Một
chữ ngộ, môn hạ Tổ Sư gọi là thuốc độc, hãy còn chẳng
lưu lại, huống là ngộ ư? Nay chẳng tránh phạm húy, mà nói
đến chữ ngộ, khiến trí ngu có chỗ so chọn, tông giáo có
chỗ phân chia, hành giả chẳng sa vào con đường hiểm trở,
thật là sự giúp ích trên đường tu hành.
Luận
về thiền có hai thứ ngộ môn: Một là từ trong văn tự ngữ
ngôn được giải ngộ. Hai là từ trên phân minh tham cứu được
triệt ngộ. Người giải ngộ sức yếu. Người triệt ngộ
sức mạnh. Người giải ngộ như nghe người nói vật. Người
triệt ngộ như chính con mắt mình thấy vật. Nghe, thấy tuy
một, mà nghi và chẳng nghi, thật cách xa như trời với đất.
Người từ trong văn tự giải chưa được triệt ngộ có hai
thứ chướng: Một là văn tự chứng, hai là lý chướng. Văn
tự chướng như người ăn mật, càng ăn càng thấy ngọt;
tìm cầu chân lý sâu mầu ở trong mười hai phần giáo, không
dính dáng gì với việc thoát ly sanh tử, cho nên gọi là chướng.
Lý chướng nghĩa là thật tế đối với lý địa in tuồng
rõ ràng, như toàn thân là châu báu song chẳng được thật
dụng, đối với việc sanh tử cũng không dính dáng, cho nên
gọi là chướng.
Người
trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ mạn:
Một là ngã mạn, hai là tăng thượng mạn. Ngã mạn nghĩa
là cho rằng ta đã ngộ, chúng sanh ở trong mê, như chỗ ta
thấy, người khác chẳng biết, do đây khởi mạn. Tăng thượng
mạn nghĩa là cho rằng ta đã vào địa vị Thánh, trên không
không có Phật để cầu, dưới không có chúng sanh để độ,
một chữ Phật ta chẳng thích nghe, do đây khởi mạn.
Người
trong văn tự giải chưa được triệt ngộ áo hai thứ tâm
khiếp nhược: Một là ta thấy lý đã tột, mà hạnh chẳng
theo kịp, ở trong địa vị Hiền Thánh chưa được chỗ thực
tiễn, do đây khởi tâm khiếp nhược. Hai là chỗ thấy của
ta cùng Phật đồng mà thật chẳng được quả dụng Phật,
nên ta không có diệu dụng thần thông quang minh, do đây khởi
tâm khiếp nhược.
Người
trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ tưởng
an ổn: Một là cho rằng thật tế lý địa chẳng thọ nhứt
trần, núi sông đất đai chẳng ngại nhãn quang; lại nói:
“Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư”, trong thể đại
viên tìm sư sanh tử qua lại trọn chẳng thể được, do đây
khởi tưởng an ổn. Hai là thấy lý tuy rõ mà chẳng thể thân
chứng. Trong các giáo thừa phần đông quy hướng Tịnh Độ,
cho rằng chỉ có niệm Phật vãng sanh là ổn đáng hơn hết,
do đây khởi tưởng an ổn.
(Từ
trên đến đây đều là thiền bệnh).
Người
quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải cho hai
thứ thật thọ dụng: Một là được chư Phật hóa nghi. Hai
là được chư Phật quả dụng. Hóa nghi nghĩa là trong cõi
tịnh, cõi uế của chư Phật, quyến thuộc của Bồ tát, quyến
thuộc Thanh văn, mây hương, mây hoa, mây tràng phan bảo cái
và thiên long bát bộ cùng ta đồng đẳng không khác. Nếu
chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.
Hai là được chư Phật quả dụng, nghĩa là ba mươi hai tướng,
tám mươi vẽ đẹp cho đến chín mươi bảy thứ và Pháp thân
thanh tịnh và thần thông quang minh, thuyết pháp… cùng ta đồng
đẳng, không hai, không khác. Nếu chẳng như thế là chưa triệt
ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.
Người
quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, đầy
đủ diệu hạnh của các Bồ tát, nghĩa là chư Bồ tát quá
khứ, chư Bồ tát vị lai, chư Bồ tát hiện tại, diệu hạnh
các Ngài đã làm trong số kiếp bất khả thuyết thời đồng,
xứ đồng, thân đồng, hạnh đồng, trong khoảng một sát
na, một vị trần thảy đều đầy đủ. Nếu chẳng như thế
là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.
Người
quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, cùng mười
hai loại chúng sanh đồng một thể tánh, thân mình nhập vào
thân người, thân người nhập vào thân mình, một thân nhập
vào một thân, nhiều thân nhập vào một thân, thế giới kia
nhập vào thế giới này, thế giới này nhập vào thế giới
kia, thế giới nhập vào tự thân, tự thân nhập vào thế
giới, nhập vào tự thân chẳng thấy có thế giới, nhập
vào thế giới chẳng thấy có tự thân, nhiếp lẫn nhau, dung
lẫn nhau, không hoại, không tạp. Lại ở trong phần chúng
sanh đồng một bi ngưỡng. Lại ở trong phần chúng sanh khởi
đồng thể đại bi, nghĩa là thiện và ác đều không tự
tánh, đều là tự tâm hiện lượng, đã không có cảnh ngoài
tâm, dùng vô tác để hứng từ vận bi chẳng ngại ở trong
cái thể vô tánh mà giải thoát chúng sanh vô tánh. Nếu chẳng
như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.
Người
quả thật triệt ngộ không lấy văn tự làm giải, cùng mười
hai loài chúng sanh đồng một huyễn hóa, nghĩa là duyên sanh
vô tánh, sanh vốn vô sanh; vô tánh duyên sanh, chúng sanh đâu
có thật như huyễn hóa, ta cùng với chúng sanh ở chung. Nếu
chẳng như thế chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.
(Đoạn
trên là nói sự thọ dụng của người ngộ tâm, chẳng phải
người giải có thể biết).
Lại
nữa, người từ trong ngữ ngôn giải nên không được triệt
ngộ sanh ra vô biên cuồng giải; có người lấy “Hằng ngày
việc không khác, chỉ ta tự biết hay” ma sanh cuồng giải.
Có người lấy “theo dòng nhận được tánh, không mừng cũng
không lo” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “thần thông
và diệu dụng, gánh nước và bửa củi” mà sanh cuồng giải.
Có người lấy “xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi
nhơ” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “đối cảnh tâm
luôn khởi, Bồ đề làm sao lớn” mà sanh cuồng giải. Có
người lấy “núi sông và đất đai, toàn lộ thân pháp vương”
mà sanh cuồng giải. Có người lấy “thật tánh vô minh tức
Phật tánh, thân không huyễn hóa tức pháp thân” mà sanh cuồng
giải. Có người lấy “vào cửa liền đánh” mà sanh cuồng
giải. Có người lấy “cơ phong đáp hỏi đầu môi lanh lợi”
mà sanh cuồng giải. Có người lấy “chẳng cần tham cứu,
ngay đó lập tức gánh vác” mà sanh cuồng giải. Có người
lấy “vào cửa liền mừng” mà sanh cuồng giải. Có người
lấy “tập học thi phú từ chương, công xảo, kỹ nghiệp”
mà sanh cuồng giải. Có người lấy “buông bỏ lại buông
bỏ, mở miệng tức là sai lầm” mà sanh cuồng giải.
Than
ôi! Món ăn đề hồ được thế gian trân quý, gặp bọn người
này trở thành thuốc độc. Do vì chánh pháp suy đồi, tà ma
hưng thạnh quyến thuộc nối nhau đầy cả thế gian; người
lưu tâm tới việc sanh tử chẳng thể chẳng trước tiên soi
thấu cảnh giới hư vọng này.
Lại
có ba câu Cát đằng chẳng thể nói trắng ra cho cư sĩ rõ.
Cổ Đức nói:
1-
Thế nào là thiền?
-
Con khỉ leo cây quơ cái đuôi.
2-
Thế nào là thiền?
-
Lửa hực đổ thêm dầu.
3-
Thế nào là thiền?
-Cục
gạch.
Những
lời này là cát đằng của Tổ Sư truyền, tuy nhiên phân minh
như thế song nói với ông tưởng cũng rất khó.
(Đáp
Thái sư Ngô Quán Ngã hỏi về sự khác nhau giữa Tông và Giáo).