MỤC LỤC
Lời nói đầu 
Chương thứ nhất: Phổ Hệ Thiền.
Chương thứ hai: Tư Tưởng Thiền.
Chương thứ ba: Thiền và Tọa Thiền.
Chương bốn: Lâm Tế Tông.
Chương thứ năm: Sự Sinh Hoạt của Đàn Na Tín Đồ.
.
THIỀN LÂM TẾ NHẬT BẢN
Nguyên tác Matsubara Taidoo - Thích Như Điển dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh  2006
Chương thứ nhất
Phổ Hệ Thiền 

I. Đức Thích Ca, Ngài Đại Ca Diếp và A Nan

Khi được nhiều người gọi rằng “Thiền sư” phản ứng tự nhiên của tôi (tác giả) rằng “Vâng! Đúng thế”. Sở dĩ tôi phản ứng như vậy, vì trong Phật Giáo, có nhiều Tông phái mang Tông chỉ khác nhau. Chỉ riêng Thiền Tông, dù là một Giáo Đoàn, nhưng danh nghĩa chẳng phải PHÁP NHÂN TÔN GIÁO Thật sự, từ trước đến nay ở Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản, có một sự việc thật hiển nhiên là các tông phái như: Tào Động, Lâm Tế, Hoàng Bá đều nằm trong phổ hệ Thiền, gọi là Thiền Tông. Vấn đề hấp dẫn nhất, mà các bậc tri thức tư duy thấy rất rõ là những tác phẩm Thiền rất nổi tiếng ở Trung Quốc ngày xưa như: Thiền Tông Vô Môn Quan; Thiền Tông Vô Tận Đăng Luận đã làm cho Thiền Tông nổi danh và trở thành tông phái đặc biệt.

Thiền Lâm Tế nói riêng và Thiền Tông nói chung đương nhiên đều đặt trên nền tảng những lời dạy của đức Thích Tôn. Sự truyền thừa của Thiền từ Trung Quốc đến Nhật Bản từ trước đến nay mang đến niềm tin rằng có một thời pháp tại núi Linh Thứu đức Thế Tôn dành cho những vị đại đệ tử Ngài đang vây quanh. Dù ai cũng chờ mong được lãnh hội lời dạy gì đó của Phật nhưng đức Phật chẳng nói lời nào. Bỗng nhiên, trong thính chúng có một người mang một cành hoa sen màu vàng dâng lên cúng Phật. Nhận cành hoa ấy, đức Thế Tôn đưa lên trước chúng chẳng nói lời nào. Không ai hiểu được ý Phật muốn nói gì cả mà Phật cũng im lặng. Chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp, một trong mười đại đệ tử, ngồi bên đức Thế Tôn hiểu được ý Phật, mĩm cười và đón nhận cành hoa đức Phật trao cho. Thế là, đức Thế Tôn đã truyền tâm giác ngộ cho Ngài Ma Ha Ca Diếp. Ngài nói rằng: 

- Nay ta trao cho Ma Ha Ca Diếp điều cốt lõi của Phật Pháp , đó là tâm chơn thật chẳng diệt , tướng chân thật; hoàn toàn xa lìa mọi sự đối đãi. và Pháp Môn mầu nhiệm , không lệ thuộc vào ngôn ngữ văn tự . Với tâm giác ngộ truyền qua tâm hãy lãnh hội và giữ gìn”

Câu chuyện đó được lấy ra từ kinh “Đại Phạm Thiên Vương trình nghi vấn lên Phật” và trong các sách Thiền như: Vô Môn Quan . Thật ra, không thấy sự tích đó trong kinh bằng Phạn ngữ nên có thuyết cho rằng có thể những nhà học giả Trung Quốc đã nguỵ tạo sau nầy. Song với Thiền sinh, dù lịch sử thật hay không thật không quan trọng. Câu chuyện ấy cho thấy có một sự truyền thừa từ Thầy qua đệ tử, rất thiết thực, không riêng tư, không bí mật như quan hệ giữa người với người. Dẫu hoài nghi hay không sự kiện lịch sử ấy trong kinh điển, thì việc Thầy truyền cho đệ tử; rồi đệ tử tiếp nối mạch pháp truyền lại đệ tử, từ tâm nầy truyền cho tâm khác là sự thật diễn ra từ trước cho đến bây giờ. Có thể sự truyền thừa mạng mạch Phật Pháp ấy đã phô diễn dưới dạng một câu chuyện Thiền đọc để biết. Từ đó công án “Thế Tôn Niêm Hoa” hình thành.

Trong Thiền môn, “Ngọn đèn Thiền” được truyền nhận cho nhau giữa Thầy và Đệ tử. Sự truyền nhận đèn Thiền nầy là bài Pháp nhiệm mầu. Ánh sáng đạo Pháp như ngọn đèn xua tan bóng tối truyền nhận từ Thầy đến đệ tử theo phương pháp “Dĩ tâm truyền tâm” trong đồng nhất thể, ở đấy cả Thầy và đệ tử đã trải qua hành trì để đạt được Chân lý tuyệt đối, cuối cùng Thầy xác chứng cho Đệ tử việc lãnh hội chân lý ấy, qua kinh nghiệm tu tập của mình. Thời Phật, giáo đoàn có 10 vị Đại Đệ Tử, nhưng trước sự việc Phật cầm cành hoa đưa lên cho từng vị một, mỗi vị đều bị giới hạn trong sự tư duy riêng không đủ năng lực lãnh hội toàn diện. Cả Ngài Xá Lợi Phất, Trí Tuệ Đệ Nhất; Ngài Phú Lâu Na Thuyết Pháp Đệ Nhất cũng đều bị loại. Thật thế, Đức Thế Tôn không trao cốt tủy Phật Pháp cho quý ngài Xá Lợi Phất, ngài Phú Lâu Na đã đành, ngay cả Ngài Tu Bồ Đề, Giải Không Đệ Nhất cũng chẳng được truyền thừa. Chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp, Đầu Đà Đệ Nhất mới lãnh hội được ý nghĩa cao siêu nầy. 

Chữ “Đầu Đà” nghĩa là tu hành cả thân lẫn tâm để xa lìa thế giới tham dục và não hại. Có tất cả 12 hạnh đầu đà khác nhau thường được biết là hành giả dùng đức từ bi để nuôi dưỡng pháp thân, thiểu dục tri túc, không màng chuyện ăn, mặc và ở. Người hành hạnh đầu đà thường đeo cái túi vải đầu đà trước ngực trong đó đựng y áo, bình bát và tất cả đồ vật dụng vào cổ; mà hiện nay chúng ta còn thấy nhiều Thiền sinh vẫn làm như vậy.

Ngài Ma Ha Ca Diếp , Đầu Đà Đệ Nhất, thuộc dòng dõi Bà La Môn, một giai cấp tối cao trong xã hội Ấn Độ thời xưa. Có rất nhiều vị Bà La Môn như ngài Ca Diếp gia nhập vào giáo đoàn của đức Phật, nhưng chỉ có Ngài, một bậc Trưởng Lão được tôn xưng là Đại Ca Diếp. Y phục của Ngài lúc nào cũng rách rưới nên Ngài thường bị khinh miệt, song bao giờ Ngài cũng được Thế Tôn quý mến, đôi khi còn được nhường cho nửa tòa ngồi nữa. Chính hình ảnh “nửa tòa ngồi” là cơ sở căn bản của sự thừa nhận và tiếp nối. Đang cùng với giáo đoàn của mình hoằng pháp xa, nghe hung tin Phật nhập Niết Bàn, Ngài Ma Ha Ca Diếp vội vã quay trở về hầu kim quan Phật. Sau đó, Ngài thỉnh chư môn đệ ngồi lại với nhau, cùng nghe lại những lời dạy của đức Thế Tôn. Sự việc nầy gọi là kết tập đầu tiên, cũng có thể nói là Hội Nghị Biên Tập. Ấn Độ thời đó đã có văn tự; nhưng với đạo, dùng chữ nghĩa thông thường để chép lại những lời dạy linh thiêng và cao vời của Phật là một sự xem thường kinh điển. Cho nên không dùng văn tự ghi chép mà chỉ tụng đọc lại. Những vị đại đệ tử Phật trùng tuyên và đại chúng điều chỉnh nếu thấy có điểm nào sai trái mà thôi. Kết tập xong, Ngài Ma Ha Ca Diếp truyền trao cốt lõi của Thiền mà Ngài đã nhận được từ đức Phật cho Ngài A Nan, rồi vào núi Kê Túc ở phía đông nam Gaya, xứ Ma Kiệt Đà, miền Trung Ấn Độ ẩn tu.

II. Ngài Đạt Ma, Huệ Khả và Huệ Năng

Kể từ thời Đức Thế Tôn đến Ngài Ca Diếp, rồi Ngài A Nan Pháp Thiền được truyền trao qua hình thức “Tư Sư Tương Thừa”. Có tất cả 28 đời Thầy truyền cho Đệ Tử. kể từ Phật cho đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma, người đầu tiên mang đèn Thiền từ Ấn Độ sang Trung Quốc, được gọi là Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa. Sẽ có sự bình giải tư tưởng Thiền của Đạt Ma hẳn hoi ở sau, song tiểu sử Ngài Đạt Ma sinh ra khi nào, ở đâu? viên tịch lúc nào? cho đến nay vẫn không rõ ràng. Đại khái chỉ biết Ngài là vương tử thứ ba của một vị Vua ở Nam Thiên Trúc (Ấn Độ cũ) dường như viên tịch khoảng năm 527. Truyền thuyết nầy không đúng lắm! Có rất nhiều ý kiến khác nhau về Ngài Đạt Ma, nhưng tiểu sử thời niên thiếu của Tổ được kể lại như sau:

“Thân phụ của Tổ vốn là người Nam Ấn là Vua nước Hương Chí, giàu từ tâm và rất nhiệt thành với Đạo. Là đệ tử tại gia và học Thiền với ngài Bát Nhã Đa La, Tổ Sư đời thứ 27 của Thiền Tông truyền từ Ngài Ca Diếp. Một hôm Vua đem viên ngọc quốc bảo cúng dường cho Tổ Bát Nhã Đa La. Tổ đưa ra cho các vương tử xem ngọc quốc bảo. Chỉ có vương tử thứ ba nói lên quan điểm của mình, trong khi hai người anh chẳng biết một chút giá trị nào của viên ngọc quý cả! Vương tử nói: 

- Dù viên ngọc quý thật, nhưng cũng có thể bị ăn trộm lấy mất, bị nước cuốn trôi, bị lửa làm xấu, thế thì đâu phải là ngọc. Được gọi là ngọc phải là cái gì mà kẻ trộm không lấy được, nước không trôi được và lửa không phạm vào được
Nghe như vậy, Tổ Bát Nhã Đa La ưng ý và thử lòng vương tử: 

- Đúng! Nhưng ở trong đời, có loại ngọc nào là chơn thật không? 

Nghe hỏi, vương tử trả lời rằng: 

- Có. 

Ngài Bát Nhã Đa La tiếp hỏi: 

- Ở đâu? 

Vương tử tự chỉ vào ngực và nói rằng: 

- Đây! Chính nơi đây!

Tổ Bát Nhã Đa La rất cảm động nhận vương tử làm đệ tử xuất gia, sau nầy trở thành Đạt Ma.” 

Có thể câu chuyện nầy do người đời sau tạo thành, nhưng câu chuyện nói lên chơn tướng của Ngài Đạt Ma với tâm cần cầu học hỏi về Thiền rất bình dị. Dù được kính thờ là Sơ tổ Thiền nhưng với người bình dân vẫn tôn xưng Ngài là ông Đạt Ma một cách thân tình và dung dị. Bích Nham Tập ghi rằng: 

“Sau khi hoá độ Vua Lương Võ Đế, Tổ Đạt Ma đến tỉnh Hà Nam vào núi Tung Sơn, trú tại chùa Thiếu Lâm, mặt quay vào vách toạ thiền bất động suốt chín năm dài, gọi là CỬU NIÊN DIỆN BÍCH. Nghe tin có một bậc tu hành kỳ đặc như thế, Thần Quang tìm đến nơi Tổ Đạt Ma vào một ngày mùa đông, với hy vọng được Tổ thâu nhận. Suốt mấy ngày trôi qua, Tổ vẫn an nhiên toạ Thiền, mặt quay vào tường và Thần Quang kiên nhẫn đứng mãi bên ngoài . Tuyết bắt đầu rơi, Tuyết phủ cao dần cao dần lên đến đầu gối nhưng Thần Quang vẫn đứng yên không lùi. Tổ cất giọng nói đầu tiên hỏi rằng: 

- “Con đến đây để cầu gì?” 

Biểu lộ sự tha thiết cầu đạo của mình, Thần Quang vung gươm chặt đứt cánh tay trái của mình và nói: 

- “Tâm con không an. Mong ngài an tâm cho con” 

Lời thỉnh nguyện ấy “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục” tường thuật lại như thế. Ghi lại sự kiện nầy để người sau hình dung việc làm của một bậc vĩ nhân phi thường. Thật ra, Tổ phải đọc được cái ý chân thành của kẻ tâm không an ấy, mới cảm được không an nơi tâm, mà ra tay tế độ.

Trước sự yêu cầu tha thiết đó Tổ Đạt Ma đề nghị: 

-“Được! Đưa tâm của con đây, Thầy an cho”

Nói như vậy; nhưng có cái tâm nào đâu mà mang đến. Tìm tâm không có, Thần Quang dâng cánh tay trái vừa chặt ấy lên Tổ và nói trong tuyệt vọng thảm thương:

- Con tìm nhưng chẳng thấy 

- Thầy đã an tâm cho con rồi đó

Chỉ một lời của Tổ vậy thôi, bao nhiêu sự não phiền trong tâm hồn u ám của Thần Quang liền được soi sáng. Nỗi niềm tha thiết cầu đạo nhưng chẳng được, làm cho Thần Quang tuyệt vọng đến cùng cực, song vừa nghe lời Tổ “Đưa tâm của con đây Thầy an cho”, tâm Thần Quang liền được khai mở và lãnh hội cốt tuỷ Thiền Pháp Đạt Ma. Đây chẳng phải là quan niệm, mà là kinh nghiệm thật chứng của đạo. Kinh nghiệm ấy là đứng trong tuyết lạnh, chặt cánh tay để biểu lộ trạng thái tha thiết cầu đạo nơi tâm. Thật là sai lầm, hiện nay có nhiều kẻ tâm bất an, tìm cầu cách an tâm, nhưng chỉ muốn đem cái tâm an vào một chỗ mà thôi. Làm sao dùng hơi thở để đem tâm an vào một chỗ đặt biệt nào đó được. Từ trước đến nay, có thể cho đến mai sau dù thời gian nào đi nữa, vẫn không ai có thể nắm bắt Tâm mình được, và không ai ngoài mình có thể tìm thấy Tâm mình được. Đó không phải là quan niệm, mà là kinh nghiệm thật chứng. Tự mình biết chỉ tự mình an cho tâm mình. 

Thiền Phái Bồ Đề Đạt Ma chú trọng việc hành trì và loại bỏ dần những quan niệm. Nếu ai chỉ nghiên cứu ngôn từ và văn tự trong kinh điển thì khoảng cách giữa quan niệm và thực hành vẫn là xa lắm. 

Như trình bày ở trước, sau khi phái Thiền Đạt Ma truyền đến nhị Tổ Huệ Khả vào cuối năm 574 Vua Vũ Đế nhà Bắc Chu đàn áp Phật Giáo Trung Hoa một cách mãnh liệt: Phật tượng bị đập; Chư Tăng hoàn tục, hoặc làm nông dân, hoặc làm binh lính; Chùa, Viện bị tịch thâu hoặc làm nhà cho người quý tộc, hoặc làm nơi tập luyện quân đội; Kinh điển bị đốt v.v.., làm cho Tổ Huệ Khả phải rời Trường An, nổi trôi đến tận lưu vực sông Dương Tử. Tổ cùng với các thiền sinh ẩn náu trên núi Chung Nam. Ở trong núi, không có Kinh điển, không có Phật tượng nên không có lễ bái, chỉ ngồi Thiền trên tảng đá hoặc dưới gốc cây, ăn trái cây, uống nước suối, chờ mong Phật Pháp sớm được phục hoạt. Thế nhưng ai cũng tin Phật ở trong tâm gọi là Phật Tâm, phải tự giác tấn tu để khai phát Tâm Phật. 
Trước hoàn cảnh bị đàn áp như thế, cộng với sự biến đổi thời cuộc của đất nước Trung Hoa, Thiền Tông trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến như Kaneda đề cập trong chương “Phật Giáo tại gia” trong tác phẩm “Sự thành lập Thiền Trung Quốc” của ông.

Đặc biệt nhờ Tổ Huệ Khả ẩn nhẫn qua cơn Pháp nạn mà Thiền Pháp Đạt Ma được nối truyền cho Tổ Tăng Xán . Nếu đối với Thiền Tông Trung Hoa, Ngài Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ, Ngài Huệ Khả là nhị Tổ và Ngài Tăng Xán là tam Tổ tạo thành “Thiền Tông Đông Độ”. Tổ Tăng Xán chính là tác giả tác phẩm Thiền rất nổi tiếng “Tín Tâm Minh”.

Sau đó, “Thiền Tông Đông Độ” có Ngài Đạo Tín là đệ Tứ Tổ và Ngài Hoằng Nhẫn là đệ Ngũ Tổ . Đến đây, Thiền phái Đạt Ma trở thành sản phẩm quốc nội. Giọt nước nầy chẳng khác những giọt nước trước, được lưu truyền từ Thầy đến Đệ Tử, chẳng có một sự khác biệt nào cả. Thời Tổ Hoằng Nhẫn, Thiền Tông ở Trung Quốc càng ngày càng được thịnh hơn. Trong thiền môn của Ngài, có nhiều Thiền sư kỳ đặc và xuất chúng, đặc biệt là Thần Tú và Huệ Năng , cả hai vị đều là bậc đạt thiền khêu sáng ngọn đèn Thiền sáng rực khắp bốn phương trời.

Thần Tú đắc Thiền với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn xiển dương Thiền Pháp ở miền Bắc Trung Hoa như Trường An và Lạc Dương. Dòng Thiền nầy của Thần Tú được gọi là Thiền Bắc Truyền hay Bắc Tông. Còn Huệ Năng, người đồng môn với Thần Tú, nhỏ hơn đến 30 tuổi, cũng đắc được yếu chỉ của Thiền Tông từ Tổ Hoằng Nhẫn nhưng đi về phía Nam để hoằng truyền Thiền Phái, nên Thiền của Huệ Năng được gọi là Thiền Nam Truyền hay Thiền Nam Tông.

So sánh về vị trí và sự liên hệ giữa cả hai phái Thiền Huệ Năng và Thần Tú, có sự giống nhau nào đó về hình thức, nhưng sâu trong Tông phong ấy vẫn có một số vấn đề trái ngược nhau.

Nếu Thiền Bắc Tông của Thần Tú được gọi là Bắc Tiệm, chuyên về “tiệm tu”, theo từng giai đoạn tu hành để đạt ngộ, thì Thiền Nam Tông của Huệ Năng rất khác với “tiệm tu” của Thần Tú, theo phương pháp “đốn ngộ” thành tựu. Thiền Huệ Năng được xem là chánh truyền của Thiền Đạt Ma gọi là Nam Đốn. Nam Đốn, Bắc Tiệm cũng chỉ là một cách gọi, nhưng Thần Hội, đệ tử của Huệ Năng lại cho rằng Pháp hệ của mình mới là chính thống. Thực tế Thiền Nam Tông thịnh hành hơn Bắc Tông, nhưng gần đây qua nhiều nghiên cứu cho thấy Bắc Truyền cũng chủ trương Đốn Ngộ như Nam Truyền vậy. Thần Hội là người kích bác Tiệm Tu, phương pháp tu từ từng giai đoạn. Lịch sử Phật Giáo Thiền Bắc Tông cho biết, từ đệ tứ Tổ Đạo Tín đến đệ ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Thiền mới có tư tưởng trung thực truyền thừa tại Trung Quốc. 

Về sau, Thiền phái Bắc Truyền Thần Tú suy vi, phái Thiền Nam Truyền của Huệ Năng lại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo một số khảo sát nghiên cứu cho biết dần dần những bậc nhân tài ở Thiền Pháp Bắc Truyền của Thần Tú trống vắng, ngược lại, phái Thiền Nam Truyền lại thích nghi được với con người và phong thổ. Tuy nhiên, tôi (tác giả) lại nghĩ khác, chính đời sống tu tập hằng ngày của Huệ Năng không khác đời sống hành hạnh đầu đà của Ngài Ma Ha Ca Diếp ngày xưa đã làm cho Thiền Nam Truyền phát triển mạnh mẽ hơn.

Tổ Huệ Năng sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại tỉnh Hà Bắc. Hằng ngày Tổ phải đi vào rừng đốn củi nuôi mẹ. Sự thật lịch sử như thế nào, năm rồi học giả Takeuchi trong quyển “Nghiên cứu văn học lịch sử về mẹ của ngài Huệ Năng” trong mục “Trung Ương Công Luận - Lịch sử và Nhân Vật” có công bố, nhất là những điểm sai biệt về Thiền của Huệ Năng.

Năm Tổ tròn 24 tuổi, một hôm nọ vào chợ để bán củi, có duyên nghe một nhà nọ đang tụng kinh Kim Cang, Tổ chợt ngộ và tìm đến xuất gia với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và sống trong chùa, vừa giã gạo vừa tu Thiền. Sự đạt ngộ của Tổ Huệ Năng được biểu thị qua bài kệ:

Bồ đề chẳng phải cây,
Kiếng sáng chẳng là đà,
Trước sau chẳng có vật,
Bụi trần dính vào đâu.”

Rõ ràng bài thơ trên là sở ngộ tâm và cảnh của Tổ, nhờ đó Tổ được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ấn chứng và khuyên đi về phía Nam. Tổ đã từng ở tạm với những người thợ săn để bồi công tích đức. Về sau Tổ Huệ Năng lên núi Tào Khê, tỉnh Quảng Đông, nêu cao thiền phong làm rạng rỡ Thiền Phái Đạt Ma chánh thống của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, được tôn xưng là Lục Tổ Đại Sư và lấy tên ngọn núi nơi Tổ lưu trú, gọi là Tào Khê Đại Sư. Cũng có thuyết khác cho rằng Huệ Năng sống ở núi Tào Khê nên lấy chữ đầu hợp lại mà thành Tông của mình có thể điều ấy đúng. 

Qua đồ biểu (hình vẽ dưới đây) ta thấy rằng Nam Nhạc và Thanh Nguyên là hai huynh đệ đệ tử. Hệ phổ của Thanh Nguyên được gọi là Đổng Sơn, thuộc Tào Động Tông. Nhìn đồ biểu một lần nữa, Thanh Nguyên và đệ tử Nam Nhạc lại thuộc hệ phái Lâm Tế Nghĩa Huyền. 

Đồ biểu nầy được gọi là Pháp Hệ Đồ, có nghĩa là Phật Pháp được Thầy truyền cho trò theo sự liên hệ truyền thống; nên gọi là Pháp Phái Đồ. Đây không phải là sự liên hệ truyền thừa theo huyết thống hay huyết mạch. Thế nhưng Lâm Tế, Đổng Sơn là hai vị Thiền Tăng giữa nhân duyên huyết mạch thì không có. Mà đứng trên Pháp mạch, thì có sự liên hệ huynh đệ xa.

Theo truyền thống, Thiền có ba tông Tào Động, Lâm Tế, Hoàng Bá . Nhưng tông Hoàng Bá không phải là một tông riêng của Trung Quốc, mà thuộc vào Tông Lâm Tế. Bởi vì Thiền Sư Hoàng Bá Hy Vận là Bổn sư của Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền. Về sau, Thiền Sư Ổn Nguyên . mang cái áo nghĩa của Thiền, chùa Vạn Phước, Hoàng Bá Sơn, sang Nhật giới thiệu cho giới học Thiền. Ngài sang Nhật vào năm Thừa Ứng năm thứ 3, (1654), kiến lập chùa tại Vũ Trị, Tokyo, đặt tên chùa là Hoàng Bá Sơn Vạn Phước Tự, như tên chùa mà Ngài lưu trú tại Trung Quốc. Thế nhưng, Thiền phong của Ổn Nguyên khác rất nhiều với Tổ Sư Thiền mà Đạt Ma truyền tới Huệ Năng. Bởi vì sang Nhật, Thiền sư Ổn Nguyên kết hợp việc Toạ Thiền và Niệm Phật để song tu, nên gọi là Thiền Niệm Phật. Dù Pháp Quy và Chế Độ theo Tông phong Hoàng Bá của Trung Quốc không sai, nhưng đến năm Minh Trị năm thứ 9, Tông Lâm Tế ở Nhật tách riêng ra khỏi Tông Hoàng Bá, tôn xưng Thiền sư Ổn Nguyên là vị khai Tổ của Nhật Bản.

Bây giờ tại Nhật, Thiền Tông theo Pháp hệ chỉ có hai tông: Tào Động và Lâm Tế, nhưng trên phương diện Tông Phái và Hành Chánh, có ba tông: Tào Động, Lâm Tế và Hoàng Bá.

Những trình bày trên, theo tôi (tác giả), đã làm sáng tỏ sự liên hệ của ba Tông phái, Tào Động, Lâm Tế và Hoàng Bá. Từ đây chúng ta sẽ làm quen với Tư Tưởng Thiền, kể từ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Lục Tổ Huệ Năng của Thiền Trung Hoa.


 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

积极向上的名言警句 Lời khẩn cầu trong đêm æåŒ một linh cảm ứng quán thế âm đừng vội phán xét người æµæŸçåŒçŽ làm gì khi chúng ta gặp thị phi mùng พระอ โบสถว ดสระเกศ 塩谷八幡宮 hiểu 白色袈裟图片画法 æ æ hoc phat Vu lan nhớ mẹ 簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn