CHƯƠNG
I
CẢNH
NGỮ KHAI THỊ
NGƯỜI
MỚI PHÁT TÂM THAM THIỀN
Tham
thiền đầu tiên cần phải phát tâm phá vỡ sanh tử cho vững
chắc, thấy rõ thế giới, thân tâm thảy đều là giả duyên
không có chủ tể. Nếu chẳng phát minh cái lý vĩ đại sẵn
có thì tâm sanh tử chẳng vỡ. Tâm sanh tử đã chẳng vỡ
thì làm sao trừ được con quỷ vô thường giết người trong
mỗi niệm chẳng dừng. Hãy đem một niệm này làm viên ngói
gõ cửa, tương tợ như ngồi trong đống lửa lớn muốn cầu
thoát ra, đi bậy một bước chẳng được, dừng lại một
bước chẳng được, sanh một niệm khác chẳng được, mong
người khác cứu chẳng được. Ngay lúc ấy chỉ cần chẳng
màng đến lửa lớn, chẳng màng đến thân mạng, chẳng mong
người cứu, chẳng sanh niệm khác, chẳng chịu tạm dừng,
chạy thẳng đến trước, chạy được thoát mới là tay tài
giỏi.
Tham
thiền quý ở chỗ khởi nghi tình. Cái gì là nghi tình?
Như sanh chẳng biết từ đâu đến, chẳng được chẳng nghi
chỗ đến. Tử chẳng biết đi về đâu, chẳng thể chẳng
nghi chỗ đi. Cửa ải sanh tử chẳng phá vỡ ắt nghi tình
liền phát, treo ở trên lông mày, buông cũng chẳng xuống đuổi
cũng chẳng đi. Bỗng một mai đập vỡ khối nghi, hai chữ
sanh tử thành cái đồ tầm thường trong nhà. Cổ Đức nói:
“Nghi lớn ngộ lớn, nghi nhỏ ngộ nhỏ, chẳng nghi chẳng
ngộ”.
Tham
thiền đem chữ tử
dán trên trán, coi cái thân tâm máu thịt này như đã chết,
chỉ có một niệm muốn tham cứu hiện tiền. Một niệm này
như thanh Ỷ thiên trường kiếm, nếu chạm nhằm lưỡi bén
thì chẳng thể được, nếu bỏ bê để lụt ắt là kiếm
ấy từ lâu không dùng.
Tham
thiền sợ nhất là say đắm cảnh tịnh; cảnh tịnh khiến
người ta kẹt trong không tịch mà chẳng hay chẳng biết. Cảnh
động người ta chán, cảnh tịnh phần nhiều chẳng sanh chán,
Do vì người tu hành luôn ở trong chỗ ồn ào, nên một khi
được với cảnh tịnh tương ưng như ăn kẹo ăn mật, như
người mệt mỏi lâu thích ngủ, đâu thể tự biết ư?
Ngoại
đạo khiến thân tâm đoạn diệt hóa làm đá cứng cũng từ
cảnh tịnh mà vào. Bởi vì lâu ngày chầy tháng không đó
lại không, tịch đó lại tịch, rơi vào vô tri cùng với gỗ
đá đâu khác. Chúng ta hoặc ở nơi cảnh tịnh chỉ muốn
phát minh một đoạn đại sự dưới sự y áo (kiến tánh),
chẳng biết ở tại tịnh cảnh mới được, ở trong đại
sự cầu tướng tịnh ấy trọn chẳng thể được, đây gọi
là được vậy (kiến tánh rồi thì động tịnh đều chẳng
sanh).
Tham
thiền phải ở trong đó mạnh dạn tiến tới, chẳng gần
gũi nhân tình. Nếu theo tình ứng đối thì công phu hạ thủ
chẳng tiến, chẳng những hạ thủ chẳng tiến mà lâu ngày
chầy tháng ắt chắc chắn trở thành ông thầy chạy theo dòng
thế tục.
Người
tham thiền ngước lên chẳng thấy trời, cúi xuống chẳng
thấy đất, thấy núi chẳng phải là núi, thấy nước chẳng
phải là nước, đi chẳng biết đi, ngồi chẳng biết ngồi,
ở giữa ngàn người muôn người chẳng thấy có một người,
khắp thân trong ngoài chỉ là một khối nghi, có thể nói là
khuấy đục thế giới, khối nghi chẳng vỡ chẳng thể thôi
nghỉ. Đây là công phu khẩn yếu.
Thế
nào là khuấy đục thế giới? Cái lý vĩ đại vốn sẵn có
từ vô lượng kiếp đến nay chìm chìm lặng lặng chưa từng
động đến, cần phải chính đương nhân phấn chấn tinh thần,
xoay trời chuyển đất, tự có một đoạn thọ dụng ba đào
dậy sóng.
Tham
thiền chẳng sợ chết chẳng được sống, mà chỉ sống chẳng
được chết. Nếu quả cùng với nghi tình kết lại
một chỗ, thì cảnh động chẳng đợi khiển trừ mà tự
trừ, vọng tâm chẳng đợi tịnh mà tự tịnh, cửa sáu căn
tự nhiên rỗng rang khoát đạt, điểm nhằm liền đến, gọi
tới liền ứng, lo gì chẳng sống ư?
Công
phu tham thiền được tiến, như mang gánh nặng ngàn cân buông
cũng chẳng xuống, tương tự như tìm vật quan trọng bị đánh
mất, nếu tìm không ra lòng quyết chẳng chịu thôi. Trong ấy
chỉ cần chẳng nên sanh chấp, sanh trước, sanh kế. Chấp
thành bệnh, trước thành ma, kế thành ngoại đạo. Nếu được
nhứt tâm nhứt ý như tìm vật bị đánh mất thì ba thứ lỗi
trên không có dính dáng, chỗ gọi là: “Sanh tâm động niệm
liền trái pháp thể”.
Tham
thiền, lúc cử khởi thoại đầu cần phải rõ ràng sáng suốt
như mèo bắt chuột. Cổ nhân nói: “Chẳng chém được đứa
mọi, thể chẳng thôi”. Bằng không ngồi trong hang quỷ hôn
hôn trầm trầm luống qua một đời có ích gì!
Lúc
mèo bắt chuột, nó mở to đôi mắt, bốn chân sẵn sàng chỉ
muốn chụp chuột đưa vào miệng, dẫu cho có gà chó bên cạnh
nó cũng chẳng thèm ngó tới. Người tham thiền cũng vậy,
chỉ tức tối muốn rõ cái lý này, dầu có tám cảnh thay
nhau hiện ra trước mắt cũng chẳng màng đến, vừa có niệm
khác, chẳng những chuột và mèo cũng chạy mất.
Tham
thiền một ngày phải thấy công phu ngày đó, nếu lơ láo
qua ngày thì trải qua trăm kiếp ngàn đời cũng chưa có ngày
xong, Bác Sơn tôi thuở trước cắm một cây hương, thấy cây
hương tàn, bèn nói: “Công phu y như trước, không có thêm
bớt, một ngày mấy cây hương? Một năm bao nhiêu cây hương?”
Và nói: “Tấc bóng dễ qua, thời giờ chẳng đợi người,
đại sự chưa sáng, ngày nào mới xong”. Do sự thống thiết
này, càng thêm cố gắng.
Tham
thiền chẳng nên ở trên công án cổ nhân suy nghĩ giải thích,
dẫu cho mỗi mỗi đều lãnh hội được đi nữa, cùng với
chính mình cũng không dính dáng gì cả. Trái lại chẳng biết,
một lời một câu của cổ nhân như đống lửa lớn, đến
gần chẳng được, chạm đến chẳng được, huống là ngồi
nằm trong ấy ư? Lại ở trong ấy phân đại phân tiểu, luận
thượng luận hạ, chẳng tán thân mất mạng hầu như ít có.
Việc
này chẳng cùng giáo thừa hợp, cho nên người tu tập Đại
thừa lâu năm còn chẳng hiểu chẳng biết, huống các Tiểu
thừa, Thanh văn, Duyên giác; Tam hiền, Thập thánh há chẳng
thông giáo, nghe đến một việc này hàng tam hiền vỡ mật,
Thập địa hồn kinh, Bồ tát Đẳng giác thuyết pháp như mây
như mưa độ bất khả tư nghì chúng sanh nhập vô sanh pháp
nhẫn còn bị gọi là sở tri ngu cùng với đạo toàn trái,
hà huống là những người khác ư? Bởi vì việc này từ địa
vị phàm phu chóng đồng Phật thể. Người rất khó tin, người
tin là pháp khí, người chẳng tin thì chẳng phải pháp khí.
Người tu hành muốn vào Tông thừa này đều phải từ cửa
tin mà vào. Một chữ tin có cạn, có sâu, có tà,
có chánh, chẳng thể biện.
Cạn
nghĩa là phàm nhập pháp môn, ai nói chẳng tin, song chỉ tin
pháp môn mà chẳng tin tâm mình.
Sâu
thì các Bồ tát thừa còn chẳng đủ niềm tin, như Hoa Nghiêm
Sớ nói: “Thấy có người hay thuyết pháp, có chúng nghe pháp
là chưa vào cửa tin”. Như nói: “Tức tâm tức Phật”,
ai nói chẳng tin, đến khi hỏi: Ông là Phật chăng? Thì lắc
đầu từ chối, thừa đương chẳng nổi. Kinh Pháp Hoa nói:
“Tất cả cùng nhau suy nghĩ chẳng thể lường Phật trí”.
Vì sao? Vì có tâm suy nghĩ, bởi niềm tin chẳng đủ mà thôi.
Tà,
chánh: Tự tâm tức Phật gọi là chánh tín, ngoài chấp có
pháp gọi là tà tín. “Tức Phật” cần phải tham cứu cho
sáng tỏ tự tâm. Và phải đích thân dẫm đến, tới chỗ
chẳng nghi mới gọi là chánh tín. Còn như mập mờ lầm lạc
đoán mò chỉ nói: “Tức tâm tức Phật” thật chẳng biết
tu tâm, gọi là tà tín.
Cổ
nhân hái đào cũng định, cuốc đất cũng định, lúc làm
công việc gì cũng định, đâu phải ngồi lâu đè nén khiến
tâm chẳng khởi sau đó mới định ư? Nếu như thế tức là
tà định, chẳng phải ý chánh của Thiền.
Lục
Tổ nói: “Na Già thường tại định, không có lúc nào chẳng
định”, cần phải thấy suốt bản thể mới cùng định
này tương ứng. Ông già Thích Ca từ Đâu Suất xuống hoàng
cung, vào Tuyết Sơn thấy sao mai mọc, khai thị đại chúng
như huyễn, chưa từng xuất định này. Bằng không, ắt bị
cảnh động nhận chìm, đâu thể gọi là định.
Trong
cảnh động tìm chỗ khởi chẳng thể được, trong cảnh tịnh
cũng tìm chỗ khởi chẳng thể được. Động tịnh đã không
có chỗ khởi thì lấy cái gì làm cảnh? Hiểu được ý này
thì tất cả đều là một thể định tràn đầy không thiếu.
Tham
thiền chẳng được đắm nhiễm thế pháp. Trong Phật pháp
còn đắm nhiễm một điểm cũng chẳng thể được, hà huống
là thế pháp ư? Nếu thoại đầu thật sự hiền tiền, đạp
trên băng chẳng thấy lạnh, đạp trên lửa chẳng thấy nóng,
trong rừng gai góc ngang nhiên đi qua chẳng thấy có chướng
ngại, mới có thể ở trong thế pháp hoành hành tự tại.
Bằng không thì đều bị cảnh duyên chuyển; muốn được
công phu thành một phiến đến năm lừa cũng chưa được mộng
thấy.
Tham
thiền chẳng nên chạy tìm trên văn cú ghi nhớ ngữ ngôn,
chẳng những vô ích mà còn làm chướng ngại công phu, khiến
công phu chân thật trở thành duyên lự, muốn được chỗ
tâm hành bặt há có thể được ư?
Tham
thiền sợ nhứt là tỷ lượng, đem tâm suy lý lời Phật lời
Tổ với đạo càng xa, hạ thủ đến Phật Di Lặc ra đời
cũng không dính dáng. Nếu là người nghi tình chóng phát lấp
bít hư không chẳng biết có danh tự hư không, như ngồi ở
trong núi bạc, vách sắt chỉ muốn được một con đường
sống. Nếu chẳng được con đường thì làm sao được an
ổn. Chỉ cần như thế hạ thủ đi, thời tiết đến thì
tự có sự đảo lộn.
Gần
đây có một tà sư dạy người học chẳng cần hạ thủ công
phu. Lại nói: “Cổ nhân chưa từng hạ thủ công phu”. Lời
này rất độc làm mê lầm kẻ hậu sanh, vào địa ngục mau
như tên bắn.
Bài
minh Tọa thiền của Thiền sư Đại Nghĩa nói:
Chớ
nói tin đạo, chẳng cần tham,
Cổ
Thánh nhắc hoài là chỉ nam.
Tuy
nhiên gác cũ nhàn điền địa,
Một
phen tiến đến được hay chưa.
Nếu
chẳng cần tham cứu mà nói đắc lý, đó là Di Lặc trời
sanh, Thích Ca tự nhiên, bọn người này bị gọi là người
đáng thương xót. Bởi vì tự mình chẳng từng tham cứu, hoặc
lấy cổ nhân một hỏi một đáp liền lãnh ngộ bèn đem thức
để hiểu rồi dối gạt người, hoặc gặp một phen bệnh
nặng kêu khổ suốt ngày, những điều hiểu biết bình thường
đều chẳng dùng được, hoặc đến lúc mạng chung như con
cua bị bỏ vào nồi nước sôi tay chân rối loạn, ăn năn
đâu kịp.
Thiền
sư Hoàng Bá nói:
Xuất
trần việc ấy vốn phi thường,
Nắm
chặt đầu dây giữ lập trường.
Chẳng
phải một phen sương thấm lạnh,
Hoa
mai chi dễ thưởng mùi hương.
Lời
này rất thân thiết, nếu đem bài kệ này luôn luôn cảnh
sách thì công phu tự nhiên tấn tới, như đường dài trăm
dặm, bước đi một bước thì ngắn đi một bước, còn nếu
đứng một chỗ chẳng chịu đi thì dẫu nói được sự nghiệp
của quê nhà rõ ràng minh bạch cũng chẳng bao giờ đến nhà,
thử hỏi sẽ được cái gì?
Tham
thiền khẩn yếu nhất là chữ thiết. Chữ thiết
rất có sức mạnh. Chẳng thiết ắt lười biếng sanh. Lười
biếng sanh thì phóng túng buông lung tâm ý. Nếu dụng tâm chân
thiết thì buông lung lười biếng làm sao sanh được. Phải
biết, một chữ thiết này chẳng lo chẳng đến chỗ
ruộng đất cổ nhân, chẳng lo tâm sanh tử chẳng vỡ. Bỏ
một chữ thiết này, cầu Phật pháp nào khác đều là si cuồng
chạy ở ngoài lề, há có thể nói là đồng với hạ thủ
công phu ư?
Một
chữ thiết chẳng những lìa lỗi mà ngay đây lập tức
vượt cả ba tánh thiện, ác, vô ký. Một câu thoại đầu,
dụng công rất thiết thì cũng chẳng nghĩ thiện, dụng tâm
rất thiết thì chẳng nghĩ ác, dụng tâm rất thiết thì chẳng
rơi vào vô ký. Thoại đầu thiết thì không tán loạn, thoại
đầu thiết thì không hôn trầm, thoại đầu hiện tiền thì
chẳng rơi vào vô ký.
Một
chữ thiết là câu rất thân thiết, dụng tâm thân thiết ắt
không kẻ hở, cho nên ma chẳng thể nhập vào, dụng công thân
thiết chẳng sanh tính toán có, không… ắt chẳng rơi vào
ngoại đạo. Người tham thiền đi chẳng biết mình đi, ngồi
chẳng biết mình ngồi, nghĩa là thoại đầu hiện tiền, nghi
tình chẳng vỡ, chẳng biết có thân tâm, hà huống biết có
đi, có ngồi!
Tham
thiền sợ nhất là suy nghĩ làm thơ, làm kệ. làm văn, làm
phú… Thơ kệ thành ắt gọi là thi Tăng, văn phú hay ắt gọi
là văn tự Tăng, cùng với tham thiền không dính dáng gì cả.
Hễ gặp cảnh duyên nghịch thuận làm động niệm tâm người,
liền phải phát giác và đề khởi thoại đầu chẳng theo
cảnh duyên chuyển mới được. Hoặc nói: “Chẳng cần kíp”.
Ba chữ này gây lầm lạc cho người, người học cần phải
xét kỹ.
Tham
thiền, người ta sợ rơi vào không. Thoại đầu hiện tiền
đâu phải là không. Chỉ cái người sợ không này bèn không
chẳng được, hà huống là thoại đầu hiện tiền.
Tham
thiền, nghi tình chẳng vỡ như đi trên vực sâu, tợ bước
trên băng mỏng, mảy may đánh mất chánh niệm thì tán thân
mất mạng, vì nghi tình chẳng vỡ, cái lý vĩ đại chưa sáng,
một hơi thở ra chẳng hít vào là qua đời khác, bị trung
ấm kéo dắt không khỏi đi theo nghiệp thức thay đầu đổi
mặt mà chẳng hay chẳng biết. Do đó, trên nghi lại càng thêm
nghi, đề khởi thoại đầu, chẳng rõ quyết định phải rõ,
chẳng vỡ quyết định phải vỡ, ví như bắt kẻ trộm, cần
phải có tang vật mới được.
Tham
thiền, chẳng được đem tâm chờ ngộ, như người trên đường
đứng ở trên đường chờ đợt đến nhà ắt không bao giờ
đến nhà mà chỉ cần đi thì đến nhà. Nếu đem tâm chờ
ngộ thì chẳng bao giờ ngộ, mà chỉ cần bức bách khiến
cho ngộ. Nếu như đại ngộ như hoa sen chợt nở, như đại
mộng chợt tỉnh. Bởi vì mộng chẳng chờ tỉnh, ngủ mùi
rồi tự tỉnh; hoa chẳng đợi nở, thời tiết đến tự nở;
tâm chẳng đợi ngộ, lúc nhân duyên hội hợp thì tự ngộ.
Tôi nói: “Lúc nhân duyên tự hội hợp, quý ở chỗ thoại
đầu chân thiết bức bách khiến cho ngộ, chớ chẳng phải
chờ ngộ đâu!” Lại lúc ngộ như vẹt mây mù thấy trời
xanh rộng rãi không nương gá (vô y), trời xoay đất chuyển
lại là một cảnh giới đặc biệt.
Tham
thiền cần phải khẩn, chánh, miên mật và dung hoát.
Thế
nào là khẩn? Mạng
người ở trong hơi thở, đại sự chưa rõ, một hơi thở
ra chẳng hít vào, đường trước mịt mờ chưa biết về đâu,
chẳng được chẳng khẩn. Cổ Đức nói: “Như dây gai thấm
nước, một bước khẩn cấp một bước”.
Thế
nào là chánh?
Người học cần phải đủ con mắt trạch pháp, ba ngàn
bảy trăm Tổ sư đều là gương mẫu cho người tham thiền.
Nếu sai mảy may ắt vào lối tà. Kinh nói: “Chỉ một việc
này thật, cái thứ hai nào khác chẳng phải chân”.
Thế
nào là miên mật?
Lông mày cùng hư không kết chặt, kim châm không lọt, nước
rưới chẳng thấm, chẳng để hở một mảy may. Nếu có một
kẻ hở bằng mảy lông ắt ma cảnh thừa chỗ sơ hở chen
vào. Cổ Đức nói: “Một giây phút nào thoại đầu chẳng
hiện tiền thì y như người chết”.
Thế
nào là dung hoát?
Thế giới rộng trượng thì gương xưa rộng một trượng.
Gương xưa rộng một trượng thì lò lửa rộng một trượng.
Quyết chẳng cầu chấp trụ ở một chỗ như nắm chặt đầu
con rắn chết, cũng chẳng rơi vào hai đầu, tự tại thênh
thang. Cổ Đức nói: “Tròn đồng thái hư, không thiếu không
dư”. Người thật sự đến chỗ dung hoát thì trong chẳng
thấy có thân tâm, ngoài chẳng thấy có thế giới, mới được
chỗ nhập đầu.
Khẩn
mà chẳng chánh ắt uổng dụng công. Chánh mà chẳng khẩn
ắt chẳng thể nhập. Đã nhập cần phải miên mật mới được
tương ưng. Đã tương ưng, cần phải dung hoát mới thành hóa
cảnh.
Tham
thiền chẳng được có một mảy lông niệm khác, đi, đứng,
nằm, ngồi chỉ đề khởi câu thoại đầu bổn tham phát khởi
nghi tình, tức tối muốn tìm đến chỗ tận cùng. Nếu có
mảy lông niệm khác, người xưa nói là “Tạp độc nhập
tâm”, chẳng những tổn thương thân mạng, mà còn tổn thương
huệ mạng, người học chẳng thể chẳng thận trọng.
Tôi
nói: Niệm khác nghĩa là chẳng những pháp thế gian mà cho
đến trừ cái tình này ra, tất cả việc tốt trong Phật pháp
cũng đều là niệm khác. Lại, chẳng những việc ở trong
Phật pháp mà cho đến ở trong tâm thể, giữ nó, buông nó,
chấp nó, hóa nó, cũng đều là niệm khác (mất chánh niệm).
Tham
thiền, phần đông đều nói: “Tham chẳng được”, thì cứ
ngay chỗ tham không được hãy tham đi, như người chưa biết
đường hãy tìm đường, chứ chẳng nên nói “tìm chẳng
được đường”, bèn thôi sao! Như tìm được đường rồi
thì quý ở chỗ đi đến nhà mới thôi, chẳng được đứng
ở trên đường chẳng chịu đi thì đâu có ngày đến nhà.
Tham
thiền, tham đến chỗ chẳng thể dụng tâm, chỗ vực sâu
muôn trượng, chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ tận cùng khu ốc,
như con chuột chun vào sừng trâu tự có sự dội ngược (ngộ
đạo).
Tham
thiền sợ nhất là cái tâm linh lợi, tâm linh lợi là thuốc
kỵ của tham thiền, phạm nhầm một chút dù cho thuốc hay
hiện tiền cũng chẳng cứu được. Nếu thật là người tham
thiền, mắt như mù, tai như điếc, lúc tâm niệm vừa mống
khởi như đụng nhầm núi bạc vách sắt; như thế, công phu
mới được tương ưng.
Tham
thiền được chân thiết, đem thân tâm cùng thế giới luyện
được như thanh sắt, chỉ đợi nó bỗng nổ tung ra, rồi
cần phải gom lại thành đống mới được.
Tham
thiền chẳng sợ sai lầm mà chẳng sợ biết mình quấy. Dẫu
cho đang đi ở chỗ sai lầm, nếu chịu có một niệm biết
quấy, ấy là nền tảng thành Phật làm Tổ, là con đường
trọng yếu ra khỏi sanh tử, là vũ khí lợi hại để phá
lưới ma. Đại sư Thích Ca ở trong mỗi pháp của ngoại đạo
đều có chứng qua, mà chẳng ngồi ở trong hang ổ ấy, đem
bốn chữ “biết quấy liền bỏ” đi từ phàm phu đến địa
vị đại thánh. Ý này chẳng những ở trong pháp xuất thế
mà ở trong pháp thế gian hễ có đánh mất chánh niệm, chỉ
cần phí bốn chữ “biết quấy liền bỏ” thì làm được
một con người tốt đẹp trong trắng.
Nếu
ôm chặt lấy chỗ sai lầm cho là đúng, chẳng chịu biết
quấy, dẫu cho Phật hiện tiền cứu người ấy cũng chẳng
được.
Tham
thiền chẳng nên tránh huyên náo cầu tịch lặng, nhắm mắt
ngồi trong hang quỷ làm kế sống. Người xưa gọi là ngồi
dưới núi đen tối, ngâm trong nước chết; giúp được cái
gì. Chỉ cần ở trên cảnh duyên mà tham cho được, mới là
chỗ đắc lực. Một câu thoại đầu ở trên lông mày, trong
sự đi ngồi, mặc áo, ăn cơm, tiếp tân đãi khách, chỉ cần
rõ cái chỗ rơi của một câu thoại đầu này, một mai lúc
rửa mặt rờ nhằm cái lỗ mũi nguyên lai rất gần, bèn được
ít phí sức (tỉnh lực).
Tham
thiền sợ nhất là nhận thức thần làm Phật sự, hoặc nhướng
mày chớp mắt, xoay đầu ngó lại, cho là có ít nhiều kỳ
đặc. Nếu nhận thức thần làm việc chánh thì làm tôi tớ
cho ngoại đạo cũng chẳng được.
Tham
thiền cần phải chỗ tâm hành diệt, điều thiết yếu chẳng
nên đem tâm nghiên cứu, suy lý cơ duyên vấn đáp… Nên ngài
Động Sơn nói: “Tham cứu diệu lý thì đánh mất tông chỉ
của Thiền, làm cho cơ dụng linh động trở thành ám muội;
hạng người này không đủ tư cách nói chuyện với nhau. Nếu
được triệt ngộ thì mọi tam muội từ trong tự tâm lưu
xuất, suy nghĩ tạo tác ắt cách xa, khác nào như trời với
đất”.