Chánh
văn:
Qua
ngày sau, Vi Sử Quân xin giảng nữa, Sư thăng tòa bảo đại
chúng rằng: “Cần phải tĩnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã La Mật
Đa”. Lại nói: “Thiện tri thức, trí bồ đề Bát Nhã của
chúng sanh vốn sẵn có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ,
phải nhờ thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến
kiến tánh. Phải biết Phật tánh của kẻ ngu người trí vốn
chẳng sai biệt, chỉ vì mê ngộ chẳng đồng, nên mới có
kẻ ngu người trí. Nay ta thuyết pháp Bát Nhã Ba La Mật, khiến
cho mọi người đều được trí tuệ, hãy chú tâm nghe.
“Thiện
trí thức, người đời suốt ngày miệng niệm Bát Nhã, chẳng
nhận được Tự Tánh Bát Nhã, cũng như nói ăn mà chẳng no,
miệng chỉ thuyết “Không”, muôn kiếp chẳng được Kiến
Tánh, rốt cuộc vô ích.
Thiện
tri thức, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật là tiếng phạn, dịch là
đại trí huệ đến bờ bên kia, đây cần phải tâm hành,
chẳng ở miệng niệm, miệng niệm tâm chẳng hành thì cũng
như huyễn hóa. Miệng niệm tâm hành thì tâm và miệng tương
ưng. Bản tánh là Phật, lìa tánh chẳng có Phật.
Sao
gọi Ma Ha? Ma Ha là đại, tâm lượng như hư không, chẳng có
biên giới, cũng chẳng vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng phải
xanh vàng đỏ trắng, cũng chẳng trên dưới dài ngắn, cũng
chẳng giận, chẳng vui, chẳng phải chẳng quấy, chẳng thiện
chẳng ác, chẳng đầu chẳng đuôi.
Các
cõi Phật đều đồng như hư không, diệu tánh con người
vốn không, chẳng có một pháp có thể đắc, tự tánh chơn
không cũng như thế.
Thiện
tri thức, chớ nên nghe ta nói “không” mà liền chấp “không”.
Trước nhất chớ chấp “không”, nếu để tâm “không”
tĩnh tọa là lọt vào “vô ký không”.
Thiện
tri thức, thế giới hư không bao hàm sắc tướng vạn vật,
mặt trời, mặt trăng, núi sông, đất đai, cây cối, biển
lớn, kẻ dữ người lành, pháp ác pháp thiện, thiên đàng
địa ngục, tất cả đều ở trong hư không, “Tánh Không”
của con người cũng vậy.
Thiện
tri thức, tự tánh hay bao hàm muôn pháp là đại, muôn pháp
đều ở trong tự tánh của con người. Nếu thấy điều dữ
điều lành của con người, tất cả đều chẳng lấy chẳng
bỏ, chẳng chấp chẳng nhiễm, tâm như hư không gọi là Đại,
nên nói là Ma ha.
Thiện
tri thức, kẻ mê miệng nói, người trí tâm hành. Lại có
kẻ mê để tâm “không” mà tĩnh tọa, trăm điều chẳng
nghĩ, tự xưng là đại, với bọn người này không thể nói
gì được, vì họ rơi vào tà kiến.
Thiện
tri thức, tâm lượng quảng đại cùng khắp pháp giới, dùng
thì liễu liễu rõ ràng, ứng dụng liền biết tất cả. Tất
cả tức một, một tức tất cả, tới lui tự do, tâm thể
vô ngại tức là Bát Nhã.
Giảng
giải:
Pháp
Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng, bản dịch Việt văn,
nhiều người đều biết. Nhưng tôi thấy chánh văn không đúng
ý của Lục Tổ. Có người hỏi tôi: Thiền tông cần có nghi
tình, mà trong Pháp Bảo Đàn, không thấy Lục Tổ dạy người
khởi nghi tình?
Tôi
trả lời: Nếu trong Pháp Bảo Đàn dạy người khởi nghi tình,
thì ngài Huệ Năng không có tư cách làm Lục Tổ.
Bởi
vì, trước đời nhà Tống, chư Tổ không có dạy người tham
công án hay tham thoại đầu, mà dùng thủ đoạn. Thủ đoạn
của chư Tổ làm cho người tham thiền mà không biết mình
tham thiền, tức là khởi lên chân nghi mà tự mình không biết
nghi.
Nếu
Lục Tổ nói trắng ra thì ngài không có tư cách làm Lục Tổ.
Như Hoài Nhượng gặp Lục Tổ, Lục Tổ hỏi: Vật gì đến
thế này? Hoài Nhượng thắc mắc 8 năm sau mới ngộ. Nhưng
trong Pháp Bảo Đàn không có nói thắc mắc đến 8 năm, chỉ
nói là ngộ hay trả lời được.
Vi
Sử Quân là quan địa phương (nay gọi là tỉnh trưởng) ở
Tào Khê (nay chùa Nam Hoa) thỉnh Lục Tổ thuyết pháp.
Lục
Tổ thăng tòa thuyết với đại chúng rằng: Hãy tịnh tâm
niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. Lục Tổ gọi người nghe
pháp là thiện tri thức, trí huệ của Bát Nhã, người thế
gian người nào cũng có, chỉ vì tâm mê mà không được tự
ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức chỉ dẫn mới được
kiến tánh.
Phải
biết, Phật tánh của người ngu với người trí không có
sai biệt, chỉ vì mê ngộ không giống nhau, nên có ngu có trí.
Bây giờ, tôi nói pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa này, để cho quý
vị đều được trí tuệ, quý vị để ý nghe.
Thiện
tri thức! Suốt ngày miệng niệm Bát Nhã, nhưng sự thật không
biết Tự Tánh Bát Nhã, cũng như nói ăn mà không ăn thì không
no; miệng nói “không”, nhưng qua muôn kiếp không được
kiến tánh, cuối cùng vô ích.
Thiện
tri thức! Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật là chữ phạn tiếng Aán Độ,
dịch ra đại trí huệ, tức đến bờ bên kia, mà cái này
thì tâm thực hành, chứ không phải ở miệng niệm. Nếu miệng
niệm mà tâm không thực hành giống như huyễn hóa, như lộ
như điển thì không có ích, chẳng thực tế.
Nếu
miệng niệm mà tâm thực hành thì tâm và miệng được tương
ưng, mới đúng với bổn tánh Phật, vì bổn tánh của mình
là Phật. Lìa tánh chẳng có Phật nào khác! Như nói “Tự
tâm là Phật, ngoài tâm không có Phật”.
Chữ
“đại” là siêu việt số lượng như hư không, chẳng có
số cho mình đếm được, không thể suy nghĩ. Cho nên, không
biên giới, không vuông tròn, không lớn nhỏ, không màu sắc
vàng xanh đỏ trắng, không trên dưới, không dài ngắn, không
sân, không vui, không thị phi, không thiện ác, không đầu đuôi,
tức là không có tất cả tương đối.
Như
tôi giảng Bát Nhã Tâm Kinh, nếu lọt vào tương đối thì
không phải Bát Nhã. Bát Nhã là dụng tự tánh automatic, tất
cả chư Phật đều như hư không. Diệu tánh của người thế
gian vốn KHÔNG, tức là không có pháp nào cho mình được.
Cho
nên, tôi dạy tham thiền là vô sở đắc. Chân tâm tự tánh
cũng như thế, không có một pháp nào cho mình đắc được.
Nếu có pháp nào đắc được thì không gọi là Bát Nhã, không
phải kiến tánh thành Phật. Nhưng Lục Tổ sợ người ta đuổi
theo lời nói, hiểu theo lời nói, ở đây giải thích.
Thiện
tri thức! Đừng nghe tôi nói không mà chấp không. Nếu ngồi
tĩnh tọa để tâm không là lọt vào vô ký không. Vì vậy
tôi dạy tham thiền, chẳng thà có nghi tình có vọng tưởng,
còn tốt hơn không có nghi tình và không có vọng tưởng. Vì
không có nghi tình không có vọng tưởng lọt vào vô ký không
là thiền bệnh.
Thế
giới hư không bao hàm tất cả vạn vật, mặt trời, mặt
trăng, vì sao, sơn hà, đại địa, núi sông, thảo mộc, tòng
lâm, người ác, người thiện, pháp ác, pháp thiện, thiên
đường, địa ngục... tánh Không của người thế gian cũng
như vậy, bao hàm vạn pháp, ấy gọi là đại.
Đại
là siêu việt số lượng, tất cả vạn pháp đều ở trong
tánh Không, chẳng thiếu sót một pháp nào cả. Nếu mình thấy
tất cả pháp ác pháp thiện mà không lấy không bỏ, không
nhiễm trước thì tâm như hư không, nên gọi là Đại, tức
Ma Ha.
Người
mê miệng nói mà tâm không thực hành, người trí miệng nói
thì tâm thực hành. Còn có người chấp theo ý của mình, cho
rằng trong tâm chẳng suy nghĩ gì hết, rồi tự xưng là Đại;
Lục Tổ nói những hạng người này, không thể nói chuyện,
vì họ có tà kiến sâu nặng khó phá được.
Tôi
thường nói, đối với chữ “Không” của Phật pháp là
hiện ra cái dụng, chứ chẳng phải không có gì! Pháp tu của
ngoại đạo hay pháp môn khác Tổ Sư thiền, thường thường
muốn cho tâm không, tức là không có một niệm gì hết. Nhưng
pháp môn Tổ Sư thiền không cho tâm không, tâm nghi phải liên
tục, không để niệm dứt.
Cho
nên, Lục Tổ nói: “Tâm lượng rộng lớn khắp pháp giới,
dụng thì rõ ràng”. Cái không của tự tánh trống rỗng,
như căn nhà chẳng có khoảng không thì chẳng thể ở được.
Cái tách chẳng có khoảng không thì không thể đựng nước
được.
Phàm
muốn dùng thì phải “không”, có “không” mới dùng được,
bất cứ cái gì cũng vậy, chứ không phải là cái “không”
chết! Vì thế, dùng thì rõ ràng, ứng dụng biết tất cả
là một, một là tất cả, đi ở tự do. Tâm thể cùng khắp
pháp giới, không có cái nào làm chướng ngại, ấy là Bát
Nhã.
Chánh
văn:
Thiện
tri thức! Trí Bát Nhã đều từ tự tánh mà sanh, chẳng từ
bên ngoài vào, chớ dùng lầm ý thức, gọi là chơn tánh tự
dụng.
Nhất
chơn nhất thiết chơn, tâm lượng là việc lớn. Chẳng nên
hành đạo nhỏ, miệng chớ trọn ngày nói “không” mà trong
tâm chẳng tu hạnh này, giống như thường dân tự xưng là
vua thì không được, hạng người này chẳng phải đệ tử
của ta.
Thiện
tri thức! Sao gọi là Bát Nhã? Bát Nhã dịch là trí huệ. Bất
cứ nơi nào lúc nào, niệm niệm chẳng ngu muội (chẳng chấp
thật), thường hành đúng trí huệ, tức là hạnh Bát Nhã.
Một niệm ngu muội (chấp thật) thì Bát Nhã tuyệt, một niệm
trí huệ thì Bát Nhã sanh. Con người ngu mê chẳng thấy Bát
Nhã, miệng nói Bát Nhã mà trong tâm thường ngu muội, tự
nói ta tu Bát Nhã, niệm niệm nói “không” mà chẳng biết
“Chơn Không”. Bát Nhã không hình tướng, ấy là tâm trí
huệ, nếu hiểu thấu như thế gọi là Trí Bát Nhã.
Sao
gọi là Ba La Mật? Ba La Mật là tiếng Aán Độ, dịch là đến
bờ bên kia, nghĩa là lìa sanh diệt. Chấp cảnh thì sanh diệt
dấy lên như nước nổi làn sóng, tức gọi là bờ bên này;
lìa cảnh thì chẳng sanh sanh diệt như nước chảy im lìm,
tức là bờ bên kia, nên gọi là Ba La Mật.