2
NGÀY
CUỐI CÙNG
Trước hết,
xin ghi chú ở đây niên đại của Ngài Huệ Năng, chiếu theo
bản ngoại kỷ và tài liệu trong Pháp bảo đàn.
Ngài Huệ
Năng sanh giờ Tý, ngày 8 tháng 2, năm Mậu Tuất, năm thứ 12
của hòang đế Trinh quán đời Đường, tức năm 638 dương
lịch. Cái tên Huệ Năng là do 2 vị đại đức tăng tự nhiên
đến nhà đặt cho Ngài khi mới sanh, và giải thích cho thân
phụ Ngài rằng Huệ là do ban đạo pháp cho chúng sanh, Năng
là do khả năng làm Phật sự. Năm Ngài lên ba thì thân phụ
mất.
Năm 24 tuổi
thì nghe tụng Kinh mà tỉnh ngộ, đến yết Ngài Hoàng Mai,
được Ngài nhận là pháp khí nên nên truyền phú y pháp, nối
Ngài làm vị Tổ thứ sáu ở Trung Hoa. Bấy giờ là Long Sóc
nguyên niên, năm Tân Dậu, tức 661 dương lịch.
Rồi lánh
nạn 15 năm, đến Phụng nghi nguyên niên, ngày 8 tháng giêng,
năm Bính Tý, tức 676 dương lịch, Ngài hội kiến với Ngài
Ấn Tôn. Sau khi khế ngộ tôn chỉ của Ngài, ngày rằm tháng
ấy, Ngài Ấn Tôn triệu tập cả 4 chúng mà thế độ cho Ngài.
Qua ngày 8 tháng 2, Ngài Ấn Tôn lại triệu tập các vị đại
đức tăng mà thọ cụ túc giới cho Ngài. Trí quang luật sư
ở Tây kinh làm hòa thượng, Huệ tịnh luật sư ở Tô Châu
làm yết ma, Thông ứng luật sư ở Kinh châu làm giáo thọ,
Kỳ đa la luật sư ở Trung Ấn thuyết giới, Mật đa tam tạng
pháp sư ở Tây Ấn chứng giới, và giới đàn là do Ngài Cầu
na bạt đà la tam tạng pháp sư, người dịch kinh Lăng già,
bộ kinh mà Đạt Ma Tổ sư đã đem ra truyền tâm ấn cho Huệ
Khả Tổ sư, lập ra từ đời nhà Tống, với cái bia có ghi
“sau này sẽ có một vị nhục thân Bồ Tát thọ giới ở
đây”.
Tiếp
theo, cùng năm tháng nói trên, sau khi thọ giới, Ngài Huệ Năng
khai thị “pháp môn Đồng Sơn” dưới cây Bồ đề chùa
Pháp Tánh. Cây ấy do Ngài Trí Dược tam tạng pháp sư, từ
đời Lương, bằng đường hàng hải, đi từ Ấn Độ đem
đến trồng cạng giới đàn, ghi rằng: “170 năm sau, có một
vị nhục thân Bồ Tát ở dưới gốc cây này khai diễn đạo
vô thượng, giáo hóa vô số chúng sanh; người ấy thật là
vị pháp chủ truyền Phật tâm ấn”. Tính từ năm Ngài Trí
Dược trồng tức Thiên Giám nguyên niên nhà Lương, đến năm
Ngài Huệ Năng khai thị đạo pháp tức Phụng nghi nguyên niên
nhà Đường, có 175 năm.
Mùa
Xuân năm sau, Ngài Huệ Năng về núi Bảo Lâm, Tào Khê. Địa
điểm này cũng do Ngài Trí Dược đã nói ở trên, nhân từ
Nam Hải qua cửa sông từ Tào Khê chảy ra, múc nước uống
nghe mùi vị thơm ngọt, Ngài lấy làm lạ, bảo mọi người:
Nguồn khe này tất có chỗ đất tốt có thể tạo lập Lan
nhã. Rồi đi ngược lên, đến núi Bảo Lâm, Ngài dừng lại
thấy núi sông bao bọc, cảnh trí kỳ vĩ thanh tú, bảo những
người tùy tùng: núi này thật giống núi Bảo Lâm Ấn
Độ. Nhân đó, Ngài lại bảo cư dân thôn Tào Hầu rằng nên
cất một ngôi chùa, 170 năm sau sẽ có đạo pháp vô thượng
được khai diễn ở đây, người đắc đạo nhiều như rừng,
vậy nên đặt tên núi này là Bảo Lâm. Bấy giờ quan Thiều
châu mục là Hầu Kính Trung làm biểu tâu rõ với Hoàng Đế
nhà Lương, niên hiệu Thiên Giám năm thứ 3 (504), Hoàng Đế
nhà Lương sắc tứ hiệu Bảo Lâm thành một đạo tràng bao
la, và cả núi chỗ nào Ngài đến thấy tốt thì dừng lại
và thành ra một sở Lan Nhã, trước sau có 13 chỗ tất cả.
Đến ngày
mồng 3 tháng 8 niên hiệu Tiên Thiên năm thứ 2 của Hoàng Đế
nhà Đường, năm Quý Sữu, tức 713 dương lịch, Ngài Huệ
Năng viên tịch ở chùa Quốc Ân, Tân Châu. Như vậy là Ngài
có 76 tuổi: 24 tuổi đắc pháp, 39 tuổi thế phát, thuyết
pháp lợi sanh 37 năm. Những ngày cuối cùng của Ngài cần
phải ghi lại kỹ dưới đây, nhất là tư tưởng của Ngài
qua bài kệ phú pháp và bài kệ tối hậu.
Ngài Huệ
Năng viên tịch ở chùa Quốc Ân, Tân Châu. Vậy ngôi chùa
ấy như thế nào, nên biết qua một chút.
Tân Châu
là trú quán của Ngài Huệ Năng. Năm Thần Long nguyên niên
Hoàng Đế nhà Đường hạ chiếu như sau: “Trẫm thỉnh Ngài
An đại sư và Tú đại sư cúng dường trong cung và mỗi khi
vạn việc hơi rảnh thì Trẫm cứu xét giáo lý nhất thừa
cùng hai Ngài. Hai Ngài thôi nhượng rằng: Nam phương có Ngài
Huệ Năng là người mật thọ y pháp của Tổ sư Hoằng Nhẫn,
truyền Phật tâm ấn, Hoàng thượng nên thỉnh Ngài mà hỏi.
Vậy nên Trẫm sai nội thị Tiết Giản đệ chiếu này đến
cung thỉnh Ngài, xin Ngài từ bi dời gấp pháp giá về kinh
đô”. Ngài Huệ Năng bèn dâng biểu từ rằng bị bịnh, nguyện
chung thân ở chốn lâm tuyền mà thôi. Tiết Giản bạch rằng:
Đệ tử trở về kinh đô, chúa thượng tất có cật vấn,
vậy xin Tổ Sư từ bi chỉ thị tâm yếu cho đệ tử, để
đệ tử tâu lại với hoàng đế và truyền bá cùng những
người học đạo ở kinh đô. Bạch Tổ sư, việc đó cũng
không khác chi một ngọn đèn thắp lên trăm ngàn ngọn khác,
làm cho tối được sáng, ánh sáng này chuyền cho ánh sáng
khác một cách vô tận. Ngài dạy: Minh với vô minh, tức sáng
và tối mà ông vừa nói, phàm phu thấy ra hai, còn trí giả
thể nghiệm thì vốn là bất nhị, cái tánh bất nhị ấy
tức là thực tánh; thực tánh ấy ở trong phiền não mà không
loạn, ở trong thuyền định mà không trầm; nếu ông muốn
biết tâm yếu, thì tất cả thiện ác đều không chấp trước
và phân biệt, tự nhiên thể nhập tâm tánh thanh tịnh, bấy
giờ tâm thể thường trạm tịch và diệu dụng như hằng
sa vậy.
Tiết Giản
nghe những chỉ thị ấy, hoát nhiên đại ngộ, bèn đảnh
lễ Ngài, về kinh đô làm biểu thuật rõ lời Ngài dạy, nên
sau đó, Hoàng đế nhà Đường lại hạ chiếu như sau:
Tổ Sư lấy
bịnh mà từ để được hành đạo, ấy là Ngài làm ruộng
phước cho quốc dân đó. Tổ Sư có khác gì đức Duy Ma thác
bịnh để hoằng dương đại thừa đâu. Những lời Tổ Sư
dạy về pháp bất nhị mà Tiết Giản tâu lại, Trẫm thật
tích thiện có thừa, tức phước có gieo, mới được gặp
Tổ Sư xuất thế và được ngộ thượng thừa như vậy. Trẫm
mang đội ân đức của Tổ Sư thật là vô cùng. Trẫm xin
hiến cúng một ca sa và một bình bát quý, và sắc quan Thứ
sử Thiều Châu kiến thiết một sở tự viện nơi chỗ ở
cũ của Ngài, sắc tứ tên là chùa Quốc Ân.
Mùa an cư
năm quý Sữu (713 dương lịch) chưa xong, ngày mồng một tháng
7, Ngài Huệ Năng tập chúng lại bảo rằng: Đến tháng
8 này ta muốn từ biệt thế gian. Chúng nghe ai nấy đều khóc,
chỉ có Thần Hội là bất động. Ngài bảo: “Ra chỉ có
Thần Hội, người nhỏ nhất, là được cái sự vui buồn
bất động, còn các ông khóc như vậy là khóc cho ai đó? Nếu
khóc cho tôi thì thế là không biết chỗ tôi đi; nhưng tôi
biết rõ chỗ tôi đi, nếu không, tôi đã không báo trước
cho các ông. Các ông phải biết pháp tánh vốn không sanh diệt,
đến đi. Hãy nghe bài kệ của tôi sau đây”. Bài kệ ấy,
quan trọng nhất là những câu sau đây:
Năng thiện
phân biệt tướng,
Đệ nhất
nghĩa bất động.
Đản tác
như thử kiến,
Tức thị
chơn như dụng.
Báo chư
học đạo nhơn,
Nỗ lực
tu dụng ý,
Mạc ư đại
thừa môn,
Khước chấp
sanh tử trí.
Nhược ngôn
hạ tương ứng,
Tức cộng
luận Phât nghĩa.
Nhược thật
bất tương ứng.
Hiệp chưởng
linh hoan hỷ.
Thử tông
bổn vô tranh,
Tranh tức
thất đạo ý.
Chấp nghịch
tranh pháp môn,
Tự tánh
nhập sanh tử.
Dịch nghĩa:
Nếu người
khéo phân biệt,
Đệ nhất
nghĩa bất động.
Cái thấy
được như vậy,
Tức là
chơn như dụng.
Báo cho người
học đạo,
Siêng tu
phải chú ý.
Chớ nên
nơi đại thừa,
Lại chấp
trí sanh tử.
Vừa nghe
liền tương ưng,
Chấp tay
khiến hoan hỷ
Tông này
vốn vô tranh,
Tranh thì
mất ý đạo.
Kẻ trái
nghịch pháp môn,
Tự tánh
vào sanh tử.
(Theo bản
dịch trong Kinh Pháp Bảo Đàn–Thích Duy Lực)
hoặc
Khéo phân
biệt pháp tướng
Là bất
động đệ nhất
Chỉ cần
thấy như vậy
Ấy là dụng
chân như.
Hỡi các
người học đạo
Hãy nỗ
lực để ý
Chớ ở
cửa Đại Thừa
Lại chấp
sinh tử trí.
Nếu lời
nói hợp nhau
Thì cùng
bàn ý nghĩa
Nếu thật
không hợp nhau
Cùng chắp
tay vui hòa.
Tông này
không tranh cãi
Tranh cãi
mất ý đạo
Giữ cái
thói đấu tranh
Là đi vào
sinh tử.
(Theo bản
dịch Kinh Pháp Bảo Đàn, do Trí Hải dịch)
Bấy giờ
đồ chúng đãnh lễ, bạch rằng: Tổ Sư phú y pháp cho ai?
Ngài trả lời: Cứ theo ý của Đạt Ma Tổ Sư thì ca sa không
còn truyền nữa.
Ngài Huệ
Năng lại dạy: Muốn thành tựu Nhất thế trí thì phải tu
tập nhất tướng tam muội là không chấp trước mọi sự,
nhất hạnh tam muội là giữ trực tâm thuần nhất. Đủ 2
thứ tam muội này thì tâm tánh sẽ như đại địa, hàm dưỡng
hết thảy. Tiếp theo, Ngài nói một bài kệ mà đã được
coi là bài kệ phú pháp của đời Ngài. Bài kệ ấy như sau:
Tâm địa
hàm chư chủng,
Phổ vũ
tất giai manh.
Đốn ngộ
hoa tình dĩ,
Bồ đề
quả tự thành.
Dịch nghĩa:
Tâm địa
chứa nhiều giống,
Gặp mùa
đều nẩy mầm.
Đốn ngộ
tự tâm rồi,
Quả bồ
đề tự thành
(Theo bản
dịch trong Kinh Pháp Bảo Đàn–Thích Duy Lực)
hoặc
Đất tâm
đủ các giống
Gặp mưa
đều nảy mầm
Hoa “đốn
ngộ” đã nở
Trái “bồ
đề” tự thành.
(Theo bản
dịch Kinh Pháp Bảo Đàn, do Trí Hải dịch)
Chính Ngài
đã gián tiếp cắt nghĩa bài kệ ấy, bằng những lời này:
Tôi thuyết pháp không khác mưa đúng lúc xuống khắp cả đại
địa, làm cho chủng tử Phật tánh của các người đều phát
sanh và quyết định được vô thượng Bồ Đề. Rồi Ngài
lại tiếp: “Vậy nên pháp tánh bất nhị, tâm tánh thanh tịnh,
các người cẩn thận, đừng quán sự yên tĩnh và làm trống
không tâm mình; tâm tánh vốn thanh tịnh, không có chi đáng
giữ cũng không có chi cần bỏ. Các ngươi hãy nỗ lực và
hãy tùy duyên mà đi hoằng dương đạo pháp và giáo hóa chúng
sanh”.
Chính vì
tính chất trên đây, chúng ta được thấy bài kệ phú pháp
của Ngài Huệ Năng đầy tính chất hướng hạ mà chúng ta
sẽ còn thấy trong phần tư tưởng của Ngài.
Ngày mồng
8 tháng 7, Ngài Huệ Năng bảo đồ chúng: Tôi muốn về Tân
Châu. Đồ chúng xin Ngài ở lại, Ngài bảo: Hình hài tôi đây
về đã có chỗ. Đồ chúng xin Ngài trở về sớm, Ngài bảo:
Lá rụng về cội, trông ngóng sự đi lại làm gì. Đồ chúng
lại hỏi: Chánh pháp nhãn tạng phú truyền cho ai? Ngài bảo:
“Hữu đạo thì chứng được, vô tâm thì thông suốt”.
Lại hỏi: Sau này có tai nạn gì không ? Ngài bảo: Sau khi tôi
mất, có một người muốn ăn cắp đầu của tôi.
Qua ngày mồng
3 tháng 8, tại chùa Quốc Ân, sau khi dự trai tăng xong, Ngài
Huệ Năng bảo đồ chúng: Các ông ngồi lại đây, để tôi
từ biệt. Pháp Hải, người chép lại tất cả những lời
thuyết pháp của Ngài thành cuốn kinh Pháp bảo đàn, bạch
rằng: Tổ sư lưu giáo pháp gì lại để cho những người
mê muội được thấy Phật tánh ? Ngài Huệ Năng dạy rằng:
“Nếu biết rõ chúng sanh tức là thấy được Phật tánh”.
Đó là lời
dạy thật quan trọng và bộc lộ được tư tưởng đặc thù
của Ngài Huệ Năng. Ta hãy nghe cho hết những lời của Ngài
tự giải thích về câu nói ấy: “Những người mê muội
nếu biết rõ chúng sanh tức là thấy được Phật tánh; nếu
không biết chúng sanh thì vạn kiếp tìm Phật cũng không gặp.
Nay tôi dạy các người “hễ biết được chúng sanh của
tự tâm thì thấy được Phật tánh của tự tâm: muốn tìm
thấy Phật phải biết rõ chúng sanh”. Chúng sanh mê Phật
tánh, không phải Phật tánh làm mê chúng sanh. Tự tánh mà
ngộ được thì chúng sanh là Phật, tự tánh nếu mê mờ thì
Phật là chúng sanh. Tự tánh bình đẳng thì chúng sanh là Phật,
tự tánh hiểm tà thì Phật là chúng sanh. Các người nếu
tâm hiểm hóc thì Phật khuất trong chúng sanh, mà nhất niệm
chánh trực thì chúng sanh thành Phật. Tâm ta tự có Phật tánh,
Phật tánh ấy mới làm một Đức Phật; nếu tâm tự nó không
có Phật tánh thì tìm cách nào làm một Đức Phật được
? Nên tự tâm là Phật, điều đó các người đừng hồ nghi.
Ngoài tâm không có một pháp gì kiến lập được. Chính tự
tâm sanh vạn pháp, nên trong Kinh có dạy: “Tâm sanh thì các
pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt”. Tôi để lại cho
các người bài kệ “tự tánh chân Phật”, về sau, ai thể
nhận được ý tứ bài kệ thì người ấy tự thấy được
tâm tánh, tự thành một Đức Phật”. Bài kệ (Tự tánh chơn
Phật kệ) ấy xin trích ra đây và sẽ được trích dịch lại
trong phần tư tưởng của Ngài.
Chơn như
tự tánh thị chơn Phật
Tà kiến
tam độc thị ma vương.
Tà mê chi
thời ma tại xá,
Chánh kiến
chi thời Phật tại đường.
Tánh trung
tà kiến tam độc sanh,
Tức thị
ma vương lai trụ xá.
Chánh kiến
tự trừ tam độc tâm,
Ma biến
thành Phật chơn vô giả.
Pháp thân
báo thân cập hóa thân,
Tam thân
bổn lai thị nhất thân.
Nhược hướng
tánh trung năng tự kiến,
Tức thị
thành Phật Bồ đề nhân.
Bổn tùng
hóa thân sanh tịnh tánh,
Tịnh tánh
thường tại hóa thân trung.
Tánh sử
hóa thân hành chánh đạo,
Đương lai
viên mãn chơn vô cùng.
Dâm tánh
bổn thị tịnh tánh nhân,
Trừ dâm
tức thị tịnh tánh thân.
Tánh trung
các tự ly ngũ dục,
Kiến tánh
sát na tứ thị chơn.
Kim sanh nhược
ngộ đốn giáo môn,
Hốt ngộ
tự tánh kiến Thế Tôn.