VII.
Sự Lưu Hành của Thiền Lâm Tế Nhật Bản trong hiện tại
I.
Truyền thuyết về Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền
Lục
Tổ Huệ Năng thành công trong việc nối truyền tư tưởng
Thiền từ Đạt Ma, như trước đã đề cập về Thiền Nam
Truyền thịnh hành thời Hậu Đường. Theo bản đồ ( trang
18 sách tiếng Nhật), đệ tử của Tổ Huệ Năng, hai Ngài
Nam Nhạc và Thanh Nguyên là hai trụ cột của phổ hệ “Ngũ
Gia Thất Tông” dần dần phát triển rộng hơn.
Ngũ
Gia là cách gọi tổng quát của năm Tông Thiền của Trung Quốc,
gồm: Quy Ngưỡng, Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn.
Ngoài ra, Hai vị pháp tôn Hoàng Long và Dương Kỳ, đồng thế
hệ với Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền, mở thêm hai phái nữa,
cho nên cộng lại thành Thất Tông. Trong đó, đến thời nhà
Tống, Tông Quy Ngưỡng suy vi, nên sát nhập vào Lâm Tế Tông.
Tông Vân Môn còn giữ đến đời nhà Nguyên, mới thất truyền.
Tông Pháp Nhãn cũng sớm sát nhập vào Lâm Tế Tông, như đã
trình bày ở trước. Trong Phổ Hệ Thiền của Ngũ Gia, có
một nhánh thứ ba xuất ra từ tông Hoàng Bá, ngoài hai tông
Tào Động và Lâm Tế nữa.
Tổ
của Tông Lâm Tế là Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-866) sanh ở
tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, xuất gia từ thưở nhỏ và đi tham
bái nhiều nơi, tham học với các cao tăng thạc đức về Hoa
Nghiêm và Giới Luật. Thế nhưng, hiểu rằng con đường giải
thoát không giới hạn trong thân tứ đại nầy và học hỏi
giáo lý Phật Đà cao siêu chỉ nhận được trí thức mà thôi,
Ngài Nghĩa Huyền loại trí thức qua một bên, tìm đến học
tham với Tổ Hoàng Bá Hy Vận, là người nối truyền Pháp
Hệ truyền thừa của Tổ Nam Nhạc. Tổ Nam Nhạc là đệ tử
của Lục Tổ Huệ Năng thuộc Thiền phong Hoàng Bá Sơn, tỉnh
Phúc Kiến.
Cuộc
đời tu của Tổ Nghĩa Huyền là bức tranh mang tính “Hành
Nghiệp Thuần Nhất”. Hành là sự tu hành; Nghiệp nghĩa là
những hành động được thực hiện hằng ngày rất thành
thật, miên mật và vô tâm, dù rằng không phải dễ dàng kiểm
soát những tạp niệm khởi lên. Hình ảnh sống động Nghĩa
Huyền trong đời sống hằng ngày là những đặc trưng của
Lâm Tế Tông.
Thế
nhưng, ai cũng thấy rằng thật khó giống Nghĩa Huyền được
hành nghiệp thuần nhất. Với hành giả tu thiền, phải tâm
nguyện cố đạt được phương diện “Hành Nghiệp Thuần
Nhất”.
Đó là tất cả phong cách đặc biệt Tông Lâm Tế. Sau nầy
có người thêm thắt vào truyền thuyết “Hiểu để Nghe”vào
con người Tổ Nghĩa Huyền để tạo thành một người có
tâm dễ dãi. Tuy thế, thường thấy những bức hoạ về Tổ
Nghĩa Huyền, có đôi mắt giận dữ, tay đưa lên như đang
giận tức ai vậy. Phong mạo thật khó coi.
Trước
đây, người ta hình dung đạo phong của Tổ Lâm Tế như một
“Tướng quân Lâm Tế”. Được tôn kính như là tướng quân,
vị thống soái nhiều quân sĩ, Tổ Nghĩa Huyền rất nghiêm
khắc trong sự tu hành và dễ vui với đệ tử.
Thật
ra hình ảnh của Lâm Tế không phải là những gì biểu lộ
trên những bức hoạ ấy. Có thể đó chỉ là hình ảnh tượng
trưng cho Thiền Lâm Tế thôi. Nếu ngày đó có kỷ nghệ chụp
hình như bây giờ sẽ chụp được một tấm hình Tổ Nghĩa
Huyền, chắc chắn việc nhận rõ phong mạo của Ngài sẽ thật
hơn khi nghĩ về “Hành Nghiệp Thuần Nhất” ấy.
Đây
không phải là việc tưởng tượng của tôi (tác giả) mà
hiện tại nghe nói ở Lâm Tế Viện, tỉnh Hà Bắc Trung Quốc,
có thờ một bức tượng Lâm Tế không những chỉ có dáng
nghiêm nghị mà hình dáng của vị Sa Môn đang nộ khí. Ở
trong bức hoạ của Ngài Nghĩa Huyền, chùa Diệu Tâm Kyoto cũng
có nét mặt như thế. Tuy các tượng La Hán và các tượng
Bồ Tát cũng có tướng giận dữ; nhưng chẳng phải là giận
dữ phàm tình, mà là biểu tượng tạo khí thế nhắc nhở
người cầu đạo cần tinh tấn trên con đường cầu giải
thoát.
Nghĩa
Huyền mặc dù ở với Thiền Sư Hy Vận ở núi Hoàng Bá tu
“Hành Nghiệp Thuần Nhất” khá lâu nhưng tâm chưa được
khai mở. Một hôm, tiền bối Mục Châu thấy Ngài Nghĩa Huyền
bèn hỏi.
- “Thầy
đến đây tu bao lâu rồi?”
-
“Dạ ba năm rồi”
-
“Thầy có tham thiền với Ngài Hy Vận không?”
-
“Không, con thưa gì, Ngài cũng không nói”
-
“Sao không hỏi như là Đại Ý Phật Pháp là gì?”
Theo
lời dạy của Mục Châu, Nghĩa Huyền đến trước Hoàng Bá
để tìm hiểu và hỏi:
-
“Đại Ý Phật Pháp là gì?”
-
Vừa hỏi xong đã bị Hoàng Bá đạp một đạp và đuổi đi
-
“Đi ra khỏi phòng”
-
Thế rồi Mục Châu bảo:
-
“Đến một lần nữa đi”
Vẫn
bị từ chối. Lần thứ ba Nghĩa Huyền vào phòng bị Hoàng
Bá đánh cho ba gậy. Nghĩa Huyền đến gặp Mục Châu và nói:
-
“Theo lời Ngài dạy, con đến hỏi Thiền đến ba lần, nhưng
cả ba lần đều bị đánh. Tiếc quá! Con không hiểu tại
sao. Con chưa cảm nhận được lòng từ bi của Thầy. Chắc
con phải ra đi thôi”
Mục
Châu bảo:
-
“Vậy sao? Thế thì Thầy phải chào Bổn sư trước khi xuống
núi chứ”
Trong
khi Nghĩa Huyền đến phòng Hoàng Bá đi nhiễu xung quanh, Mục
Châu vào trước thưa:
-
“Nghĩa Huyền tuy còn trẻ nhưng tu hành siêng năng. Muốn đi
tham học, Ngài nên chấp nhận. Tương lai, Nghĩa Huyền sẽ
trở thành cây đại thọ trong thiên hạ, là bóng mát che chở
cho nhân thế, khổ đau.”
Thật
ra, Hoàng Bá vốn đã nhận ra tương lai sáng lạng của người
đệ tử rồi. Sự đề nghị của Mục Châu thúc đẩy thêm
Hoàng Bá đồng ý để Nghĩa Huyền lên đường tham học với
lời dặn rằng:
-
“Ông nên đến cầu học với Cao tăng Đại Ngu, ở phía bắc
sông Tuyến
Theo
lời dạy của Thầy, Tổ Nghĩa Huyền tìm đến Ngài Đại
Ngu, lại được Ngài Đại Ngu dạy rằng:
-
“Chính Hoàng Bá, thầy của ông, mới là cốt tuỷ chân chánh
của Thiền. Còn Đại Ngu nầy chỉ nằm ngoài da của Thiền
Đạo mà thôi.
Đại
Ngu bảo Nghĩa Huyền tiếp rằng:
-
“Con phải trở về với Thầy”
Thế
rồi trở về núi Hoàng Bá. Đến chùa, Nghĩa Huyền tiếp tục
tu hành một cách thâm mật, thuần nhất không tạp niệm và
càng ngày càng tích chứa đạo lực của Thiền. Cuối cùng
được Bổn Sư, Ngài Hoàng Bá Hy Vận ấn chứng cho sự liễu
ngộ Thiền cơ của Ngài. Tuy rằng được ấn chứng, nhưng
Nghĩa Huyền lúc nào cũng muốn đi đến các nơi khác tham cứu
và học hỏi từ các vị Cao Tăng khác của Thiền.
Năm
854, Ngài đến lưu học tại một ngôi Tự Viện nhỏ bên sông
Hổ Đà, sau đổi thành Lâm Tế Viện, tại Trấn Châu thuộc
tỉnh Hà Bắc, huyện Chánh Định. Danh xưng “Lâm Tế” là
do sông Hổ Đà có tên riêng là sông Tế. Ngài đến nơi nầy
cho nên chọn tên Lâm Tế. Ngoài ra, còn một ý khác là Ngài
đã vượt qua con sông khó khăn hiểm trở mà đến được
nơi nầy để hoá độ chúng sanh. Gần như Ngài Nghĩa Huyền
ở Lâm Tế Viện lâu nhất để hoằng dương Thiền Pháp, cho
nên trong niềm tôn kính, những hành giả đến cầu học và
tham thiền với Ngài gọi Ngài là Lâm Tế Thiền Sư . Kể từ
đó Ngài được gọi là Lâm Tế và Thiền Phong của Ngài càng
ngày càng được truyền ra rộng rãi
Đầu
thế kỷ thứ 10 đời nhà Tống, Thiền Pháp Lâm Tế bắt đầu
thịnh hành ở Trung Hoa và từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ
thứ 17 đời nhà Thanh, Thiền Lâm Tế trở thành Tông Thiền
chính tại Trung Hoa.
Sau
đây sẽ ghi rõ về Thiền Lâm Tế của Nhật Bản thuộc phái
hệ của Lâm Tế, một trong Ngũ Gia Thất Tông thuộc Pháp lưu
Dương Kỳ, còn Phái Hoàng Long đã sớm bị thất truyền.
II.
Tư Tưởng và Phương Pháp Thiền của Lâm Tế
Để
nắm bắt được tư tưởng của Lâm Tế, điều trước tiên
phải thông qua cuộc đời và hành trạng của Ngài Hoàng Bá
Hy Vận, Bổn Sư Ngài Lâm Tế. Tinh tuý Thiền Lâm Tế là những
công án của Ngài Hoàng Bá Hy Vận với những pháp truyền
Tâm, ở trong hai tác phẩm “Hoàng
Bá Thiền Sư Truyền Tâm Pháp Yếu” và “Lâm
Tế Lục” của Thiền sư Huệ Chiếu, thuộc Lâm Tế ở
Trấn Châu. Đối với những người tham thiền, dù tại Trung
Hoa hay Nhật Bản, đều phải đọc hai quyển sách ấy. Hai
quyển nầy giống như quyển “Truyền Tâm Pháp Yếu” thời
Tông Bắc Điều, xa xưa là quyển sách luôn luôn ở bên phải
chỗ ngồi của người tu Thiền.
Cả
hai quyển sách nầy đều có nguyên tác bằng chữ Hán, đọc
rất khó hiểu; nhưng may mắn nhiều chỗ được bình giảng
và phân tích bằng tiếng Nhật, do nhà xuất bản Watanake văn
khố ấn hành. Do vậy, ai cần đọc tham khảo có thể đọc
được, thiết nghĩ ở đây, không thể giới thiệu nhiều
hơn về hai quyển sách ấy rõ ràng. Tuy nhiên, như đã trình
bày ở trên, chúng ta nên nghiên cứu tư tưởng của Lâm Tế
chủ yếu trong “Lâm Tế Lục”.
Đọc
“Lâm Tế Lục” nên lưu ý rằng những thuật từ danh xưng
“Phật” hay “Như Lai” chỉ “người” thể nghiệm tâm
linh. Phải nói rằng Lâm Tế vượt lên cách sử dụng về
từ ngữ một cách tích cực nhất. Thật là sai lầm, nếu
chấp rằng “Như Lai” là người tồn tại siêu việt trên
con người. .
Tuy
cho rằng “con người thể nghiệm tâm linh” nhưng không muốn
nói đến “con người” theo ý nghĩa luân lý đạo đức,
cũng chẳng phải theo danh từ Pháp Luật như là “con người
là chủ thể của hành vi Pháp Luật”. Vấn đề là “Thể
nghiệm tâm linh”, thấy rõ Tâm qua sự thể nghiệm... Ở đây
chúng ta cùng phân tích sự khác biệt giữa kinh nghiệm và
thể nghiệm một cách rõ ràng.
Thể
nghiệm là sự tiếp xúc nội tâm của chính mình qua sự thấy,
nghe trong đời sống hằng ngày. Ví dụ xem một chương trình
trên truyền hình, chúng ta thấy và được nghe nói về những
phong cảnh ở ngoại quốc, nhưng cho đến khi chúng ta đến
nơi đó và chính mắt mình trông thấy mới gọi là thể nghiệm.
Khái niệm về lạnh và nóng của lửa và nước cũng chỉ
là quan niệm nếu chưa tự lấy ngón tay mình sờ vào tiếp
xúc. Ấy là thể nghiệm. Nhưng nếu thể nghiệm chỉ dừng
lại ở chỗ thấy nghe để biết nóng lạnh..., thì chỉ dừng
lại ở cái biết của tánh động vật mà thôi. Thế nhưng
con người có trí thức, một sự thể nghiệm đặc biệt,
trong đó trình độ học vấn và kỹ thuật được ứng dụng
vào môi trường thật tế. Tri thức tạo nên cái nhìn về
chính bản thân con người một cách sâu sắc và rõ ràng hơn.
Qua
thể nghiệm, con người nhận ra sự khác biệt cao thấp về
tri thức được gọi là kinh nghiệm. Từ đó, những kinh nghiệm
về lý luận, kinh nghiệm về khoa học và kinh nghiệm về những
vấn đề khác tạo thành kiến giải và trình độ ngày càng
uyên thâm và sâu sắc hơn. Trong đó, kinh nghiệm đối với
chính cuộc sống chúng ta là vấn đề lớn nhất. Hầu hết,
ai ai cũng muốn làm chủ cái kinh nghiệm phong phú đó của
mình
Trong
sách Thiền “Truyền Đăng Lục”, vấn đề “Nóng lạnh
tự biết” hàm ý rằng chỉ khi nào uống nước, khi ấy chúng
ta mới cảm nhận được độ lạnh, nóng của nước, nếu
chỉ nghe người khác diễn tả không thể nào thể nghiệm
được. Thế nhưng, chẳng có gì gọi là ý nghĩa cao thấp
trong kinh nghiệm tri thức khi diễn tả về vấn đề “Lạnh
nóng tự biết” nầy.
Không
thiếu sự thể nghiệm trong Thiền vì thể nghiệm Thiền sẽ
trở thành kinh nghiệm và được gọi là kinh nghiệm giá trị
khi có sự thăng hoa. Điều ấy cũng có nghĩa là kinh nghiệm
không dừng lại ở trí tánh, mà phải làm thế nào đó để
trở thành nền tảng cơ bản của một hay những sinh hoạt
tinh thần của chúng ta mới được. Con người là gì? Con người
được cái gì? Phải sống như thế nào? Đó là những vấn
đề mà mỗi chúng ta tự mình phải dẫn dụ ra. Cho đến khi
nào, qua kinh nghiệm tu hành, chúng ta nhận rõ những vấn đề
ấy , cho đến khi ấy chúng ta mới liễu ngộ chân lý, người
giác ngộ.
Đối
với Lâm Tế, người giác ngộ gọi là “Chân Nhân” hoặc
“ Người Giải Thoát”. Tiến sĩ Suzuki đặt tên cho vấn
đề tự giác là “liễu ngộ tánh giác”.
Sau
đây là những ví dụ được trích ra từ “Lâm Tế Lục”
A.
Chân nhân của “nhất vô vị”
“Sống
với thân thể như thế nầy gọi là chân nhân của một vô
vị thông thường. Các ngươi chưa hoàn toàn ý thức được
sự ra vào nơi khí quản, chưa có kinh nghiệm của chân nhân,
cho nên cần phải sớm rõ biết kinh nghiệm ấy thì tốt. Đằng
kia có một chân nhân nhất vô vị đi ra đi vào trước cổng,
nhưng bình thường các ngươi không chịu để ý nên chưa thấy
gì cả. Hãy cố gắng nhìn xem”.
“Nhất
vô vị” là chỗ tuyệt đối. Vô vị chẳng phải là không
có vị trí giai tầng; lại cũng chẳng phải là ở đây hay
ở kia cũng chẳng phải tồn tại ở một nơi nào nhất định.
Nói khác hơn nơi nào được gọi là “Vô vị” nơi đó có
sự thật, bình đẳng và phổ cập.
“Chân
nhân” là danh từ của tư tưởng Trang Tử, Trung Quốc vào
khoảng trước công nguyên 400 năm. Tư tưởng nầy nói về
lý tưởng của Đạo, nơi mà con người thật sự tự do, không
có chấp thủ. Lâm Tế đã chuyển đổi và dùng thuật từ
“Chân Nhân của vô vị” để chỉ sự giải thoát chân thật
ra khỏi mọi sự ràng buộc. Với Lâm Tế, “Chân Nhân” là
kinh nghiệm chân lý và người giác ngộ, người giải thoát;
đồng thời cũng là kẻ ngộ đạo (Chân lý). Ngoài ra, “Chân
Nhân” là một từ nhân cách hoá nói lên ý nghĩa cao tột
của Giáo Pháp, mà người ngày nay vẫn thường dùng.
“Chân
Nhân” hiểu một cách rốt ráo là Phật, là Như Lai, là Phật
Pháp. Thế nhưng với những người bình thường khi nghe đến
Như Lai luôn nghĩ rằng phía sau thân thể Như Lai ấy, có hào
quang và thần khí tồn tại, trên mặt thật rạng rỡ. Khi
nghe đến hai chữ “Phật Pháp” thì nghĩ rằng đó là những
vấn đề chẳng thiết thực của nhân sanh, cần phải cảnh
giác, phải xa lìa. Và đặc biệt trong hiện tại, người ta
có nhiều biên kiến sai lầm như thế. Để tránh những hiểu
lầm như thế, Lâm Tế không gọi là Phật, cũng chẳng gọi
là Pháp mà để dễ dàng chấp nhận, Ngài dùng chữ “Chân
Nhân”, hàm chứa chân lý và người giác ngộ đầy tôn kính
và kính phục.
“Chân
Nhân”, hiểu cách bình thường, là con người chân thật,
đúng là một con người, ngoài ra chẳng có ý nghĩa gì khác
cả. Như trước đây có lần đề cập, Takakusu Yunjiroo nói
rằng: “Thành Phật là hoàn thành con người và con người
là Phật chưa hoàn thành”. Đó là một danh ngôn chúng ta nên
nhớ kỹ.
Trong
quá trình trưởng thành của con người có hai điểm cần lưu
ý, đó là thành Nhân và thành Phật. Thành nhân có nghĩa là
tự biết mình trở thành người lớn. Còn thành Phật là tự
biết mình trở thành bậc “Chân Nhân”. Thành nhân là con
người đủ hai mươi tuổi, trưởng thành về thân thể và
tự biết nhân cách của mình trong xã hội. Nếu so sánh với
thành nhân, thì không có gì khác biệt giữa thành Phật và
thành Nhân. Vì thành Phật là sự hoàn thành giá trị bản
chất bên trong. Sự trưởng thành thân thể cũng đồng thời
là sự trưởng thành giá trị bên trong. Vì vậy danh từ “cõi
người” mới tồn tại.
Ngoài
ra, Lâm Tế còn nói:
“Trong
nhục thể của chúng ta, có con người chân thật, như là ai
ai cũng có khả năng tánh và khả năng tánh ấy lúc nào cũng
hiện hữu. Chân lý, dù không tìm cầu đi nữa, vẫn nằm ở
bên trong và xuyên qua năm giác quan và thậm chí từng lỗ chân
lông để ra vào. Chân lý ấy cho nên cần phải được tôn
trọng như là khả năng tánh của con người. Đồng thời tiếp
nhận tất cả sự vật hiện tượng dù lớn dù nhỏ qua thấy,
nghe, v.v..., đều là những lời chỉ dạy bình đẳng vô cùng
giá trị khai tâm cho chúng ta”.
Sự
thật nầy, Lâm Tế đã gào thét trên chiếu Thiền, ai chưa
có kinh nghiệm hoặc là chỉ có một ít thôi nên sớm lưu
tâm.
B.
Làm chủ tuỳ theo nơi
Dù
ở bất cứ nơi đâu, và bất cứ lúc nào, xin đừng quên
làm chủ lấy mình. Đừng quên những hành động của mình
đang tạo tác ngay bây giờ và tại đây. Đâu đâu và lúc
nào cũng vui với con người chân thật của mình và phải nên
thăng hoa nó. Khi nào ngươi làm chủ được ngươi, khi ấy
ngươi trở nên đứng đắn, không xao động trước ngoại
cảnh”
“Làm
chủ” là làm chủ nhân cách thuộc về tâm linh. Khác với
Thiên Chúa Giáo, làm chủ ở đây không có nghĩa là có một
vị thần điều khiển nhân cách chúng ta, mà đây là tâm Phật
nằm ngay trong lòng. Thật sự, tâm Phật ấy là chân lý đang
hiện hữu trong ta.
Thế
nhưng, trong đời sống hằng ngày chúng ta đã vô tình bỏ
quên ông chủ nầy. Ví như, dù đang ăn nhưng không sử dụng
tánh biết để biết ngon hay dở một cách trọn vẹn; dù có
ngồi thiền nhưng chúng ta cũng chẳng Thiền, chẳng dùng tánh
làm chủ ấy tư duy công án cũng như quan niệm về công án.
Khi ăn, chẳng để ý đến mùi vị ngon dở vì đã đánh mất
tâm, ăn với cách vô tâm. Khi ngồi Thiền lại hờ hững với
Phật tâm.. Thế cho nên bảo là phải làm chủ là vậy.
Hành
Thiền không phải chỉ giới hạn trong khi ngồi Thiền mà thôi.
Khi ăn cơm, lúc làm việc, khi học v.v… tất cả mọi thời
gian, đều phải hoàn toàn làm chủ chính mình. Ấy là phương
thức giữ gìn ông chủ của mình một cách cẩn thận vậy.
Cũng đừng nên suy nghĩ rằng không lãng quên bất cứ việc
gì là làm chủ được chính mình, mà thật ra khi nói, khi yên
lặng, khi đứng, khi ngồi v.v..tất cả đều diễn ra trong
ý thức chánh niệm. Tóm lại, nói năng hành động, động
tĩnh đều phải chân thật. Điều nầy gọi là: “Ở đâu
và lúc nào cũng làm chủ mình, mọi sự đều trở thành chân
thật”. Phần “Cảm tánh của tự ngã” ở trước có đề
cập đến không phải là tự kỷ cá nhân mà là “Vô vị
chân nhân” vì “Nói năng, động tĩnh đều an nhiên" là người
giải thoát. Cho đến khi nào tâm Phật làm chủ mọi hành động
tạo tác, cho đến khi ấy cảnh nào cũng là chơn và thế giới
nào cũng là Tịnh Độ, Cực Lạc cả.
Thông
thường, chẳng đơn giản để làm chủ mình, ở mọi nơi
trong đời sống nầy, huống hồ ở cảnh giới ma hay địa
ngục. Thế nhưng, một khi đã làm chủ được mình rồi, không
còn bị lệ thuộc vào cảnh giới bên ngoài. Một người có
nếp sống đứng đắn dù ở đâu cũng đứng đắn cả.
Horie
Rangai , người viên tịch từ lâu, thuộc Lâm Tế Tông Diệu
Tâm Phái, trụ trì chùa Quảng Đức, ở huyện Hoà Ca Sơn,
Cổ Toạ Xuyên, là một thi sĩ thơ Haiku có nhiều câu thơ hay
còn lại như: “Ở nơi vô sở trụ Hoa là chủ”