Chương
thứ năm
Sự Sinh Hoạt
của Đàn Na Tín Đồ
I.
“Tọa Thiền Hòa Tán“
II
Văn Phát Nguyện của Bồ Tát
III
Phương Pháp Ăn Uống
IV.
Niềm Tin và Tín Điều trong sinh hoạt
V.
Những Lễ Lộc Trong Năm
VI.
Cách Bài Trí ở Bàn Thờ Phật
Lời
cuối sách
I.
“Tọa Thiền Hòa Tán“
Như
trên đã đề cập, tông chỉ của tông Lâm Tế rất rõ ràng,
không chủ trương bắt buộc tụng đọc một kinh điển nào
nhất định, song vẫn hành trì tụng đọc các kinh như: Bát
Nhã Tâm Kinh, Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn v.v..hoặc là tụng
đọc bản “Toạ Thiền Hoà Tán“ của Thiền Sư Bạch Ẩn,
viết theo lối văn tiếng Nhật, mỗi khi đọc lên có một
sự hoà âm giữa người xuất gia và tại gia với nhau thật
gần gũi dễ thương.
Lão
Sư Sài Sơn Toàn Ứng nguyên là Quản Trưởng của chùa Nguyên
Nam, giải thích về “Toạ Thiền Hoà Tán“ như sau:
“Toạ
Thiền Hoà Tán“ là bài ca nói về công đức của pháp toạ
thiền. Nội dung của tác phẩm Hoà Tán nầy chẳng phải chỉ
ca ngợi việc ngồi Thiền, mà trong đó tinh tuý của Thiền
được ca ngợi gọi là “Thiền Hoà Tán“ hay “Thiền Đạo
Hoà Tán“
Trích
từ tác phẩm Thiền Phong của Lâm Tế trang 157 NXB Xuân Thu
Như
Sài Sơn Lão Sư giải thích, trong Toạ Thiền Hoà Tán, Thiền
được xem là tông chỉ của Thiền Lâm Tế, được trình bày
từ chỗ cao đến chỗ thấp giống như nội dung kinh Pháp Hoa,
như Thiền sư Trí Khang ở Ichigawa thuộc Nhật Liên chỉ rõ.
Sau
khi nghiên cứu thêm và căn cứ vào những lý do đã nêu trên,
trong chương nầy, tôi (tác giả) xin trình bày tông chỉ của
Lâm Tế Tông qua giáo nghĩa của “Toạ Thiền Hoà Tán.“
Toàn
văn bài “Toạ Thiền Hoà Tán“ của Bạch Ẩn Thiền Sư như
sau:
(1)
Bổn lai chúng sanh vốn là Phật
Như
nước và băng chỉ là một
Lìa
nước làm sao tìm băng được
Ngoài
chúng sanh ra, không có Phật
(5)
Quá gần, chúng sanh không hề biết
Chỉ
lo tìm kiếm ở nơi xa
Giống
như bơi lội ở trong nước
Vẫn
khát
Như
con nhà giàu
(10)
Lang thang vào nơi nghèo
Vì
tạo nhân của lục thú luân hồi
Ta
si mê vào đường tăm tối
Mang
mang mịt mịt mờ mờ
Chưa
biết khi đi ra sanh tử
(15)
Như học Thiền định Đại Thừa
Vẫn
còn xưng tán nữa
Bố
thí, trì giới Ba La Mật
Niệm
Phật, Sám hối, tu hành v.v…
Với
những việc lành ấy
(20)
Tất cả đều trở về
Công
phu toạ thiền thành một người
Như
đã tích chứa vô lượng tội
Rơi
vào đường ác thú
Thì
Tịnh Độ cũng chẳng xa
(25)
An nhẫn thọ pháp
Một
khi nghe lọt vào tai
Có
người tán thán tuỳ hỉ
Công
đức vô cùng chẳng giới hạn
Huống
nữa tự mình hồi hướng
(30)
Ngay nơi tự tánh chứng biết
Tự
tánh tức vô tánh
Việc
ấy rời hý luận
Nhân
quả nhất như đà mở cửa
Chẳng
hai chẳng ba mà thẳng lối
(35)
Âm thanh vô tướng vẫn là tướng
Đến
đi đều chẳng có
Vô
niệm chính là niệm
Múa
hát cũng đều là tiếng pháp
Rộng
mở tam muội Không và Vô ngại
(40)
Rực rỡ mặt trăng Tứ Trí viên minh
Đâu
có cần tìm
Hiện
tiền tịch diệt cho nên
Chính
nơi đó là nước Liên Hoa
Thân
nầy chính là Phật
Thiền
sư Bạch Ẩn, tác giả của “Toạ Thiền Hoà Tán”, sanh tại
Tuấn Hà, huyện Sizuoka thời kỳ Giang Hộ, được ngưỡng
mộ như là một Thiền giả, một vị Tổ của Thiền Lâm Tế
thời Trung Hưng. Toạ Thiền Hoà Tán được Ngài viết lúc
đã về già.
Toàn
bài văn “Toạ Thiền Hoà Tán“ có 22 dòng và 44 câu được
viết theo lối văn đơn giản rõ ràng. Mỗi câu được đánh
số thứ tự để tiện việc giải thích. Như Ngài Sài Sơn
Lão Sư đã đề cập. Những gì được trình bày trong Toạ
Thiền Hoà Tán đều thuộc Thiền Phong của Lâm Tế. Càng phân
tích kỹ lưỡng càng thấy rõ ràng tông chỉ của Toạ Thiền
Hoà Tán là tông chỉ của Lâm Tế, qua 3 câu sau đây.
Chúng
sanh bổn lai vốn là Phật,
Ngay
nơi tự tánh được chứng biết,
Thân
nầy chính là Phật.
Chỉ
cần đọc ba câu nầy là biết được nội dung chính của
Toạ Thiền Hoà Tán rồi. Như ai đó hỏi về giáo nghĩa và
tông chỉ của Lâm Tế, được trả lời rằng: “Chúng
sanh bổn lai vốn là Phật. Ngay nơi tự tánh được chứng
biết. Thân nầy chính là Phật”
Đây
chính là tất cả những gì đặc trưng Tông Lâm Tế. Tuy Ngài
vừa nói vừa cười như thế, nhưng cho đến bây giờ, với
tôi (tác giả) vẫn chưa hài lòng. Sài Sơn Lão Sư giải thích
rộng hơn về ba câu ấy như vầy.
“Chúng
sanh bổn lai vốn là Phật“ nghĩa là bản thể của Thiền.
“Ngay
nơi tự tánh được chứng biết“ là diệu dụng của Thiền.
“Thân
nầy chính là Phật“ là tướng trạng của Thiền.
Ngoài
ra cũng có thể giải thích đơn giản hơn về ba câu như sau:
Người trí vốn có khả năng tánh thành Phật. Nhờ có Phật
tánh, bản tánh giác ngộ và qua sự thể nghiệm, người trí
giác ngộ và trở thành con người toàn thiện.
(1)“Chúng
sanh bổn lai vốn là Phật“ hay chúng sanh đều có Phật Tánh,
cũng có thể nói là khái luận thuộc Đại Thừa Phật Giáo
hay là tư tưởng Đại Thừa. Hai phạm trù chúng sanh và Phật;
phiền não và giác ngộ đều tương quan tương duyên với nhau.
Một cách cụ thể, Bạch Ẩn nói rằng (2) “Giống như nước
và băng, (3) Lìa nước, làm sao có băng được (4) ngoài chúng
sanh ra, không có Phật.
Nước
ví dụ cho giác ngộ và băng ví dụ cho phiền não. Dù là nước
hay băng đi nữa, bản chất phân tử H2O không có gì thay đổi,
song về hình tướng, có sự khác nhau giữa nước và băng.
Băng tan ra thành nước. Nước đóng lại thành băng. Nước
và băng không thể tách rời nhau được. Thật là mê mờ cho
những ai không hiểu đạo lý, đi tìm cầu chân lý ở đâu
xa.
(9)
(10) Như con nhà giàu lang thang vào nơi nghèo” như gã cùng
tử con của Trưởng giả trong phẩm Tín Giải, kinh Pháp Hoa.
Tuy sinh ra trong nhà giàu, nhưng do mê muội làm kẻ cùng tử
nghèo khó lang thang trên khắp nẻo đường
(15)
Như học Thiền Định Đại Thừa có nhiều sai khác đối với
Thiền Định của Tiểu Thừa chẳng phải chỉ là một trong
sáu Ba La Mật (17) Bố Thí, Trì Giới các Ba La Mật và (18)
Niệm Phật sám hối tu hành, mà tất cả đều là Thiền. Đó
là nói một cách bao quát (20) Tất cả đều trở về.
Phải
nói rằng “Thiền” chẳng phải chỉ là Thiền Tông như các
Tông Phái khác. Song như Ngài Huệ Năng nói: Thiền là gọi
của Tâm, là cái bổn tâm của chúng sanh, là Phật Tâm, là
bổn tánh. Vả lại đức Thế Tôn rõ biết sự thật rằng
tất cả chúng sanh đều có sẵn cái Phật tâm nầy. Phật
Tâm ấy cũng gọi là Thiền. Vì vậy cho nên Bạch Ẩn đem
tất cả pháp tu Lục Ba La Mật (trong đó kể cả Thiền) trở
về Thiền. Đạo Nguyên gọi Thiền là “Toàn Đạo Phật Pháp”.
Sài Sơn Lão Sư nói rằng Thiền là bản thể của tâm.
“Chúng
sanh bổn lai vốn là Phật” là tư tưởng chính yếu của
Phật Giáo Đại Thừa, là giáo lý căn bản các tông phái Phật
Giáo. Ngoài ra, cũng có thể nói rằng cho dù các quan điểm
của các tông phái có thể khác nhau nhưng chân lý vẫn là
chúng sanh bổn lai vốn là Phật”. Hiểu và lãnh hội được
“Chúng sanh bổn lai vốn là Phật“ là tự giác, đó là quan
ải đầu tiên cần phải vượt qua. Một khi đã vượt qua
trình tự ấy để giác ngộ, trí tuệ liền phát sinh. Đó
là lúc mà Bạch Ẩn nói (30) ngay nơi tự tánh đều chứng
biết”. Chữ “ngay” ở đây có nghĩa là tự tánh của chính
mình là bổn tánh là Phật tánh ấy. Ngoài tánh ấy ra không
thể chứng được.
“Chúng
sanh bổn lai vốn là Phật” chẳng phải là một định nghĩa
cần giảng giải. Nếu không phải xuất phát từ kinh nghiệm
của mình, các quan niệm luận ấy coi như bặt dứt. Với Thiền,
càng nghi ngờ cái quan niệm đầy hí luận ấy.
Câu
(29) ”huống nữa là tự mình hồi hướng” cho thấy rằng
ánh mắt của chúng ta đa phần hướng ra ngoài. Song ở đây,
Bạch Ẩn muốn nói một điều là hồi hướng nghĩa là chuyển
vào bên trong 180 độ của chính mình, chứ không phải hướng
ra bên ngoài.