|
.
THUYẾT GIẢNG
KINH LUẬN
Hòa
Thượng Thích Duy Lực
Thích
Đồng Thường Ghi Thành Văn
TRUNG QUÁN
LUẬN
Vì
sợ người ta chấp văn tự, không hiểu rõ nghĩa “Tất Cánh
Không” kinh Đại thừa do Phật Thích Ca nói ra, nên Bồ Tát
Long Thọ trước tác Trung Quán Luận này, mục đích lấy sự
hiểu biết của người ta chấp thật để chứng tỏ là sai
lầm.
Sự
hiểu biết hiện tượng thế giới này không có pháp nào thật
cả, tất cả đều là Tất Cánh Không. Nhưng người ta hiểu
lầm cho là đoạn diệt không, kỳ thật là để phá chấp
tâm của mình. Ngày xưa tình hình xã hội khác, đến đời
ngài Long Thọ khác nữa, sự hiểu biết cũng theo đó mà khác.
Ngày
nay khoa học tiến bộ thì sự hiểu biết lại khác. Nhưng
lời của Phật không khác biệt, vì Phật đã nói ra nghĩa
rốt ráo. Do mình có sự hiểu sai biệt, nên ngài Long Thọ
lấy sự hiểu của mình để chứng tỏ là không đúng.
Đáng
lẽ, Trung Quán Luận thấp hơn kinh liễu nghĩa của Phật mới
đúng, nhưng người ta không hiểu cho rằng cao hơn. Bởi vậy
giảng theo ở trong này, nhiều chỗ người ta không hiểu. Vì
mục đích để cho người ta hiểu rõ, mà theo đó lại làm
cho người ta càng thêm không hiểu. Bây giờ, khoa học tiến
bộ chứng tỏ sự hiểu biết mình sai và không thật có. Vậy
khỏi cần y văn trong này, từ câu từ chữ mà giảng.
PHẨM
NHÂN DUYÊN
Chánh
văn:
Bất
sanh cũng bất diệt,
Bất
thường cũng bất đoạn,
Bất
nhất cũng bất dị,
Bất
lai cũng bất xuất.
Thường
nói là nhân duyên,
Khéo
diệt các hý luận,
Tôi
kính đảnh lễ Phật,
Trong
các thuyết đệ nhất.
Giảng
giải:
Theo
trong này lấy hạt lúa để giải thích, mình biết người
nào cũng có cái thân. Thân này rõ ràng là do cha mẹ sanh, nhưng
cha mẹ cũng có cha mẹ sanh là ông nội bà nội sanh. Rồi ông
bà nội cũng có cha mẹ sanh nữa, cứ từ đời truy cứu không
hạn chế, cho đến cha mẹ đầu tiên được không?
Giả
thuyết muôn triệu kiếp trước có cha mẹ đầu tiên, vậy
cha mẹ đầu tiên ai sanh ra? Nếu có ai sanh ra thì còn có cha
mẹ, không phải đầu tiên. Nói không có cha mẹ sanh ra thì
ở đâu mà có? Truy cứu cha mẹ đầu tiên không có, tức là
đời thứ nhì không có, đời thứ ba cũng không có, cho đến
đời thứ mười,… đến đời mình cũng không có. Vậy là
bất sanh bất diệt.
Bây
giờ, mình biết có diệt thì phải có sanh, nên sự hiểu biết
của mình chứng tỏ là bất sanh. Mình chấp cái thân là thật,
nhưng truy cứu ra cứu cánh là không thật.
Bất
sanh cũng bất diệt thì cũng bất thường bất đoạn. Nếu
sanh là có thì sự có vĩnh viễn, phải thường. Nhưng sự
thật không thường, cũng như tôi già rồi phải chết, tức
là không phải thường. Từ con nít biến thành người già,
người già rồi sẽ chết.
Nếu
không có thường thì phải có đoạn, có đoạn thì trược
ác sanh khởi. Nhưng cha mẹ sanh con, con lớn lên rồi làm cha
mẹ sanh con nữa, không có đoạn. Sự thật vì đoạn là đối
với thường, diệt đối với sanh.
Thường
không có thì đoạn cũng không có, thường không có thì cái
nhất và cái dị cũng không có. Tai nghe, mắt thấy, mũi ngửi,
nếu nói là nhất, tại sao mắt không nghe không ngửi được?
Tai không thấy không ngửi được? Mũi không thấy không nghe
được? Nói là nhất thì không đúng, vì sao chung một người
nói là khác? Lục căn đâu có độc lập mà nói khác!
Cha
mẹ đầu tiên không có, vậy mình từ đâu đến đây? Như
thời gian có bắt đầu không? Thời gian không có bắt đầu
thì mình từ đâu đến đây?
Triệu
Luận có bài Vật Bất Thiên thí dụ: Nếu có xưa mà đến
nay, có nay đến xưa thì xưa là trẻ nay là già. Nếu nay là
già, xưa có tướng trẻ thì xưa đến nay. Bây giờ già không
có tướng trẻ, chứng tỏ là xưa không có đến nay. Nếu
mà nay có đến xưa thì xưa phải có tướng già, nhưng xưa
không có tướng già. Sự thật là vậy, tức là không có lai
không có xuất.
Người
ta giảng kinh lấy nhân duyên để giải thích, nhưng ở đây
lại phá nhân duyên, nhân duyên không phải thật. Kinh Lăng
Nghiêm nói phi nhân duyên và phi tự nhiên là phá nhân duyên
và phá tự nhiên.
Mình
thấy thân mình là do cha mẹ sanh ra, nhưng truy cứu không có
cha mẹ đầu tiên. Lý nhân duyên không thành lập được, vì
không có nhân thứ nhất, làm sao có nhân thứ nhì, cho đến
nhân bây giờ. Tất cả cái gì cũng vậy, vì bệnh chấp trước,
như tôi lấy thân để ví dụ thì dễ hiểu dễ tin hơn.
Tự
nhiên trong này cũng có phá, nếu tự nhiên thì không cần nhân
duyên. Nhưng không có cha mẹ, làm sao sanh ra mình được? Lý
tự nhiên cũng không thể thành lập, mà nhà khoa học cho là
tự nhiên.
Nguồn
gốc các pháp và thế giới này từ đâu sanh ra? Được sanh
ra là do 3 thứ không gian, thời gian và số lượng. 3 thứ này
là cái gì? 3 thứ này không có bản thể, chỉ là 3 khái niệm
vọng tâm tạo ra.
Vũ
trụ vạn vật lấy 3 khái niệm này làm cái sườn nhà, vũ
trụ vạn vật là cái nhà. Nếu không có sườn nhà thì không
thể cất lên cái nhà được. Cái sườn nhà rút ra thì cái
nhà sụp đổ. Như 3 khái niệm không gian, thời gian, số lượng,
1 trong 3 cái tiêu mất thì vũ trụ vạn vật cũng tan rã.
Vũ
trụ vạn vật do 3 khái niệm này thành lập, cho nên Phật
nói “tất cả đều do tâm tạo”. Tất cả vật nào cũng
không rời 3 khái niệm này, nếu rời 3 khái niệm này thì
phải tiêu diệt. Như tôi ngồi đây chiếm mất một không
gian, năm nay tôi 61 tuổi, 61 là số lượng, tuổi là 61 năm
là thời gian. Nếu 3 thứ này rút ra vậy tôi ở đâu?
Nhưng
3 thứ này là hư vô không có bản thể, vì mình chấp thật
nên bị 3 khái niệm này bó buộc, không được tự do tự
tại. Cho nên ở Thiền tông có người kiến tánh gọi là đập
bể hư không, tức là phá khái niệm không gian. Kinh Kim Cang
nói: “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả
đắc, vị lai tâm bất khả đắc” là đập tan khái niệm
thời gian.
“Pháp
thân vô vi bất đọa chư số”, nghĩa là vô vi pháp chẳng
đọa nơi số lượng. Đây là phá khái niệm số lượng. Không
gian, thời gian và số lượng không thể rời nhau được. Nếu
đập tan 1 cái thì 2 cái kia cũng tan luôn. Kinh Lăng Nghiêm nói:
“Một người trờ về tự tánh thì 10 phương hư không đều
tiêu diệt” là đập tan khái niệm không gian.
3 khái
niệm đập tan thì được tự do tự tại, vì mình bị 3 khái
niệm này ràng buộc nên không được tự do. Muốn đập tan
3 khái niệm này là chỉ tham thiền đến kiến tánh. Nếu chưa
kiến tánh, mặc dầu mình hiểu biết, nhưng vẫn bị 3 khái
niệm này bó buộc.
Lập
trường Phật pháp nói kiến thức khoa học là si mê. Tại
sao? Vì họ chấp thật, Phật nói tất cả các pháp không có
sự bắt đầu, tức là vũ trụ vạn vật không có bắt đầu.
Tại sao các pháp không có bắt đầu? Vì thời gian không có
bắt đầu. Thời gian có bắt đầu thì các pháp mới có bắt
đầu, có sự bắt đầu thì phải có thời gian đầu tiên!
Cho nên, các pháp không sanh không diệt.
Ở
trên nói: Đoạn – thường, nhất – dị, lai – xuất làm
sao sanh ra được? Nếu hiểu nguồn gốc như vậy thì mấy
vấn đề đó cũng giải quyết.
Tất
cả có duyên đều thu nhiếp trong 4 duyên này. Do 4 duyên này
nên vũ trụ vạn vật mới sanh khởi. Cho nên, lấy nhân duyên
để nói tất cả hữu vi pháp.
Thứ
Đệ Duyên là từ quá khứ, hiện tại ở trong tâm và tâm
sở. Duyên Duyên, Tăng Thượng Duyên, tất cả các pháp đều
có trong bài kệ thứ nhì. Nếu quá khứ, hiện tại, tâm tâm
sở pháp, làm sao có Thứ Đệ Duyên, có Nhân Duyên, có Tăng
Thượng Duyên và tất cả pháp?
Có
quả phải từ duyên sanh hay phi duyên sanh. Nếu nói có duyên
thì phải có quả hay không có quả. Nhưng sự thật có quả
không đúng và không quả cũng không đúng. Tại sao? Nếu quả
chưa sanh thì lúc đó không được gọi là duyên, nhưng mắt
thấy duyên sanh quả, nên mình gọi là duyên.
Duyên
thành do quả, lấy quả sau duyên trước. Nếu chưa có quả
làm sao gọi là duyên? Duyên trước thì chưa có quả không
được gọi là duyên. Cho nên, duyên đó không thành lập được,
vì có quả mới gọi là duyên.
Ở
đây ví dụ cái bình là do nước và đất hòa hợp làm thành.
Nếu cái bình chưa có, tại sao không gọi đất và nước là
phi duyên? Vì vậy, quả không từ duyên sanh, duyên còn không
sanh huống là phi duyên!
Nếu
quả trước ở trong duyên thì không cần sanh; nói có không
được, nói không cũng không được. Nếu trước không có
thì làm duyên cho ai? Trước có thì không cần duyên. Nếu duyên
được sanh quả thì phải có 3 thứ: Nếu có, nếu không, nếu
có không.
Như
bài kệ nói, nếu ở trong duyên có quả trước thì không được
là sanh, vì trước đã có sanh rồi. Nếu trước không có quả
thì không được gọi là sanh. Nếu duyên cũng vô duyên thì
vẫn vậy. |