|
.
THUYẾT GIẢNG
KINH LUẬN
Hòa
Thượng Thích Duy Lực
Thích
Đồng Thường Ghi Thành Văn
PHẨM PHỔ
MÔN
KINH DIỆU PHÁP
LIÊN HOA
Giải
thích đề kinh:
Diệu
pháp, chữ “Diệu” là bất khả tư nghì, pháp này không
có thể dùng ý thức nghĩ ra được. Cho nên, lấy hoa sen để
ví dụ, dù ở trong bùn sình sanh ra, nhưng không bị bùn sình
làm ảnh hưởng ô nhiểm, lấy hoa sen để hình dung quyển
kinh này.
Quán
Thế Aâm, theo âm thinh của thế gian phải lấy tai nghe mới
đúng, nhưng người ngộ triệt để thì lục căn hổ dụng,
mắt nghe tai xem.
Chữ
“Quán” phải dùng mắt để nhìn, mà dùng mắt để nghe
âm thinh chỉ có tự tánh làm được. Ở đây là chỉ tự
tánh của mình (Phật), Phật nghĩa là tự giác, giác ngộ cho
chúng sanh và giác ngộ hoàn toàn đầy đủ. Bồ Tát cũng có
nghĩa giác ngộ chúng sanh. Tự tánh của mình phổ biến cùng
khắp hư không pháp giới, nên gọi là phổ môn hay phổ cập,
phổ biến, chỗ nào cũng đến hết. Phẩm Phổ Môn là phẩm
thứ 25 của kinh Pháp Hoa.
Dao
Tần Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Ở
Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng cũng gọi là Tần. Đến sau, thời
ngũ đại có 16 nước, trong đó 1 nước Tần, vua là Phù Kiên,
lấy quốc hiệu là Phù Tần (tiền Tần).
Vua
Phù Kiên chết, Dao Trành kế vị, nên gọi là Dao Tần, lại
xưng là Hậu Tần.
Vua
Dao Trành chết, con là Dao Hưng kế vị, nhà vua cung nghinh pháp
sư Cưu Ma La Thập về Trường An.
Tại
sao gọi là Tam Tạng Pháp Sư?
Tam
tạng là kinh, luật, luận. Nếu thông suốt kinh gọi là kinh
sư, thông suốt luật gọi là luật sư, thông suốt luận gọi
là luận sư. Cưu Ma La Thập thông suốt 3 tạng, cho nên gọi
là Tam Tạng Pháp Sư. Cưu Ma La Thập ở trong nước Dao Tần,
nhà vua rất kính trọng và ngài dịch nhiều kinh. Quyển kinh
Diệu Pháp Liên Hoa này do ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
dịch rất hay và đúng nghĩa. Ngài nói rằng: “Nếu kinh của
tôi dịch sai, khi tôi chết, đem đi thiêu thì cái lưỡi của
tôi mất, nếu đúng thì lưỡi của tôi còn”.
Sau
này ngài tịch rồi đem đi thiêu tất cả đều cháy hết,
chỉ còn lại cái lưỡi không cháy, chứng tỏ kinh của ngài
dịch không sai bản ý của Phật và hiện nay lưu hành rộng
rãi nhất.
Chánh
văn:
Lúc
ấy, Vô Tận Ý Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ gối
chấp tay bạch Phật rằng: Quán Thế âm có nhân duyên gì gọi
là Quán Thế Aâm?
Phật
bảo: Nếu có vô lượng vô biên chúng sinh chịu tất cả khổ,
nghe được Quán Thế âm Bồ Tát, nhất tâm xưng danh. Tức
thời, Quán Thế âm Bồ Tát quán được âm thinh kia đều được
giải thoát.
Nếu
có người trì danh hiệu Quán Thế âm này, dầu vào lửa lớn,
lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần lực của Bồ
Tát vậy.
Nếu
bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này tức thời
liền vào chỗ cạn.
Nếu
có trăm ngàn vạn ức chúng sanh, vì tìm vàng, bạc, lưu ly,
xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, chơn châu các thứ báu, mà
vào trong biển lớn; giả sử gió lớn thổi ghe thuyền kia
trôi tấp nơi nước quỷ La Sát, trong đó nếu có đến một
người xưng danh hiệu Quán Thế âm thì những người ấy đều
giải thoát khỏi nạn La Sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán
Thế âm.
Giảng
giải:
Ở
trên nói Quán Thế âm là tự tánh của mình, không phải thật
có 1 Quán Thế âm nghe người ta xưng danh lại cứu, nếu có
vậy thì cứu không kịp, không những chỉ có thế giới này,
mà có tam thiên đại thiên thế giới, vi trần thế giới,
vô lượng vô biên thế giới, bất cứ có chúng sinh nào cầu
cứu thì cứu được!
Như
đài phát thanh cực mạnh, nếu có radio nhỏ rà được làn
sóng thì muôn triệu máy radio cũng rà được làn sóng đều
thu được. Bởi vì, diệu dụng của tự tánh cùng khắp hư
không pháp giới; nên bất cứ chỗ nào cũng có, tức là tự
tánh mình tự cứu, chứ không phải người khác cứu hay Quán
Thế âm cứu mình.
Nói
đến nhất tâm là sự tu của mình quét sạch tất cả chấp
trước, chỉ còn tâm trống rỗng, như ngũ uẩn giai không thì
không tướng hiện ra gọi là nhất tâm, không có niệm khác
thì diệu dụng của Tự tánh hiện ra.
Phải
biết, Quán Thế âm dùng con mắt để nghe, mới gọi là Quán
Thế âm. Nếu dùng con mắt nghe không được không gọi là
Quán Thế âm. Cho nên đạt đến cảnh giới này thì tất cả
chấp trước đều sạch hết, mới được giải thoát.
Quán
Thế âm là tự tánh của mình, tự tánh mình có thần thông
biến hóa, không kém hơn Phật một chút nào cả, nên gọi
là Phật tánh, người nào cũng sẵn đầy đủ, mà Phật đã
dùng ra hết, còn mình chưa được dùng ra, nếu có dùng ra
chỉ được một chút.
Ví
dụ như dùng hết là một triệu phần, còn mình dùng ra chỉ
một phần triệu hay không đủ một phần triệu nữa. Nếu
không dùng ra nó cũng biến vậy, nó chậm trở thành nghiệp
lực, nhanh gọi là thần thông lực. Hiện giờ, đang biến
hóa rất chậm nên mình không biết được.
Như
tóc của mình dài mỗi giây phút mà không tự biết, hay móng
tay đang ra dài mình không biết, tế bào mỗi giây phút thay
đổi mình cũng không biết. Chính mình biến hóa mà tự không
biết. Nó ngày đêm không ngừng biến nên có nhân quả tam
thế, kiếp trước tạo thành kiếp này, kiếp này tạo thành
kiếp sau.
Vì
nhất thiết duy tâm tạo, tạo chậm gọi là nghiệp lực,
ví như tâm lực một triệu độ, mình dùng ra chỉ có 1 độ
nên nó biến chậm. Nếu tham thiền từ tâm lực 1 độ tiến
lên 10 độ 100 độ đến phân nửa là 500.000 độ
thì nó có thể biến nhanh. Như biến cái tách thành cái tách,
biến mất cái tách thì cái tách mất, gọi là thần thông
lực.
Kinh
Hoa Nghiêm nói: “Tâm mình như họa sĩ rất hay”, họa ra đủ
thứ ở trên thế gian, họa ra thiên đường thì mình mừng,
họa ra ở địa ngục thì mình thấy sợ, đều do tâm mình
họa ra mà thôi.
Ở
trong này nói: “Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế âm
Bồ Tát”, chữ “trì” có người hiểu sai lầm tưởng là
tụng, cũng như mỗi ngày tụng phẩm Phổ Môn, nói trì Phổ
Môn là sai. Trì là theo kinh thực hành. Cũng như chúng tôi trì
giới, nửa tháng bố tát tụng giới, tụng giới giống như
tụng kinh vậy.
Nếu
tụng là trì thì có phá giới cũng không sao, vì có trì rồi.
Trì giới là theo giới thực hành, như theo kinh thực hành gọi
là trì kinh. Tham thiền khởi lên nghi tình tự động quét tất
cả chấp phàm phu, Tiểu thừa, Trung thừa và Phật thừa.
Tham
thiền là trì kinh, nếu có trì mới đạt đến Quán Thế âm,
đạt đến tự tánh được. Cái dụng của tự tánh không
qua tác ý. Nhiều Phật tử tham thiền có sức dụng phần ít
của tự tánh. Chứng tỏ túc cầu viên làm thủ môn, trong
lúc đang tham thiền không để ý trái banh, nhưng trái banh nào
bay vô cầu môn đều chụp được.
Tháng
6 năm 1979 chùa Từ ân mở thiền thất, Trương Quốc Anh
dự đến cuối thiền thất. Anh là thủ môn hãng bột ngọt,
đối phương là đội tuyển thủ rất mạnh, ai cũng tin chắc
là đội bột ngọt sẽ thua, nhưng kết cuộc ngược lại đội
bột ngọt thắng 4 – 0. Vì anh tham thiền không để ý trái
banh, tức là không qua bộ óc để ý nên tác dụng rất nhanh,
chụp không sót một trái banh nào.
Nếu
để ý banh là trể thì không thể chụp banh được. Theo khoa
học giải thích cho là vô lý, người ta để ý còn khó chụp
được, mà không để ý lại chụp được!
Có
một cô thợ may tên là Trì Hằng Thiền cũng đang tham thiền
vừa cắt vải may quần áo nhưng không lộn, lại có năng suất
nhiều hơn. Chứng tỏ công việc bộ óc không cần qua bộ
óc mà làm xong công việc bằng óc. Như dùng con số để tính
nếu không để ý thì dễ sai, mà tham thiền không để ý con
số tính sổ không sai. Rõ ràng diệu dụng của tự tánh tự
động không cần qua bộ óc.
Trì
kinh là theo kinh thực hành mới đạt đến danh hiệu Quán Thế
âm thì được diệu dụng tự tánh hiện ra. Nếu đạt đến
chỗ này, vào lửa không thể cháy được, vì thần lực tự
tánh hiện ra. Như nhiều người tham thiền chạy xe máy không
để ý xe cộ, nhưng không bị xe đụng; nếu có đụng nhau,
người tham thiền không bị gì.
Một
vị chở vợ bằng xe máy, trong khi người chồng tham thiền,
người vợ không tham thiền, khi xe khác đụng vào xe thì người
vợ la lên, xe người khác hư và ngã, xe người tham thiền
không ngã và không hư.
Lúc
nhất tâm thì diệu dụng tự tánh hiện ra, chứng tỏ lửa
không thể cháy, nước không thể làm chìm, mà muốn cái gì
được cái nấy, tất cả tai nạn ma quỷ đều được giải
thoát. Vì nhân duyên này gọi là Quán Thế âm là cái dụng
tự tánh của mình.
Chánh
văn:
|