năm nhóm
tụ hợp hay ngũ uẩn (Khanda): sắc, thọ, tưởng, hành, thức
- Sáu giác quan và sáu loại đối tượng hay lục căn và lục
trần (Ayatana): mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và hình sắc,
âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm, tư tưởng - Bảy
yếu tố của sự ngộ đạo, Thất giác chi (Bojhangà): niệm,
trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, hành xả - Bốn
sự thật cao quý, Tứ diệu đế (Cattari Ariya Sacca): khổ đau,
nguyên nhân đưa đến khổ đau, sự chấm dứt khổ đau, và
con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.
Và
cuối cùng trong Kinh nói rằng người nào thực hành bốn phép
quán niệm trên, người ấy có thể có khả năng đạt được
quả vị chánh trí ngay ở đây và trong kiếp này, hoặc nếu
còn dư báo thì cũng đạt được quả vị không còn trở lại.
Ðặc
biệt trong Kinh này, được lập đi lập lại câu: "Vị ấy
(hành giả) sống tự do và không còn bám víu vào một thứ
gì trong thế gian". "Tự do" ở đây có nghĩa là thoát ra khỏi
ái dục (tanhà) và tà kiến (ditthi), cùng tất cả sự ràng
buộc của danh sắc, một bản ngã thường còn hay một cái
"Ta" vĩnh cửu.
Cũng
cần nhấn mạnh là Pháp Tứ Niệm Xứ phải được thực hành
một cách khách quan, có nghĩa là hành giả chỉ quán sát suông
mà không nên dính mắc vào đề mục, không thấy mình liên
hệ với đề mục. Khi ấy hành giả mới có thể nhìn thấy
thực tướng của sự vật, thấy sự vật đúng như chúng
là (yathàbhutan), chớ không phải thấy phớt bên ngoài, thấy
hình như sự vật là như vậy.
Tứ
Niệm Xứ phải được xem như là một phương pháp hành thiền,
chứ không phải một lý thuyết suông. Trong Phật giáo Ðại
Thừa, 37 phẩm Trợ đạo thường không được khai thác triệt
để đúng với danh từ của nó, mà chỉ được xem như những
lý thuyết cần để biết thôi. Trong các sách Phật Học căn
bản khi nói đến Tứ Niệm Xứ thì thường định nghĩa và
tóm tắt như sau
1/.
Quán thân bất tịnh.
2/.
Quán thọ thị khổ.
3/.
Quán tâm vô thường.
4/.
Quán pháp vô ngã.
Qua
sự tóm tắt trên, ta thấy Tứ Niệm Xứ bị đóng khung và
tạo cho độc giả một thành kiến sai lầm về Tứ Niệm Xứ.
Như quý vị đã xem qua ở phần trước là Tứ Niệm Xứ phải
được áp dụng một cách khách quan.
--
Về Niệm Thân có 6 đề mục quán niệm, trong đó có quán
niệm về những bộ phận bên trong thân thể, và niệm về
sự tan rã của một xác chết. Không thể vì hai đề mục
này mà nói là quán thân bất tịnh. Nếu muốn đề cao đề
mục quan trọng của niệm thân thì phải lấy đề mục quán
niệm về hơi thở vô-ra, vì đề mục này đã được Ðức
Phật dạy riêng trong Kinh quán niệm hơi thở (Anàpànasati Sutta).
Trong
các sách Phật Học, khi nói Quán thân bất tịnh, cốt dạy
cho độc giả quán tưởng làm sao để thấy được sự bất
tịnh của thân, nhằm mục đích nhàm chán, ghê tởm thân để
không còn bám víu vào nó nữa, và nhờ vậy có thể trị được
bệnh tham sắc dục. Ðây cũng là một phép quán hữu ích nhưng
không đúng với ý nghĩa niệm thân của Tứ Niệm Xứ.
--
Về Niệm Thọ là quán niệm và ghi nhận những cảm giác dễ
chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) hay bình thường (xả
thọ), biết rõ tính cách sanh diệt của chúng, nhờ đó hành
giả thoát ra được sự ràng buộc và sai sử của những cảm
giác.
Trong
các sách Phật Học, khi nói về niệm thọ đã ngụ ý bảo
độc giả quán tưởng làm sao để thấy thọ là khổ, vì
có nhận lãnh là có khổ. Chữ thọ được giảng với ý nghĩa
là nhận lãnh một thứ đồ vật gì bên ngoài. "Thọ thì khổ"
được xem là một phép quán dạy cho người ta bớt tham, nhưng
đó không phải ý nghĩa của niệm thọ trong Tứ Niệm Xứ.
--
Về Niệm Tâm và Niệm Pháp cũng vậy. Nếu bảo quán tâm vô
thường thì không đúng. Chính vì sự hoạt động của Tâm
tạo ra những ý niệm sinh diệt, diệt sinh trong khoảnh khắc
nên gọi là vô thường. Vô thường là những ý niệm đó
chứ không phải Tâm. Còn bảo "Pháp vô ngã" thì đúng nhưng
không phải ý nghĩa niệm pháp của Tứ Niệm Xứ.
B.
Bát Nhã Tâm Kinh
Trong
Phật giáo Bắc tông, chúng ta có thông lệ mỗi khi tụng một
thời Kinh nào đều mở đầu bằng thần chú Ðại Bi và cuối
cùng kết thúc bằng Tâm Kinh Bát nhã. Hầu hết các phật tử
đến chùa, không ai là không thuộc Bát nhã, do đó nó được
xem như một Kinh quan trọng vậy.
Bài
Kinh này được Ngài Huyền Trang đời nhà Ðường dịch từ
chữ Phạn ra chữ Hán vào năm 649 Tây lịch. Toàn bài gồm
có 262 chữ. Bát nhã Tâm Kinh là nói tắt, nếu nói cho đủ
là Ma ha Bát nhã Ba la mật đa Tâm Kinh (Maha Prajnàpàramitàhrdaya
Sùtra). Ma ha có nghĩa là lớn, Bát nhã là trí tuệ, Ba la mật
đa là đến bờ bên kia, Tâm (Hrdaya) là cốt lõi hay tinh yếu,
chứ không phải tâm ý (citta). Ðại ý Kinh này nói về trí
huệ rộng lớn có thể đưa hành giả sang bờ bên kia, tức
bờ giải thoát.
|