3
CƠ HÓA
ĐỘ
Thuyền tôn
có nhiều đặc biệt, trong số đó có một điều mà những
kẻ nếu chưa được “tôn thông thuyết thông” rất không
nên bắt chước, ấy là tùy cơ tiếp vật thì ứng đáp rất
bặt thiệp và tự do, làm cho những người có cơ hóa độ
đều được minh tâm kiến tánh. Đó là điều mà Ngài Huệ
Năng đã nói: “Người kiến tánh thì lập cũng được, phá
cũng được, khứ lai tự tại, không bị ngăn lấp, không bị
dính mắc, “ứng dụng tùy tác, ứng ngữ tùy đáp”,–ứng
theo trường hợp mà hoạt dụng, tùy theo ngữ khí mà đối
đáp.–Hiện ra vô số diệu dụng mà không bao giờ rời tự
tánh”. Phương thức hóa độ như vậy ta sẽ thấy qua mấy
vị được Ngài Huệ Năng ứng tiếp mà kinh Pháp bảo đàn
có ghi.
Trước
hết, đây là chung cho hết thảy mọi người và nhất là dạy
về 4 hạnh căn bản: thọ giới, sám hối, phát nguyện và
quy y. Một hôm tất cả nhân sĩ và thứ dân ở Quảng Châu
và Thiều Châu đều vân tập, Ngài Huệ Năng bèn lên pháp
tọa dạy rằng: Các vị thiện tri thức! Việc chính của chúng
ta là phải từ tự tánh mà khởi dụng, trong tất cả thời
niệm niệm tự tịnh tâm mình, tự tu tự hành để thấy Đức
Phật của tự tâm. Phải tự hóa độ theo tự tánh và phải
tự tu theo giới pháp của tự tánh mới được.
Thọ
giới thì Ngài Huệ Năng truyền 5 phần pháp thân: Giới hương
là tự tâm không có tội lỗi; Định hương là tự tâm bất
loạn; Huệ hương là tự tâm vô ngại, trí tuệ tự quán chiếu
tự tánh, không tạo các điều ác, tuy làm các điều thiện
mà không chấp trước, kính trên thương dưới, cứu giúp những
kẻ bần cùng cô quả; Giải thoát hương là tự tánh vô ngại;
Tri-kiến-hương là tự tánh không trầm không thủ tịch nên
rộng học nghe nhiều, chứng tự tâm, suốt Phật lý, hòa quang
tiếp vật, không bỉ không thử, cho đến ngày thành bồ đề
tự tánh cũng không chuyển dịch.
Thọ
giới xong, Ngài bảo mọi người quỳ xuống, đồng thanh sám
hối như sau: chúng con nguyện niệm niệm không để ngu mê,
ác nghiệp và phiền não xâm nhập tâm trí.
Ngài
Huệ Năng lại dạy: Các vị Thiện tri thức, sám hối rồi
thì phải phát nguyện theo 4 hoằng thệ của Phật, tức là
vô biên chúng sanh của tự tâm thì thề nguyện hóa độ, vô
tận phiền não của tự tâm thì thề nguyện đoạn trừ, vộ
lượng pháp môn của tự tâm thì thề nguyện tu học, vô thượng
Phật đạo của tự tâm thì thề nguyện viên thành.
Còn
quy y là quy y tự tánh Tam bảo. “Quy y tự tánh Tam bảo thì
Phật là tính cách giác, Pháp là tính cách chánh, Tăng là tính
cách tịnh. Tự tâm quy y giác thì ngu mê không sanh, tự tâm
quy y chánh thì niệm niệm chánh kiến, tự tâm quy y tịnh thì
tự tánh ly nhiễm. Các vị thiện tri thức, tự quy y là trong
thì điều phục tâm tánh, ngoài thì kính phụng mọi người”.
Bây
giờ đến các cơ hóa độ riêng biệt.
Một
ni cô tên Vô-tận-tạng thường tụng kinh Niết bàn. Ngài Huệ
Năng nghe liền biết diệu nghĩa của Kinh ấy. Vô-tận-tạng
cầm kinh hỏi chữ, Ngài bảo: Tôi không biết chữ. Vô-tận-tạng
nói: chữ không biết thì làm sao biết nghĩa lý? Ngài nói:
“Chư Phật diệu lý phi quan văn tự”, diệu lý của chư
Phật có liên hệ gì đến văn tự ?
Vô-tận-tạng
hết sức kinh dị.
Pháp
Hải, người Thiều Châu, tham yết Ngài hỏi: tức tâm tức
Phật, xin Ngài chỉ thị cho con nghĩa đó. Ngài bảo: Niệm
trước bất sanh là tâm, ly hết thảy là Phật. Hãy nghe bài
kệ của tôi đây:
Tức tâm
là huệ,
Tức Phật
là định,
Định huệ
đẳng trì,
Ý trung thanh
tịnh,
Ngộ pháp
môn này,
Do người
tập tánh,
Dụng vốn
vô sanh,
Song tu là
chánh,
Pháp
Đạt là người Hồng Châu, 7 tuổi xuất gia, thường tụng
Pháp Hoa, đến làm lễ Ngài đầu không sát đất. Ngài bảo:
Xem cách lạy của ông, biết ông trong lòng có một việc; ông
thường làm gì? Pháp Đạt thưa rằng tụng kinh Pháp Hoa đã
ba ngàn lần. Ngài nói: Ngươi tự phụ việc ấy mà không biết
lỗi của mình, hãy nghe bài kệ của tôi đây:
Làm
lễ để chiết phục kiêu ngạo,
Tại
sao đầu không đến dưới đất?
Chấp
ngã thì tội nghiệp liền sanh,
Quên
công, phước đức mới hơn hết.
Ngài
lại hỏi: Ông tên gì ? Pháp Đạt nói tên mình, Ngài bảo:
Ông tên Pháp Đạt mà như vậy là chưa đạt được pháp gì
hết. Hãy nghe bài kệ tôi đây:
Ông
tên Pháp Đạt.
Mà
chỉ siêng tụng thôi.
Không
biết rằng tụng không là chỉ theo tiếng,
Chứ
minh tâm mới gọi là Bồ Tát.
Lòng
ông có chỗ ỷ thị,
Nhưng
tôi nói để ông hay,
Hễ
tin Phật ly ngôn
Thì
hoa sen phát ra từ trong miệng.
Pháp
Đạt liền sám hối mà bạch rằng: Từ nay về sau con xin khiêm
cung với tất cả mọi người. Con tụng Pháp Hoa mà tâm thường
có chỗ nghi ngờ, xin Ngài tóm tắt nghĩa lý kinh ấy cho con.
Ngài bảo Pháp Đạt tụng lên cho Ngài nghe một biến kẻo
Ngài không biết chữ. Khi Pháp Đạt to tiếng tụng đến phẩm
“thí dụ” thì Ngài bảo thôi và nói: Thì ra Kinh ấy lấy
nhân duyên xuất thế làm tôn chỉ. Nhân duyên ấy là gì ?
Nguyên văn Kinh ấy dạy: Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại
sự nhân duyên mà xuất hiện thế gian, ấy là khai thị “Phật
tri kiến” cho chúng sanh ngộ nhập. Ông phải cẩn thận, đừng
hiểu lầm ý Kinh mà thấy nói như vậy nghĩ rằng Phật tri
kiến là tri kiến của Phật, chứ mình không có gì. Hiểu
như vậy là phỉ báng Kinh, cũng phỉ báng cả Phật. Phải
hiểu “Phật tri kiến” đó là của tự tâm chứ không phải
chỉ Phật mới có. Vậy nên ngu mê tạo tội là tự mở tri
kiến chúng sanh ra đó, mà chánh tâm quán chiếu tự tánh, bỏ
ác làm lành là tự mở tri kiến chư Phật mà đừng khai tri
kiến chúng sanh, chứ nếu chỉ tự thị sự tụng niệm thì
có khác gì con trâu chỉ tiếc giữ cái đuôi của nó. Pháp
Đạt hỏi: Nếu vậy thì chỉ hiểu nghĩa mà không cần tụng
kinh sao ? Ngài dạy: Kinh có lỗi gì mà tôi bảo ông đừng
tụng. Hãy nghe bài kệ của tôi đây: “... Tụng kinh lâu ngày
mà không rõ, ấy là làm kẻ thù nghịch của nghĩa lý đó..”
Pháp Đạt đại ngộ, bất giác rơi lụy và trình Ngài bài
kệ kết thúc bằng 2 câu:
Thùy
tri hỏa trạnh nội,
Nguyên
thị pháp trung vương.
Dịch nghĩa:
Ai ngờ
trong nhà lửa,
Vốn
là tự tánh Phật.
(Theo bản
dịch trong Kinh Pháp Bảo Đàn–Thích Duy Lực)
Ai ngờ
trong nhà lửa,
Vốn
sẵn đấng Pháp vương.
(TNTH)
Ngài
Huệ Năng khen rằng từ nay về sau ông mới đáng gọi là ông
thầy tụng Kinh. Và từ đó về sau Pháp Đạt cũng không bao
giờ dừng nghỉ sự tụng niệm.
Trí Thông,
người Thọ Châu, đọc mãi kinh Lăng Già mà không thể lãnh
hội được cái nghĩa 3 thân 4 trí, đến đảnh lễ cầu Ngài
Huệ Năng chỉ thị. Ngài dạy: Pháp thân là tánh của ông,
báo thân là trí của ông, hóa thân là dụng của ông, hãy
nghe bài kệ sau đây:
Tự
tánh đủ cả 3 thân,
Phát
minh ra thành 4 trí,
Không
ly kiến văn cảnh giới,
Mà
siêu nhiên đăng Phật địa.
Trí
Thông hỏi thêm nghĩa 4 trí, Ngài dạy đúng cái lý “chỉ
chuyển tên mà không phải chuyển thể tánh” nên kết thúc
bằng bài tụng như sau:
Bốn
trí là kết quả của sự chuyển đổi 8 thức,
Nhưng
chỉ là danh ngôn mà không phải thật tánh,
Nên
nếu nơi sự chuyển đổi không lưu lại một cái gì,
Thì
diệu dụng phát động vô cùng mà thật là vĩnh viễn an trú
trong cảnh thuyền-định của Phật.
Trí
Thông đốn ngộ và trình một bài kệ với 2 câu kết thúc:
Nhờ
Sư thấu diệu chỉ,
Chẳng
còn kẹt danh tướng.
Trí
Thường người Tín Châu, đồng niên xuất gia, quyết chí cầu
kiến tánh cho được, một ngày nọ đến bái yết Ngài Huệ
Năng, Ngài hỏi: Ông ở đâu đến, muốn cầu việc gì ? Trí
Thường bạch: Kẻ học đạo này trước đây đã y chỉ với
Đại Thông Hòa Thượng, được Ngài chỉ thị cho cái nghĩa
kiến tánh rồi, nhưng hồ nghi chưa hết, nên từ xa đến đây
đảnh lễ Ngài, phục vọng từ bi chỉ giáo. Ngài Huệ Năng
hỏi: Ngài Đại Thông đã dạy ông như thế nào ? Trí Thông
thưa: Con hỏi thế nào là bản tánh của con, Ngài hỏi rằng
thấy hư không hay không, con trả lời có, Ngài hỏi hư không
có hình tướng không, con trả lời không, Ngài dạy: Bản tánh
của ông cũng như hư không, không có một vật gì có thể
thấy được, như vậy là chánh kiến, không có một vật gì
có thể biết được, như vậy là chân tri; không có hình tướng
mà chỉ thấy bản nguyên thanhtịnh, giác thể viên minh, tức
gọi là kiến tánh thành Phật. Bạch Ngài, kẻ cầu học đạo
này nghe chỉ thị như vậy mà chưa được thấu đạt, nên
ngưỡng mong Ngài từ bi dạy bảo.Ngài Huệ Năng bảo: Lời
dạy trên chỉ vì còn tri kiến nên ngươi không ngộ được;
hãy nghe bài kệ tôi đây:
Không thấy
một pháp thì còn sự thấy không,
Nên
hệt như mây che mất mặt trời;
Không
biết một pháp thì còn cái biết không,
Như
vậy có khác gì hư không mà nổi sấm chớp ?
Thấy
và biết như vậy khi không mà nổi lên,
Thì
bị huyễn giác mà không biết được phương tiện;
Nếu
ngay nơi một niệm mà ông biết được là trái,
Thì
ánh sáng linh thiêng của ông vĩnh viễn hiện ra.
Trí
Thường nghe xong, hoát nhiên đại ngộ, than rằng “Tự tánh
vốn là cái thể giác chiếu, vậy mà ta đã chạy ra sự chiếu
soi để bị trôi nổi một cách oan uổng”:
Tự
tánh giác nguyên thể,
Tùy
chiếu uổng thiên lưu.
Dịch nghĩa:
Bản
thể tự tánh giác,
Tùy
chiếu vọng lưu chuyển.
(TDL)
Tính
thể vốn là giác
Luống
theo dòng chiếu soi.
(TNTH)
Một hôm
Trí Thường hỏi Ngài về cái nghĩa 3 thừa và tối thượng
thừa mà Phật đã dạy, Ngài bảo: “Hãy quán tự tâm, đừng
vụ ngoại cầu; thừa nghĩa là hành, không phải nói mà tu.
Đừng hỏi tôi, hãy trong tất cả các thời, tự tánh tự
như”. Trí Thường đảnh lễ và hầu hạ suốt đời Ngài.
Chí Đạo,
người Quảng Châu, đến thưa Ngài Huệ Năng: Kẻ học đạo
này từ ngày xuất gia đến giờ tụng Kinh Niết Bàn đã 10
năm mà chưa rõ đại ý, nguyện xin Ngài từ vi chỉ dạy cho
con. Ngài hỏi: Ông chưa rõ chỗ nào ? Chí Đạo thưa: “Chư
hành vô thường, thị sanh diệt pháp, sanh diệt diệt dĩ, tịch
diệt vi lạc”, con có chỗ sở nghi về bài tụng ấy. Ngài
hỏi nghi thế nào, Chí Đạo trình bày thì thấy ông quan niệm
tịch diệt là đoạn diệt và lạc là lạc thọ, một cảm
giác trái với khổ thọ và tính chất vốn là hoại khổ và
hành khổ, nên Ngài dạy: “Ông chấp có thân mới có thọ
dụng, và thọ dụng lạc thọ như ông nói, thì đấy là tỏ
ra ông còn luyến tiếc sanh tử và đắm say thế lạc. Nhưng
ông phải xét, Phật vì người mê mờ nhận huyễn thân làm
tự thể, huyễn tượng làm ngoại cảnh, rồi thích sống sợ
chết, niệm niệm giao động, luân hồi một cách oan uổng,
bản tánh là niết bàn thường lạc mà lại thành ra khổ tướng,
vì cái khổ ấy mà suốt ngày đuổi tìm thế lạc, Phật vì
những người mê mờ như vậy mà chỉ thị tánh tịnh là niết
bàn, sát-na không sanh sát-na không diệt, lại càng không có
sự sanh diệt có thể diệt được, ấy đó: tịch diệt hiện
tiền; chính lúc hiện tiền cũng không có cái giới hạn của
sự hiện tiền ấy, mới là thường lạc, cái lạc như vậy
không có sự hưởng thọ, cũng không có người hưởng thọ,
vậy nên nếu nói Niết bàn làm cho các pháp vĩnh viễn không
sanh ấy là phỉ báng Phật pháp. Hãy nghe bài kệ của tôi
đây:
Vô thượng
đại niết bàn
Viên minh
thường tịch chiếu,
Mà người
phàm bảo chết,
Ngoại đạo
cho là mất,
Còn các
vị tiểu thừa
Lại gọi
là vô tác,
Tổng kết
sự chấp trước
Thành sáu
mươi hai thứ,
Nhưng chỉ
là vọng lập
Chứ đâu
phải thật nghĩa;
Duy những
người quá lượng
Thông đạt,
không thủ xả,
Do đó biết
năm uẩn,
Và bản
ngã trong đó,
Cùng cảnh
sắc ở ngoài,
Tất cả
chỉ giả danh,
Bình đẳng,
như huyễn mộng,
Nên không
thấy phàm thánh,
Cũng không
chấp niết bàn,
Siêu việt
trên tất cả,
Diệu dụng
thường vô cùng,
Mà không
chấp dụng ấy,
Phân biệt
khắp tất cả,
Mà không
chấp phân biệt.
Lửa cháy
thấu đáy bể,
Gió bạt
núi va nhau,
Mà vẫn
thường tịch diệt,
Ấy đó:
tướng Niết bàn !
Tôi nói
là nói gượng,