Lời Nói Đầu
Mục Lục Tổng Quát
Mục Lục Chi Tiết
01. Kinh Kim Cang
02. Kinh Phạm Võng
03. Phẩm Phổ Môn
04. Kinh Viên Giác
05. Phẩm Bát Nhã Kinh Pháp Bảo Đàn
06. Trung Quán Luận
07. Yếu Chỉ Trung Quán Luận
.
THUYẾT GIẢNG KINH LUẬN
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn
YẾU CHỈ TRUNG QUÁN LUẬN

Lời nói đầu:

 Có người hỏi: “Phật pháp có thể chia nhiều tông, tại sao không thể chia nhiều phái?” Nên biết Phật pháp là để hiển bày bản thể tự tánh bất nhị của Diệu Giác nên chẳng thể chia. Có thể chia là giáo pháp (chẳng phải Phật pháp). Chư Phật chư Tổ vì muốn thích ứng căn cơ trình độ của mọi chúng sanh, nên vì khế hợp đương cơ mà chia nhiều tông, tức là trên phù hợp ý Phật (Phật pháp chẳng thể chia), dưới khế hợp đương cơ (giáo pháp có thể chia) là vậy.
 
Giáo pháp thích hợp với người phương Đông được chia làm 5 hệ: Thiền, Giáo, Luật, Tịnh và Mật. Thiền, Luật, Tịnh, mỗi hệ có một tông. Giáo môn lại chia thành bốn tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận, Duy Thức, cộng chung là tám tông Đại thừa.
 
Luận này vì muốn phá chấp nhị biên tương đối, nên phương tiện thiết lập Trung Quán. Nguồn gốc của nhị biên là “hữu” và “vô”. “Hữu” bao gồm hữu vi pháp, “vô” bao gồm vô vi pháp. Nhị biên đã phá thì “trung” không có chỗ để an lập. Như thế, đâu có học thuyết cao siêu để cho nghiên cứu mà dựng lập học phái Trung Quán!
 
Lục Tổ nói thuyết pháp chẳng lìa tự tánh, tự tánh là bất nhị. Kinh Đại thừa liễu nghĩa do Phật thuyết đều là bất nhị. Chư Tổ căn cứ theo kinh liễu nghĩa lập luận sớ giải cũng là bất nhị. Bất nhị thì chẳng có tương đối, chẳng có tương đối thì chẳng dùng bộ não suy nghĩ, chẳng thể dùng lời nói văn tự diễn đạt, cho nên Đại Thừa Khởi Tín Luận nói: Lìa “tướng tâm duyên”, lìa “tướng danh tự”…
 
Nên biết, những phương tiện do chư Phật chư Tổ thiết lập chỉ muốn khiến chúng sanh ngay đó khai ngộ, chứ chẳng phải muốn chúng sanh nghiên cứu tìm hiểu lý đạo. Do đó chẳng thể xem như một học thuyết để nghiên cứu mà chia ra nhiều học phái.
 
Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thật quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp vô vi pháp, tất cả đều phá. Như các phẩm Quán Như Lai, Quán Niết Bàn là thuộc về phá pháp vô vi, những phẩm Quán Nhân Duyên, Quán Khứ Lai thuộc về phá pháp hữu vi. Hữu vô tất cả đều phá. Phàm có nhị biên tương đối đều phá hết.
 
Chư Phật chư Tổ dùng pháp làm phương tiện để phá sự chấp trước của chúng sanh. Chúng sanh có cái sở chấp nào thì phá cái sở chấp nấy. Nếu chúng sanh chẳng có chấp trước thì pháp cũng thành dư thừa. Nay chúng tôi biên tập Yếu Chỉ Trung quán Luận này, chỉ mỗi phẩm rút ra vài bài kệ chủ yếu, để sáng tỏ yếu chỉ về pháp phá của tác giả mà thôi.

Thích Duy Lực.

Phẩm thứ nhất
PHÁ NHÂN DUYÊN

Phẩm thứ nhất là phá tất cả pháp, bởi vì tất cả pháp đều từ nhân duyên mà sanh.

Bất sanh cũng bất diệt
Bất thường cũng bất đoạn
Bất nhất cũng bất dị
Bất lai cũng bất xuất
Thường nói là nhân duyên
Khéo diệt các hý luận
Tôi kính đảnh lễ Phật
Trong các thuyết đệ nhất
Các pháp chẳng tự sanh
Cũng chẳng từ tha sanh
Chẳng cộng, chẳng vô nhân
(Không nguyên nhân mà có)
Cho nên biết vô sanh.

Giải thích:

Các pháp từ nhân duyên mà sanh, duyên sanh thì chẳng có tự tánh (duyên hợp mới có, duyên lìa thì không) tức là nghĩa vô sanh vậy. Các pháp 27 phẩm trong luận này đều là nhân duyên tương đối, nên đều có thể dùng bài kệ thứ hai để phá trừ. 

Các pháp từ nhân duyên sanh thì chẳng phải tự sanh (các pháp chẳng tự sanh). Tha cũng có tự thể của nó, nên tha cũng đồng như tự (cũng chẳng từ tha sanh). Vậy tự với tha đều chẳng thể thành lập thì lấy gì để cộng. 

Lại pháp đã từ duyên sanh thì chẳng phải vô nhân (chẳng cộng chẳng vô nhân), cho nên biết tất cả pháp đều vô sanh. Người chứng ngộ tức là ngộ cái pháp “vô sanh” này vậy.

Hỏi:

Tự tánh và ngã khác nhau như thế nào? Trí và huệ khác nhau như thế nào? Có phải do trí mà ngộ được không?

Đáp:

Do trí chẳng thể ngộ được, như Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Vô trí diệc vô đắc”, tức là đã phá cái trí, mà không có cái trí để đắc. Trí Bát Nhã tại sao người dịch không dịch là trí? Vì chữ “trí” chưa đúng, nên mới dịch âm. Trí là trí của bộ não sanh diệt, sanh diệt thì không ngộ được không sanh không diệt tồn tại vĩnh viễn. Cho nên, trí Bát Nhã không qua bộ óc, tự động mà không bao giờ ngưng.

Pháp Bảo Đàn nói: “Một niệm ngu thì Bát Nhã tuyệt, một niệm trí thì Bát Nhã sanh”. Vậy một niệm ngu là gì? Là chấp thật. Một niệm trí là gì? Là phá chấp thật.

Ngũ ấm là cái thân này (cái ngã), mà tất cả cái gì đều là cái ngã của nó, cũng là tự tánh. Như trái lê có tự tánh trái lê, có cái ngã trái lê, trái hồng có cái ngã của trái hồng, có tự tánh của trái hồng. Nó có thể giống và cũng có thể khác, như “tự tánh bất nhị” thì khác, vì không có tương đối, nên không phải ngã hay vô ngã. Cho nên giống cũng có và khác cũng có.

Trí huệ bộ óc và trí huệ tự tánh khác nhau, trí huệ tự tánh không bao giờ ngưng, trí huệ bộ óc có lúc phải ngưng. Như thân này biến thành tro thì trí huệ bộ óc cũng theo đó tiêu luôn, vì nó thuộc về sanh diệt, còn trí huệ tự tánh không sanh diệt.

Phẩm thứ ba
PHÁ LỤC TÌNH 
Ghi chú: Lục tình.
 
Lục thức đối với lục căn, lục trần, sanh khởi tình chấp, nên gọi là lục tình (có cảm tình chấp đó là thật).

Nhãn nhĩ và tỷ thiệt
Cùng thân ý lục tình
Nhãn nhĩ… lục tình này
Hành sắc thanh… lục trần
Kiến chẳng thể có kiến
Phi kiến cũng chẳng kiến
Nếu đã phá nơi kiến
Tức là phá người kiến
Lìa “kiến”, chẳng “lìa kiến”
Người kiến chẳng thể đắc
Vì chẳng có người kiến
Đâu có kiến để kiến

Giải thích:

Kinh Lăng Nghiêm nói: Lúc thấy sáng, kiến tinh (tánh thấy) chẳng phải là sáng; lúc thấy tối, kiến tinh chẳng phải tối; lúc thấy thông, kiến tinh chẳng phải là thông; lúc thấy nghẽn, kiến tinh chẳng phải là nghẽn. Bốn nghĩa trên chứng tỏ kiến tinh chẳng theo cảnh trần sanh diệt. Ngươi còn nên biết: 
Kiến kiến chi thời (lúc bản kiến tự hiện), 
Kiến phi thị kiến (kiến chẳng phải là kiến),
Kiến do ly kiến (kiến còn phải lìa kiến),
Kiến bất năng cập (kiến chẳng thể thấy kiến).

Theo cái nhìn của Thiền tông:
 
Ấy là Thế Tôn hiển bày đệ nhất nghĩa đế, cũng là diệu Bồ Đề đạo vậy. Kiến và kiến duyên gồm có 5 nghĩa: Sáng, tối, thông, nghẽn (trần) là 4 thứ kiến duyên (sở kiến), còn kiến tinh là một thứ kiến vọng (năng kiến). Thế Tôn ở đây phân biệt năng kiến (kiến tinh) và kiến duyên (tướng sáng, tối, thông, nghẽn).
 
Bản thể Diệu Giác gọi là chân kiến, dụ như đệ nhất nguyệt, thường chiếu rõ kiến tinh, mà kiến tinh (đệ nhị nguyệt) thì chẳng thể thấy được chân kiến. Nên cho kiến tinh là vọng (do dụi mắt sở hiện tức là vọng). Cái kiến tinh của năng kiến đã là vọng thì sắc tướng do kiến tinh thấy được dĩ nhiên cũng là vọng.
 
Năng sở đều vọng thì chẳng có “kẻ năng kiến” và sắc tướng của “sở kiến”. Theo đó suy luận đều biết những cảnh trần do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cảm nhận được cũng như thế. 

Nên kinh Bảo Tích nói: “Pháp thân” không thể dùng kiến, văn, giác, tri để cầu; chẳng phải sở kiến của nhục nhãn, vì vô sắc; chẳng phải sở kiến của thiên nhãn, vì vô vọng; chẳng phải kiến của huệ nhãn, vì lìa tướng chẳng phải sở kiến của pháp nhãn, vì lìa chư hành (vô thường); chẳng phải sở kiến của Phật nhãn, vì lìa chư thức. Nếu chẳng do những cái thấy kể trên thì gọi là tri kiến Phật (Diệu Giác).

Công án Thiền tông (chứng minh những điều trên).

Tăng Văn Thùy ở chùa Báo Từ có nghiên cứu kinh Thủ Lăng Nghiêm, gặp Thiền sư Pháp Nhãn, trình sở học của mình, cho là phù hợp ý chỉ trong kinh.
 
Nhãn hỏi: Lăng Nghiêm há chẳng phải nghĩa bát hoàn ư? (Tám thứ trả về gốc).
 
Thùy đáp: Phải.
 
Nhãn hỏi: Sáng hoàn cái gì?
 
Thùy đáp: Sáng hoàn nhật luân (mặt trời).
 
Nhãn hỏi: Nhật hoàn cái gì?
 
Văn Thùy ngơ ngác, chẳng thể trả lời. Từ đó khâm phục thỉnh pháp. Nguyên có thể biết “chủ trong chủ” thực chẳng phải ghi chú, giải thích có thể đến được.

Giảng giải:
 
Phẩm thứ ba trong Trung Quán Luận giải thích rất khó hiểu, cho nên tôi phải nhờ kinh Lăng Nghiêm để giải thích rõ hơn, vì trong kinh Phật lấy chuyện trước mắt để chứng tỏ sự hiểu biết của chúng sanh là không đúng thực tế. 

Ai cũng cho kẻ thấy là con mắt, nhưng Phật chứng tỏ không phải sự thấy là con mắt. Vậy Phật làm sao chứng tỏ? Mỗi cuốn kinh đều có vị đại diện đương cơ cả triệu người nghe để hỏi Phật. A Nan là đại diện đương cơ.

Phật dùng tay thí dụ: Ta có cái tay để làm nắm tay, ngươi có con mắt thì thấy được Như Lai, vậy hai việc này có giống nhau không?

A Nan đáp: Giống nhau.

Phật nói: Không giống. Tại sao? Ta có cánh tay mới làm ra nắm tay được. Nếu không có cánh tay thì nắm tay làm sao có? Người không có con mắt vẫn còn thấy.

A Nan nói: Người không có con mắt làm sao thấy?

Phật bảo: Ngươi đi hỏi người không có con mắt, trước mắt có thấy gì không? Người ấy sẽ trả lời: Trước mắt sẽ thấy đen tối.

A Nan nói: Thấy trước mắt đen tối, sao gọi là thấy?

Phật muốn giải thích “thấy đen tối vẫn là thấy” thì phải thí dụ thêm. Một người không có con mắt ở trong phòng đen tối không có ánh sáng gì cả, có phải thấy trước mắt đen tối phải không?

A Nan đáp: Phải, thấy đen tối.

Phật nói: Vậy người có con mắt thấy trước mắt đen tối và người không có con mắt thấy trước mắt đen tối, hai thứ đen tối này có khác nhau không?

A Nan đáp: Không khác.

Phật hỏi tiếp: Vậy người không có con mắt, thình lình được con mắt sáng thấy đồ vật sắc tướng trước mắt, phải là con mắt thấy không?

A Nan đáp: Phải, con mắt thấy.

Phật hỏi tiếp: Người có con mắt ở trong phòng đen tối, thình lình đốt đèn lên thấy rõ đồ vật sắc tướng trước mắt, có phải đèn thấy không?

A Nan không trả lời được. 

Cây đèn là hiển hiện sắc tướng để chiếu soi như lục căn vậy. Năm thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) chỉ tác dụng như cây đèn, chứ không phải kẻ thấy, kẻ thấy là tánh thấy. Thấy là nhãn thức mà không phải nhãn căn, nhãn căn chỉ là chiếu soi như cây đèn.

Sáng với tối là hai pháp sanh diệt, lúc sáng thì không thấy tối, lúc tối thì không thấy sáng. Nếu thấy tối là không thấy thì thấy sáng cũng là không thấy. Vì lúc sáng thì không thấy tối cho là không thấy, lúc tối thì không thấy sáng cũng cho là không thấy. Nói thấy thì hai cái đều thấy, thấy sáng cũng là thấy, thấy tối cũng là thấy. Tại sao thấy tối mà nói là không thấy? Còn thấy sáng cho là thấy! Đó là mâu thuẫn.

Do thí dụ của Phật nên mình biết: Cái thấy không phải con mắt, mà cái thấy là tánh thấy. Con mắt là tác dụng như cây đèn để chiếu soi. Căn là vật chất thì chết mất, thức là thể tinh thần không chết mất. Tại sao? Vì nó không lay động nên không biến đổi.

Tiếp theo vua Ba Tư Nặc hỏi Phật: “Ngoại đạo nói khi thân này chết thì tất cả đều biến mất” phải không?

Phật nói: Không phải, cái nào có lay động thì biến đổi chết mất. Cái nào không lay động không biến đổi không chết mất, tồn tại vĩnh viễn.

Phật hỏi vua Ba Tư Nặc: Vua biết mình có cái không chết mất không?

Vua đáp: Không biết.

Phật nói: Để cho ta nói cho vua biết.

Phật dùng tay để đối đáp với A Nan, Tay Phật nắm buông rồi hỏi A Nan: Ngươi có thấy tay ta nắm buông không?

A Nan đáp: Thấy tay Phật nắm buông.

Phật nói: Thấy tay ta nắm buông hay tánh thấy của ngươi nắm buông?

A Nan nói: Tay của Phật nắm buông, còn tánh thấy của con đâu có lay động mà nói nắm buông!

Tay của Phật nắm buông, sau khi chết thiêu thành tro, chôn thành đất. Tánh thấy không lay động làm sao chết mất được? Vì không lay động thì không biến đổi, không biến đổi thì không chết mất. Tại vì con mắt lay động thì chết mất. Tánh thấy không lay động thì không chết mất, tồn tại vĩnh viễn.

Như vậy, Phật còn chưa thỏa mãn, cái lay động là thân của Phật, còn tánh thấy không lay động là thân của A Nan, hai thân khác nhau. Phật muốn trong một thân có cái lay động và có cái không lay động. Phật mới phóng hào quang bên vai mặt của A Nan, A Nan ngó qua vai mặt. Phật phóng hào quang vai trái của A Nan, A Nan ngó qua vai trái.

Phật hỏi A Nan: Tại sao cái đầu ngươi ngó qua ngó lại làm cho đầu ngươi lay động vậy?

A Nan đáp: Đầu của con lay động, còn tánh thấy của con tịnh còn không có làm sao có động?

Cho nên, cái đầu lay động thì sau này sẽ chết mất, thiêu thành tro, chôn thành đất. Còn tánh thấy không lay động, không biến đổi thì làm sao chết mất được? Không những tánh thấy không chết mất, mà tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc và tánh biết đều tồn tại vĩnh viễn, không chết mất.

Vì tánh thấy là tâm pháp thuộc thể tinh thần, thể vật chất là lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) sẽ chết mất; còn lục thức thì tồn tại vĩnh viễn, không thể chết mất, vì nó không lay động nên không có biến đổi.

Mấy năm trước tôi đi nước Úc thuyết pháp đến chỗ này, có một Phật tử hỏi tôi: Thầy nói tánh của con tồn tại vĩnh viễn, không có chết mất. Vậy sau khi con chết thì tánh thấy con ở đâu?

Tôi nói: Bây giờ, tôi chưa chết, ông cũng chưa chết, chuyện sau khi chết làm sao nói được? Ông ngồi đây cùng nhiều người và bàn, ghế, bình, tách,… có phải do tánh thấy của ông thấy không?

Ông ấy đáp: Phải.

Tôi hỏi: Vậy ông còn sống hãy tự chỉ ra tánh thấy của ông ở đâu? Ông ấy ngó qua ngó lại chỉ không ra. Tại sao chỉ không được? Vì cùng thấy một lượt, cũng như 100 người cùng thấy một lượt, nếu chỉ tánh thấy ở người này thì 99 người kia không có tánh thấy. Vậy làm sao chỉ một lượt? Đâu phải thấy người này, rồi đến người kia, thấy từng người rồi mới chỉ được?

Nếu chỉ ra được thì tánh thấy chỉ có tiếp xúc một người, còn 99 người kia không có tiếp xúc. Vậy làm sao tiếp xúc thấy một lượt? Cho nên có chỗ thì không cùng khắp, vì tánh thấy cùng khắp nên không có chỗ để chỉ.

Cùng khắp không gian thì không có chỗ để chỉ, cùng khắp thời gian thì không có lúc để chỉ. Nếu có lúc để chỉ thì không cùng khắp thời gian, có chỗ để chỉ thì không cùng khắp không gian. Nhưng tất cả tâm pháp của mình (tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết) đều cùng khắp không gian và thời gian.

Phẩm thứ tư
PHÁ NGŨ ẤM (NGŨ UẨN)

Nếu lìa nơi “sắc nhân”
(Nhân của sắc tướng)
“Sắc” thì bất khả đắc
Nếu phải lìa nơi sắc
Sắc nhân chẳng thể lìa
Nếu lìa sắc có nhân
Thì có nhân không quả
Nếu có nhân không quả
Thì chẳng có chỗ đúng.

Giải thích:
 
Vũ trụ vạn vật đều chẳng thể truy cứu nhân đầu tiên, nên Phật nói là vô thỉ (chẳng có bắt đầu) cũng là nghĩa “vô sanh” (trong phẩm nhân duyên đã phá). Sắc ấm phá như thế, thì thọ, tưởng, hành, thức bốn ấm kia cũng đều như sắc ấm.

Giảng giải:
 
Bây giờ mình thấy gì cũng sanh diệt, nhưng Phật nói không sanh. Vì không có lý do sanh khởi. Lý do sanh khởi là nó tự sanh hay cái khác sanh nó (tha sanh) hoặc là cộng sanh (tự với tha cùng sanh ra) đều không thể được, tức là không có nhân mà tự có.

Những việc nhà khoa học không biết cho là tự nhiên, nhưng không đúng. Phật đã phủ nhận tự nhiên và nhân duyên, trong này cũng có nói đến. Mặc dầu nói nhân duyên, nhưng không nhất định là phải nhân duyên có thật.
 
Như nhà khoa học danh tiếng khắp thế giới ở nước Anh có 2 vấn đề không giải quyết được, nên ông hỏi: Vũ trụ có bắt đầu chăng? Và con gà có trước hay trứng gà có trước? Sự thật không thể cái nào có trước được. Nếu nói con gà có trước được không? Không được. Vì không có trứng gà làm sao ấp ra con gà! Trứng gà có trước được không? Không được. Vì không có con gà làm sao đẻ ra trứng gà! Vậy 2 cái đều không có trước, tức là 2 cái không có bắt đầu.
 
Cho là tự nhiên thì không được, vì trứng gà do con gà đẻ; con gà do trứng gà ấp. Nhân duyên cũng không được, vì không nhân đầu tiên; nếu không có nhân đầu tiên thì đâu có nhân bây giờ. 

Như thân tôi rõ ràng là do cha mẹ sanh ra, nhưng cha mẹ cũng có cha mẹ sanh ra, như vậy từ đời từ đời truy cứu không hạn chế, truy cứu có cha mẹ đầu tiên không? Truy cứu không ra, không có cha mẹ đầu tiên được. 

Giả thiết có cha mẹ đầu tiên, vậy cha mẹ đầu tiên có cha mẹ không? Nếu có cha mẹ thì không có đầu tiên. Có cha mẹ thì từ đâu ra? Có người nói con khỉ tiến hóa thành con người. Con khỉ thì con gì tiến hóa? Có thể trả lời là con chó, con chó do con mèo,… nói hết động vật trên thế giới thì con cuối cùng do con nào tiến hóa? Không trả lời được.

Có người nói con người là do từ điện tử, phân tử biến dần thành. Dùng bào thai con người để thí dụ: Đàn bà  có thai 1 tháng thì phải có hình 1 tháng, 2 tháng có hình 2 tháng,… đến 10 tháng đầy đủ ngũ tạng lục phủ sanh ra. 

Nếu từ điện tử, phân tử không thể là 10 tháng sanh ra, giả thiết là 1 triệu năm, cho 1 năm là 1 cấp thì 1 triệu năm mới thành con người. Nhưng mình chỉ thấy cấp 1 là điện tử và cấp 1 triệu là con người, còn những cấp kia đâu có ai thấy?

Người ta nói mình chỉ sống mấy chục năm, làm sao thấy 1 triệu năm? Tôi nói khỏi cần 1 triệu năm, chỉ vài năm cũng được. Tại sao? Vì gần thành con người, như 2 năm gần thành con người có thể thấy được chứ! Đâu cần phải đến 1 triệu năm mới thấy! Nhưng không có ai thấy, rõ ràng không đúng. 

Nên nhà khoa học nói ra không có lý, vì sự thật chứng tỏ không được. Do tình chấp của mình cho là vậy thôi, chứ sự thật không phải.

Phẩm thứ sáu
PHÁ NHIỄM VÀ KẺ NHIỄM
  
Nếu lìa nơi pháp nhiễm
Trước tự có kẻ nhiễm
Thì kẻ bị nhiễm này
Phải sanh ra pháp nhiễm
Nếu chẳng có pháp nhiễm
Tại sao phải có nhiễm
Có nhiễm hoặc chẳng nhiễm
Kẻ nhiễm cũng như thế.

Giải thích:
 
Lục trần thuộc về pháp nhiễm. Chúng sanh ham thích lục trần thuộc về kẻ nhiễm. Nếu cho rằng lìa pháp nhiễm, mà kẻ nhiễm có trước thì giả thuyết này chẳng thể lập. Nếu chúng sanh chẳng ham thích lục trần thì chẳng thành kẻ nhiễm. Nếu chẳng có kẻ nhiễm thì làm sao có pháp nhiễm?
 
Nếu pháp nhiễm và kẻ nhiễm cùng một lúc thì chẳng có nhân duyên tương đối, tức là chẳng vì kẻ nhiễm mà có pháp nhiễm, cũng chẳng vì có pháp nhiễm mà có kẻ nhiễm. Thế thì hai thứ “kẻ nhiễm” và “pháp nhiễm” phải là “thường” (không đoạn). Nếu thế thì chúng sanh vĩnh viễn chẳng có ngày giải thoát. Nhưng sự thật thì đời đời đều có chúng sanh giải thoát.

Hỏi:
 
Ngài Long Thọ nói: “Hư không vô sở hữu dung nạp tất cả vật”, sao lại nói phá hư không?

Đáp:
 
Vì nghĩa này là vô sở trụ, nếu trụ thì không đúng. Tất cả là do lời nói mà đặt tên gọi, sự thật không có tên gọi, thật thì không có tên, không có chỗ nào để cho mình trụ được. 

Lời của Phật là vô trụ, nên cho lời của Phật là đúng thì không được, cho lời của Phật không đúng cũng không được. Vì đúng và không đúng là tương đối, vì vậy Phật và Tổ có nói điều gì, mình không thể chấp thật được. 

Cho nên, ngài Long Thọ phá hết, không cho người ta chấp thật, mới đúng nghĩa vô sở trụ.
 

Phẩm thứ bẩy
QUÁN TAM TƯỚNG (SANH, TRỤ, DIỆT)

Nếu sanh là hữu vi
Thì phải có tam tướng
Nếu sanh là vô vi
Đâu có tướng hữu vi
Tam tướng nếu hợp lìa
Chẳng thể có sở tướng
Tại sao ở một chỗ
Đồng thời có tam tướng.

Giải thích:
 
Sanh, trụ, diệt thuộc về 3 pháp hữu vi. Nếu hợp thì tam pháp trái ngược nhau, chẳng thể cùng ở một lúc, nghĩa lúc sanh thì chẳng có tướng trụ diệt, lúc trụ thì chẳng có tướng sanh diệt, lúc diệt thì chẳng có tướng sanh trụ.
 
Nếu lìa thì chẳng có “sở tướng”, tức là sanh chẳng có tướng “sở sanh”, trụ chẳng có tướng “sở trụ”, diệt chẳng có tướng “sở diệt”. Nếu thuộc về pháp vô vi thì chẳng có tam tướng.

Giảng giải:
 
Hiện tượng thế giới này theo sự hiểu biết của mình thấy có sanh, trụ, diệt. Nhưng thật tế muốn thành lập nghĩa sanh, trụ, diệt thì không thể được. Tức là sanh, trụ, diệt hợp lại không được; sanh, trụ, diệt lìa nhau cũng không được. 

Nếu hợp lại thì lúc sanh không có trụ diệt, lúc trụ không có sanh diệt, lúc diệt không có sanh trụ. Hay chia ra cũng không được, nếu chia thì không có tướng sở sanh, trụ thì không có tướng sở trụ, vậy trụ chỗ nào? Diệt thì không tướng sở diệt thì diệt cái gì? Cho nên chia ra không thể được, hợp lại cũng không thể được. Vì thế không có sanh, trụ, diệt.

Hỏi:

Thế nào là tham Tổ Sư thiền?

Đáp:

Hỏi câu thoại là kích thích niệm không biết, khán là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết là gì; nhưng chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, không có mục tiêu để nhìn nên nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không biết. Chính cái vẫn còn không biết, Thiền tông rất chú trọng gọi là nghi tình, cứ hỏi và nhìn đi song song để giữ nghi tình, rồi sẽ đưa hành giả đến chỗ kiến tánh.

Những người đang tập tham thiền, chưa dẹp được cái biết nên không có nghi tình. Trái lại dùng cái biết tìm hiểu nghi tình là sai lầm. Vì nghi tình không phải là không có, chỉ cần dẹp cái biết, trong đó có nghi tình sẵn. Tại sao? Vì tánh con người hay ham biết lâu đời, chứ không phải chỉ kiếp này. Tánh ham biết, biết không nổi tự mình thắc mắc, thắc mắc không hiện ra do bị cái biết che khuất.

Những người tham thiền sai lầm nhiều là không dùng cái không biết bộ óc để dẹp cái biết bộ óc, mà ngược lại tìm hiểu có nghi tình hay không, nghi lớn  nghi nhỏ! Đó là sai lầm lớn, nếu tham thiền như vậy mà tham 2 ngàn năm, 2 triệu năm,… cũng vô ích. 

Mục đích Phật Thích Ca dạy dùng cái không biết để dẹp cái biết (tìm hiểu biết, ghi nhớ biết, suy nghĩ biết), 3 cái biết này sạch hết thì đến thoại đầu. Bây giờ nói tham thoại đầu, nhưng chưa đến thoại đầu, đang đi ở giữa đường. Lấy cây viết để ví dụ, dưới là thoại vỉ, trên là thoại đầu, đang đi ở giữa đường là giữa đường ý thức.
 
Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân gọi là 5 thức trước đối với tiền trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Thức thứ 6 đối pháp trần, không phải trước mắt, tức là biết những chuyện ở xa quá khứ, vị lai. Trần là bụi phải sanh diệt, còn thức không sanh diệt.
 
Bất cứ có một niệm ý thức gọi là nhất niệm vô minh, cuộc sống hiện nay đều dùng nhất niệm vô minh để ứng phó. Phàm ý thức nhận biết phải có tương đối, như có không, sáng tối,… Phật dạy dẹp cái tương đối để hiện cái biết tuyệt đối, gọi là vô duyên tri (không có nhân duyên đối đãi), cũng gọi là chánh biến tri (phổ biến khắp không gian thời gian), mục đích cuối cùng hiện ra cái biết đó.
 
Nhưng hiện giờ đang đi giữa đường, có một ngày sẽ đến thoại đầu rồi sắp kiến tánh, đến chỗ này thì tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết đều chấm dứt, nhưng vẫn còn cái không biết của bộ não che khuất. Từ thoại đầu tiến lên một bước nữa, biết và không biết của bộ não đều sạch thì cái biết của tự tánh hiện lên khắp không gian và thời gian, tức là không chỗ nào không biết và không lúc nào không biết.
 
Cái biết bộ não thì ngủ mê chẳng biết, thật chết không biết, vì không cùng khắp thời gian. Cái biết vô duyên tri không có đối đãi cùng khắp thời gian, nên ngủ mê vẫn biết, thật chết cũng biết, nếu thật chết và ngủ mê đều không biết thì không cùng khắp thời gian.
 
Mặc dầu, mình chưa kiến tánh nhưng cái biết tự tánh cũng không ngưng. Có người hỏi: Tham thiền đến thoại đầu sắp kiến tánh thì sắp biết phải không?
 
Tôi nói: Không phải, không được nói là sắp biết.
 
Người ấy nói: Như vậy vĩnh viễn không biết như gỗ đá sao?
 
Tôi nói: Không phải. Vì cái biết tự tánh không bao giờ ngưng, nếu ngưng rồi biết lại thì nói sắp biết được. 

Người hỏi còn chưa hiểu, nên đổi lại câu hỏi: “Trời gần sáng, mặt trời sắp chiếu được không? Không được. Mặt trời không thể nói là sắp chiếu. Tại sao? Vì mặt trời không bao giờ ngưng chiếu. Mặt trời đâu phải sáng ra mới chiếu! Không thấy mặt trời là bị mây đen và trái đất che khuất, không phải có ngưng chiếu.

Biết của tự tánh không bao giờ ngưng biết, vì không hiện ra là do biết và không biết của bộ não che khuất; mặt trời dụ cái biết của tự tánh chiếu khắp không gian thời gian. Tôi dùng nhất niệm vô minh để giảng cho các vị nghe, tham thiền dùng niệm không biết cũng là nhất niệm vô minh.

Hỏi:

Mới tham thiền, vô thường đến thì thế nào?

Đáp:

Khi chánh nhân đã gieo thì chánh quả sẽ đến, gieo tà nhân thì tà quả đến, vì nhân quả rõ ràng. Nếu kiếp này chưa kiến tánh, rồi kiếp sau tiếp tục tham.
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn dieu kien den voi kinh phap hoa tâm thức suy tư liên tục thiền giữa đường hoa trí tuệ và kỉ cương 中孚卦 อาจารอเกว sự tích quan thế âm bồ tát お墓のお手入れ方法 xuân trong nét đẹp người tu æ æ æœ ç quay về với hiện tại 什么叫斋主 tứ thập nhị chương お寺との付き合い 檀家 大学生申请助学金的申请理由怎么写 曹洞宗 御禅会 参加方法 tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao nguoc Tuà chua son thuy Mứt hoa hồng thắm đỏ Nguyễn 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả Những loại cây và hoa độc 山西林业职业技术学院 梵僧又说我们五人中 Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán Ai có thể thở giùm ai ด หน ง hạnh phúc đến từ đâu 栃木県寺院数 hòa thượng tịnh sự 1913 人生是 旅程 風景 xanh