LỜI
NÓI ĐẦU
Ngày nay người
ta đi hàng trăm ngàn dặm để được trông thấy các thiền
sư, trực tiếp gặp họ để tham vấn. Nhưng rất ít người
có dịp để đặt câu hỏi: tôi phải làm sao với những nỗi
giận dữ, ghen tuông, thù ghét, sợ hãi, buồn sầu, tham vọng,
si mê trong tôi - tất cả những rắc rối thường xâm chiếm
tâm tư con người? Tôi phải cư xử với công việc, cha mẹ,
con cái, vợ hoặc chồng, tôi tớ, xếp của tôi như thế nào,
tất cả những tương giao làm nên đời sống ấy? Thiền có
cách nào giúp tôi không?
Nếu thiền
sư Bankei còn ở đâu đó trong một góc phố lân cận cho mọi
người tham khảo ý kiến, chắc chắn ngài sẽ nói những gì
ngài đã từng nói, để an ủi và soi sáng hàng loạt người
gồm đủ hạng: nội trợ, thương gia, nhà binh, viên chức,
tu sĩ, trộm cướp... những người đến tìm sự hướng dẫn
của ngài cách đây ba thế kỷ.
Bankei, con
người đã giác ngộ, chia sẻ với chúng ta kinh nghiệm của
ngài với tư cách một con người bằng máu thịt và nói lên
những lời chân thực từ kinh nghiệm riêng ngài. Lời khuyên
của ngài đi thẳng vào tim người, đấy là những lời nhắm
thẳng vào con người trước mặt chứ không phải là thuyết
lý trừu tượng. Qua nhiều thế kỷ, bản chất con người
vẫn vậy, rất ít thay đổi mặc dù đã có nhiều nỗ lực
để thay đổi nó. Mà dường như ngàn năm sau bản chất ấy
vẫn không bớt chút nào những thói đam mê, ganh tị, thù hằn,
dù sống trên quả đất này hay trên hành tinh nào ngoài trái
đất.
Sau khi hoàn
tất đạo nghiệp, xây dựng một số chùa và huấn luyện
vô số tu sĩ, giáo sĩ, thiền sư Bankei đặt trọng tâm vào
việc giải tỏa vấn đề cho những thường dân. Ngài muốn
san sẻ những gì mình đã khám phá cho mẹ, thính giả đầu
tiên, và dường như ngài đã làm được việc ấy trước
khi bà từ trần. Ngài cũng muốn san sẻ cho chúng ta ngày nay
nữa.
Dịch giả
Peter Haskel đã tìm ra tiếng nói đích thực của Bankei. Trong
công trình dịch thuật tốt đẹp này - do một dịch giả trẻ
tuổi thực hiện, người đã sống với Bankei mười năm, hoàn
toàn nắm được ý chỉ của ngài - chúng ta như được ném
vào thế giới của Bankei. Đây không còn là một bản dịch,
tác giả đã khéo sử dụng những khí cụ của học thuật
đến độ không còn một dấu vết nào để lại làm hỏng
cái bóng bẩy của nguyên tác.
Không ai cần
phải giảng giải Bankei muốn nói gì. Những ẩn dụ và lập
luận ngài dùng cách nay ba trăm năm có thể giữ lại hay bỏ
đi vẫn không hại gì đến cốt tủy của lời dạy, thường
là những sự thật đơn giản của lương tri. Nhưng trừ một
cái duy nhất, đó là Tâm Phật Bất Sinh. Dù gọi bằng tên
này (như Bankei gọi) hay tên nào khác (như Phật tính, bản
lai diện mục, chân như, vân vân), đấy là cốt tủy của
Thiền cũng như của giáo lý Bankei. Lối giảng dạy của Bankei
cho ta thấy rằng không cần phải làm người Nhật hay bắt
chước người Nhật mới có thể hiểu được hay có được
Phật tính ấy.
MARY FARKAS
Thiền viện
đầu tiên ở Mỹ
New York City,
tháng 4-1983
Source:
Lotuspro.net