|
.
THUYẾT GIẢNG
KINH LUẬN
Hòa
Thượng Thích Duy Lực
Thích
Đồng Thường Ghi Thành Văn
Giảng giải
KINH KIM CANG
Giải
thích đề kinh:
Kim
Cang là vật chất cứng nhất, phá tất cả thứ vật chất
khác được, còn các thứ khác không phá nó được. Hai chữ
“kim cang” là hình dung cho Bát Nhã.
Bát
nhã dịch ra là trí huệ, nhưng không phải trí huệ thế gian.
Trí huệ thế gian đối với Phật pháp cho là si mê. Vì trí
huệ thế gian coi những cái không phải thật cho là thật,
trái lại trí huệ của bát nhã là phá tất cả những chấp
thật. Bất cứ chấp thật cái gì, dù chấp thật có Phật
cũng phá, chấp thật Bồ Tát cũng phải phá.
“Ba
la mật” dịch là đến bờ bên kia, tức là mình ở bờ sông
bên nay, không được tự do tự tại, có phiền não có khổ.
Muốn đạt đến bờ sông bên kia, phải nhờ Kim Cang Bát Nhã
để phá tất cả, mới đạt đến tự do tự tại.
1.
Pháp Hội Nhân Do
Chánh
văn:
Tôi
nghe như vầy, một thuở Phật ở nước Xá Vệ, nơi tịnh
xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, cùng chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn
hai trăm năm mươi vị. Bấy giờ đến giờ ăn, Thế Tôn đắp
mang y bát, vào đại thành Xá Vệ, theo thứ tự khất thực
từng nhà trong thành xong, trở về chổ ở thọ trai, rồi cất
y bát, đại chúng rửa chân, trải tọa cụ cùng ngồi.
Giảng
giải:
4
chữ “như thị ngã văn”, kinh nào cũng có. A Nan nói: “Tôi
nghe như vầy, một thuở ở nước Xá Vệ, nơi tịnh xá Kỳ
Thọ Cấp Cô Độc Viên”.
Ở
đây nói chùa, Trung Quốc gọi là tự, dịch ra Già Lam là vườn
của Tăng Già.
Kỳ
Thọ là tên của một thái tử, Cấp Cô Độc là tên của
một trưởng giả giàu sang, hai người này hợp tác làm tịnh
xá, cho nên lấy tên của 2 vị là tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô
Độc Viên.
Phật
đi đến đâu đều có 1250 vị Tỳ Kheo A La Hán theo, mặc dầu
Phật đã thành Phật vẫn đi khất thực mỗi ngày. Ở đây
nói về đời sống hàng ngày của Phật, tu là ở trong đời
sống hàng ngày, chứ không phải đi vô rừng sâu núi cao mà
tu.
2.
Thiện Hiện Khởi Thỉnh
Chánh
văn:
Khi
ấy, trưởng lão Tu Bồ Đề ở trong đại chúng từ chỗ ngồi
đứng dậy, trịch vai áo tay phải, quỳ gối chân phải, chắp
tay cung kính bạch Phật rằng:
-Hy
hữu Thế Tôn! Như Lai khéo hộ niệm cho các Bồ Tát, khéo
phó chúc cho các Bồ Tát. Bạch Thế Tôn! Những thiện nam tín
nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên an trụ
tâm như thế nào? Hàng phục tâm như thế nào?
Phật
bảo:
Lành
thay! Lành thay! Tu Bồ Đề! Theo như ngươi nói, Như Lai khéo
hộ niệm cho các Bồ Tát, khéo phó chúc cho các Bồ Tát. Nay
ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi nói rõ. Những thiện
nam tín nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên
an trụ tâm như vầy, hàng phục tâm như vầy.
-Bạch
Thế Tôn, con rất mong được nghe.
Giảng
giải:
Phật
giảng kinh nào đều có đại diện đương cơ, để đối đáp
với Phật và thỉnh Phật thuyết pháp. Kinh Kim Cang có trưởng
lão Tu Bồ Đề đại diện đương cơ.
Lúc
ấy, Tu Bồ Đề từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật và cung
thỉnh Phật thuyết pháp.
Tu
Bồ Đề hỏi: Bạch Thế Tôn! Làm thế nào thiện nam tín nữ
phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề và hàng phục vọng
tâm? (A Nậu Đa La dịch là vô thượng, tam miệu dịch là chánh
đẳng, tam bồ đề dịch là chánh giác; tức là vô thượng
chánh đẳng chánh giác, chánh giác đối với tà giác. Ngoại
đạo cũng có giác ngộ, nhưng còn chấp ngã, nên gọi là tà
giác).
3.
Đại Thừa Chánh Tông
Chánh
văn:
Phật
bảo Tu Bồ Đề:
-Các
Bồ Tát Ma Ha Tát nên hàng phục tâm như vầy: Tất cả các
loài chúng sanh, hoặc noãn sanh, hoặc thai sanh, hoặc thấp sanh,
hoặc hóa sanh, hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu tướng,
hoặc vô tướng, hoặc phi hữu tướng, hoặc phi vô tướng,
ta đều khiến vào Vô Dư Niết Bàn mà diệt độ. Diệt độ
vô lượng vô số chúng sanh như thế, mà thật ra chẳng có
chúng sanh nào được diệt độ cả. Tại sao? Tu Bồ Đề!
Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng,
thọ giả tướng ắt chẳng phải Bồ Tát.
Giảng
giải:
Phật
bảo Tu Bồ Đề rằng: Tất cả chúng sanh gồm có: Noản sanh
từ trứng sanh ra, thai sanh là con người hay con vật, thấp
sanh là con muỗi, con trùn,… và hóa sanh là tự biến hóa ra,
có hình tướng hay không hình tướng; cũng như vô sắc giới
không có thân thể, vẫn là một loại chúng sanh; hoặc có
tưởng hay không tưởng, tức là 12 loại chúng sanh; tôi đều
cho họ được nhập Vô Dư Niết Bàn. Niết Bàn gồm có: hữu
Dư và Vô Dư.
-Niết
Bàn Hữu Dư của Tiểu thừa chứng quả A La Hán và Bích Chi
Phật chưa đạt cứu cánh, chỉ hết phần đoạn sanh tử,
chưa hết biến dịch sanh tử, cho nên còn thiếu.
-Niết
Bàn Vô Dư là chứng quả Phật cuối cùng. Niết là không sanh,
bàn là không diệt; tức là cái dụng của Tự tánh và độ
tất cả chúng sanh được tự do tự tại.
Như
vậy, độ hết tất cả chúng sanh, nhưng thật chẳng có một
chúng sanh nào được độ cả. Tại sao?
Phật
giải thích: Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng,
nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng thì không
phải Bồ Tát. Bởi vì, Phật pháp là phá ngã chấp, mới đạt
đến chỗ giác ngộ. Tiểu thừa thì phá được nhân ngã chấp,
tức là phá chấp thân người là ta. Đại thừa phá nhân ngã
chấp và pháp ngã chấp, luôn pháp ngã chấp mình biết pháp
mình tu đều không thật, mới đạt đến bậc Bồ Tát.
Nếu
còn có ngã tướng tức là cho thân này là ta, thường ở ngoài
đời hy sinh thân mình vì đại ngã; ban đầu lớn là quốc
gia, dân tộc và lớn nữa là nhân loại; gọi là nhân tướng,
bất quá nó rộng lớn hơn. Toàn nhân loại chưa phải là lớn,
phải toàn chúng sanh, gồm các loại bao gồm tất cả động
vật ở dưới đất, dưới nước, trên không, trên mặt đất.
Đại
ngã là lớn hơn hết, tuy đại nhưng vẫn còn ngã; nếu có
chúng sanh tướng tức là có ngã tướng. Nhân tướng tức
là toàn nhân loại cũng là ngã tướng, vì trong đó có ngã.
Do có tiểu ngã nên có đại ngã.
Thọ
giả tướng là chỉ thời gian, tất cả tướng đều có khái
niệm thời gian. Nếu không có thời gian thì không có chúng
sanh. Tất cả ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng đều
phải qua thời gian, gọi là thọ giả tướng.
Cũng
như năm nay tôi 61 tuổi, nếu bỏ 61 tuổi thì tôi làm sao có?
Có một trong bốn tướng đều có ngã tướng, nếu có chấp
ngã thì không phải Bồ Tát, nên không được giải thoát.
4.
Diệu Hạnh Vô Trụ
|