|
.
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
Dịch
gỉa: Dương Đình Hỷ
Phước
Quế Publications, Arlington, USA 2003
|
|
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
禪
之 花
QUYỂN CHUNG
1930.-
Thô bạo quá.
Đường
Tuyên Tông khi chưa lên ngôi đã từng là sa di, tham học với
thiền sư Hương Nghiêm. Một hôm hai thầy trò đi chơi núi.
Hương Nghiêm ngâm :
Xuyên
mây chẳng thấy nhọc
Xa
đất mới thấy cao.
Tiểu
sa di đọc tiếp :
Khe
suối không giữ được
Lòng
biển lớn ba đào.
Thiền
sư mỉm cười :
-Chú
tiểu nhỏ này tương lai sẽ làm hoàng đế đây !
Về
sau tiểu sa di lại đến học với thiền sư Tế An, lúc đó
Hoàng Bá đang làm thủ tọa ở đó. Tiểu sa di thấy Hoàng
Bá lễ Phật liền hỏi :
-Chẳng
cầu Phật, chẳng cầu Pháp, chẳng cầu Tăng, trưởng lão
quỳ lạy là cầu cái gì ?
-Tôi
chẳng cầu Phật, chẳng cầu Pháp, chẳng cầu Tăng, chỉ quỳ
lạy thế thôi.
-Vì
sao quỳ lạy ?
Hoàng
Bá thấy tiểu sa di cố chấp bèn cho một tát tai. Sa di không
khai ngộ, tâm sân nổi lên oán trách :
-Thật
thô bạo quá !
-Đây
là đâu mà chú nói thô với tế ?
Nói
rồi lại cho thêm hai tát tai nữa.
Về
sau, sa di quả nhiên làm hoàng đế, nhưng vẫn không quên cái
thù bị đánh. Hoàng Bá qua đời Tuyên Tông ban hiệu là Thô
Hạnh Thiền Sư. Tể tướng Bùi Hưu là đệ tử nhập thất
của Hoàng Bá biết rõ chuyện này, bèn dâng sớ tâu hoàng
đế :
-Thiền
sư đã vì hoàng đế chặt đứt tam tế đó ! (Tam tế là một
thuật ngữ Phật giáo chỉ thời quá khứ, hiện tại, vị
lai, có khi cũng chỉ trong, ngoài, giữa).
Tuyên
Tông là một Phật tử biết phân phải quấy, do đó sửa hiệu
lại thành Đoạn Tế Thiền Sư.
(Thiền
Tư)
Người
nghiêm khắc với ta, thật ra là người quan tâm đến ta.
1931.-
Không có mắt.
Đơn
Hà là một đại thiền sư đời Đường. Một hôm có một
ông tăng đến tham vấn. Đơn Hà thấy mặt liền hỏi :
-Ông
từ đâu tới ?
-Con
từ dưới núi lên.
Đơn
Hà thấy ông tăng không chịu nói xuất xứ, giống như người
có tu nên muốn thử xem ông ta có phải là người sáng mắt
không, lại hỏi :
-Đức
Phật nói cho 100 người ác ăn chẳng bằng cho một người
thiện ăn. Cúng dường tam thế chư Phật chẳng bằng cho một
người vô niệm, vô trú, vô tu, vô chứng ăn.
Nói
tới đây Đơn Hà lại hỏi :
-Ông
đã ăn chưa ?
-Dạ
! đã ăn rồi.
-Người
nào cho ông ăn là kẻ không có mắt.
Ông
tăng không đáp được. Đơn Hà thở dài :
-Quả
là một gã vô tri !
(Thiền
Tư)
Thiền
giả không phải là người chỉ trình ra những lời thiền
ngoài miệng.
1932.-
Không thể nói dài, ngắn.
Có
một ông tăng muốn khảo nghiệm Mã Tổ, liền vẽ một vạch
dài, 3 vạch ngắn rồi hỏi Mã Tổ :
-Không
thể nói một dài, 3 ngắn, xin mời thầy nói .
Nói
rồi đứng sang một bên chờ Mã Tổ trả lời.
Mã
Tổ vạch trên mặt đất một vạch :
-Không
thể nói dài, ngắn.
Ông
tăng trợn mắt, há mồm, có chút tỉnh ngộ.
(Thiền
Tư)
Thiền
giả là người không chú trọng vào hình thức.
1933.-
Chúc tết.
Có
một năm vào ngày nguyên đán đang lúc mọi người đang vui
mừng đón xuân thì Nhất Hưu đến nghĩa địa, kiếm một
cái đầu lâu. Ông lấy gậy trúc xỏ vào đầu lâu mang đến
trước mọi nhà hô lớn :
-Mọi
người cẩn thận ! Mọi người phải cẩn thận !
Mọi
người đều cho là ông khùng, hễ ông đi tới nhà nào thì
nhà ấy đóng sầm cửa lại. Có người hỏi ông tại sao lại
làm như vậy, ông trả lời :
-Nếu
không có đầu lâu này thì đó chẳng phải là việc đáng
chúc mừng sao ?
(Danh
Thiền Bách Giảng)
Nhất
Hưu cảnh cáo mọi người chỉ chú trọng đến sanh mà lơ
là đến tử.
1934.-
Chờ thời.
Vinh
Tây là vị thiền sư Nhật Bản đến Trung Quốc du học 12
năm. Ông học với thiền sư Hư Am 5 năm được kế thừa Lâm
Tế tông rồi mới về nước. Về nước ông truyền bá Phật
pháp ở vùng Cửu Châu. Ông muốn đến kinh đô để truyền
pháp nhưng các tông phái cựu Phật giáo ở đó rất bất mãn
Vinh Tây đem về một tông phái mới, nên vận động triều
đình cấm ông không được truyền pháp ở kinh thành. Ông
chỉ đành quay lại Cửu Châu. Đến thời Mạc Phủ ông được
tín nhiệm và ủng hộ nên ông trở thành khai sơn tổ sư Kiến
Nhân Tự. Từ đó Lâm Tế tông mới được truyền bá ở kinh
đô. Chờ thời đối với Vinh Tây là chờ cơ hội.
(Danh
Thiền Bách Giảng)
Vinh
Tây cả đời gập nhiều trở ngại, nhưng ông chủ trương
chờ thời, kiên quyết nhẫn nại đợi cơ hội thực hành
lý tưởng.
1935.-
Chết thì chết.
Có
một ông lão hỏi thiền sư Bàn Khuê :
-Lão
sắp chết rồi, xin thiền sư chỉ cho con đường giác ngộ
để lão được an tâm.
-Cụ
không cần phải giác ngộ.
-Xin
hỏi tại sao ?
-Khi
chết đến thì chết.
(Danh
Thiền Bách Giảng)
Đó
cũng là ý của thiền sư Lương Khoan ; gập tai nạn thì thản
nhiên tiếp thụ, cái chết đến cũng thản nhiên đối diện,
đó là diệu pháp.
1936.-
Khổng ất dĩ.
Có
ông tăng hỏi Trần Tôn Túc :
-Thế
Tôn nói pháp 49 năm, cộng 300 pháp hội, cứu cánh là nói gì
?
-Ông
có thấy từ nhỏ học : “Thượng đại nhân, khổng
ất dĩ” * không ?
(Tứ
Lý Thiền)
Nhiều
ngưới học nhiều Phật pháp nhưng chẳng biết tu như thế
nào, nhiều tri thức nhưng không biết sinh hoạt. Chẳng cứ
là học Phật, học thiền hay bất cứ một môn học thế gian
nào phải trong sinh hoạt mình cảm thấy tốt đẹp, hạnh phúc.
Nếu học đến si khờ thì há chẳng nên bắt đầu lại từ
đầu sao ?
* Chú
Thích:
Nguyên
văn câu này như sau :
上
大 人 孔 乙 已 化 三 千
Thượng
đại nhân Khổng ất dĩ hóa tam thiên
七
十 士. 爾 小 生 八 九 子
thất
thập sĩ. Nhĩ tiểu sinh bát cửu tử
佳
作 仁 可 知 禮 也
giai
tác nhân khả tri lễ dã.
Ý
nói : Vị thánh nhân ngày trước (Khổng Tử) dạy ba ngàn học
trò được hơn 70 người tài giỏi. Lũ chúng bay, bây giờ
còn nhỏ lên tám, lên chín tuổi mà làm điều nhân như thế
khá là biết lễ vậy. (Chu Thiên dịch)
1937.-
Chẳng chịu đảm đương.
Chiêu
Đề Huệ Lương tham học với Thạch Đầu Hi Thiên hỏi :
-Phật
là gì ?
-Cái
ông này ! Ông không có Phật tánh.
-Con
không có Phật tánh, còn bọn xuẩn động hàm linh thì sao ?
|