|
.
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
Dịch
gỉa: Dương Đình Hỷ
Phước
Quế Publications, Arlington, USA 2003
|
|
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
禪
之 花
QUYỂN CHUNG
1631.-
Quét lá vàng.
Mùa
thu tới rồi, lá vàng rụng nhiều. Một chú tiểu phụ trách
quét sân chùa, mỗi sáng đều phải dậy sớm quét lá. Mỗi
sáng chú đều phải quét sân rất lâu mới xong. Chú cho đây
là một việc làm khổ sai, nên thường than thở. Một hôm,
một vị thượng tọa bảo chú :
-Sao
chú không rung cây cho lá rụng, hôm sau khỏi phải quét.
Chú
tiểu vui mừng làm y lời, nghĩ bụng sáng mai được nghỉ
một bữa khỏi phải dậy sớm để quét lá sân chùa.
Ngày
hôm sau trở dậy, chú tiểu lại thấy sân chùa đầy lá vàng.
Lúc đó, lão hòa thượng chạy lại bảo :
-Dù
hôm nay chú dùng sức lay cây, ngày mai lá vẫn cứ rơi.
Chú
tiểu nghe rồi, có chút tỉnh ngộ.
(Nhất
Nhật Nhất Thiền)
Ở
đời có nhiều chuyện không thể tính trước được. Chúng
ta hãy sống trong hiện tại.
1632.-
Kho báu nhà mình.
Đời
Đường, Đại Châu Huệ Hải là một đệ tử nổi danh của
Mã Tổ Đạo Nhất. Một hôm có người hỏi ông :
-Phật
là thế nào ?
-Hãy
nhìn trước mặt, chẳng phải Phật thì là ai ?
Người
đó nhìn ra phía trước, chỉ thấy núi xanh chập chùng nào
thấy Phật ở đâu ? Đại Châu thấy người ấy không hiểu,
bèn kể lại chuyện khi mình đến gập Mã Tổ. Mã Tổ hỏi
:
-Ông
từ đâu đến ?
-Con
từ Việt Châu Đại Vân Tự tới.
-Ông
đến đây làm gì ?
-Con
đến cầu Phật pháp.
-Nơi
đây tôi chả có gì cả, cầu Phật pháp cái gì ? Mình tự
có kho báu không biết trân quý còn ra ngoài tìm kiếm gì nữa
?
-Không
biết cái gì là kho báu nhà con ?
-Chính
là người đứng trước mặt tôi đang hỏi pháp đó. Đó là
kho báu nhà mình, có đủ tất cả không thiếu thứ gì, tự
do xử dụng.
Đại
Châu ngay đó đại ngộ.
(Nhất
Nhật Nhất Thiền)
Lãnh
ngộ tự tánh rồi thì biết tự thân mình ẩn tàng vô hạn
châu báu. (Xem thêm
công án 235)
1633.-
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn.
Ngũ
tổ Hoằng Nhẫn trú ở Hoàng Mai Song Phong Sơn tụ chúng giảng
thiền. Đệ tử có hơn 700 người. Nam thiền, bắc thiền đều
là môn hạ. Có ông tăng hỏi :
-Người
tu học sao không ở thành thị mà lánh cư ở sơn cốc ?
-Các
cột trụ chống nhà đại sảnh đều là dùng các cây mọc
ở nơi núi sâu rừng thẳm, chứ không mọc ở nơi thị thành.
Xa loài người tránh được đao kiếm làm tổn thương, do đó
lâu dần mới trở thành đại thụ. Do đấy có thể biết
ở nơi núi sâu rừng thẳm, xa lìa trần thế ưu phiền có
thể tu thân dưỡng tánh, bồi dưỡng đạo tâm khiến đại
thụ khai hoa, thiền lâm kết quả.
(Nhất
Nhật Nhất Thiền)
Hoằng
Nhẫn chỉ ngồi thiền, không viết sách lập thuyết chỉ tùy
tiện giảng thiền lý. Chúng ta khi học tập, nên giữ tâm
bình thường, từng bước từng bước đạp thật trên đất.
1634.-
Sanh và tử.
Có
người hỏi một thiền sư về chuyện sanh tử, thiền sư hỏi
ngược lại :
-Ông
đã chết chưa ?
Người
này ngạc nhiên không trả lời được, thiền sư tiếp :
-Muốn
biết chuyện sanh tử, chỉ có mình tự thể ngộ.
(Nhất
Nhật Nhất Thiền)
Kỳ
thực chuyện sanh tử cứ để thuận theo tự nhiên, khi nào
nó đến thì đến. Chúng ta nên trân quý hiện tại.
1635.-
Hương hoa cúc.
Một
hôm, một thiền sư đi chơi núi mang về một cây hoa cúc. Ông
đem trồng ở sân thiền viện. Ba năm sau, cúc sinh sôi nẩy
nở thành vườn. Tới mùa thu, cả thiền viện đều thơm mùi
hoa cúc. Dân chúng dưới núi đều ngửi thấy mùi thơm này,
do đó lên chùa thưởng ngoạn. Họ không ngừng khen ngợi
:
-Thật
thơm quá !
Họ
năn nỉ thiền sư cho vài cây đem về trồng. Thiền sư vui
vẻ đồng ý. Dòng người xin cây liên tục không dứt. Không
lâu vườn cúc trống không. Các đệ tử nhìn vườn cúc thê
lương than thở :
-Thật
đáng tiếc ! Đang hương vị ngạt ngào thiền viện.
Thiền
sư nghe được bảo :
-Như
vậy càng tốt, 3 năm nữa thì toàn thôn đều ngát mùi hoa
cúc.
(Nhất
Nhật Nhất Thiền)
Việc
tốt phải cùng hưởng với người. Nhìn thấy người hạnh
phúc là hạnh phúc nhất của mình.
1636.-
Tâm không.
Có
một vị thiền tăng Ấn Độ tu đắc tha tâm thông. Ông đến
thăm thiền sư Tổ Tâm, cầu sư kiểm chứng. Tổ Tâm tưởng
đến một cảnh rồi hỏi :
-Tâm
lão tăng hiện ở đâu ?
-Núi
cao sừng sững. sông nhỏ nước chẩy siết.
Thiền
sư gật đầu, lại chuyển tâm niệm vào thiền cảnh vô ngã
tướng, vô nhân tướng, vô thế gian tướng, vô động tĩnh
tướng rồi hỏi :
-Tâm
lão tăng hiện ở đâu ?
Thần
tăng cố hết sức nhưng không nhìn ra.
(Nhất
Nhật Nhất Thiền)
Tổ
Tâm vào cảnh giới thiền định rồi, tâm không một vật,
do đó không có vết tích gì khiến thần tăng có thể nhìn
thấy được. (Xem thêm công án 388).
1637.-
Chén nước trà phản chiếu cả
càn khôn.
Chương
thiền sư, lúc còn là một vân thủy tăng từng đến tham học
Đầu Tử, giữ chức Sài Đầu (coi việc củi nước). Một
hôm gập Đầu Tử. Đầu Tử đưa cho ông một chén trà để
ủy lạo và hỏi :
-Ông
thấy chén trà này thế nào ?
-Bao
la vạn tượng đều nằm trong đây.
-Nếu
hớp một ngụm cạn hết thì sao ?
Chương
thiền sư hắt chén trà đi, hỏi :
-Bao
la vạn tượng giờ ở đâu ?
-Tiếc
thay một chén trà !
-Chỉ
là một chén trà sao ?
-Tuy
chỉ là một chén trà, nhưng bao la vạn tượng đều nằm trong
đó.
Chương
thiền sư không đáp được.
(Nhất
Nhật Nhất Thiền)
Một
chén trà tuy nhỏ nhưng có thể phản chiếu cả càn khôn, tâm
tuy vô tướng nhưng bao gồm vạn tượng. (Xem thêm công án
324)
1638.-
Dõng khí của người ăn mày.
Có
một lần, một người ăn mày xin tiền một phú ông, lại
còn nói trước là người quen. Phú ông nhìn kỹ thì nhận
ra người ấy là Trương Tam Thiếu lúc trước là con nhà giầu
có. Ông liền hỏi duyên cớ làm sao lại lâm vào cảnh này
? Người ăn mày cho biết vì một trận hỏa hoạn tất cả
nhà cửa, tiền tài đều bị thiêu rụi thành tro. Để có
tiền uống rượu ông đành đi ăn xin, hơn nữa uống rượu
khiến ông ta có dõng khí mà ăn xin. Phú ông nghe rồi thấy
được sự ngu muội của con người. Chúng sanh vì tửu sắc,
tài khí mà bận rộn một đời. Ông bèn đi hỏi Huệ Khả.
Huệ Khả cười cười bảo ông :
-Mặt
trời mọc từ phương Tây chiếu vào cây sẽ không cho bóng.
(Nhất
Nhật Nhất Thiền)
Đừng
lo lắng về tương lai, hãy quý mến hiện tại. Ít đi một
chút lo lắng phiền não, nhiều thêm một chút thiện lương
và bao dung nhất định cuộc sống sẽ vui vẻ, hạnh phúc.
1639.-
Mặc áo, ăn cơm.
Thiền
sư Mục Châu lãnh ngộ thiền học rất sâu, nên có nhiều
người đến tham học. Một hôm, có một người đến hỏi
:
-Mỗi
ngày đều phải mặc áo, ăn cơm, cảm thấy phiền quá, không
biết thầy có cách gì chỉ cho con thoát khỏi phiền não này
không ?
-Mặc
áo, ăn cơm.
Người
này không hiểu, trầm ngâm suy nghĩ. Mục Châu lại bảo :
-Nếu
như ông hãy còn chưa hiểu thì hãy mặc áo, ăn cơm.
(Nhất
Nhật Nhất Thiền)
Có
nhiều người lo chuyện đời, cả ngày bận rộn không có
lúc nào rảnh để hưởng thụ những nét đẹp của sinh hoạt
trong đời sống. Họ nên quay về bản tâm, đối diện với
sinh hoạt thì mặc áo, ăn cơm không còn là phiền não mà là
trưởng dưỡng Phật tánh vậy. (Xem thêm công án 1131)
1640.-
Phật chính là mình.
Một
ông tăng hỏi Huệ Trung :
-Trâu,
chó có Phật tánh không ?
-Có.
|