|
.
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
Dịch
gỉa: Dương Đình Hỷ
Phước
Quế Publications, Arlington, USA 2003
|
|
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
禪
之 花
QUYỂN TRUNG
1012.
Gập hổ không?
Hoàng
Bá từ ngoài về, Bách Trượng hỏi:
-
Ngươi đi đâu về?
-
Hái nấm ở chân núi Đại Hùng về.
-
Có thấy hổ không?
Hoàng
Bá giả làm tiếng hổ gầm. Bách Trượng lấy tay giả bộ
cầm búa chém hổ. Hoàng Bá hươi tay đánh cho Bách Trượng
một chưởng. Bách Trượng lớn tiếng cả cười.
Ngày
hôm sau, Bách Trượng thượng đường bảo với đại chúng
rằng:
-
Dưới núi Đại Hùng có một con hổ, các ngươi phải cẩn
thận đề phòng, lão tăng đã bị nó ngoạm một miếng đấy.
(Thiền
ChiHoa)
Con
hổ của Bách Trượng là để chỉ tự tánh. Hoàng Bá đã
hiểu ý Bách Trượng nên không trực tiếp trả lời (Vì tự
tánh không thể dùng lời mà tả được), mà giả tiếng hổ
gầm hàm ý đã ngộ tự tánh. Bách Trượng giả vờ đánh,
Hoàng Bá giả vờ đỡ đều là biểu lộ chấp nhận hành
động của đối phương. Cái cười của Bách Trượng mới
bao hàm nhiều ý nghĩa làm sao!
1013.
Cán dao có công dụng gì?
Có
một ngày, Thạch Thất theo Thạch Đầu lên núi chơi. Thạch
Đầu nói:
-
Đằng trước có cái cây ngăn cản không nhìn được, mau giúp
ta chặt đi.
-
Đưa dao đây.
Thạch
Đầu rút dao ra hướng lưỡi dao về phía Thạch Thất.
-
Không phải đầu này, đầu có cán kia.
-
Cán có ích gì?
Ngay
lúc đó Thạch Thất đại ngộ.
(Thiền
Chi Hoa)
Thạch
Đầu kêu Thạch Thất chặt cây ngăn thị tuyến, ám chỉ trừ
bỏ những ràng buộc của Tâm thì tâm sẽ trở lại thanh tịnh.
Khi Thạch Thất yêu cầu đưa phía cán dao, Thạch Đầu hỏi,
“Cán có ích gì?” ám chỉ bản thể giới. Lời cùng, ý
tuyệt, còn chấp “cán” thì làm sao đạt tới cảnh giới
này được?
1014.
Ai ở trong giếng?
Có
ông tăng hỏi Thạch Sương:
-
Ý của tổ sư từ Tây sang là gì?
-
Giả như có người rớt xuống giếng sâu ngàn thước, ngươi
không dùng giây mà cứu được hắn ra thì ta sẽ bảo cho ngươi
biết ý của tổ sư từ Tây sang là gì!
-
Gần đây ở Hồ Nam có Xướng hòa thượng cũng hệt như thiền
sư, giảng Đông, giảng Tây.
Thạch
Sương kêu Ngưỡng Sơn đuổi ông tăng ra.
Ngưỡng
Sơn hỏi Đam Nguyên:
-
Cứ ý thiền sư thì làm sao cứu được người ở trong giếng?
-
Đồ ngốc, ai ở trong giếng?
Ngưỡng
Sơn lại hỏi Quy Sơn:
-
Làm sao để cứu được người ở trong giếng?
Quy
Sơn lớn tiếng gọi:
-
Huệ Tịch.
-
Dạ.
Quy
Sơn nói:
-
Đã ra rồi!
Về
sau Ngưỡng Sơn kể lại câu chuyện này cho đại chúng nghe
và nói:
-
Ta tại Đam Nguyên đắc danh, tại Quy Sơn đắc địa!
(Thiền
Chi Hoa)
“Ta
tại Đam Nguyên đắc danh” là chỉ lý ngộ. Câu của Đam
Nguyên, “Ai ở trong giếng?” đả phá sự chấp trước của
Ngưỡng Sơn làm cho Ngưỡng Sơn hiểu rằng tự tánh không
bị trói buộc bởi không, thời gian. “Tại Quy Sơn đắc địa”
là chỉ sự chứng ngộ. Khi nghe Quy Sơn kêu tên mình bèn lên
tiếng dạ, lập tức hiểu rằng cái tâm ấy đã ra khỏi giếng.
Chân Tâm là như như bất động ở khắp nơi, không bị ra
vào, trong, ngoài, cùng những quan niệm về thời, không gian
giới hạn. Chính là “Mười đời xưa nay, đầu cuối chẳng
rời đương niệm, vô biên sát thổ, ta người chẳng cách
một sợi lông.”
1015.
Biện luận về ngón tay và mặt trăng.
Có
ông tăng hỏi Pháp Nhãn:
-
Đệ tử không hỏi ngón tay mà muốn hỏi mặt trăng là cái
gì?
-
Ngươi không hỏi ngón tay, vậy ngón tay là gì?
Lúc
đó, có một ông tăng khác hỏi:
-
Đệ tử không hỏi mặt trăng mà muốn hỏi ngón tay là cái
gì?
-
Mặt trăng.
Ông
tăng phản đối:
-
Đệ tử hỏi ngón tay sao sư phụ lại đáp mặt trăng?
-
Đó là vì ngươi hỏi ngón tay.
(Thiền
Chi Hoa)
Nhân
lúc trước có người hỏi Pháp Nhãn, “Thế nào là tâm của
cổ Phật?” Pháp Nhãn đáp, “Có lòng từ bi hỉ xả là tâm
của cổ Phật.” Lời đáp tâm của cổ Phật và lời đáp
ngón tay và mặt trăng đều là lấy dụng làm thể. Hỏi mặt
trăng đáp ngón tay, ngón tay chỉ là để chỉ phương hướng
mà thôi, không phải là tự tánh chân thật vì tự tánh chân
thật không có sở tại. Hiện tượng thấu xứ tức bản thể,
bản thể hiện xứ tức hiện tượng. Thể không ly dụng,
dụng không ly thể, thể dụng chẳng hai. Hỏi ngón tay đáp
mặt trăng giả như hỏi mặt trăng nhất định đáp ngón tay.
Ngón tay và mặt trăng đều là thế pháp, giả danh mà an lập;
nhưng ở tự tánh thì lại không có sự phân biệt.
1016.
Một mình trên núi.
Có
một ông tăng hỏi Triệu Châu:
-
Khi một mình ở trên núi thì cảm thấy thế nào?
-
Ta không trả lời ngươi.
-
Tại sao vậy?
-
Vì sợ ngã lăn trên đất.
(Thiền
Chi Hoa)
Núi
(cô phong) là chỉ bản thể giới vượt trên năng sở đối
đãi không thể dùng lời mà nói! “Ngã lăn trên đất” là
chỉ hiện tượng giới. Ta không thể dùng ngôn ngữ để nói
về bản thể giới đuợc, vì ngôn ngữ đã có sai biệt, năng
sở tương đối, do đó Triệu Châu mới nói, “Sợ ngã lăn
trên đất” để chỉ rằng ở bản thể giới phải quên
lời, tuyệt ý vậy.
1017.
Tự tánh thần châu.
Có
một lần đức Thế Tôn lấy một viên “tùy sắc ma ni châu”
cho năm thiên vương xem và hỏi rằng:
-
Viên bảo châu này mầu gì?
Năm
vị thiên vương, mỗi người đều nói một mầu khác nhau.
Đức Phật thâu viên bảo châu lại và giơ bàn tay ra hỏi
rằng:
-
Viên bảo châu này có mầu gì?
Các
thiên vương đáp:
-
Bạch đức Thế Tôn, trong tay người không có châu thì làm
sao có mầu gì?
Đức
Thế Tôn bèn nói rằng:
-
Các ngươi thực là mê muội, khi ta lấy viên bảo châu cho
các ngươi xem, các ngươi mỗi người đều nói khác nhau: Xanh,
vàng, trắng, đỏ. . . không người nào nói giống nhau. Nhưng
lúc ta lấy viên chân bảo châu triển thị ra thì các ngươi
lại không biết, Ngộ đạo lại khó như vậy sao?
Ngay
chính lúc đó năm vị thiên vương đều giác ngộ.
(Thiền
Chi Hoa)
Chân
bảo châu dụ cho tự tánh. Tự tánh thần châu có tánh quang
minh, thanh tịnh bất động… nhưng có dạng thức nào? Nói
giống một vật nào là cũng không trúng. Đó là chỗ khó khăn
vậy! Bởi vì nếu có thể trình hiện thì chỉ làm cho rối
mắt. Không phải là bản thân của tự tánh thần châu vì
tự nó không có pháp nào trình hiện cũng không thể nào trình
hiện được. Đó mới thật là tự tánh thần châu.
1018.
Sa di có chủ.
Ngưỡng
Sơn tham phỏng Quy Sơn.
Quy
Sơn hỏi:
-
Ngươi là sa di có chủ hay là sa di vô chủ?
-
Có chủ.
-
Chủ ở đâu?
Ngưỡng
Sơn từ tây chạy sang Đông, sau đó đứng yên. Quy Sơn rất
tán thưởng.
(Thiền
Chi Hoa)
“Chủ”
đây là chỉ tự tánh. Quy Sơn biết Ngưỡng Sơn đã hiểu
nhưng muốn cho chắc nên hỏi thêm,” Chủ ở đâu?” Ngưỡng
Sơn biết ở đâu là trỏ không gian, không diễn tả được
bản chất của tự tánh, do đó, không mở miệng mà đi từ
Tây sang Đông, rồi đứng yên, tỏ rằng tự tánh ở khắp
nơi và động tĩnh là một, không dùng lời mà nói được.
Kinh Duy Ma Cật có nói, “Đến chẳng đến, đi chẳng đi!
Vì sao? Vì đến chẳng biết từ đâu đến, đi chẳng
biết đi về đâu.” Chính là miêu tả rất đúng tính
chất của tự tánh.
1019.
Đường Thạch Đầu trơn lắm.
Ẩn
Phong đến từ biệt Mã Tổ. Mã Tổ hỏi:
-
Ngươi định đi đâu?
Ẩn
Phong đáp:
-
Đệ tử định đến thăm Thạch Đầu.
Mã
Tổ nói:
|