PHẦN
ĐẦU
ĐẠI PHƯƠNG
QUÃNG VIÊN GIÁC
TU ĐA LA LIỄU
NGHĨA KINH
Giải
thích đề kinh:
3 chữ
“đại phương quãng” là siêu việt số lượng, Viên Giác
là biệt danh của tự tánh, giác ngộ viên mãn là Phật. Chữ
“Phật” tiếng Aán Độ là Phật Đà, dịch ra giác giả
gồm 3 nghĩa: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
“Tu
đa la” tiếng An Độ, dịch là kinh.
Phật
thuyết pháp có bất liễu nghĩa và liễu nghĩa:
- Bất
liễu nghĩa là tùy thuận bệnh chấp của chúng sanh mà bất
đắc dĩ nói bất liễu nghĩa.
-
Liễu nghĩa phá chấp thật, bất liễu nghĩa chấp thật.
Dịch
giả Sa môn Phật Đà Đa La ở nước Kế Tân là người không
có văn hóa, giai cấp thấp nhất.
Chánh
văn:
Tôi
nghe như vầy: Một thuở Phật nhập đđịnh Thần Thoâng Đại
Quang Minh Tạng, là nơi trụ trì Thường Tịch Quang Trang Nghieâm
của tất cả Như Lai,
Giảng
giải:
“Như
thị ngã văn”, tất cả kinh của Phật đầu tiên đều có
4 chữ này, 4 chữ này do tôn giả A Nan nói ra, để chứng tỏ
cho người ta được tin.
Như
thị là như vậy, ngã văn là ta nghe, tức là ta nghe như vầy.
Tôn giả A Nan là tổ thứ nhì của Thiền tông. 2 chữ “nhất
thời” là không có chỉ định một thời gian nào, nghĩa là
ngay lúc Phật thuyết pháp, Phật thuyết kinh nào cũng để
2 chữ “nhất thời”.
Bà
Già Bà (tiếng Phạn) là biệt danh của Phật, thuộc về quả
vị Phật từ xưa đến nay không dịch ra, chỉ dịch theo âm.
Tại sao? Vì nghĩa rất nhiều, nếu dịch một nghĩa thì sót
các nghĩa kia, thành ra không dịch.
Có
6 nghĩa: 1 là tự tại, 2 là trí thạnh (thạnh: rộn, trí:lửa
ùn ùn), 3 là đoan nghiêm, 4 là danh xưng (cái danh xứng đáng
để xưng hô), 5 là kiết tường, 6 là tôn quý. 6 nghĩa này
thường lấy tán thán công đức của Phật.
“Phật
nhập định Thần Thông Đại Quang Minh Tạng”, đây là chỗ
thuyết pháp của Phật.
Phật
gồm có 3 thân: Pháp thân, hóa thân, báo thân.
Nói
về Quốc Độ cũng có 3:
-Tịch
Quang Độ là pháp thân y trụ nơi đó.
-Thật
Báo Trang Nghiêm Độ là báo thân Phật y trụ.
-Phương
Tiện Hữu Dư Độ.
Thần
Thông Đại Quang Minh Tạng là thuộc về Tịch Quang Tịnh Độ,
vì lấy quang minh làm trang nghiêm, không phải lấy bảo vật
khác để làm trang nghiêm.
Tam
muội dịch là chánh định, Phật pháp có phá ngã chấp gọi
là chánh định, còn tà ma ngoại đạo cũng có nhập định,
nhưng không phá ngã chấp nên gọi là tà định.
Chánh
thọ là tiếng Hán, Phật nói: “Ở trong chánh định được
thọ dụng gọi là chánh thọ”, tức là tự thọ pháp lạc,
cho nên gọi là tam muội chánh thọ.
“Là
nơi trụ trì Thường Tịch Quang Trang Nghiêm của tất cả Như
Lai”, 2 chữ “quang nghiêm” là tịch quang, tức là lấy quang
làm trang nghiêm, cho nên gọi là quang nghiêm. Vì Tịch Quang
Độ là do pháp thân Phật y trụ nơi đó, mới gọi là trụ
trì, cũng như nhà ở của pháp thân, không phải việc khác
để so sánh được, vì hiện pháp này rất thù thắng.
Chánh
văn:
Cũng
là giác địa vốn trong sạch của tất cả chúng sanh, tất
cả thánh phàm đều tùy thuận bản thể bình đẳng bất nhị
của tự tánh đầy khắp mười phương không gian và thời
gian, thân tâm tịch diệt mà hiện cảnh bất nhị nơi các
cõi tịnh độ,
Giảng
giải:
Kinh
Viên Giác là biệt danh của tự tánh, tức là cảnh giới Phật.
Cảnh giới Phật mà tất cả chúng sanh đều sẵn có, ở đây
chúng sanh và chư Phật là bất nhị, trong thực tế bình đẳng
bất nhị.
“Thân
tâm tịch diệt bình đẳng bản tế, viên mãn thập phương
bất nhị tùy thuận”. Nếu có thân tâm là nhị, khi đạt
đến tịch diệt thì quên hết thân tâm, mới đạt đến bình
đẳng. Bản tế là thực tế cũng là bất nhị. Viên mãn thập
phương là cái dụng, cái dụng của tự tánh khắp mười phương.
Bất nhị tùy thuận là văn Hán, dịch ra là tùy thuận bất
nhị.
Bất
nhị là biệt danh của tự tánh, thuyết pháp phải tùy thuận
bất nhị. Như Lục Tổ nói: “Thuyết pháp không lìa tự tánh”.
Bất nhị thì bao gồm 10 phương không có trong ngoài, không
có thánh phàm, không có chúng sanh chư Phật, tất cả bình
đẳng. Cho nên nói: “Tùy thuận bất nhị”.
“Ư
bất nhị cảnh, hiện chư Tịnh Độ” là ở trong cảnh bất
nhị thì cảnh Tịnh Độ hiện ra, tức là chư Phật đều
thọ dụng pháp lạc. Nếu đạt đến cảnh giới này, không
có tướng thân, không có tướng tâm, không có thuyết pháp,
cũng không có khai thị.
Nói
từ cảnh bất nhị hiện ra cảnh Tịnh Độ là hiện ra tự
thọ dụng và hiện ra tha thọ dụng, việc ấy chỉ là Bồ
Tát Tịnh Địa (từ Sơ Địa đến Thập Địa). Nói về tự
tánh gọi là báo độ của pháp tự tánh, cho nên ở đây có
nói có nghe, có thuyết pháp có người nghe pháp.
Mặc
dầu, có thuyết pháp có người nghe pháp, như Phật cũng còn
ở trong tam muội chánh định, chưa ra ngoài định. Tại sao
có thuyết pháp? Vì ý muốn cho biết kinh này là pháp thân
Phật thuyết, tức là hiển thị pháp này lìa tâm ý thức.
Cảnh
giới lìa tâm ý thức là cao nhất, gọi là Như Lai tối thắng
thanh tịnh thiền, tức là pháp cao nhất, không có pháp nào
so sánh bằng. Bởi vậy, muốn thuyết pháp phải dùng tâm ý
thức, có người thuyết có người nghe, nhưng hiển thị lìa
tâm ý thức cảnh giới cao, không có kinh khác so sánh được.
Chánh
văn:
Cùng
với mười vạn Đại Bồ Tát, bậc thượng thủ là: Văn Thù
Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Nhãn Bồ Tát, Di
Lặc Bồ Tát, Kim Cang Tạng Bồ Tát, Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát,
Oai Đức Tự Tại Bồ Tát, Biện Âm Bồ Tát, Tịnh Chư Nghiệp
Chướng Bồ Tát, Phổ Giác Bồ Tát, Viên Giác Bồ Tát, Hiền
Thiện Thủ Bồ Tát, v.v... cùng các môn đồ đều nhập chánh
định, đồng dự pháp hội bình đẳng của Như Lai.
Giảng
giải:
Đại
Bồ Tát ma ha tát gồm 10 vạn người, bậc thượng có 12 vị
Bồ Tát thay mặt cho 12 vấn đề, đại diện đương cơ hỏi
Phật.
12
vị Bồ Tát thượng thủ và quyến thuộc đều nhập tam muội.
Tại sao đều nhập tam muội? Vì Phật thuyết pháp này ở
trong tam muội, nếu người nghe mà tán thán làm sao nghe được?
Cho nên, cũng phải nhập tam muội, rồi mới cùng trụ trong
bình đẳng pháp hội của Phật.
Tức
là người thuyết cũng phải ở trong tam muội và người nghe
pháp cũng phải ở trong tam muội. Vậy làm sao có thuyết có
nghe? Đây muốn hiển thị pháp này bất khả tư nghì, gọi
là diệu pháp bất khả tư nghì.
Có
một chuyện tích để hình dung pháp cao quý nhất:
Trước
kia Tu Bồ Đề đang tọa thiền ở hang núi, trời Đế Thích
rải hoa tán thán, nói: Tôn giả thuyết Bát Nhã rất hay.
Tu
Bồ Đề nói: Tôi ngồi đây đâu có thuyết Bát Nhã.
Trời
Đế Thích nói: Không thuyết mà thuyết, tôi không nghe mà nghe;
tức là không thuyết mà thuyết là chân thuyết Bát Nhã, không
nghe mà nghe là chân nghe Bát Nhã.
Lấy
chuyện
tích này để hình dung pháp này cao, không thấy không nghe mà
cũng thuyết cũng nghe. Đoạn này là tán thán pháp hội.
Chánh
văn:
Bấy
giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong đại chúng từ chỗ ngồi
đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật,
chắp tay qùy gối bạch Phật rằng:
-Xin
Đại Bi Thế Tôn vì pháp chúng dự hội này giảng về nhân
địa phát tâm trong sạch của Như Lai phải dựa theo pháp nào,
tu theo hạnh gì mà được thành Phật. Và những Đại Thừa
Bồ Tát đã phát tâm trong sạch nguyện độ chúng sanh thành
Phật, nhưng chẳng biết dụng tâm tu hành như thế nào mới
được chánh tri kiến, xa lìa các thiền bệnh, khiến cho mạt
pháp chúng sanh đời vị lai cầu pháp đại thừa chẳng đọa
tà kiến".
Giảng
giải:
Đầu
tiên Văn Thù Bồ Tát đại diện đương cơ hỏi Phật thuyết
pháp, trong đại chúng đứng dậy, nhiễu quanh Phật 3 vòng,
rồi quỳ gối chấp tay hỏi Phật:
-Nhân
địa của Phật phát tâm y theo pháp nào và theo hạnh nào để
thành Phật?
-Bồ
Tát trong đại thừa phát tâm thanh tịnh, nguyện thành Phật
độ chúng sanh, không biết dụng tâm như thế nào, được
chánh tri kiến, không lọt tà kiến?
Chánh
văn:
Ngài
Văn Thù Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ
thưa thỉnh ba lần như vậy.
Bấy
giờ Phật bảo Văn Thù Bồ Tát rằng:
-Lành
thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát hỏi
về nhân địa phát tâm của Như Lai dựa theo pháp nào, tu hạnh
gì, lại vì tất cả chúng sanh đời mạt pháp cầu pháp đại
thừa được trụ nơi chánh pháp, chẳng đọa tà kiến. Nay
ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.
Lúc
ấy Văn Thù Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật
dạy, im lặng mà nghe.
-Thiện
nam tử! Có pháp môn Tổng trì của Vô Thượng Pháp Vương
gọi là Viên Giác. Từ pháp này kiến lập tất cả thanh tịnh,
Chơn Như, Bồ Đề, Niết Bàn và Ba La Mật để dạy Bồ Tát
và chúng sanh về nhân địa phát tâm của tất cả Như Lai,
đều nên y theo giác tướng trong sạch chiếu soi đầy đủ,
dứt hẳn vô minh mới thành Phật đạo.
Giảng
giải:
Phật
thuyết xong Văn Thù Bồ Tát đảnh lễ ngũ thể đầu địa
(2 chân quỳ 2 tay hứng bàn chân Phật và đầu sát đất),
mỗi lần thỉnh đều đảnh lễ cho đến 3 lần; thường thường
người ta thỉnh và đảnh lễ 1 lần. Tại sao thỉnh và đảnh
lễ 3 lần? Là để biểu thị trọng pháp, vì chúng sanh được
pháp đó tu giải thoát.
Lúc
ấy, Phật nói với Văn Thù Bồ Tát: Tốt lắm! Tốt lắm!
Thiện nam tử (trong đó có thiện nữ nhân). Tại sao nói chỉ
có thiện nam tử? Vì Phật chỉ nói với đại diện đương
cơ, đại diện đương cơ là đại diện cho tất cả người
nghe pháp, ở trong pháp hội này gồm có 10 vạn người; nhưng
Phật chỉ nói Văn Thù Bồ Tát là đại diện đương cơ, nên
nói là thiện nam tử.
Được
vì pháp hạnh của Bồ Tát, để hỏi pháp hạnh nhân địa
của Phật trong đời mạt pháp, chúng sanh muốn cầu đại
thừa được chánh tri kiến chánh trụ trì, không lọt
vào tà kiến. Cầu hỏi như vậy rất tốt.