Ngôn
ngữ của Lòng Tin
V.
Những Lễ Lộc Trong Năm
VI.
Cách Bài Trí ở Bàn Thờ Phật
Lời
cuối sách
Lời
nói đầu
Quyển
Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng
Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang
tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ
nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu
từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005
bản dịch hoàn tất. Thời gian chỉ trong vòng 20 ngày thôi,
chưa kể đến 6 ngày nghỉ của ba cuối tuần. Mỗi ngày tôi
dịch ròng rã 5 tiếng đồng hồ. Như thế tổng cộng là khoảng
100 giờ tất cả. Tôi không biết Ngài Matsubara Taido phải gom
góp tài liệu trong bao nhiêu năm mới viết xong cuốn sách nầy,
vì Ngài không đề cập trong tác phẩm. Nhưng chúng tôi chắc
rằng kinh nghiệm cả một đời người mới viết được một
trong những tác phẩm có giá trị như thế.
Sách
dày 233 trang khổ DIN A5 do nhà xuất bản Đại Pháp Luân in
ấn. Hình thức rất trang nhã, gọn dễ nhìn và giá bán là
1.300 yen tại Nhật, khoảng chừng 10 Mỹ Kim. Phần sau, sách
có cho biết ấn bản lần đầu tiên in vào ngày 1 tháng 8 năm
Chiêu Hoà thứ 59 và ấn bản lần thứ 10 in vào ngày 10 tháng
5 năm Bình Thành thứ 12. Nghĩa là chỉ gần 25 năm, có đến
10 lần xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 20 và đầu thế
kỷ thứ 21 nầy. Quả là một tác phẩm đáng để đọc, để
hiểu và để học hỏi.
Sách
gồm có năm chương lớn và có những tiết mục nhỏ khác
được chia ra trong từng chương một để độc giả dễ theo
dõi. Theo lời khuyên của tác giả, nên đọc nửa phần sau
của sách trước rồi mới đọc phần đầu và đọc lại
toàn bộ một lần nữa, thì sẽ sáng tỏ nhiều vấn đề
hơn.
Tôi
đến Nhật vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 và rời Nhật ngày 22
tháng 4 năm 1977 để sang Đức. Trong hơn 5 năm trường đó,
tôi học Nhật Ngữ tại trường Yotsuya khoảng 9 tháng, sau
đó thi đỗ vào phân khoa Giáo Dục của Đại Học Teikyo ở
Hachiojì, Tokyo. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Teikyo, tôi đã
thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại Học Risso. Trong hơn
5 năm ở Nhật, tôi có hơn 4 năm ở chùa Honryuji, tại Hachioji,
Tokyo thuộc Tông phái Nhật Liên Tông. Trong thời gian ấy tôi
có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với tiếng Nhật nhiều, trong
đời sống hằng ngày như giao tiếp, làm việc, tụng kinh,
cúng đám, cầu an, cầu siêu, đám ma, cưới hỏi. Ngay cả
những tập tục khác của người Nhật, tôi cũng học làm
quen. Để rồi từ đó tôi có một cái vốn ngữ vựng rất
lớn và rất tự tin về khả năng Nhật ngữ của mình. Được
diễm phúc như thế là nhờ sự chăm sóc và đùm bọc của
Thầy Oikawa. Thành tâm cảm niệm ân đức Thầy Oikawa Shinkai,
vị Thầy mà tôi thường hay nhắc nhở đến cùng với những
vị Thầy dạy học ở Đại Học của tôi theo học lúc bấy
giờ.
Xa
Nhật từ năm 1977, tôi đến Đức phải học tiếng Đức,
vào Đại Học Đức tiếp tục ngành học của mình, tại trường
Đại Học Hannover, không phải là điều giản đơn; nhưng tôi
đã cố gắng hết mình cho việc tu niệm, việc học và việc
trau dồi ngoại ngữ ấy. Dĩ nhiên ở Đức không có cơ hội
để nói tiếng Nhật nhiều, nhưng mỗi lần tham dự hội nghị
Phật Giáo Thế Giới tại các nước Á Châu như Đài Loan,
Singapore, Mã Lai v.v.., tôi lại có cơ hội trình bày những
vấn đề bằng tiếng Nhật, hoặc tiếng Anh. Do vậy mà tôi
rất vui khi được sử dụng ngôn ngữ mình thích, khiến ngôn
ngữ ấy mãi đến tận bây giờ đã hơn 28 năm tôi xa xứ
Nhật, tôi vẫn còn tự tin để nói, để viết, để đọc,
để nghe và để dịch. Thật ra, điều ấy không phải do tôi
có khả năng mà nhờ sự gia hộ của chư vị Tổ Sư, chư
vị Bồ Tát, chư Phật mà tôi có được như thế. Tôi có
thể đoan chắc rằng tôi dịch tác phẩm nầy của Ngài Matsubara
đúng trên 80 % ý chính của ông. Ngoại trừ một số chữ
không nắm rõ ý chính, kính mong những vị giỏi tiếng Nhật
có thể bổ khuyết cho chỗ dịch thiếu sót của chúng tôi.
Xin vô vàn đa tạ.
Trong
sách có hai câu chuyện, tôi đắc ý nhất, cũng là hai câu
chuyện ngẫu nhiên tôi thường giảng cho Phật Tử Việt Nam
nhiều lần, ở nhiều nơi khác nhau về đặc tính của người
Nhật, mà do tôi nghe đâu đó và kể lại, không ngờ nó lại
nằm trong tác phẩm nầy, Đó là câu chuyện về sự xin lỗi
người khác. Người Nhật có một thói quen rất dễ thương
và đáng kính là nếu đi đường quý vị rủi đạp lên chân
người Nhật, người ấy sẽ xin lỗi quý vị trước, thay
vì quý vị phải xin lỗi họ, dù quý vị sai. Họ nói là “Xin
lỗi Ngài, vì tôi để cái chân không đúng chỗ, nên bị Ngài
dậm lên“. Đó là quý vị chưa kịp nói lời xin lỗi mà
họ đã hạ mình xuống rồi, thì quả thật trên thế giới
nầy không hề có một dân tộc nào được như thế, mặc
dầu tôi đã có cơ hội sống và đi thăm viếng 63 quốc gia
trên quả địa cầu nầy.
Trong
sách nầy, còn có câu chuyện xảy ra vào cuối thể kỷ thứ
19, bắt qua đầu thế kỷ thứ 20. Nghĩa là việc nầy xảy
ra trong thời Minh Trị bước qua thời Đại Chánh tại Nhật.
Chuyện hơi dài, quý vị có thể vào phần “ngôn ngữ của
lòng tin“ trong sách nầy để xem. Chuyện kể rằng Ngài Tông
Diễn và các bạn đồng liêu thuộc giới Tiểu Tăng, nghĩa
là học tăng còn nhỏ, đi tham vấn học hỏi với Ngài Tông
Tuấn ở chùa Kiến Nhơn tại Kyoto. Một hôm vào giờ trưa
Ngài Tông Tuấn có việc phải ra khỏi chùa. Thế là cả lớp
Tăng trẻ rủ nhau, mỗi người một nơi để ngủ trưa ở
những nơi có gió mát thổi. Ngài Tông Diễn chọn hành lang
trước cửa phòng Thầy Tông Tuấn để ngủ. Chẳng may Lão
Sư Tông Tuấn quên đồ, nên đi chẳng bao lâu đã trở lại
chùa. Các Tiểu tăng khác được các bậc đàn anh đánh thức
dậy, nên không có bị Hoà Thượng bắt gặp lúc đang ngủ;
chỉ còn Ngài Tông Diễn vừa mới mở mắt, thấy Ngài Tông
Tuấn về không biết làm sao. Vì hành lang nhỏ quá cho nên
Ngài Tông Tuấn bước qua và đạp lên chân Ngài Tông Diễn.
Ngài Tông Tuấn chấp hai tay lại nói nhỏ “Xin lỗi nhé! Cho
xin lỗi nhé!“ Điều nầy Ngài Tông Diễn không chờ đợi,
chỉ chờ đợi sự la rầy quở mắng mà thôi. Nhưng sự việc
ấy đã chẳng xảy ra. “Quả thật là cái Tâm từ bi của
ân sư chẳng thể nào diễn tả được“. Đó là lời của
Ngài Tông Diễn phát biểu.
Ngày
nay người Nhật đối với vấn đề Tôn Giáo rất thông thoáng.
Do đó, khi sinh ra họ đem trẻ con đến Thần Xã để cầu
nguyện. Lúc lớn lên làm đám cưới tại nhà Thờ Thiên Chúa
và chết đi lại trở về chùa. Tất cả nội dung của những
điều nầy xin quý vị vào nơi “Lời cuối sách“để xem.
Ở
tại Hannover, Đức Quốc, có một người Nhật tên Harada, là
giáo sư dạy âm nhạc tại Đại Học Hildesheim, ông ta hầu
như mỗi tuần đều có ghé chùa Viên Giác để tụng kinh và
gặp tôi nói chuyện. Nghe tôi đề cập đến việc dịch thuật
trong khi tôi nhập thất tại Úc, ông rất vui và vui hơn khi
được biết năm nầy (2005) tôi dự định dịch từ tiếng
Nhật sang tiếng Việt những tác phầm về Tịnh Độ Tông
của Nhật hoặc Thiền Lâm Tế . Ông về Nhật và bỏ thời
gian chịu khó tìm sách hay và gửi cho tôi qua đường bưu điện.
Sách nầy, tôi đọc lần đầu vào trung tuần tháng 8 năm 2005
đến ngày 9 tháng 9 năm 2005 thì xong. Đọc như thế để xác
định lại khả năng Nhật Ngữ của mình, tôi thấy không
có gì trở ngại nên mới bắt đầu việc phiên dịch nầy.
Tuy
nhiên, câu văn tiếng Nhật cấu tạo bằng chủ từ, túc từ
rồi mới tới động từ. Còn câu văn tiếng Việt thì cấu
tạo khác đi. Nghĩa là chủ từ động từ rồi mới đến
túc từ., Do vậy tôi phải dịch một mình để xác định
lại vị trí của câu văn, nhưng chưa dám tin chắc 100 %. Do
vậy tôi nhờ Thượng Toạ Thích Đồng Văn, Tiến Sĩ Phật
Học, người đã cùng tôi phiên dịch hai năm trước đây tác
phẩm Đại Đường Tây Vức Ký và Đại Thừa Tập Bồ Tát
Học Luận, từ tiếng Hán sang tiếng Việt, nhuận lại câu
văn một lần nữa cho dễ hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam và
một lần cuối tôi nhờ Hoà Thượng Thích Bảo Lạc, bào huynh
của tôi, đã tốt nghiệp Đại Học Komazawa, Tokyo Nhật Bản
nhuận sắc lại một lần cuối cùng trước khi cho in.
Được
cái may là năm nay có Thầy Hạnh Hảo người Đức, cùng đi
theo chúng tôi để giúp việc phiên dịch và Thầy ấy dịch
tác phẩm nầy sang tiếng Đức. Hy vọng nay mai tại Đức sẽ
có quyển sách nầy khi đã giảo chánh lại. Thầy Hạnh Hảo
ở chùa Viên Giác từ năm 1993 và năm 1996 thì xuất gia, thọ
Tỳ Kheo giới năm 2000, rất rành tiếng Anh, tiếng Phổ Thông
và Tiếng Việt Nam. Vì Thầy ấy đã tốt nghiệp khoa Đông
Phương học tại Đại Học Hamburg, Đức với luận án ra trường
Cao Học là “Thập Mục Ngưu Đồ Tụng thời Trịnh Nguyễn
Phân Tranh“ của Quảng Trí Thiền Sư Việt Nam biên soạn bằng
chữ Hán cổ và Thầy đã bình chú ra tiếng Đức là ngôn
ngữ mẹ đẻ của mình. Nên hy vọng khả năng chuyển dịch
của Thầy ấy không có gì đáng lo lắm.
Chú
Hạnh Bổn sau khi tốt nghiệp Cao Học ở Đức ngành kỹ sư
cơ khí, sau đó xuất gia và hai năm liền từ 2004 đến 2005,
đến Úc để phụ cho tôi trong việc đánh máy bài vở, tài
xế và đảm nhận trách nhiệm thị giả, để giúp tôi có
nhiều thời gian trong việc dịch thuật nầy.
Nhân
duyên chuyến nầy trước khi qua Úc, tôi có ghé Thái Lan vào
tháng 9, để xem công trình xây dựng Cực Lạc Cảnh Giới
Tự của Thầy Hạnh Nguyện tại Chiang Mai và Thầy ấy cũng
như Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputta ở Hoa Kỳ muốn ấn
tống sách nầy cũng như cuốn Phật nói Luận A Tỳ Đàm về
việc hình thành thế giới. Tôi hoàn toàn đồng ý và rất
hoan hỷ. Ngoài ra, tác phẩm tiểu thuyết “Giai nhân và Hoà
Thượng“ cũng được Thầy ấy gợi ý muốn in để phát
hành gây quỹ cho chùa Cực Lạc tại Thái Lan.
Thầy
Phổ Huân Tri Sự chùa Pháp Bảo tại Sydney, mỗi tuần lên
Đa Bảo một lần, mang cho chúng tôi những thức ăn từ tinh
thần đến vật chất. Xin đa tạ Thầy và quý cô Giác Anh,
Giác Duyên, Giác Trí cũng như Đạo Hữu Chúc Liêm, Thiện Minh
và quý Đạo Hữu khác của chùa Pháp Bảo có cái gì trân
quý đều gởi lên Đa Bảo mỗi tuần như là một hãng thầu
cung cấp vật liệu mà chẳng bao giờ tính tiền công gồm
cả vốn lẫn lời, mà còn nở trên môi những nụ cười hoan
hỷ nữa. Chỉ ngần ấy thôi là những tác phẩm và dịch
phẩm của chúng tôi được lần lượt ra đời, Cho đến hôm
nay (2005) sau 30 năm viết lách, tác phẩm nầy là tác phẩm
thứ 46 trong nhiều thứ tiếng khác nhau. Hy vọng tôi còn khoẻ
và cơ sở Đa Bảo vẫn chưa sử dụng cho mục tiêu khác thì
Thầy trò chúng tôi mỗi năm sẽ qua đây ba tháng để làm
phiền quý vị và độc giả khắp bốn phương sẽ có những
tác phẩm để đọc.
Xin
niệm ân Hoà Thượng Viện Chủ Chùa Pháp Bảo. Xin cảm ơn
tất cả những ân tình của quý Thầy, quý cô và quý Đạo
Hữu, Phật Tử chùa Pháp Bảo tại Sydney đã dành cho chúng
tôi những nghĩa cử thật quý giá như thế.
Kính
nguyện mọi việc đều như ý.
Núi
Đồi Đa Bảo, Úc Đại Lợi,
Ngày18
tháng11năm2005
Dịch
giả Thích Như Điển
THIỀN LÂM TẾ
NHẬT BẢN
TÔN
GIÁO CỦA CHÚNG TA
Nguyên
tác: MATSUBARA TAIDOO
Sa
Môn Thích Như Điển
Phương
Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc chuyển dịch từ
tiếng Nhật sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại
Lợi từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, nhân lần nhập thất lần
thứ ba tại đây.
MatsubaraTaidoo
sanh năm Minh Trị thứ 40 tại Tokyo, tốt nghiệp khoa Văn chương
tại Đại Học WASEDA, hiện là Am chủ Am Nhật Nguyệt, Hội
Trưởng Hội “NamMô”. Tác phẩm của ông biên soạn gồm
có:
•
Nhập Môn Kinh Quan Âm
•
Nhập Môn Bát Nhã Tâm Kinh
•
Nhập Môn Kinh Pháp Hoa
•
Một trăm chuyện chọn lọc về Thiền
Những
tác phẩm trên đều được ấn hành tại nhà xuất bản Tường
Truyền. Riêng quyển “Thiền Lâm Tế” –Tôn giáo của chúng
ta” in lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm Chiêu Hòa thứ 59 và
in lần thứ 10 ngày 10 tháng 10 năm Bình Thành thứ 12.
Các
bài viết liên quan:
Lâm
Tế Ngữ Lục, Thiền Sư Lâm Tế-HT. Duy Lực Việt dịch
Lâm
Tế Ngữ Lục, Thiền Sư Lâm Tế-HT. Thanh Từ Việt dịch
Lâm
Tế Ngữ Lục, HT. Thích Nhất Hạnh (Adobe pdf 283 KB)
Tinh
Yếu Lâm Tế Lục, HT. Thích Nhất Hạnh (Adobe pdf 53 KB)
Tinh
Yếu Lâm Tế Lục Bình Giảng, HT. Thích Nhất Hạnh
Tinh
Yếu Lâm Tế Lục Bình Giảng, HT. Thích Nhất Hạnh (PDF 792KB)
Truyền
Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá Thiền Sư-HT. Duy Lực Việt dịch
Truyền
Tâm Pháp Yếu, Thiền Sư Hoàng Bá-HT. Thanh Từ Việt dịch
Truyền
Tâm Pháp Yếu Giảng Giải, Ht. Thanh Từ
10-01-2008
04:34:23