|
cx
NGÀI
HUỆ NĂNG
Thích
Trí Quang
3
AN LẠC
HẠNH
Kinh
Pháp Hoa có dạy rằng: “Thọ trì và truyền bá kinh Pháp Hoa
thì phải vào nhà của đức Như Lai, mặc áo của đức Như
Lai và ngồi chỗ của đức Như Lai. Nhà của đức Như Lai
là tâm đại từ bi, áo của đức Như Lai là nhu hòa nhẫn
nhục, chỗ của đức Như Lai là các pháp đều không”. Kinh
Pháp Hoa còn dạy cả một phẩm về an lạc hạnh, nhưng căn
bản chính là 3 điều này đây. Ba điều này thật là đơn
giản và quan trọng, làm căn bản cho hết thảy an lạc hạnh
mà ta có thể nói rằng kinh Pháp Hoa chính cương là đấy rồi.
Ba điều này lại có một sự liên hệ tuyệt đối: từ bi
và nhẫn nhục được là do thấu suốt tánh chân không. Và
có như vậy mới khai thị ngộ nhập “Phật tri kiến” cho
mình và cho người. Thống quán hành trạng và tư tưởng của
Ngài Huệ Năng quả thật không quá đáng khi dùng từ ngữ
an lạc hạnh để nói sở hành của Ngài.
Nói
đến sự thấu suốt chân không, thì ta đã được thấy, ngay
khi chưa đắc pháp, Ngài đã ngộ “Tự tâm thường sanh trí
tuệ, không rời tự tánh là phước điền” nên giã gạo
bửa củi đều là công đức cả. Rồi “Nơi tất cả chỗ,
trong tất cả thời, niệm niệm không ngu, thường làm theo
trí tuệ, ấy là hạnh bát nhã”, như thế đã quá đủ.
Nói
đến nhu hòa nhẫn nhục thì 15 năm trời trốn tránh pháp nạn,
đáng tiếc là nỗi gian nan ấy ta chỉ được nghe mỗi một
câu tánh mạng như sợi tơ mà thôi. Nhưng quý nhất chính ở
chỗ Ngài Huệ Năng đã xem như không có đến nỗi không nói
ra ấy. Rồi ta còn thấy bị đồ chúng của Ngài Thần Tú
khinh là không biết một chữ, Ngài cũng không có một phản
ứng gì.
Bây
giờ nói đến từ bi, thì nổi nhất, như ta đã thấy, ấy
là câu chuyện của Chí Triệt đang đêm đến ám sát Ngài,
vậy mà người ấy vẫn được hóa độ.
Ngoài
3 an lạc hạnh căn bản này, mà tiếc rằng tài liệu quá ít
so với sự phỏng đoán để đề cao thêm nữa, ta còn được
thấy những điều nổi bật nhất, như sau đây, mà xét kỹ,
rất phù hợp với an lạc hạnh trong kinh Pháp Hoa đã dạy.
Trước
hết không thân cận quyền quý. Ta còn nhớ vua chúa triệu
mà Ngài từ chối. Kế đó, Ngài đặc biệt thống trách sự
không ngôn tức nói suông, nói càng. Sau hết, Ngài nhiệt liệt
đề cao hạnh bình trực mà chỉ trích nhất là tâm lý quanh
co, hiểm hóc.
Thử
ngoại, đức khiêm tốn mà Ngài đã nói “trong điều phục
tâm tánh, ngoài kính nhường mọi người”, thật đã nổi
bật lên trong đời Ngài, thậm chí cả ở nơi sự xưng hô
với bất cứ ai. Rồi đến đức tính không thị phi: “Tôi
thấy là thường thấy lỗi lầm của tâm m ình mà không dòm
ngó phải trái tốt xấu của người khác”. Thậm chí đức
tính này, với Ngài Huệ Năng, được xem như là dụng xứ
của Thuyền đó: “Nếu thấy tất cả điều thiện cũng như
điều ác của mọi người, tâm như hư không, ấy gọi là
đại”, “Chỉ thấy mọi người mà không tìm thấy thị
phi thiện ác của họ, ấy đó là tự tánh bất động; chớ
như những kẻ mê mờ thân tuy bất động mà mở miệng ra
là nói đến thị phi hão ác của kẻ khác, trái ngược với
đạo pháp”. Ngài Huệ Năng quả thật là con người được
thể hiện trong câu sau đây “Tâm lượng đại sự, bất hành
tiểu đạo”.
Sau cùng,
gương mẫu bực nhất và cần phải đề cao nhất, nhân tiện
cũng để thấy vô sư trí của Ngài, ấy là lời nói rất
phù hợp với Kinh Luận. Ta còn nhớ chính Ngài đã nói “Tôi
truyền tâm ấn của Phật, há dám nói trái với kinh Ngài dạy”.
Chính điều này đã làm cho chúng ta kinh ngạc, là những lời
Ngài dạy rất phù hợp luận Khởi tín, một bộ luận không
hề thấy Ngài có sự liên hệ nào. Nhưng, những lời Ngài
dạy về tâm tánh, về chân như, về Phật tánh, về Thiện
tri thức, về sự thuận tánh khởi dụng, đặc biệt hơn hết
là về sự ly niệm và thuyền định, thì không những phù
hợp triệt để với Luận Khởi tín về ý nghĩa mà thậm
chí văn từ cũng chỉ xê xích chút ít thôi. Kẻ viết bài
này thật kinh ngạc ngay từ đầu, và thâm tâm muốn rằng
có dịp sẽ làm một cuộc bình nghị tư tưởng của luận
Khởi tín và Ngài Huệ Năng, mà ngay bây giờ, đã có thể
kết luận một cách chắc chắn rằng hoàn toàn giống nhau.
Phải nói thêm rằng, cho dẫu thấy đích lời Huệ Năng kể
đến tên Mã Minh Đại Sĩ là vị Tổ Sư thứ 12 ở Ấn Độ,
sự kinh ngạc vẫn chưa giảm được phần nào. Dẫu vậy,
không lẽ ở đây làm một bảng đối chiếu tư tưởng và
như đã nói, cả văn từ nữa, của 2 Ngài. Nên chỉ nêu lên
một nhận xét có kết luận mà thôi. Dụng ý chính, là để
cho ai nấy không phải chỉ phục Ngài Huệ Năng mà hãy noi
gương Ngài ở chỗ “xuất ngôn tu thiệp ư điển chương”
mà Ngài Quy Sơn đã tha thiết dạy trong văn Cảnh sách.
Bây
giờ, cuối cùng, đã đến lúc có thể trích dịch bài tụng
sau đây, mà nguyên văn đã có ở chương 1, để thấy toàn
diện an lạc hạnh của Ngài Huệ Năng:
“Khéo
phân biệt các pháp tướng,
Thì
đệ nhất nghĩa không loạn động”
Chỉ
thấu triệt như vậy,
Tức
là cái dụng của chân như đó.
Xin
nói cho hết thảy những người học đạo,
Phải
nỗ lực và chú ý:
Đừng
nơi pháp môn Đại thừa,
Mà
sanh ra cái trí trong sanh tử.
Nếu
nói ra mà thể nhận được,
Thì
hãy chung nhau thảo luận nghĩa lý Phật dạy;
Còn
thật không thể nhận được,
Thì
hãy chấp tay cho họ hoan hỷ.
Thuyền
tôn vốn không tranh luận,
Tranh luận
thì mất ý đạo;
Mà nắm
lấy sự nghịch ý tranh luận,
Thì tự
tánh nhập sanh tử rồi đó.
|