|
.
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
Dịch
gỉa: Dương Đình Hỷ
Phước
Quế Publications, Arlington, USA 2003
|
|
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
禪
之 花
QUYỂN TRUNG
1113.
Thì cũng thế.
Thị
giả của thiền sư Pháp Khánh nhân đọc Động Sơn Lục, cảm
khái thốt lên:
-
Cổ nhân đối với vấn đề sanh tử tùy tiện biết bao, thật
là kỳ quái.
Pháp
Khánh nhân đó bảo:
Khi
nào ta tọa hóa, ngươi có thể kêu ta, nếu ta tỉnh lại được
thì đó là sanh tử tự tại có gì là kỳ với không kỳ.
Thị
giả chăm chú nhìn thiền sư, Pháp Khánh đọc bài kệ dự
ngôn:
今
年 五 月 初 五
Kim
niên ngũ nguyệt sơ ngũ
四
大 將 離 本 主
Tứ
đại tướng ly bản chủ
白
骨 當 風 颺 却
Bạch
cốt đương phong dương khước
免
占 檀 那 地 土
Miễn
chiếm đàn na địa thổ.
Mùng
5 tháng 5, năm nay
Bốn
đại tướng lìa bản chủ
Xương
trắng bị gió thổi bay
Bỏ
lại đất của thí chủ.
Thời
gian qua mau, tới ngày mồng 5 tháng 5, thiền sư đem hết quần
áo, đồ đạc giao cho thị giả cúng dường chư tăng để
kết duyên. Khi chuông nửa đêm vừa thỉnh, thiền sư ngồi
kiết già mà hóa. Mạch ngưng đập, hơi thở không còn; thị
giả nhớ lời lúc trước bèn gọi:
-
Thiền sư! Thiền Sư!
Rất
lâu Pháp Khánh mở mắt ra hỏi:
-
Làm cái gì?
-
Thiền sư sao không thay quần áo rồi hãy đi?
-
Khi tới ta không mang theo gì!
Thị
giả nhất định thay quần áo cho thiền sư.
Pháp
Khánh bảo:
-
Chẵng lưu lại gì cho người sau:
Thị
giả hỏi:
-
Chính lúc ấy thì thế nào?
Lại
viết thêm một bài kệ:
七
十 三 年 如 制 電
Thất
thập tam niên như chế điện
臨
行 為 君 通 一 線
Lâm
hành vi quân thông nhất tuyến
鐵
牛 跨 跳 過 新 羅
Thiết
ngưu khóa khiêu quá tân la
撞
破 虛 空 七 八 片
Tràng
phá hư không thất bát phiến
Bẩy
ba năm qua mau như điện lòe
Lúc
ra đi, chỉ cho người thấy tánh.
Con
trâu sắt nhẩy quá xứ Tân La
Đập
phá hư không thành bẩy, tám mảnh.
Sau
đó nghiễm nhiên mà hóa.
(Tinh
Vân Thiền Thoại)
Nếu
có người hỏi thiền giả có sanh tử không? Trả lời:thiền
giả ở trong sanh tử rất tự tại. Đỏ hon hỏn tới, đỏ
hon hỏn đi, có thể buông bỏ tất cả; chính lúc đó là giải
thoát, là tự do vậy.
1114.
Pháp Bảo Vô Thượng.
Tổ
Đạt Ma vốn tên là Bồ Đề Đa La, người Nam Ấn Độ. Xuất
thân là quý tộc Bà La Môn, là hoàng tử thứ 3 của vua Hương
Chí. Về sau gập được Bát Nhã Đa La, được ngài coi trọng,
độ cho xuất gia cải tên là Bồ Đề Đạt Ma. Đạt Ma lúc
chưa xuất gia đã là một ngưòi có tài trí hơn người, có
thiện căn thoát tục. Một lần, tôn giả Bát Nhã Đa La chỉ
khối châu báu hỏi 3 anh em:
-
Trên đời này còn thứ gì quý hơn đám châu báu này không?
Đại
ca Nguyệt Tĩnh Đa La đáp:
-
Không có! Đây là của báu của Hoàng gia, trên thế gian này
không có gì quý bằng.
Nhị
ca Công Đức đa La đáp:
-
Con chưa thấy vật nào quý báu hơn.
Chỉ
có Bồ Đề Đạt Ma không đồng ý:
-
Con nhận rằng ý kiến của 2 anh không đúng, đám châu báu
này thực ra không có chút giá trị gì.
Hai
anh đều hỏi:
-
Ngươi nói đám châu báu này không có giá trị, vậy cái gì
mới có giá trị?
-
Vì đám châu báu này tự chúng không nhận biết giá trị của
chúng, chỉ là đồ vật vô tri, còn như Phật nói chân lý
đó là pháp bảo. Pháp bảo là do trí tuệ Bát Nhã phát huy,
nó không những tự chiếu mà còn có thể phân biệt hình sắc
của châu báu, phân biệt các pháp thiện ác của thế gian
và xuất thế gian nữa.
Đó
mới là điều quý nhất.
(Tinh
Vân Thiền Thoại)
Đạt
Ma tài trí siêu thoát, kiến giải của ông không bị truyền
thống bó buộc, vì nhân duyên ưu việt, cho nên sau khi xuất
gia kế thừa y bát của Bát Nhã Đa La thành tổ thứ 28 của
Thiền Tông Ấn Độ. Dưới triều Lương Võ Đế từ
Tây qua Trung thổ, tọa thiền diện bích 9 năm ở núi Thiếu
Thất trở thành sơ tổ của Thiền Tông Trung Hoa.
Thế
nào là bảo vật chân chính? Ở thế tục đó là kim ngân châu
báu, ở xuất thế gian đó là tam bảo: Phật, Pháp, Tăng, còn
gọi là tự tánh tam bảo. Ai ai cũng có chẳng ai là không có
chân tâm bản tánh. Kim ngân châu báu sẽ có lúc bị hủy hoại,
nhưng chân tâm bản tánh thì không. Đạt Ma từ nhỏ đã có
nhận thức tài trí như vậy, về sau kế thừa tổ vị, qua
Trung Hoa truyền bá Phật pháp, một hoa nở 5 cánh, truyền đăng
vô tận. Đó là 1 niệm giải thoát chiếu sáng vô cùng, pháp
bảo đã quý hơn châu báu vậy.
1115.
Thiền là gì?
Có
một tín đồ định học tọa thiền, nhưng không biết học
tập thế nào. Một hôm lấy hết can đảm đến chùa hỏi
Vô Tướng:
-
Lão sư, con rất ngu, biết mình không phải là pháp khí để
học thiền, như nhìn ngọn núi cao mà không thề trèo tới,
mong thầy chỉ cho con Thiền là gì?
-
Ngũ tổ Pháp Diễn từng kể một câu chuyện:
Có
2 cha con một tên trộm; một hôm đứa con bảo bố:
-
Cha, càng ngày cha càng lớn tuổi, lúc nào rảnh hãy chỉ cho
con mánh khoé ăn trộm, nếu không sau này con làm sao kiếm ăn?
Ông
bố bằng lòng. Một hôm dẫn con đến nhà một phú ông ăn
trộm; dùng chùm chìa khóa vạn năng mở rương quần áo bảo
đứa con chui vào đó khóa lại và kêu lên: Có trộm!
Có trộm!
Sau
đó soay mình chạy. Người nhà phú ông nghe có trộm chạy
tới thấy không mất đồ đạc gì, cũng không thấy tên trộm
đâu, do đó lại ngủ lại. Lúc đó đứa con nằm trong rương
không hiểu ý bố sao lại khóa mình trong rương, bây giờ phải
làm gì để đào thoát? Linh cơ nhất động, giả tiếng chuột
gậm quần áo. Một lúc sau bà chủ gọi chị người làm mang
đèn lại coi. Chị người làm vừa mở rương, tên trộm bèn
đẩy ngã và thổi tắt đèn, co giò chạy mất. Phú ông phát
giác có trộm bèn sai gia nhân đuổi theo. Đuổi đến bờ sông,
tên trộm nhỏ trong lúc nguy cấp sanh trí xô một tảng đá
lớn xuống sông rồi quay trở lại; nghe có tiếng nói:
-
Thật tội nghiệp! tên trộm bị bức quá, đã nhẩy xuống
sông rồi!
Tên
trộm nhỏ về nhà thấy bố đang nhậu, bèn trách bố sao lại
khóa mình trong rương? Ông bố chỉ hỏi con làm sao ra. Đứa
con thuật lại đầu đuôi, ông bố thích trí bảo con:
-
Con sau này không sợ không có cơm ăn.
Cũng
giống như tên trộm con, từ không có biện pháp mà tìm ra
biện pháp. Đó là Thiền.
(Tinh
Vân Thiền Thoại)
Trí
tuệ Thiền là phát từ nội tâm.
1116.
Không động tâm.
Một
nơi kia có thiên tai, các nhân sĩ Phật giáo muốn cứu trợ
nạn nhân bèn mời một đoàn ca vũ đến biểu diễn, trù tính
sẽ quyên góp ít tiền. Chư tăng cũng tới tham dự. Có một
người mới vào học Thiền không cho là phải. Ông cho rằng
người tham Thiền không nên coi ca vũ. Vì đoàn thể tổ chức,
bất đắc dĩ ông phải tham dự. Ông nhắm mắt ngồi thiền
không lý gì đến những náo động chung quanh. Khi cuộc trình
diễn tạm ngưng, ban tổ chức bèn quyên tiền khán giả. Vị
mới học thiền phất áo đứng dậy tức giận bảo:
-
Ta nhắm cả 2 mắt, ngay một cái liếc cũng không sao lại đòi
tiền ta?
Người
tổ chức nói:
-
Người mở mắt xem, chỉ trả nửa tiền là được, còn ông
nhắm mắt tưởng tượng phải trả gấp đôi.
(Tinh
Vân Thiền Thoại)
Chúng
ta tu hành, không phải chỉ nhắm mắt không nhìn, không nghe
cho là vô sự. Sự tưởng tượng lại còn lợi hại hơn là
nhìn và nghe thật. Chỉ có không động tâm mới thật sự
là chân chính tu hành.
1117.
Không tìm lại được.
Chu
Từ Mục là một tín đồ Tịnh Độ, một hôm đến bái phỏng
Phật Quang:
|