|
.
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
Dịch
gỉa: Dương Đình Hỷ
Phước
Quế Publications, Arlington, USA 2003
|
|
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
禪
之 花
QUYỂN CHUNG
1750.-
Thấy núi xanh đi.
Đạo
Nguyên thượng đường nói :
-Khi
thấy núi xanh thường đi, ai biết trong đêm đá trắng sanh
con.
Nói
rồi xuống tòa giảng.
(Đạo
Nguyên Ngữ Lục)
Nguyên
câu nói này là của Phù Dung Đạo Giai trong Phổ Đăng Lục
: Núi Xanh thường đi, ban đêm thạch nữ sanh con. Trong tắc
này Đạo Nguyên đổi thành đá trắng. Trong thế giới tuyệt
đối , núi xanh và chúng ta là một, siêu việt hết tất cả
tư lượng.
1751.-
Ca Diếp đạp bùn.
Sư
thượng đường kể :
-Xưa,
khi ngài Ca Diếp đạp bùn để xây tường, một sa di hỏi
:
-Tôn
giả, sao lại làm việc này ?
-Nếu
tôi không làm thì ai làm cho tôi ?
Đạo
Nguyên thêm :
-Tâm
như cái quạt trong tháng 12, thân như đám mây trong hang lạnh.
Nếu hiểu được ý “tôi làm” trong câu nói của tôn giả
thì không có nhị kiến ta người. Hành vi của tôn giả như
bức tường sắt, sừng sững khiến người khó thấy.
(Đạo
Nguyên Ngữ Lục)
Do
công án này có thể thấy Thiền tông rất đề cao lao động.
Bách Trượng cũng có nói : “Một ngày không làm, một ngày
không ăn”.
1752.-
Phật tánh.
Sư
thượng đường nói :
-Tôi
nhớ có một ông tăng hỏi Triệu Châu như sau :
-Thế
giới chưa có, tánh này đã có. Thế giới diệt rồi, tánh
này không diệt. Tánh bất hoại này là gì ?
Triệu
Châu đáp :
-Tứ
đại, ngũ uẩn.
-Vẫn
bị hoại, cái gì không hoại ?
-Tứ
đại, ngũ uẩn.
Đạo
Nguyên nói :
-Triệu
Châu cổ Phật chỉ biết nghiêm khắc, nhưng chẳng khoan dung,
còn Vĩnh Bình tôi sẽ nói : “Nước sâu thuyền cao, bùn nhiều
Phật lớn”.
(Đạo
Nguyên Ngữ Lục)
Tuy
hình thể vô thường, theo thời gian mà tiêu diệt, nhưng Phật
tánh trong chúng ta thì bất diệt.
1753.-
Ngày giỗ Như Tĩnh.
Ngày
giỗ Như Tĩnh, Đạo Nguyên thượng đường nói :
-Tôi
đến Trung Quốc vào đời Tống, theo Như Tĩnh học Phật pháp
như người tới Hàm Đan học đi đứng, chỉ học được mắt
ngang, mũi dọc. Chớ nói Như Tĩnh dấu người học mà là Vĩnh
Bình tôi lừa Như Tĩnh.
(Đạo
Nguyên Ngữ Lục)
Ở
đây Đạo Nguyên đề cập đến chuyện trong Thu Thủy Thiên
(một thiên trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử) kể rằng người
ở Hàm Đan (kinh đô nước Triệu đời chiến quốc, nay thuộc
tỉnh Hà Bắc) đi đứng rất tao nhã, lịch sự. Người ở
các nơi đến học tập, kết quả là chưa học được cách
đi đứng mới mà đã quên cả cách đi đứng cũ, phải bò
mà về xứ. Đạo Nguyên đưa ra tỷ dụ này để chỉ rằng
ông theo Như Tĩnh, Phật pháp chưa học được tốt mà những
gì tu học lúc trước đều đã quên cả.
1754.-
Rửa bát quét nhà.
Một
ông tăng mới vào thiền viện hỏi Triệu Châu :
-Con
mới vào thiền viện, xin thầy đặc biệt chỉ thị.
-Ông
đã ăn sáng chưa ?
-Dạ
! Đã ăn rồi .
-Vậy
sao ? Hãy đi rửa bát đi.
-Đã
rửa sạch sẽ rồi.
-Vậy
đi quét nhà đi.
Ông
tăng lộ vẻ bất mãn :
-Chẳng
lẽ ngoài rửa bát quét nhà ra thầy không còn thiền pháp nào
sao ?
-Ngoài
rửa bát quét nhà ra, tôi chẳng còn biết thiền pháp nào nữa.
(Tinh
Vân Thiền Thoại)
Thiền
không lìa sinh hoạt. Mặc áo, ăn cơm là thiền, bổ củi, xách
nước là thiền. Một người không lo sinh hoạt cho tốt : bát
không rửa, nhà không quét thì làm sao giải quyết được vấn
đề sanh tử giải thoát ? (Xem thêm công án 1073)
1755.-
Cá nhỏ nuốt cá lớn.
Đạo
Nguyên thượng đường nêu công án một ông tăng hỏi Nham
Đầu :
-Buồm
cũ chưa treo thì thế nào ?
-Cá
nhỏ nuốt cá lớn.
Nếu
các ông muốn biết ý nghĩa của công án này thì hãy nghe bài
kệ của Vĩnh Bình tôi :
小
魚
吞 大 魚
Tiểu
ngư thôn đại ngư
和
尚 讀 儒 書
Hòa
thượng độc nho thư
透
出 佛 魔 網
Thấu
xuất Phật ma cương
法
塵 也 掃 除
Pháp
trần dã tảo trừ.
Cá
nhỏ nuốt cá lớn
Hòa
thượng đọc sách Nho
Ra
khỏi lưới ma, Phật
Là
sạch hết bụi nhơ.
(Đạo
Nguyên Ngữ Lục)
Đạo
Nguyên nêu công án này để thuyết minh chân lý vượt lên,
Nho, Phật, ngay cả Phật cũng không chấp.
1756.-
Chưa đủ.
Đạo
Nguyên thượng đường nói :
-Ngày
nay trong chư vân thủy huynh đệ có ai ngộ không ?
-Có
ông tăng bước ra lạy.
-Có
loại người này nhưng vẫn chưa đủ.
-Chưa
đủ ở chỗ nào ?
-Ông
không biết sao ? Là không tin đạo. Một người chân chính
ngộ đạo, tâm không phụ người, mặt không sắc thẹn.
(Đạo
Nguyên Ngữ Lục)
Tin
đạo và thấy đạo đồng nghĩa. Không tin đạo thì không
thấy được đạo lý.
1757.-
Đông Ấn quốc vương.
Đạo
Nguyên thượng đường nói :
-Đông
Ấn quốc vương mời tôn giả Bát Nhã Đa La thọ trai. Vương
hỏi :
-Mọi
người đều tụng kinh, thầy vì sao không tụng ?
-Bần
đạo thở ra không theo chúng duyên, hít vào không ở ấm giới,
thường chuyển trăm ngàn vạn ức quyển kinh.
Ai
có thể nói ra đạo lý ảo diệu của tôn giả ?
(Đạo
Nguyên Ngữ Lục)
Đạo
Nguyên nêu công án này để thuyết minh tụng kinh chân chính
là lãnh hội đạo lý tự nhiên của trời đất.
1758.-
Phật Pháp.
Đạo
Nguyên thượng đường nói :
|