Chương thứ
hai
Tư Tưởng
Thiền
Tư
tưởng Thiền thường được biết qua bài kệ phổ biến sau
đây:
“Giáo
ngoại biệt truyền,
Bất
lập văn tự,
Trực
chỉ nhân tâm,
Kiến
tánh thành Phật.”
Bài
kệ 4 câu, mỗi câu bốn chữ phô diễn Thiền một cách rõ
ràng. Nói khác đi, Thiền là “tiêu thức”. (phương thức
tiêu biểu). Từ trước đến nay, ai cũng hiểu rằng Thiền
là ngọn nguồn của sự hiểu biết. Nếu “tiêu thức” (phương
thức tiêu biểu) là ngôn từ mà Tổ Đạt Ma dùng tại Trung
Hoa, thì có thể hai câu “Bất lập văn tự” và “giáo ngoại
biệt truyền” là nguỵ tạo, như đã trình bày trong “quyết
nghi kinh”.
Các
học giả Phật Giáo hồ nghi hình thái truyền thừa “giáo
ngoại biệt truyền“ là phải, nhưng thật ra tinh thần bốn
câu kệ đó là phương thức tiêu biểu của Thiền. Tổ Đạt
Ma là người rất đặc biệt nhưng điều đặc biệt hơn,
vi diệu hơn và mạnh mẽ hơn vẫn là cuộc sống Thiền của
chư Tổ. Nhất là Tổ Huệ Năng ở Đời Đường đại biểu
cho tinh tuý của Thiền ở phía Nam (xem trang 16 tiếng Nhật).
Chính nhờ sự hoằng dương của Tổ mà tư tưởng Thiền trở
thành thông dụng và phổ biến.
Phật
Giáo Đại Thừa có nhiều tông phái, song vẫn cùng một Tông
Chỉ; hẳn nhiên Thiền vẫn không ra ngoài cái Tông Chỉ ấy.
Thời Phật tại thế, vấn đề truyền trao có tính chất “kinh
điển” gọi là “Giáo Tông”. Nhưng với Thiền, ngôn ngữ,
cú pháp và văn tự không đủ để chuyển đạt nội dung ngộ
đạo của đức Phật. “Phật Tâm Tông” là nền tảng căn
bản hàm chứa Tông Chỉ gọi là “Tâm Tông”. Bốn câu kệ
trên cũng là Thiền, trong đó “Phật Tâm Tông” chính là
tính hướng đạo. Tuy nhiên đó cũng chỉ là cách nói thôi,
thật ra Thiền không có ngôn ngữ kinh điển. Cái “Tâm”
mới là điều hơn cả. Có những đạo ca về Thiền ở Nhật
cho rằng ngồi Thiền để cho chính mình trở thành Phật. Thế
cho nên “Giáo Tông” và “Tâm Tông” biểu hiện hai đặc
trưng khác nhau một cách rất rõ ràng. Sau đây chúng ta lần
lượt nghiên cứu về bốn “tiêu thức” của Thiền.
I.
Giáo Ngoại Biệt Truyền
Tinh
tuý của giáo lý Phật đà không thể hiểu bằng ngôn ngữ
văn tự và câu cú, mà là sự truyền trao những kinh nghiệm
trực tiếp từ tâm qua tâm, nên gọi là “giáo ngoại biệt
truyền”. Ở Trung Hoa, vào đời Đường, Tống (618~1279), tư
tưởng nầy được xiển dương mạnh mẽ, như Higashiyama Kaii
(1908), một hoạ sĩ người Nhật viết về “Phong cảnh và
đối thoại” rằng:
- “Không
ai có thể phủ nhận sự thật là từ thế kỷ thứ 6 trở
đi, Thiền thịnh hành một cách tự nhiên như ăn sâu vào tận
xương tuỷ của con người. Tính chất “Vô Tướng Tự Kỷ”
được phô diễn khắp núi sông làm cho các bức danh hoạ đời
Tống, Nguyên cũng ảnh hưởng phong cách Thiền.
Chỉ
cần câu trên cũng đủ giúp ta lý giải được vấn đề tư
tưởng của Thiền. Higashiyama cho rằng “Vô Tướng Tự Kỷ”
là không chấp trước mình, bởi vì trong ấy chỉ có một
mình mình thôi. Mỗi con người có một cái gì đó chân thật.
Mỗi người đều có chính mình. Chân thật ấy chẳng phải
cái gì khác, chính là bổn tâm của chúng ta. Mỗi con người,
mỗi tấm lòng, mỗi cá thể chân thật, mỗi bí mật riêng
biệt, mà sự chân thật ấy không phải do học mà được.
Mỗi người phải tự xác nhận vấn đề tự có của mình,
như Đạt Ma đã nói: “trao cho người tiếp nhận, sau đó
người ấy trao lại cho người khác, điều hoằng truyền ấy
là giác ngộ”
“Giáo
ngoại biệt truyền” còn có nghĩa là ngoài giáo dục, không
có cái gì để truyền cả. Sự thật là chẳng có cái gì
để dạy và chẳng có cái gì để truyền cả. Thầy truyền
cho đệ tử, để chính người đệ tử tự rõ biết (Giác),
nhưng Giác ấy chẳng phải do truyền mà được. Do vậy, nội
dung của “Giáo ngoại biệt truyền” là như thế.
Kanazawa
Kaichi , một người ở trong lãnh vực giáo dục hiện tại,
đã than thở trong quyển “Hồi tưởng về một hiệu trưởng
trường tiểu học” rằng: “Giáo dục không phải dùng ngôn
ngữ, mà giáo dục là phải làm sao thực hành cho giỏi, cho
đúng”
Như
thế “giáo ngoại biệt truyền” cũng không phải là khái
niệm của sự giáo dục mà là phương pháp giáo dục, làm
sao “truyền” cho được cái Tâm ấy.
Bây
giờ có những thiền sinh thưa với Thầy mình rằng:
- “Con
muốn biết về ý nghĩa chân thật của Thiền nên đêm ngày
phụng sự Thầy, thế nhưng Thầy chẳng dạy con một điều
gì cả”
Ông
Thầy trầm ngâm trả lời:
- “Ta
có tiếc gì đâu, mà không dạy cho con. Mỗi buổi mai ta đều
dậy sớm, làm việc trong sự tĩnh thức . Ngoài ra, Ta chẳng
có gì để dạy và chẳng có gì để truyền cho con cả”
Không
phải chỉ có con người mới có thể làm Thầy. Phải chăng
trái táo rời khỏi cành cây, rớt trên mặt đất cũng là
Thầy. Nhưng nếu trái táo là vật rơi từ trên xuống dưới
là Thầy, thì tại sao chỉ có Newton phát hiện được dẫn
lực của địa cầu? Nếu con nhái nhảy trên cành liễu là
Thầy, thì tại sao chỉ có mỗi một mình Onono Michikaze cảm
nhận và “tạo thành lệ”. Thật ra, quả táo, con ếch, cây
liễu đã dạy cho con người hiểu được sự dẫn lực, nhưng
trong giới hạn vài người nào đó thôi. Thông lệ ấy không
truyền trao cho người tư duy có giới hạn. Cho nên Thiền với
khoa học kỹ thuật của thế giới ngày nay giống nhau trên
nhiều phương diện.
Thiền
ngữ “Thối trác đồng thời” được ví dụ như la lên
một tiếng, tiếng vọng của âm thanh liền dội lại. “giáo
ngoại biệt truyền” cũng có ý nghĩa giống như vậy. Con
chim đẻ trứng, trứng ấy nở thành con. Khi bên trong vỏ trứng
trở nên trống rỗng gọi là “Thối”. Khi con chim mẹ mổ
lên thành vỏ bên ngoài trứng chim gọi là “Trác”. Nỗ lực
của người tu trở nên sao đó cho thật thành thục, sự truyền
của Thầy cũng giống hành động con chim mẹ mổ vào vỏ trứng
để mở ra sự sống con chim con đã được tăng trưởng cao
tột ở bên trong. Cơ hội con chim mẹ mổ vào vỏ trứng là
kết quả cuối cùng. Sự giác ngộ cao tột ở thời điểm
đúng lúc truyền thừa thì kết quả không thể sai trái được.
Khi
những tập khí phiền não còn đầy trong lòng người tu hành
thì Phật Tánh làm sao có thể khai phá được? . Nếu Thầy
và Đệ Tử đều là con người vừa có tánh người, vừa
có Phật tánh thì làm sao cùng lúc có thể truyền được.Sự
truyền thừa chính từ tâm truyền qua tâm một cách nghiêm
mật.
Kawagami
Fuhaku , một vị Thầy dạy “Trà Đạo”, sắp lâm chung, được
người con của mình nối nghiệp tương lai yêu cầu đổi lại
tên ngài là “Thối Trác Tế”. Fuhaku nhận chữ của con và
nói rằng:
- Thầy
làm việc nầy, chỉ có “Thối trác” vậy
Thiền
cũng không ngoài lệ ấy, dẫu cho có con đường, nhưng đến
lúc gọi là “Thối Trác” mới rõ biết điều kiện giác
ngộ mà Thầy mình đã thấy, để không bỏ lỡ cơ hội.
II.
Bất Lập Văn Tự
Bất
lập văn tự có nghĩa là không thành lập ngôn ngữ và văn
tự nào cả, bởi vì không cần thiết trong trường hợp mà
tất cả mọi hiện tượng giới đều bị phủ định trong
khi ngôn ngữ và văn tự đều có giới hạn của nó. Thậm
chí ngôn ngữ và hiện tượng giới đều không thể diễn
đạt rốt ráo bằng văn tự. Tuy nhiên, trong thật tế, ngôn
ngữ và văn tự cũng rất cần thiết, bởi vì nếu ngôn ngữ
không được sử dụng một cách hiệu quả, thì tư tưởng
không thể đến chỗ “bất lập văn tự”. Đó cũng là lý
do tại sao có khá nhiều “ngữ lục” trong nhà Thiền.
Yamamoto
Genbo , lão sư trụ trì chùa Long Trạch ở Tam Đảo nói rằng:
“Bất lập văn tự” nghĩa là nghe ngôn ngữ và văn tự,
không phải để lý giải ý nghĩa đó, mà là việc trước
tiên, phải có một cái nhìn tổng quan về ý nghĩa của lời
nói và câu văn đó.
Bất
lập văn tự có thể là phương thức của Thiền để nói
hiểu rõ về ngôn ngữ và văn tự. Song vấn đề chính yếu
vẫn là ai ai cũng có tánh Phật, cũng có khả năng để thành
Phật. Ngôn ngữ, văn tự chỉ là sự biểu hiện phương pháp
làm sao nắm bắt được chân lý qua hành trì. Nếu chỉ suy
đoán một cách bình thường, nhiều khi hiệu quả tư duy trở
thành tư tưởng. Hẳn nhiên không phải nhất định như vậy,
nhiều khi chỉ cần thay đổi phương thức truyền trao tư tưởng
ấy ra bên ngoài mà thôi. Ví dụ như cha mẹ nói với con cái
là “con ngu quá”. Chữ “ngu” ấy nếu người con hiểu
đúng như ý nghĩa ngôn ngữ văn tự của chữ nầy, quả là
bị khinh miệt, sẽ giận ngay. Nhưng thật sự trong ánh mắt
yêu thương của cha mẹ, đây chỉ là một sự mắng yêu, chẳng
có sự hằn học nào cả. Cha mẹ dùng chữ “ngu” bằng tất
cả tình thương và hiểu biết con mình qua kinh nghiệm. Hơn
ai hết, cha mẹ biết chắc rằng trong ngôn từ ấy vẫn đầy
ắp tình thương cho con, không có ý gì khác.
Nếu
phạm vi của ngôn ngữ và văn tự có giới hạn, thì ý nghĩa
của nó bao giờ cũng giới hạn. Song lý giải ngôn ngữ và
văn tự thường vô hạn cho nên ngôn ngữ, văn tự cũng trở
thành vô hạn. Con người không thể sử dụng ngôn từ một
cách rốt ráo là điều tự nhiên. Như thấy rất nhiều người
làm được việc liền cho rằng những người ấy làm đúng
chân lý. Nhưng qua diễn đạt của ngôn ngữ và văn tự, người
đọc có thể hiểu sâu xa hơn việc đó .
Ninomiya
Sontoku vào thời kỳ sau Edo thuộc nhà Nông Chính nói về sự
giảng dạy không cần câu văn rằng: “Trời nói gì đâu mà
bốn mùa đều có trăm vật sản sanh. Trời đất là quyển
sách viết kinh, như âm thanh khúc Đạo Ca, dù chẳng có một
chút mùi hương nào mà vẫn bay ngược gió”
Rõ
ràng “Sách viết Kinh” của Nimomiya Sontoku tương đương với
“bất lập văn tự”.
Như
thế không phải chỉ có lời văn, câu nói mới là kinh điển
mà ngay cả những hình ảnh màu hoa nở, tiếng chim hót; cảnh
tuyết rơi, nước từ trong núi ra, nước chảy qua bờ hồ
v.v…, đều là văn chương hình thành trên “sách viết Kinh”.
Đó là lời dạy chẳng cần chữ nghĩa. Cũng có thể nói phải
chăng tất cả những hiện tượng tự nhiên đều trở thành
những kinh điển “bất lập văn tự”. Sự thật nầy rõ
ràng hơn khi nghe Quốc Sư Shoichi khai sơn chùa Đông Phước
ở Kyoto nói rằng:
“Kinh
Đà La Ni không dùng đến chữ nghĩa, nhưng trở thành bổn
tâm của tất cả chúng sanh; Nếu ai đánh mất bổn tâm, dẫu
cho có được giáo huấn cho mấy đi nữa cũng không thể thấy
được bổn tâm của mình. Mê mờ trong sanh tử mà chấp vào
ngôn ngữ. Hãy ngộ lấy cái bổn tâm căn nguyên của mình,
bài kinh là chân thật nhất của con người”
Khai
quật nền chùa Đông Phước thì bà Sahara Michiie viết lại
rằng:
“Kinh
và Đà La Ni (Chơn Ngôn) là những lời viết bằng chữ nghĩa.
Nhưng Kinh và Đà La Ni chẳng phải chữ nghĩa, mà Đà La Ni
chính là Tâm Phật, là bổn tâm, bổn tánh của con người.
Đó là Phật Tánh, có khả năng để trở thành Phật. Ngoài
ra, cũng còn gọi là Phật Tâm, là trí tuệ v.v...”
Tông
Lâm Tế không quy định phải tụng kinh điển nào, tụng ở
đâu v.v…, mà tất cả đều tuỳ thuận vào hoàn cảnh và
sự thích hợp của kinh điển ấy, như những phần sau sẽ
nói.
Thiền
ngữ đa phần là những lời thơ chải chuốt về phong cách,
nhưng không bị lệ thuộc vào nghệ thuật thi ca, cũng chẳng
dùng chữ nghĩa sáo ngữ xưng tụng rỗng tuếch ở bên ngoài.
Thơ Thiền chính là Tâm Phật. Khi thi ca biểu hiện rốt ráo
niềm thông cảm chân thật giữa con người và vũ trụ, thì
người đọc dễ dàng cảm nhận.
III.
Trực Chỉ Nhân Tâm
“Trực
chỉ nhân tâm” nghĩa là chỉ thẳng vào lòng người. Hướng
nhìn của mắt được đưa vào bên trong nội Tâm để thấy
được sự chồng chất của Tâm mà không cần phải suy nghĩ
phân tích. Dù phải nhận sự truyền dạy từ Thầy, từ sách
vở v.v…, nhưng đừng giữ lại nơi ngực mình bất cứ điều
nào bất ổn.
Nói
chuyện với Kaneda là một danh thủ của dã cầu, nghe anh ta
than: “Những cầu thủ bây giờ chẳng muốn học gì ngoài
kỹ thuật. Khi được hỏi với những câu hỏi kiểu như là:
“Tiền bối! tại sao vậy? Tại sao thế?”, chỉ trả lời
một cách ầm ừ rằng: “Dã cầu không phải dạy bằng miệng,
hiểu bằng tai, mà là một cảm nhận bằng luyện tập”.
Câu hỏi tại sao? lý do gì? thật khó trả lời. Chính người
hỏi phải tự hỏi lại mình và tự nghe lấy chính mình. Đến
một lúc nào đó có thể tự chủ lấy, tự nghe lấy chính
mình và biết mình siêng năng hay lười biếng”
Nghe
những gì Kaneda nói, cũng có thể cảm nhận rằng thật là
quá tốt nếu hợp chung cái vấn đề “giáo ngoại biệt truyền,
bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm”.
Thật
ra, sự không giới hạn của ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ
để giải thích vấn đề cho rõ ràng là hai việc hoàn toàn
khác nhau. Trong cuộc sống quan hệ với những người chung
quanh, nếu cố gắng sử dụng ngôn ngữ để giải thích đến
cách mấy đi nữa, mà kinh nghiệm thâu nhận của người nghe
quá giới hạn, kết quả cũng chẳng đi đến đâu. Cố gắng
lý giải vấn đề sao cho thật rõ nhưng không có kết quả,
thì suy cho cùng, không chỉ vì thái độ tiếp nhận của thiền
sinh, mà còn là tinh thần hoằng truyền nữa. Thật là giới
hạn nếu thầy giáo chỉ dùng ngôn ngữ và sách giáo khoa để
giảng dạy mà phải là một sự truyền trao kinh nghiệm. Hơn
nữa, người học còn phải tự học và thể nghiệm bằng
kinh nghiệm mới thật sự rõ biết và gật đầu.
“Trực
chỉ nhân tâm” có nghĩa là chỉ thẳng vào lòng người. Cả
nhân tâm và Phật tâm đều là Tâm. Dù tâm của chúng ta là
tâm phàm phu, nhưng thật ra trong đó có tâm Phật, vì nhân
tâm và Phật tâm vốn chung một gốc. Ai không biết là mê
mờ. Phương thức trực chỉ nhân tâm chẳng phải kết quả
của giáo dục, chẳng phải là kết quả sự truyền đạt,
cũng chẳng phải từ một phương pháp nào và tất nhiên chẳng
là gì cả. Cái gọi là Tâm ấy là tấm lòng chân thật, bổn
tâm, Phật tâm. Cảm nhận được sự an tĩnh của tự tâm
mới nhận biết rốt ráo vấn đề “ trực chỉ nhân tâm”.
Trong pháp hệ của Lục Tổ Huệ Năng , có câu chuyện Thiền,
đối thoại giữa Mã Tổ Đạo Nhất với đệ tử Ngài là
Tổ Bách Trượng; khi hai người đang đi trên đường.
Thấy
con vịt trời hãi sợ bay lên, vì nghe tiếng động bước chân.
Mã Tổ hỏi Bách Trượng:
- “Cái
gì vậy?”
Bách
Trượng trả lời:
- “
Con vịt trời”
Mã
Tổ hỏi:
- “Đâu
rồi?”
Bách
Trượng trả lời:
- “Bay
mất rồi”.
Trong
khi Bách Trượng suy nghĩ để trả lời cho Thầy, không hiểu
sao tự nhiên Ngài Mã Tổ bốp mũi Ngài Bách Trượng một cái.
Ngài Bách Trượng la:
- “Đau
quá”
Ngay
lập tức Mã Tổ hỏi
- “Đã
bay mất rồi, thì làm sao đau được ”
Ngài
Bách Trượng thấy con vịt trời nhưng chẳng nghĩ mình là
con vịt trời. Thế nhưng Ngài Mã Tổ, sư phụ của Ngài Bách
Trượng đã nối kết con vịt trời với Ngài Bách Trượng
như đồng nhất một tiêu điểm và chỉ rằng: “Vịt trời
là Bách Trượng. Bách Trượng là vịt trời”. Rõ ràng khi
đã thống nhất là một thì danh xưng tồn tại cũng chỉ có
một mà thôi. Hẳn nhiên, nếu không thấy Ngài Mã Tổ và Ngài
Bách Trượng là hai, thì sẽ không thấy vịt trời là nhân
vật thứ ba. Khi Ngài Bách Trượng chưa bị Thầy bóp mũi,
thì vịt trời, Thầy và mình, là ba nhân vật cùng tồn tại
trong câu chuyện. Thế nhưng, ngay trong sát na, bị bóp mũi la
“Đau quá!” vịt trời và mình nhóm lại thành một, chỉ
có chính mình. Hành động bóp mũi ấy là trực chỉ vậy.
Với tư tưởng của Thiền, khi câu văn được thành lập,
không có nhân vật thứ ba hay thứ hai trong hai thời quá khứ
cũng như vị lai. Chỉ có danh xưng ngôi thứ nhất là chính
mình trong hiện tại. Không thể quay ngược sự thật, mà chỉ
thẳng vào chính mình để nhận diện Phật Tâm, đã từ lâu
bị chôn vùi.
Việc
nầy không phải chỉ là sự giác ngộ trong Thiền mà ngay Thân
Loan cũng đã từng giác ngộ bản thể, nhờ trực chỉ như
thế để biết rằng ngoài Tâm mình ra không có gì hết.
IV.
Kiến Tánh Thành Phật
Ở
trên, đã làm quen với tiêu thức “giáo ngoại biệt truyền,
bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm” của Thiền, chúng
ta biết rằng những điều ấy không độc lập riêng lẽ,
mà liên quan và soi sáng với nhau. Vấn đề “bất lập văn
tự” chính là phương thức của “giáo ngoại biệt truyền”,
cho nên hiểu rằng chơn lý vốn ở bên trong, không phải ở
bên ngoài. Trách nhiệm giáo huấn và truyền đạt cần phải
đi thẳng vào lòng người. “Trực chỉ nhân tâm” là chỉ
thẳng vào lòng người; nơi mà Phật tâm, Trí Huệ Phật đã
từ lâu bị chôn kín. Không có gì khác ngoài tâm Phật. Phật
tâm có thể hiển lộ, khi đối diện và có thể thấy được
nên gọi là “Thấy tánh thành Phật”. Không có nghĩa nào
khác hơn Phật là một bậc chân nhân, người chân thật của
thế gian. Thành Phật nghĩa là hoàn thành con người chân thật
của thế gian.
Tiến
sĩ Takakusu Junjiroo một vị học giả Phật Học nổi tiếng
người Nhật sống vào thế kỷ thứ 20, định nghĩa thành
Phật có nghĩa là hoàn thành con người của thế gian, mà con
người vốn là Phật sẽ thành. Định nghĩa nầy là một loại
danh ngôn còn sót lại. Vì nguyên thỉ chữ Phật là Như Lai,
một bậc chân nhân với cả hai mặt trái và phải đều có
liên hệ với nhau, không tách rời nhau.
Chữ
Tánh của hai chữ “Kiến tánh” đồng nghĩa với chữ Tâm.
Tiến sĩ Suzuki giải thích rằng: “Tâm mà thấy được, chẳng
phải là Tâm. Ngồi Thiền là tự mình phải điều hoà Tâm,
bằng cách đếm hơi thở của chính mình gọi là quán sổ
tức. Đếm hơi thở, ta biết chủ thể là ai. Chủ thể nầy
được Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền Thiền Sư gọi là “Người”.
Nhưng “Người” mà ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền gọi đó là
sự hợp nhất giữa vũ trụ và chính mình cùng một thể tánh,
không phải là một sanh vật trong nhân gian. Nhân cách hoàn
hảo của người tu hành mới được gọi “một người”.
Con
người nầy theo Tiến Sĩ Suzuki gọi là con người thấy Tâm.
Tiến Sĩ Nishida Kitaroo cho rằng Thiền vừa là đối tượng
của sự thấy vừa là con người thấy. Trong Hán ngữ, chữ
“Kiến” thường được dùng như một động từ, nhưng ở
tư tưởng của Thiền, thì cả ba chữ Kiến, Quán, Khán, đều
được hiểu là thấy. Những chương sau sẽ giải rõ chữ
Kiến. Còn chữ Kiến, Khán và Quán là sự nhận thức Tâm
một cách sâu sắc.
Chữ
“Khán” gồm có hai chữ “Thủ” và “Mục” hợp lại.
“Thủ” là cánh tay, như một người đứng từ xa vẫy tay.
“Mục” là con mắt thấy được cái hình tượng vật đó
từ xa. Cả hai chữ Hán nầy hợp lại tạo thành một chữ
mới có nghĩa là Khán. Khán là hành động mắt nầy nhận
rõ tay kia. Chữ Kiến là chữ Mục và chữ Túc. Khi tay chân
hoạt động, biểu tượng hình thành, nhưng nhận ra trước
mắt mình ngay bây giờ là cái gì là điều mà chúng ta cần
phải suy nghĩ một cách lanh lẹ, để trở về với chính mình
khi bị hỏi đến. Tiếp đó, khi mọi hành động chuyển đổi,
nếu theo dõi để thấy gọi là Quán. Quán là xác định sự
vật để hiểu một cách rõ ràng như chân lý.
Đối
với triết học Ấn Độ cổ đại, việc thấy được xem
như một triết học, mà Phật giáo Nguyên Thỉ dùng để diễn
tả Bát Chánh Đạo, tám điều thực tiễn qua sự nhận thức
đạo đức. Thứ nhất là chánh kiến, thấy đạo lý chân
chánh. Về sau, được ghi lại ở Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền
như là: kẻ tu hành “phải tìm cầu kiến giải chân chánh”
Hai chữ “Chánh Kiến” được giải thích thành bốn chữ
chân chánh, kiến giải.
Hai
Chữ “Kiến Giải” của âm Hán được đọc tiếng Nhật
là Kenkai, nhưng trong thuật ngữ Phật học có nhiều âm chữ
Hán đọc giống nhau; nên trường hợp nầy lại đọc là Kenge,
nghĩa là phải suy nghĩ; quan sát nhận thức đối với sự
vật một cách như thật. Thật ra, theo quan niệm thông thường,
kiến giải là kinh nghiệm trí thức, khi chân lý được nhận
thức rõ ràng. Theo Thiền, kiến giải hình thành từ kinh nghiệm
tâm linh bằng sự giác ngộ chân lý tuyệt đối. Cũng đồng
là “kiến giải” nhưng sự giải thích hoàn toàn khác với
nguyên ngữ.
Trong
chữ “Kiến Tánh”, chữ Tánh là bổn tánh, bản chất, bản
thể. Bản tánh của con người là nơi hàm chứa chất Phật,
dù rằng vẫn là tâm của chúng sanh, vẫn còn đầy dẫy mê
mờ. Trong bản thể ấy, tâm là cái nhơn để thành Phật.
Về bản chất, con người lúc nào cũng chứa đầy phiền não;
nhưng phiền não ấy sẽ tạo ra công đức, nếu nhận ra được
công đức ấy, chính là kiến tánh thành Phật.
Thiền
của Đạt Ma được gọi là Thiền Đại Thừa. Thông thường,
chữ Đại Thừa ngược lại với Tiểu Thừa, “không chỉ
giải thoát cho chính mình, mà còn hướng đến cứu độ cho
chúng sanh nữa, cứu giúp mọi người qua khỏi sông mê, độ
cho nhiều người cùng lên thuyền Bát Nhã, hướng dẫn cho
người giải thoát đông hơn, nhiều hơn. Đó là định nghĩa
hai chữ Đại Thừa”.
Hẳn
nhiên, không sai là bao với điều quyết đoán rằng Đại Thừa
Thiền của Đạt Ma giống như Phật Giáo Đại Thừa. Thật
ra, Thiền Đạt Ma được triển khai từ Tư Tưởng Phật Giáo
Đại Thừa “thật là khó thấy tánh của chúng sanh,, nhưng
chính từ nơi tánh xấu ác đó, mà khởi lên vô lượng công
đức” Đó là cái nhân lành để thành Phật. Lại nữa, tánh
Phật và tánh của chúng sanh là một. Tánh ấy đối với Phật
cũng như đối với chúng sanh chẳng khác nhau, mà nếu có thể
“trực chỉ nhân tâm” thì “kiến tánh thành Phật”. Đây
chính là Tư Tưởng “Phật Phàm Nhất Như” hay “Phật Phàm
Đồng Cư” hoặc giả “Hợp Đồng Thuyền” là những Thiền
ngữ mà đối với Thiền của Đạt Ma là những đặc trưng
phải nên biết. Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật
là hướng chỉ thẳng mà sau đây là đoạn thơ của Nowura
Bunsho trích để thí dụ: